Tài chính doanh nghiệp
Khái niệm tài chính doanh nghiệp
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh và với mục tiêu thu được lợi nhuận cao nhất.
Theo quy định của pháp luật hiện hành có những loại hình tổ chức kinh doanh sau: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân thuộc mọi thành phần kinh tế (Điều 4 Luật doanh nghiệp 2005)
Tài chính doanh nghiệp là hệ thống những quan niệm kinh tế biểu hiện bằng tiền dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh và các nhu cầu chung của xã hội Nói cách khác, tài chính doanh nghiệp là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ phát sinh trong quá trình hoạt động của một doanh nghiệp nhằm góp phần đạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp đó.
Nhiệm vụ của tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp có nhiệm vụ nắm vững tình hình kiểm soát vốn sản xuất kinh doanh hiện có về mặt hiện vật và giá trị, nắm vững sự biến động vốn của từng khâu, từng thời gian của quá trình sản xuất để có biện pháp quản lý và điều chỉnh hiệu quả.
Ngoài ra, tài chính doanh nghiệp còn có nhiệm vụ tổ chức, khai thác và huy động kịp thời các nguồn vốn nhàn rỗi phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, tránh để cho vốn ứ đọng và kém hiệu quả. Để thực hiện được các nhiệm vụ này, tài chính doanh nghiệp phải thường xuyên giám sát và tổ chức sử dụng các nguồn vốn vay và vốn tự có của doanh nghiệp Tức là, với nguồn vốn nhất định đó phải tạo ra một lượng lợi nhuận lớn dựa trên cơ sở sử dụng tối đa các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp.
Vai trò của tài chính doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng lớn Kèm theo đó, các thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng trở nên hết sức quan trọng và cần thiết cho những nhà quản lý để kiểm soát và chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Do vậy, việc lựa chọn và sử dụng các công cụ tài chính để huy động vốn và việc sử dụng vốn có hiệu quả hay không ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Trong điều kiện môi trường sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đang từng bước thay đổi, Tài chính doanh nghiệp ngày càng có đầy đủ các điều kiện để phát huy vai trò của mình.
Các vai trò của Tài chính doanh nghiệp bao gồm:
- Chủ động trong việc tạo vốn, đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tổ chức sử dụng vốn một cách có hiệu quả và tiết kiệm nhất.
- Là một công cụ để kích thích, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Là đòn bẩy quan trọng để kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chức năng của Tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp có chức năng hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Các chức năng của Tài chính doanh nghiệp bao gồm:
- Tạo vốn và đảm bảo nhu cầu vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh:
Doanh nghiệp phải tính toán nhu cầu vốn, lựa chọn nguồn vốn, tổ chức huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nhằm thúc đẩy sự phát triển trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Bên cạnh đó, Nhà nước phải hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách tạo môi trường hoạt động phong phú để tạo vốn và thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi của nhân dân.
- Phân phối thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp: Quá trình phân phối này luôn gắn liền với các đặc điểm vốn có của quá trình sản xuất kinh doanh và hình thức sở hữu doanh nghiệp.
- Kiểm tra bằng tiền đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Phải thực hiện kiểm tra thường xuyên trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc thanh toán các khoản nợ với ngân sách, với người bán tín dụng, với cán bộ công nhân viên và kiểm tra việc chấp hành kỷ luật tài chính, kỷ luật thanh toán tín dụng của doanh nghiệp.
Các quan hệ tài chính của doanh nghiệp
Gắn với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ là các quan hệ tài chính của doanh nghiệp Tức là các quan hệ kinh tế của doanh nghiệp biểu hiện dưới hình thức giá trị Các quan hệ kinh tế của doanh nghiệp bao gồm:
- Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước: đây là mối quan hệ phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước và khi Nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp.
Quan hệ doanh nghiệp với thị trường tài chính: Quan hệ này được thể hiện thông qua việc doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài trợ Trên thị trường tài chính, doanh nghiệp có thể vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn, có thể phát hành cổ phiếu và trái phiếu để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn. Ngược lại, doanh nghiệp phải trả lãi vay và vốn vay, trả lãi cổ phần cho các nhà tài trợ Doanh nghiệp cũng có thể gửi tiền vào ngân hàng, đầu tư chứng khoán bằng số tiền tạm thời chưa sử dụng.
- Quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác: Trong nền kinh tế, doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ với nhiều doanh nghiệp khác trên thị trường hàng hoá, dịch vụ, thị trường sức lao động Đây là những thị trường mà tại đó doanh nghiệp tiến hành mua sắm máy móc thiết bị, nhà xưởng, tìm kiếm lao động, Điều quan trọng là thông qua thị trường, doanh nghiệp có thể xác định nhu cầu hàng hoá và dịch vụ cần thiết cung ứng Trên cơ sở đó, doanh nghiệp hoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất, tiếp thị htoả mãn nhu ccầu của thị trường.
- Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp: Đây là quan hệ giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh, giữa cổ đông và người quản lý, giữa cổ đông và chủ nợ, giữa quyền sở hữu vốn và quyền sử dụng vốn Các mối quan hệ này được thẻ hiện thông qua hàng loạt các chính sách của doanh nghiệp như: chính sách phân phối thu nhập, chính sách đầu tư chính sách về cơ cấu vốn và chi phí vốn, Các mối quan hệ này được biểu hiện qua chính sách tài chính của doanh nghiệp.
- Các quan hệ kinh tế khác của doanh nghiệp: Ngoài các mối quan hệ kinh tế nêu trên, doanh nghiệp còn có các quan hệ kinh tế với các nhà đầu tư, các nhà quản lý… trong việc quyết định đầu tư hay rút vốn khỏi doanh nghiệp và mối quan hệ tài chính giữa các doanh nghiệp tài chính với nhau.
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Khái niệm phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu, so sánh và đánh giá các chỉ tiêu tài chính trên báo cáo tài chính nhằm xác định thực trạng, đặc điểm, xu hướng, tiềm năng tài chính của doanh nghiệp Trên cơ sở đó, các nhà quản lý đề ra được các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính, hoạt động kinh doanh.
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là một lĩnh vực rất quan trọng, luôn được các nhà quản trị doanh nghiệp nói riêng và các đối tượng có quyền kinh tế liên quan đến doanh nghiệp nói chung rất quan tâm Phân tích tình hình tài chính luôn được tiến hành trên tất cả các khía cạnh và phát triển vốn. Trong lĩnh vực kế toán, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thường được tiến hành tập trung qua phân tích báo cáo tài chính Do đó, phân tích tình hình tài chính thực chất là việc phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Các báo cáo tài chính được soạn thảo theo định kỳ, phản ánh một cách tổ hợp và toàn diện về tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ, kết quả kinh doanh… bằng các chỉ tiêu giá trị, nhằm mục đích thông tin về kết quả và tình hình tài chính của doanh nghiệp cho người lãnh đạo và bộ phận tài chính doanh nghiệp thấy được thực trạng tài chính của đơn vị mình, chuẩn bị căn cứ lkập kế hoạch cho kỳ tương lai.Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm là phân tích các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu đặc trưng tài chính thông qua một hệ thống các phương pháp, công cụ và kỹ thuật phân tích giúp người sử dụng thông tin từ các góc độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp khái quát, lại vừa xem xét một cách chỉ tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp.
Vai trò và ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Nội dung quan trọng đầu tiên của phân tích Tài chính doanh nghiệp chính là phân tích hiện trạng và tình hình sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp dưới góc độ tài chính, tức là phân tích và đánh giá thông qu các chỉ số tài chính, qua đó rút ra các nhận định tài chính cơ bản về hiệu quả hoạt động, khả năng tài chính của đơn vị trong hiện tại, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch tài chính và hoạch định các chiến lược tài chính trong giai đoạn kế tiếp, đảm bảo đáp ứng kế hoạch kinh doanh và chiến lược phát triển của doanh nghiệp một cách khả thi và có hiệu quả nhất.
Có rất nhiều tổ chức cũng như cá nhân quan tâm đến tình hình tài chính doanh nghiệp bao gồm: các nhà quản lý doanh nghiệp, chủ sở hữu vốn, khách hàng, nhà đầu tư, các cơ quan quản lý chức năng… Tuy nhiên, mỗi tổ chức, mỗi cá nhân sẽ quan tâm ở những khía cạnh khác nhau khi phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Do đó, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp cũng có những vai trò và ý nghĩa khác nhau đối với từng đối tượng Cụ thể là:
- Với các nhà quản lý doanh nghiệp: Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp giúp họ tìm ra các giải pháp tài chính để xây dựng kết cấu tài sản, nguồn vốn thích hợp, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
- Với chủ sở hữu: Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp giúp họ đánh giá đúng thành quả của các nhà quản lý, hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu cũng như đánh giá được sự an toàn và tiềm lực tài hcính của đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp.
- Với khách hàng, chủ nợ: Phân tích tình hình Tài chính doanh nghiệp giúp họ đánh giá đúng thành quả của các nhà quản lý, hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu cũng như đánh giá được sự an toàn và tiềm lực tài chính của đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp.
- Với khách hàng, chủ nợ: Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp giúp họ đánh giá đúng khả năng bảo toàn đồng vốn, khả năng thanh toán và thời hạn thanh toán trong quan hệ với các doanh nghiệp.
- Với các cơ quan quản lý chức năng: thuế, thống kê, phòng kinh tế…
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp giúp đánh giá đúng đắn thực trạng tại chính của doanh nghiệp, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, những đóng góp hoặc tác động của doanh nghiệp đến tình hình, chính sách kinh tế xã hội.
Nguồn tài liệu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó Đấy là một báo cáo tài chính phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, dưới hình thái tiền tệ theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản Xét về bản chất, bảng cân đối kế toán là một bảng cân đối tổng hợp giữa tài sản với vốn chủ sở hữu và công nợ phải trả( nguồn vốn).
Phần tài sản phản ánh quy mô và cơ cấu các loại tài sản hiện có đến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp Về mặt pháp lý, phần tài sản thể hiện tiềm lực mà doanh nghiệp có quyền pháp lý, sử dụng lâu dài, ngắn với mục đích thu được các khoản lợi nhuận.
Phần nguồn vốn phản ánh nguồn vốn được huy động vào sản xuất kinh doanh Về pháp lý, nguồn vốn cho thấy trách nhiệm của doanh nghiệp về tổng số vốn đã đăng kí kinh doanh với nhà nước, số tài sản đã hình thành bằng nguồn vốn vay ngân hàng, vốn vay đối tượng khác, cũng như trách nhiệm phải thanh toán với người lao động, cổ đông, nhà cung cấp, Ngân sách… Như vậy, trong bảng cân đối kế toán ta có các đẳng thức sau:
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
Hoặc: Tài sản = Vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu = tài sản - Nợ phải trả
Bảng cân đối kế toán là tài liệu quan trọng bậc nhất giúp cho nhà phân tích nghiên cứu, đánh giá một cách khái quát tình hình và kết quả kinh doanh, khả năng cân bằng tài chính, trình độ sử dụng vốn và những triển vọng kinh tế, tài chính của doanh nghiệp.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Một loại thông tin không kém phần quan trọng được sử dụng trong phân tích tài chính là thông tin phản ánh trong báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh. Khác với bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh cho biết sự dịch chuyển của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; nó cho phép dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiẹp trong tương lai Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh đồng thời cũng giúp cho nhà phân tích so sánh doanh thu và số tiền thực nhập quỹ khi bán hàng hoá, dịch vụ với tổng chi phí phát sinh và số tiền thực xuất quỹ để vận hành doanh nghiệp Trên cơ sở đó, có thể xác định được kết quả sản xuất kinh doanh : lãi hay lỗ trong năm Như vậy, báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh tình hình tài chính của một doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định Nó cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được lập trên cơ sở các tài liệu: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước ; Sổ kế toán trong kỳ của các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 ; Sổ kế toán các tài khoản 133
“Thuế GTGT được khấu trừ” và tài khoản 333 “Thuế GTGT phải nộp”.
Tác dụng của việc phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận và tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước của doanh nghiệp Do đó, phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng cho ta đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp, biết được trong kỳ doanh nghiệp kinh doanh có lãi hay bị lỗ, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và vốn là bao nhiêu Từ đó tính được tốc độ tăng trưởng của kỳ này so với kỳ trước và dự đoán tốc độ tăng trong tương lai.
Ngoài ra, qua việc phân tích tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, ta biết được doanh nghiệp có nộp thuế đủ và đúng thời hạn không Nếu số thuế còn phải nộp lớn chứng tỏ tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là không khả quan.
Như vậy, việc phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ giúp ta có những nhận định sâu sắc và đầy đủ hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một trong bốn báo cáo tài chính bắt buộc mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải lập để cung cấp cho người sử dụng thông tin của doanh nghiệp Nếu bảng cân đối kế toán cho biết những nguồn lực của cải (tài sản) và nguồn gốc của những tài sản đó; và báo cáo kết quả kinh doanh cho biết thu nhập và chi phí phát sinh để tính được kết quả lãi, lỗ trong một kỳ kinh doanh, thì báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập để trả lời các vấn đề liên quan đến luồng tiền vào ra trong doanh nghiệp, tình hình thu chi ngắn hạn của doanh nghiệp Những luồng vào ra của tiền và các khoản coi như tiền được tổng hợp thành ba nhóm : lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính và lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động bất thường.
Lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh: phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như tiền thu bán hàng, tiền thu từ các khoản thu thương mại,các chi phí bằng tiền như tiền trả cho người cung cấp (trả ngay trong kỳ và tiền trả cho khoản nợ từ kỳ trước) tiền thanh toán cho công nhân viên về lương và BHXH, các chi phí khác bằng tiền (chi phí văn phòng phẩm, công tác phí ).
Lưu chuyển từ hoạt động đầu tư: Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, bao gồm đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho bản thân doanh nghiệp như hoạt động xây dựng cơ bản, mua sắm Tài sản cố định, đầu tư vào các đơn vị khác dưới hình thức góp vốn liên doanh, đầu tư chứng khoán, cho vay, đầu tư ngắn hạn và dài hạn Dòng tiền lưu chuyển được tính gồm toàn bộ các khoản thu do bán thanh lý tài sản cố định, thu hồi các khoản đầu tư vào các đơn vị khác, chi mua sắm, xây dựng Tài sản cố định, chi để đầu tư vào các đơn vị khác.
Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp.Hoạt động tài chính bao gồm các nghiệp vụ làm tăng, giảm vốn kinh doanh của doanh nghiệp như chủ doanh nghiệp góp vốn, vay vốn, nhận vốn liên doanh, phát hành trái phiếu, cổ phiếu, trả nợ vay Dòng tiền lưu chuyển được tính bao gồm toàn bộ các khoản thu, chi liên quan như tiền vay nhận được, tiền thu do nhận vốn góp liên doanh bằng tiền, do phát hành cổ phiếu,trái phiếu, tiền chi trả lãi cho các bên góp vốn, trả lãi cổ phiếu, trái phiếu bằng tiền ,thu lãi tiền gửi.
Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính được lập nhằm cung cấp các thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh chưa có trong hệ thống báo cáo tài chính, đồng thời giải thích thêm một số chỉ tiêu mà trong các báo cáo tài chính chưa được trình bày nhằm giúp cho người đọc và phân tích các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính có một cái nhìn cụ thể và chi tiết hơn về sự thay đổi những khoản mục trong bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh.
Thuyết minh báo cáo tài chính được lập căn cứ vào những số liệu trong các sổ kế toán kỳ báo cáo ; bảng cân đối kế toán kỳ báo cáo ; báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ báo cáo ; thuyết minh báo cáo tài chính kỳ trước,năm trước.
Phương pháp phân tích tài chính
Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là công cụ hữu ích và dễ sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp Việc so sánh số liệu của nhiều kỳ chỉ ra sự biến động, xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động, tình trạng tài chính của doanh nghiệp So sánh số liệu của 2 – 3 năm là so sánh ngắn hạn để thấy được sự biến động của các chỉ tiêu tài chính trong doanh nghiệp So sánh số liệu của 5 – 10 năm là so sánh dài hạn để thấy được xu hướng biến động của các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp. Để áp dụng phương pháp so sánh cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu tài chính đó là sự thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán và theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh Gốc so sánh được chọn là gốc về mặt thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân
Nội dung so sánh bao gồm:
- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tình hình tài chính, đánh giá sự tăng trưởng hay thụt lùi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy mức độ hoàn thành kế hoạch đã đặt ra của doanh nghiệp.
- So sánh giữa số thực hiện của doanh nghiệp với số liệu trung bình của ngành, của các doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu so với các doanh nghiệp khác và với mức trung bình của ngành.
- So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự thay đổi và xu hướng biến đổi cả về số tương đối và số tuyệt đối của một chỉ tiêu qua các niên độ kế toán liên tiếp.
Phương pháp so sánh thường được sử dụng kết hợp với phương pháp phân tích tỷ số thông qua việc so sánh và phân tích sự biến động của các tỷ số tài chính qua các năm hoặc so sánh các tỷ số tài chính của doanh nghiệp với các tỷ số định mức Khi so sánh cần chú ý rằng việc so sánh chỉ có ý nghĩa nếu các chỉ tiêu đem so sánh có cùng nội dung, tính chất và có cùng đơn vị tính toán.
Phương pháp phân tích tỷ lệ
Phân tích tỷ số là phương pháp truyền thống được áp dụng phổ biến trong phân tích tài chính Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ số của các đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính Sự biến đổi các tỷ số chính là sự biến đổi của các đại lượng tài chính Về nguyên tắc, phương pháp tỷ số yêu cầu phải xác định được ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp trên cơ sở so sánh các tỷ số của doanh nghiệp với các tỷ số tham chiếu.
Phương pháp này ngày càng được áp dụng phổ biến Bởi vì nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và được cung cấp đầy đủ hơn, đó là cơ sở để hình thành những tỷ số tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá một tỷ số của doanh nghiệp hay nhóm doanh nghiệp Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ thông tin cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ số
Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ số tài chính được phân chia thành các nhóm tỷ số đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm:
- Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán: phản ánh khả năng hoàn trả các khoản nợ của doanh nghiệp.
- Nhóm tỷ số về khả năng cân đối vốn hoặc cơ cấu vốn: phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp
- Nhóm tỷ số về khả năng hoạt động: đặc trưng cho việc sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp.
- Nhóm tỷ số về khả năng sinh lãi: phản ánh hiệu quả hoạt động tổng hợp nhất của một doanh nghiệp.
Mỗi nhóm tỷ số lại bao gồm nhiều tỷ số phản ánh riêng lẻ từng bộ phận của hoạt động tài chính trong mỗi trường hợp khác nhau Trong quá trình phân tích, tuỳ theo mục tiêu phân tích mà nhà phân tích chú trọng vào các nhóm tỷ số, các tỷ số khác nhau.
Phương pháp phân tích tỷ số giúp cho doanh nghiệp đánh giá được sự biến động và xu hướng biến động của các chỉ tiêu tài chính Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những hạn chế nhất định như: việc phân tích đòi hỏi phải có một hệ thống chỉ tiêu chuẩn để làm cơ sở tham chiếu, quy mô dữ liệu cho phân tích lớn Hạn chế lớn nhất của phương pháp này đó là mỗi tỷ số chỉ là một chỉ tiêu độc lập, phản ánh một khía cạnh về tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm mà không chỉ ra được nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của các hiện tượng tài chính Do đó, nếu đứng độc lập thì các tỷ số tài chính không có ý nghĩa cho việc phân tích Để khắc phục hạn chế này của phương pháp phân tích tỷ số, người ta sử dụng phương pháp phân tíchDupont.
Phương pháp phân tích tài chính Dupont
Phương pháp phân tích tài chính Dupont là phương pháp phân tích nhằm đánh giá sự tác động tương hỗ giữa các tỷ số tài chính, biến một chỉ tiêu tổng hợp thành một hàm số của một loạt các biến số.
Với phương pháp này, các nhà phân tích sẽ nhận biết được nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp Bản chất của phương pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi của doanh nghiệp như lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA), lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích số các chũôi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau Từ đó có thể thấy được ảnh hưởng của các tỷ số đối với tỷ số tổng hợp.
Nội dung phân tích tình hình Tài chính doanh nghiệp
Phân tích khái quát các báo cáo tài chính
1.5.1.1 Phân tích cơ cấu tài sản
Phân tích cơ cấu vốn và tài sản là việc xem xét, đánh giá tỷ trọng của từng loại tài sản và nguồn vốn chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng. Để phân tích cơ cấu tài sản, phải xem xét sự biến động của tổng tài sản cũng như từng loại tài sản thông qua việc so sánh giữa số đầu kỳ và số cuối kỳ, qua đó đánh giá được sự biến động về quy mô, về năng lực kinh doanh của công ty Đồng thời, phải xem xét cơ cấu tài sản của công ty đã hợp lý hay chưa Khi đánh giá sự hợp lý của cơ cấu tài sản, nhà phân tích cần quan tâm tới tính chất và ngành nghề kinh doanh, xem xét tác động của từng loại tài sản đến quá trình kinh doanh và hiệu quả kinh doanh đạt được trong kỳ
Phân tích cơ cấu vốn là việc xem xét tỷ trọng của các khoản mục nguồn vốn, từ đó đánh giá khái quát khả năng tài trợ về tài chính của công ty, xác định mức độ độc lập, tự chủ trong hoạt động của công ty Nếu nguồn vốn của chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng, điều này cho thấy khả năng tự đảm bảo về tài chính của công ty là cao, mức độ phụ thuộc về mặt tài chính đối với các chủ nợ thấp và ngược lại Tuy nhiên, khi xem xét cần quan tâm tới lĩnh vực hoạt động, chính sách tài trợ của doanh nghiệp để đánh giá cơ cấu vốn đã hợp lý hay chưa. Để phân tích cơ cấu vốn và tài sản cần phải lập bảng phân tích cơ cấu vốn và tài sản Bảng này bao gồm các cột số đầu kỳ, cột số cuối kỳ, cột số chênh lệch cuối kỳ so với đầu kỳ cả về số tuyệt đối và số tương đối Trên cơ sở bảng phân tích cơ cấu này, nhà phân tích tiến hành phân tích và đánh giá cơ cấu vốn có phù hợp hay không và mức độ độc lập của doanh nghiệp trong hoạt động.
Năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp thể hiện ở việc mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp. Năng lực này được phản ánh thông qua chỉ tiêu tỷ suất đầu tư.
Tỷ suất đầu tư = Tài sản dài hạn
Tỷ suất này tăng lên chứng tỏ năng lực sản xuất có xu hướng tăng lên trong trường hợp các yếu tố khác không thay đổi, đây là tín hiệu khả quan của doanh nghiệp.
1.5.1.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Trên bảng cân đối kế toán, nguồn vốn của doanh nghiệp thể hiện nguồn tại trợ và khả năng tài chính của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh Phân tích khái quát về cơ cấu nguồn vốn hướng đến đánh giá nguồn tài trợ, khả năng tài chính trong quá khứ, hiện tại và những ảnh hưởng đến tương lai của doanh nghiệp Thông qua sự biến động của các loại nguồn vốn ở một doanh nghiệp, tức là so sánh tổng nguồn vốn và từng loại nguồn vốn qua mỗi thời kỳ để thấy được tình hình huy động và sử dụng các nguồn vốn qua mỗi thời kỳ để thấy được tình hình huy động và sử dụng các loại nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và đồng thời thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp.
Số liệu về chỉ tiêu nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán thể hiện quyền sử dụng của doanh nghiệp đối với các khoản vốn mà doanh nghiệp đó đa ng quản lý.
- Nợ phải trả: bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
- Vốn chủ sở hữu: Phản ánh toàn bộ nguồn vốn sở hữu của doanh nghiệp, các quỹ và kinh phí sự nghiệp do nhà nước cấp.
Phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm đánh giá khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp về mặt tài chính cũng như mức độ tự chủ trong kinh doanh hay những khó khăn thách thức mà doanh nghiệp phải đương đầu Khả năng này được phản ánh thông qua chỉ tiêu Tỷ suất tự tài trợ.
Tỷ suất tự tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu
Tỷ suất tự tài trợ càng cao thể hiện khả năng độc lập về mặt tài chính hay mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp càng tốt.
1.5.1.3 Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn
- Vốn bằng tiền Nguồn vốn ngắn hạn
- Đầu tư tài chính ngắn hạn
- Khoản phải thu ngắn hạn
- Tài sản ngắn hạn khác
- Đầu tư tài chính dằi hạn
- Khoản phải thu dài hạn
Bất động sản đầu tư
- Tài sản dài hạn khác
Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn thể hiện sự tương quan về giá trị tài sản và cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Có hai mối quan hệ chính như sau:
- Mối quan hệ giữa Tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn: Nếu tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn thì đây là dấu hiệu hợp lý thể hiện doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích nợ ngắn hạn Đồng thời nó cũng chỉ ra sự hợp lý trong chu chuyển tài sản ngắn hạn và kỳ thanh toán nợ ngắn hạn Ngược lại, nếu tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn thì chứng tỏ một phần nguồn vốn ngắn hạn đã được đầu tư vào tài sản dài hạn Trong trường hợp này, cho dù nợ ngắn hạn cho chiếm dụng hợp pháp hoặc có mức lãi suất thấp hơn nợ dài hạn nhưng do chu kỳ luân chuyển tài sản khác với chu kỳ thanh toán nên dễ dẫn đến những vi phạm nguyên tắc tín dụng và có thể đưa đến một hệ quả tài chính xấu hơn.
- Mối quan hệ giữa Tài sản dài hạn và Nợ dài hạn: Nếu tài sản dài hạn lớn hơn nợ dài hạn và phần thiếu hụt được bù đắp từ vốn chủ sở hữu thì đó là điều hợp lý vì nó thể hiện doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích nợ dài hạn và cả vốn chủ sở hữu Nhưng nếu phần thiếu hụt được bù đắp bởi nợ ngắn hạn thì lại là điều bất hợp lý như đã trình bày ở phần quan hệ giữa Tài sản ngắn hạn và Nợ ngắn hạn Nếu phần tài sản dài hạn nhỏ hơn nợ dài hạn thì điều này chứng tỏ một phần nợ dài hạn đã được chuyển vào tài trợ tài sản ngắn hạn.Hiện tượng này vừa làm lãng phí chi phí lãi vay nợ dài hạn vừa thể hiện việc sử dụng sai mục đích nợ dài hạn Điều đó còn có thể dẫn đến lợi nhuận trong kinh doanh giảm và những rối loạn tài chính doanh nghiệp.
1.5.1.4 Phân tích sự biến động của các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận.
Việc phân tích sự biến động của các chỉ tiêu doanh thu chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp giúp cho người phân tích phần nào nhận thức được nguồn gốc, khả năng tạo lợi nhuận và xu hướng của chúng trong tương lai Việc phân tích này cần phải kết hợp so sánh chiều ngang và so sánh chiều dọc các mục ở báo cáo kết quả kinh doanh trên cư sở tìm hiểu về những chính sách kế toán, những đặc điểm và phương hướng kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân tích sự biến động của các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận là nhằm mục đích trả lời các câu hỏi:
- Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp là có thực hay không và được tạo ra từ những nguồn nào? Sự hình thành như vậy có phù hợp với chức năng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay không?
- Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp thay đổi có phù hợp với đặc điểm chi phí, hiệu quả kinh doanh, phương hướng kinh doanh của doanh nghiệp hay không?
Phân tích hiệu quả tài chính
1.5.2.1 Phân tích khả năng quản lý tài sản
Phân tích khả năng quản lý tài sản là đánh giá cường độ sử dụng hay mức quay vòng và mức sản xuất của tài sản trong năvm.
- Vòng quay hàng tồn kho:
Vòng quay hàng tồn kho là số lần hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ Tỷ số này đo lường mức doanh số bán liên quan đến mức độ tồn kho của các loại hàng hoá thành phẩm, nguyên vật liệu Trong một kỳ kinh doanh, số quay vòng quay hàng tồn kho càng cao thì càng tốt.
Công thức tính vòng quay hàng tồn kho như sau:
Vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu thuần
Giá trị hàng tồn kho bình quân Doanh thu thuần là doanh số của toàn bộ hàng hoá tiêu thụ trong kỳ không phân biệt đã thu tiền hay chưa và trừ đi phần chi phí hoa hồng triết khấu, giảm giá hay hàng hoá bị trả lịa.
Do giá trị hàng tồn kho trong bảng cân đối kế toán là mức tồn kho tại một thời điểm cụ thể còn doanh thu thuần là giá trị được tạo ra trong suốt một kỳ kinh doanh nên khi tính toán tỷ số vòng quay hàng tồn kho phải sử du ngj mức tồn kho trung bình dựa trên kết quả trung bình cộng của các giá trị tồn kho trong kỳ Giá trị trung bình của các chỉ tiêu được tính theo công thức chung:
Giá trị bình quân = Số đầu kỳ + Số cuối kỳ
- Vòng quay khoản phải thu:
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, việc phát sinh các khoản phải thu, phải trả là điều tất yếu Khi các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn càng nhiều Vì vậy, số vòng quay các khoản phải thu phản ánh khả năng thu hồi vốn trong thanh toán.
Vòng quay khoản phải thu = Doanh thu thuần
Khoản phải thu bình quân Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích các khoản phải thu quay được bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi tiền hàng kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn Tuy nhiên, chỉ tiêu này cao quá có thể là phương thức thanh toán tiền của doanh nghiệp quá chặt chẽ, khi đó sẽ ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu thụ.
- Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân là số ngày cần thiết để thu được khoản phải thu.
Kỳ thu tiền bình quân = 365
Vòng quay khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân ngắn chứng tỏ doanh nghiệp không bị ứ đọng vốn trong khâu thah toán Ngược lại, nếu chỉ tiêu này cao, doanh nghiệp cần phải tiến hành phân tích chính sách bán hàng để tìm ra nguyên nhân và giải quyết tình trạng nợ khó đòi.
- Vòng quay tài sản ngắn hạn:
TSNH là những tài sản dự trữ hoặc trong thanh toán để đảm bảo nhu cầu sản xuất kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp.
Vòng quay tài sản ngắn hạn = Doanh thu thuần
Giá trị TSNH bình quân Vòng quay TSNH cho biết trong kỳ tài sản ngắn hạn hay vốn lưu động quay được mấy vòng Nếu số vòng càng cao chứng tỏ TSNH có chất lượng cao, được tận dụng đầy đủ không bị nhàn rỗi trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh.
Vòng quay TSNH cao là cơ sở tốt để có lợi nhuận cao nhờ tiết kiệm được chi phí và giảm được số vốn đầu tư.
Vòng quay TSNH thấp là do nhiều nguyên nhân như: tiền mặt nhàn rỗi, thu hồi khoản phải thu kém, chính sách bán chịu quá nhiều, quản lý vật tư chưa tốt, quản lý hàng chưa đạt yêu cầu.
- Vòng quay tài sản cố định:
Tỷ số này đo lường mức doanh thu thuần trên TSCĐ bình quân của doanh nghiệp Công thức tỉnh tỷ số này như sau
Vòng quay tài sản cố định = Doanh thu thuần
Giá trị TSCĐ bình quân
Giá trị TSCĐ là giá trị thuần của các loại TSCĐ tính theo giá trị ghi trên sổ sách kế toán, tức là nguyên giá TSCĐ trừ phân hao mòn TSCĐ cộng dồn tính đến thời điểm tính.
Vòng quay TSCĐ càng lớn phản ánh tình hình hoạt động tốt của doanh nghiệp đã tạo ra mức doanh thu thuần cao hơn so với TSCĐ, mặt khác chứng tỏ TSCĐ có chất lượng cao, được tận dụng đầy đủ, không bị nhàn rỗi và phát huy hết tác dụng.
Vòng quay TSCĐ thấp là do nhiều TSCĐ không hoạt động, chất lượng TSCĐ kém hoặc không hoạt động đúng công suất.
- Vòng quay tổng tài sản
Vòng quay tổng tài sản cho thấy hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, hoặc thể hiện một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp đem lại bao nhiêu đồng doanh thu Vòng quay tổng tài sản được tính theo công thức sau:
Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần
Tổng tài sản bình quân Tổng tài sản là toàn bộ giá trị tài sản của doanh nghiệp có bao gồm cả TSNH và TSDH tại thời điểm tính toán.
Vòng quay tổng tài sản cao chứng tỏ các tài sản của doanh nghiệp có chất lượng cao, được tận dụng đầy đủ, không bị nhàn rỗi và không bị giam giữ trong toàn bộ các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh Vòng quay tổng tài sản cao là cơ sở tốt để có lợi nhuận cao.
1.5.2.2 Phân tích khả năng sinh lời
Khả năng sinh lời thể hiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Đây là những tỷ số quan trọng nhất của doanh nghiệp Các tỷ số về khả năng sinh lợi bao gồm:
- Tỷ số sinh lợi nhuận biên hay lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Tỷ số này phản ánh cứ một trăm đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận Có thể sử dụng nó để so sánh với tỷ số của các năm trước hay so sánh với các doanh nghiệp khác Tỷ số này biểu hiện dưới dạng phần trăm.
ROS = Lợi nhuận sau thuế x 100
Phân tích rủi ro tài chính
1.5.3.1 Phân tích khả năng thanh toán Để biết được khả năng thanh toán thì người phân tích phải tính được các chỉ số khả năng thanh toán ở một thời kỳ nào đó của doanh nghiệp Nếu các chỉ số này tốt cho thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt và ngược lại sẽ là dấu hiệu doanh nghiệp có thể gặp khó khăn về tài chính.
Muốn phân tích được khả năng thanh toán của doanh nghiệp chúng ta sử dụng các tỷ số thanh toán sau: a Khả năng thanh toán hiện hành
Tỷ số này được xác định bằng công thức:
Khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn là những khoản nợ phải trả trong một khoảng thời gian ngắn (thường là dưới 1 năm) Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành cho thấy doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi để đảm bảo thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn; đồng thời tỷ số này cho ta biết trước được khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp được chấp nhận hay không tuỳ thuộc vào sự so sánh với giá trị trung bình ngành mà doanh nghiệp đang kinh doanh Bên cạnh đó, nó cũng được so sánh với các giá trị của tỷ số này của doanh nghiệp trong những năm trước đó. b Khả năng thanh toán nhanh
Một tỷ lệ thanh toán chung cao chưa phản ánh chính xác việc doanh nghiệp có thể đáp ứng nhanh chóng được các khoản nợ ngắn hạn trong thời gian ngắn với chi phí thấp hay không vì nó còn phụ thuộc vào tính thanh khoản của các khoản mục trong tài sản lưu động và kết cấu của các khoản mục này Vì vậy, chúng ta cần phải xét đến hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp
Hệ số thanh toán nhanh được tính bằng cách chia tài sản quay vòng nhanh cho nợ ngắn hạn Tài sản quay vòng nhanh là những tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, bao gồm : tiền, chứng khoán ngắn hạn và các khoản phải thu Hàng tồn kho là tài sản khó chuyển thành tiền hơn trong tổng tài sản lưu động và dễ bị lỗ khi đem bán Do vậy, tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán dự trữ (tồn kho).
Hệ số thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn - HTK
Nợ ngắn hạn c Khả năng thanh toán tức thời
Hệ số thanh toán tức thời được tính bằng cách chia tiền cho nợ ngắn hạn.
Hệ số thanh toán tức thời thể hiện khả năng thanh toán tất cả các khoản nợ của doanh nghiệp ngay lập tức.
Khả năng thanh toán tức thời = Tiền
Nợ ngắn hạnChỉ tiêu này khác nhau tuỳ thuộc vào từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, nhưng thực tế cho thấy nếu hệ số này 0,5 thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp tương đối tốt và ngược lại nếu hệ số này < 0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán ngay Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao lại phản ánh tình trạng vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay tiền chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp.
1.5.3.2 Phân tích khả năng quản lý nợ
Mức độ an toàn về tài chính của công ty.
Phân tích mức độ an toàn về tìa chính của doanh nghiệp là đánh giá các khoản phải thu, phải trả của doanh nghiệp (hay là cơ cấu nợ ngắn hạn) Cơ cấu này thể hiện quan hệ cán cân thanh toán và tình trạng chiếm dụng hay bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh Khi quan sát nợ phải thu ngắn hạn và nợ phải trả ngắn hạn, ta chỉ nhận biết được tình hình nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đang chiếm dụng nhiều hay bị chiếm dụng nhiều hơn Vì vậy, khi kết hợp xem xét cơ cấu chi tiết sẽ giúp ta nhận thức được tính chủ động hay bị động trong cơ cấu ngắn hạn.
Mức độ an toàn về tài chính của doanh nghiệp thể hiện qua hệ số:
Hệ số nợ = Các khoản phải thu
Các khoản phải tra Nếu hệ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn càng nhiều và ngược lại, nếu hệ số này càng nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn càng ít Hệ số nợ cao chứng tỏ nguồn vốn của doanh nghiệp bị ứ đọng, không được luân chuyển kịp thời, nhưng hệ số nợ thấp thì rủi ro tài chính lại tăng Tóm lại, hệ số nợ cao quá hay thấp quá đều không tốt.
Nghiên cứu tỷ số tài chính là cơ sở để giúp doanh nghiệp lựa chọn các quyết định chính xác về việc tìm các nguồn lực tài trợ, ước lượng chi phí tài chính, khả năng chi trả… để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh Khả năng quản lý vốn vay là một chỉ tiêu quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các nguồn vốn không phải của doanh nghiệp.
Tỷ số nợ được tính theo công thức :
Tỷ số nợ = Tổng nợ phải trả
Tổng tài sản Tổng số nợ là toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn tại thời điểm lập báo cáo tài chính Các khoản nợ ngắn hạn gồm có các khoản phải trả các hoá đơn mua hàng phải thanh toán, các khoản nợ lương, thuế… Các khoản nợ dài hạn là những khoản nợ có thời hạn thanh toán trên 1 năm như; vay dài hạn, trái phiếu, giá trị tài sản thuê mua…
Tổng tài sản bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn hay là tổng giá trị toàn bộ kinh phí đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong phần bên trái của bảng cân đối kế toán.
1.5.4 Phân tích tổng hợp tình hình tài chính
Phương pháp phân tích các chỉ số tài chính dựa trên tỷ lệ so với doanh thu được áp dụng rất hiệu quả công ty Dupont, sau đó được gọi là phương pháp Dupont, được nhiều nhà quản trị áp dụng trong việc phân tích mối quan hệ giữa lợi nhuận với các tỷ số khác dựa trên doanh thu.
Bất đẳng thức Dupont thứ nhất:
ROA = Lợi nhuận sau thuế
= Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu
Tổng TSNH bq Doanh thu Tổng TS bq
= ROS x Vòng quay TTS Để tăng ROA thì có 2 cách là tăng ROS và tăng vòng quay tổng tài sản. Để tăng ROS cần phấn đấu tăng lãi ròng bằng cách tiết kiệm chi phí và tăng giá bán. Để tăng vòng quay tổng tài sản cần phấn đấu tăng doanh thu bằng cách giảm giá bán và tăng cường các hoạt động xúc tiến bán hàng.
ROE = Lợi nhuận sau thuế
= Lợi nhuận sau thuế x Tổng TS bq
VCSH Tổng TS bq VCSH
VCSH Để tăng ROE thì có hai cách là tăng ROA và tăng tỷ số tổng tài sản bình quân trên vốn chủ sở hữu bình quân. Để tăng ROA thì làm theo đẳng thức Dupont thứ nhất. Để tăng tỷ số tổng tài sản bình quân trên vốn chủ sở hữu bình quan thì có hai cách là làm tăng tổng tài sản và giảm vốn chủ sở hữu Đẳng thức Dupont tổng hợp.
ROE = Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu x Tổng TS bq
Doanh thu Tổng TS bq VCSH
Như vậy tỉ số ROE phụ thuộc vào ba yếu tố Các yếu tố này có thể ảnh hưởng cùng chiều hoặc trái chiều đối với ROE.
Phân tích Dupont là xác định ảnh hưởng của 3 nhân tố này đến ROE của doanh nghiệp Bằng việc sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn, ta sẽ xác định được ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự tăng giảm của chỉ số này.
Tổng quan về Công ty
Quá trình ra đời và phát triển
Công ty Cổ phần Đại Nam có trụ sở tại đường Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà nội Công ty được thành lập từ năm 2005 trên cơ sở hợp nhất một số tổ xây dựng dân dụng do tư nhân làm chủ Ban đầu, Công ty đăng ký hoạt động theo hình thức Công ty TNHH nhiều thành viên, sau đó chuyển thành Công ty Cổ phần Mục tiêu của sự hợp nhất và chuyển đổi loại hình doanh nghiệp này là nhằm huy động được một số vốn tự có tương đối lớn (bao gồm nhà xưởng, máy móc, thiết bị và tiền vốn) để đầu tư cho các hoạt động xây lắp dân dụng và công nghiệp ở quy mô lớn hơn.
2.1.1.1 Đặc điểm bộ máy quản lý
Giám đốc công ty kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị: Là người đứng đầu công ty, điều hành mọi hoạt động của công ty, quyết định và chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trước pháp luật và cán bộ công nhân viên trong Công ty về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty
Các phó giám đốc: Là người giúp việc cho giám đốc - điều hành một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật
Các phòng ban gồm có:
- Phòng dự án đấu thầu
2.1.1.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời điểm hiện tại
Trong thời điểm hiện nay, Công ty đang hợp tác cùng một số đơn vị khác trong việc thi công một số công trình quan trọng ở một số địa phương trong cả nước, trong đó có công trình văn phòng Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Sơn La, Văn phòng UBND huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc Công ty cũng vừa hoàn thành thủ tục mở thêm Chi nhánh Miền trung đặt tại tỉnh Quảng Ngãi, và Văn phòng Đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Về tình hình huy động, quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty:
Do đặc thù của ngành xây dựng là thường phải ứng trước một lượng vốn tương đối lớn để phục vụ cho thi công công trình nên yêu cầu huy động được vốn một cách hợp lý, đồng thời tận dụng và phát huy tối đa hiệu quả sử dụng vốn luôn được đặt lên hàng đầu trong Công ty Hiện nay, Công ty đang huy động vốn từ các nguồn sau đây:
- Vốn chủ sở hữu: do các cổ đông đóng góp bao gồm nhà xưởng, máy móc, thiết bị, tiền vốn
- Vốn được bổ sung từ nguồn lợi nhuận để lại
- Vốn vay, chủ yếu là vay ngân hàng.
Cơ cấu lao động của doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, đặc biệt trong ngành xây dựng, lao động là một trong các tiêu chuẩn quan trọng để nhà thầu xét thầu Lao động trong ngành xây dựng là nhân tố quyết định nhất trong quá trình sản xuất so với các ngành khác, bởi vì lao động trong ngành xây dựng quyết định chất lượng của sản phẩm xây dựng Đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi sẽ làm ra những công trình có chất lượng tốt, mang đến niềm tin cho người sử dụng Ngược lại, nếu lực lượng lao động là những người không có trình độ chuyên môn, không có kinh nghiệm thì không thể nào làm ra được những công trình có chất lượng tốt, đời sống cao và không thể nào lấy được niềm tin của người xét thầu Lao động trong xây dựng thường không ổn định, thay đổi theo thời vụ và hoạt động trên địa bàn rộng khắp, vì vậy số lượng lao động ở công ty cổ phần Đại Nam trong 2 năm gần đây có sự thay đổi như ở bảng sau:
Chỉ tiêu Thực hiện 2009 Thực hiện
Trong biên chế, HĐ dài hạn 138 156
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy rõ số lượng lao động đã tăng lên 60 người, trong đó lao động trong biên chế, hợp đồng dài hạn tăng 18 người chứng tỏ ngày càng có nhiều người muốn gắn bó lâu dài với công ty, đây cũng là một điểm tích cực trong sự phát triển của công ty.
Số lượng nhăn viên đã tốt nghiệp đại học cao đẳng và công nhân kỹ thuật chiếm 36-40% tổng số lao động trong công ty chứng tỏ trình độ các nhân viên trong công ty ở mức khá cao.
Số lượng lao động nam chiếm 88 - 90% tổng số lao động trong công ty cũng là một đặc điểm cơ bản trong ngành xây dựng.
Số lượng lao động trong hợp đồng ngắn hạn tăng lên gấp đôi, từ 48 lên
90 người, chứng tỏ năm 2009 công ty sử dụng nhiều lao động bên ngoài để xây dựng các công trình của mình.
Tình hình tiêu thụ sản phẩm
Bảng số liệu về tài sản, doanh thu và lợi nhuận 2 năm gần đây sẽ cho chúng ta cái nhìn tổng quan về tình hình hoạt động của công ty.
Khoản mục Năm 2009 Năm 2010 Tăng giảm Tỷ lệ %
Tổng khoản mục 18.232.823.901 40.861.087.081 22.628.263.180 127,1 Doanh thu 27.660.620.206 60.520.620.000 32.859.999.794 118,8 Lợi nhuận trước thuế 4.123.821.313 5.533.418.286 1.409.596.973 34,2 Lợi nhuận sau thuế 2.969.151.345 3.984.061.166 1.014.909.821 34,2
Nhìn vào bảng trên ta thấy rõ các chỉ tiêu năm 2010 đều tăng hơn hẳn so với năm 2009, tài sản và doanh thu tăng gấp đôi, điều này chứng tỏ hoạt động và quy mô của công ty đang rất phát triển Tuy nhiên, tỉ lệ tăng lợi nhuận chỉ đạt 34,2%, nhỏ hơn rất nhiều so với tỉ lệ tăng doanh thu chứng tỏ tốc độ tăng lợi nhuận giảm, cụ thể là tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu giảm 4,15%.
Đánh giá chung về công ty và sự cần thiết của đề tài
Qua tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty 2 năm vừa qua ta nhận thấy mặc dù hoạt động của công ty đang được mở rộng, các chỉ tiêu tài sản, doanh thu và lợi nhuận đều tăng nhưng tốc độ tăng lợi nhuận lại giảm đi đáng kể, điều này chứng tỏ có những yếu tố chưa hoạt động hiệu quả Hơn nữa, trong quá trình thực tập tại công ty em nhận thấy công ty không quan tâm đến việc phân tích báo cáo tài chính để tìm hiểu những nguyên nhân hạn chế trong việc tăng lợi nhuận mà chỉ dưa ra những công việc làm chưa tốt trên thực tế mà công ty cho rằng đó là vấn đề cần khắc phục trong tương lai.
Vì vậy, đề tài "Phân tích thực trạng và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần Đại Nam" là một đề tài có ý nghĩa và mục đích rất quan trọng đối với công ty, giúp công ty nhìn nhận đúng đắn khả năng, sức mạnh cũng như hạn chế trong quản lý tài chính Với vai trò là một sinh viên thực tập, em muốn tìm hiểu sâu hơn về thực trạng tình hình tài chính của công ty, kể từ đó đưa ra được những đề xuất có thể sẽ là những phương án gợi ý tốt giúp ban giám đốc điều hành hoạt động của công ty đạt hiệu quả cao hơn Xuất phát từ những quan điểm trên, em quyết định chọn đề tài này.
Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty
Phân tích bảng cân đối kế toán
Chỉ tiêu ĐVT Số cuối năm Số đầu năm
A Tài sản ngắn hạn Đồng 17.769.709.716 14.977.585.461
2 Các khoản phải thu NH Đồng 10.209.854.572 12.614.523.942
B Tài sản dài hạn Đồng 23.091.377.365 3.255.238.440
1 Tài sản cố định Đồng 20.409.512.567 3.255.238.440
2 Các khoản ĐTTC dài hạn Đồng 130.000.000
3 Tài sản dài hạn khác Đồng 2.551.864.798
B Vốn chủ sở hữu Đồng 38.984.061.166 14.969.151.345
1 Vốn chủ sở hữu Đồng 35.000.000.000 12.000.000
2 LN sau thuế chưa phân phối Đồng 3.984.061.166 2.969.151.345
Nhìn vào bảng cân đối kế toán rút gọn, ta có thể thấy tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty đã tăng lên rõ rệt, từ 18,2 tỷ đồng lên 40,8 tỷ đồng Sự tăng này là do tăng tài sản dài hạn mà nguyên nhân là do trong năm 2009,công ty đầu tư mua mới một số lượng lớn tài sản cố định với giá trị lên tới20.4 tỷ đồng Còn về nguồn vốn, nguyên nhân tăng chính là do tăng vốn chủ sở hữu từ 12 tỷ đồng lên 35 tỷ đồng Vốn chủ sở hữu tăng như vậy là để đầu
Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010
2 Giá vốn hàng bán Đồng 53.003.190.420 22.243.423.420
4 Doanh thu hoạt động Tài chính doanh nghiệp Đồng 8.557.000 0
5 Chi phí tài chính Đồng 805.000.058 105.807.237
7 Lợi nhuận trước thuế Đồng 5.533.418.286 4.123.821.313
8 Chi phí thuế TNDN Đồng 1.549.357.120 1.154.669.968
9 Lợi nhuận sau thuế Đồng 3.984.061.166 2.969.151.345
Nhìn vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta có thể nhận thấy doanh thu trong hai năm vừa qua tăng hơn gấp đôi từ 27,6 tỷ đồng tăng lên 60,5 tỷ đồng, điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty đang rất phát triển Trong đó, giá vốn hàng bán tăng từ 22 tỷ đồng lên 53 tỷ đồng còn chi phí tài chính tăng gần bốn lần, từ 105 triệu đồng lên 805 triệu đồng Năm
2009 chưa có doanh thu từ hoạt động tài chính thì sang năm 2010 công ty đã có 8,5 triệu đồng doanh thu từ hoạt động này Chi phí quản lý kinh doanh của công ty trong hai năm không có sự biến động và có giá trị là 1,18 tỉ đồng Lợi nhuận trước thuế tăng từ 4,1 tỷ đồng năm 2009 lên 5,5 tỷ đồng vào năm 2010.Lợi nhuận sau thuế tăng từ 2,9 tỷ đồng lên 3,9 tỷ đồng Tóm lại, hoạt động kinh doanh của co ong ty trong năm 2010 là khá hiệu quả, điều này được thể hiện ở giá trị doanh thu tăng gấp đôi so với năm 2009.
Dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong năm 2009, ta có bảng tỷ trọng các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả kinh doanh so với doanh thu thuần như sau:
Bảng tỷ trọng các chỉ tiêu so với doanh thu thuần Đơn vị tính: VNĐ
(%) Doanh thu thuần 27.660.620.206 100 60.520.620.000 100 32.859.999.794 118,8 Giá vốn hàng bán 22.243.423.420 80,4 53.003.190.420 87,6 30.759.767.000 138,3 Lợi nhuận gộp 5.417.196.786 19,6 7.517.429.580 12,4 2.100.232.794 38,8
Lợi nhuận trước thuế 4.123.821.313 14,9 5.533.418.286 9,1 1.409.596.973 34,2 Chi phí thuế TNDN 1.154.669.968 4,2 1.549.357.120 2,6 394.687.152 34,2 Lợi nhuận sau thuế 2.969.151.345 10,7 3.984.061.166 6,6 1.014.909.821 34,2
Nhìn vào bảng tỷ trọng trên ta thấy các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong năm 2010 đều tăng so với năm 2009 trừ chỉ tiêu chi phí quản lý kinh doanh là không có sự thay đổi Trong đó, chi phí tài chính là tăng mạnh nhất với tốc độ 660,8%, tiếp đến là giá vốn hàng bán tăng 22,2 tỷ đồng lên 53 tỷ đồng, tăng 30,8 tỷ đồng.
Doanh thu thuần trong năm 2010 đạt 60,5 tỷ đồng tăng 118,8% so với năm 2009 tương ứng 32,8 tỷ đồng.
+ Tỷ số giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần.
Chỉ tiêu này cho viết trong tổng số doanh thu thuần thu được, giá vốn hàng bán chiếm bao nhiêu phần trăm Ta nhận thấy chỉ tiêu này là tăng 7,2% vào năm 2010 sự biến động này là xấu đi so với kỳ trước do việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán ra chưa tốt, tốc độ tăng giá vốn hàng bán nhanh hơn so với tốc độ doanh thu thuần nên đã không tạo điều kiện cho công ty có thể tăng lợi nhuận bán hàng.
+ Tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp
Về tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 2,3% so với năm 2009 điều này cho thấy hiệu quả sử dụng các khoản chi phí quản lý trong năm 2010 hiệu quả hơn 2009 và đã tạo ra nhiều đồng doanh thu hơn.
Như vậy, các chỉ tiêu doanh thu, giá vốn hàng bán và chi phí tài chính đều tăng nhưng tốc độ tăng doanh thu là nhỏ nhất trong khi tốc độ tăng tốc độ tăng giá vốn hàng bán và chi phí tài chính lớn hơn rất nhiều nên ta có thể khẳng định tốc độ tăng lợi nhuận sẽ không đạt như mong muốn, cụ thể là tỷ trọng lợi nhuận sau thuế giảm từ 10,7% xuống còn 6,6% và như thế chỉ tăng 34,2% tương ứng hơn 1 tỷ đồng.
Nhìn chung, qua bảng phân tích ta có thể thấy hoạt động kinh doanh của công ty đang có xu hướng phát triển mạnh, mặc dù tốc độ tăng lợi nhuận còn nhỏ, không đạt như mong muốn nhưng sự phát triển này sẽ thúc đẩy và huứa hẹn những bước nhảy vọt trong những năm tiếp theo.
Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Thực chất, báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bản báo cáo cung cấp thông tin về những sự kiện và nghiệp vụ kinh tế có ảnh hưởng đến tình hình tiền tệ của một công ty trong kỳ báo cáo Như vậy qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ,các doanh nghiệp khác quan tâm sẽ biết được công ty đã tạo ra tiền bằng cách nào,hoạt động nào là hoạt động chủ yếu tạo ra tiền, doanh nghiệp đã sử dụng tiền vào mục đích gì và việc sử dụng đó có hợp lý hay không Sau đây, ta sẽ tiến hành so sánh cả về số tuyệt đối và số tương đối giữa kỳ này so với kỳ trước trên các chỉ tiêu để thấy được mức độ ảnh hưởng của lượng tiền lưu chuyển thuần trong từng hoạt động đến chỉ tiêu lưu chuyển tiền thuần trong kỳ.
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Tăng giảm
I Lưu chuyển tiền từ hoạt động SXKD
1 Tiền thu bán hàng, cung cấp DV và ĐT khác 60.529.177.000 27.660.620.206 32.838.556.794 118.83
2 Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hoá dịch vụ 37.209.349.967 19.421.275.089 17.778.074.878 91,59
3 Tiền chi trả cho người lao động 21.239.931.341 9.738.803.274 11.501.128.067 118,1
4 Tiền chi trả lãi vay 805.000.058 105.807.273 699.192.785 660,82
6 Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh
7 tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sXKD -274.461.496 -2.759.935.362 2.485.473.876 -90,06
II Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
Lưu chuyển tiền thuần từ các hoạt động đầu tư
III Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
1 Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu
2 Tiền chi trả vốn góp cho chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành
3 Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 3.445.685.000 3.226.550.000 219.135.000 6,79
4 Tiền chi trả nợ gốc vay 1.520.684.724 136.421.000 1.384.263.724 1041,7
5 Tiền chi trả nợ thuê tài chính 547.891.428 231.841.000 315.050.428 135,31
6 Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 1.377.108.848 2.857.288.000 -1.480.179.152 -51,84 Lưu chuyển tiền thuần trong năm 1.102.647.362 97.352.638 1.005.294.724 1032,63
Tiền và tương đương tiền đầu năm 285.142.416 187.789.778 97.352.638 51,84
Tiền và tương đương tiền cuối năm 1.387.789.778 285.142.416 1.102.647.362 386,7
Nhìn vào bảng trên ta nhận thấy số tiền lưu chuyển trong năm 2010 là 1.102.647.362 VNĐ trong khi năm 2009 là 97.352.638 VNĐ, như vậy số tiền lưu chuyển năm 2010 đã tăng lên nhiều so với năm 2009.
Số tiền lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh là -274.461.486 VNĐ, như vậy hoạt động kinh doanh là hoạt động tạo ra nhiều tiền nhất và cũng phải chi trả nhiều tiền nhất, số tiền chi trả cho người lao động, tiền lãi vay và nộp thuế đã vượt quá doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ làm cho số tiền lưu chuyển ở hoạt động kinh doanh mang dấu âm vì chi > thu. Đơn vị: VNĐ
Hàng tồn kho Cuối năm Đầu năm Chênh lệch
Nguyên liệu, vật liệu 1.009.294.580 242.455.386 766.839.194 Chi phí SXKD dở dang 4.260.730.520 1.556.485.412 3.704.245.108
+ Tài sản ngắn hạn tăng cả về số lượng lẫn tỷ trọng từ 0,4% lên 1,4%, tăng với tốc độ mạnh nhất 708,6%.
- Tài sản dài hạn năm 2009 là 3.255.238.238.440 VNĐ đến năm 2010 tăng lên tới 23.091.377.365 VNĐ, tăng 609,4%, đây là nguyên nhân chính làm cho tổng tài sản năm 2010 tăng hơn gấp đôi năm 2009 Cụ thể:
+ Tài sản cố định năm 2009 là 3.235.238.440 VNĐ đến năm 2010 là 20.409.512.567 VNĐ, tăng 530,8% như vậy tài sản dài hạn trong năm 2009 được mua rất nhiều, việc đầu tư số lượng lớn như vậy vào tài sản dài hạn cũng chứng tỏ quy mô kinh doanh của Công ty đang rất phát triển và cần nhiều máy móc để phục vụ cho hoạt động xây dựng của công ty có xu hướng tăng lên, hứa hẹn khả năng lớn mạnh của công ty trong những năm tiếp theo.
+ Năm 2009 không có đầu tư tài chính dài hạn nhưng đến năm 2010 thì đầu tư tài chính dài hạn là 130.000.000 VNĐ.
+ Năm 2009 cũng không có tài sản dài hạn khác nhưng sang năm 2010 thì tài sản dài hạn khác có giá trị là 2.551.864.798 VNĐ.
Xem xét cơ cấu tài sản ta thấy tài sản ngắn hạn năm 2009 chiếm tỷ trọng 82,1% đến năm 2010 chỉ còn 43,5%, giảm gần một nửa, nguyên nhân chính là do các khoản phải thu ngắn hạn giảm từ 69,2% năm 2009 xuống còn 24,9% trong năm 2010 Điều này rất đáng mừng vì khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản cũng là điều không tốt, khoản phải thu càng giảm thì vốn càng sớm được luân chuyển, tránh được tình trạng ứ đọng vốn.
Tỷ trọng tài sản dài hạn tăng gấp ba, từ 17,9% năm 2009 lên 56,5% năm
2010 Trong đó, năm 2010 có thêm khoản đầu tư tài chính dài hạn chiếm
0,3% và tài sản dài hạn khác chiếm 6,2%.
Như ta đã biết, năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp thể hiện ở việc mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp, năng lực này được phản ánh thông qua chỉ tiêu tỷ suất đầu tư:
Tỷ suất đầu tư Năm 2009 2010 Tăng giảm Tỷ lệ %
Tỷ suất này tăng lên 216,7% chứng tỏ năng lực sản xuất có xu hướng tăng lên, đây là tín hiệu khả quan của doanh nghiệp.
Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Dựa vào phần nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán năm 2010 của Công ty, ta có bảng tỷ trọng các loại nguồn vốn so với tổng nguồn vốn của Công ty như sau:
Bảng cơ cấu nguồn vốn Đơn vị: VNĐ
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Chênh lệch Tăng giảm
II Vốn chủ sở hữu 14.969.151.345 82,1 39.984.061.166 95,4 24.014.909.821 160,4
2 LN sau thuế chưa phân phối 2.969.151.345 16,3 3.984.061.166 9,8 1.014.909.821 34,2
Xét cả 2 năm ta đều nhận thấy: vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng rất lứn trong tổng nguồn vốn, năm 2009 là 82,1% đến năm 2010 là 95,4% Trong vòng 1 năm vốn chủ sở hữu đã tăng lên 24.014.909.821 VNĐ với tỷ lệ tăng là 160,4% trong đó, vốn đầu tư của chủ ở hữu năm 2009 là 12.000.000.000 VNĐ đến năm 2010 là 35.000.000.000 VNĐ, tăng 23.000.000.000 VNĐ với tỷ lệ tăng là 191,7% Vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng như vậy là để mua sắm tài sản cố định như đã nói ở phần trên Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cũng tăng 1.014.909.821 VNĐ với tỷ lệ tăng là 34,2%.
Nhìn vào bảng trong phần nợ phải trả ta thấy từ năm 2009 đến năm
2010, các khoản nợ ngắn hạn đều giảm, còn nợ dài hạn thì tăng lên, cụ thể là:
- Nợ ngắn hạn năm 2009 là 2.984.656.556 VNĐ đến năm 2010 chỉ còn 310.346.144 VNĐ đã giảm đi 2.374.310.412 VNĐ với tỷ lệ giảm là 89,6%.
Tỷ trọng nợ ngắn hạn trong cơ cấu nguồn vốn giảm mạnh từ 16,4% xuống chỉ còn 0,8%.
- Nợ dài hạn tăng từ 279.016.000 VNĐ lên 1.566.679.771 VNĐ, tăng 1.287.663.771 VNĐ, tăng 461,5%.
Tuy nhiên, vì phần nợ ngắn hạn giảm 2.374.310.412 VNĐ trong khi nợ dài hạn chỉ tăng 1.566.679.771 VNĐ nên tổng nợ phải trả vẫn giảm 1.386.646.641 VNĐ, với tỷ lệ giảm 42,5%.
Tỷ trọng phần nợ phải trả trong tổng nguồn vốn năm 2009 là 17,9% đến năm 2010 chỉ còn 4,6%, tỷ trọng này giảm là do tỷ trọng nợ ngắn hạn giảm từ 16,4% xuống 0,8%.
Như vậy, nợ phải trả giảm và vốn chủ sở hữu tăng là điểm lạc quan đối với công ty vì khả năng tài chính ngày càng vững mạnh.
Phân tích cơ cấu các nguồn vốn nhằm đánh giá khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp về phần tài chính cũng như mức độ tự chủ trong kinh doanh hay những khó khăn thách thức mà doanh nghiệp phải đương đầu Khả năng này được phản ánh thông qua chỉ tiêu Tỷ xuất tự tài trợ:
Tỷ suất tự tài trợ Năm 2009 2010 Tăng giảm Tỷ lệ %
Tỷ suất tự tài trợ 0,82 0,95 0,13 15,8
Tỷ suất tự tài trợ của công ty là rất lớn và vẫn tăng 15,8% đến năm 2010.Điều này chứng tỏ mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp là rất tốt.
Phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn
Căn cứ vào bảng cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty bên trên ta có bảng tóm tắt cơ cấu tài sản và nguồn vốn:
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch
1 Tỷ trọng TSNH/Tổng TS % 82,1 43,5 (38,6)
2 Tỷ trọng TSDH/ Tổng TS % 17,9 56,5 38,6
3 Tỷ trọng VCSH/Tổng NV % 82,1 95,4 13,3
4 Tỷ trọng Nợ NH/Tổng NV % 16,4 0,8 (15,6)
5 Tỷ trọng Nợ DH/Tổng NV % 1,5 3,8 2,3
Từ bảng tóm tắt cơ cấu tài sản và nguồn vốn, ta có biểu đồ mối quan hệ về cân bằng tài chính giữa tài sản và nguồn vốn của Công ty Cổ phần Đại Nam hai năm 2009 và 2010 như sau:
Biểu đồ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn:
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy năm 2009 tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu tài sản, chiếm 82,1%, còn nợ ngắn hạn chiếm một tỷ lệ khá nhỏ là 16,4% điều này cho thấy trong năm 2009, tài sản ngắn hạn được tài trợ bởi nợ ngắn hạn và phần lớn còn lại được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu chiếm 82,1% trong khi tài sản dài hạn chỉ chiếm 17,9%, điều này cho thấy tài sản dài hạn được tài trợ trọn vẹn bởi vốn chủ sở hữu. Đến năm 2010, tỷ trọng tài sản ngắn hạn đã giảm đi rất nhiều, từ 82,1% chỉ còn 43,5% trong khi tài sản dài hạn thì tăng lên đáng kể, từ 17,9% đã tăng lên chiếm 56,5% trong tổng tài sản Tuy nhiên, vì vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng quá lớn và vẫn tiếp tục tăng trong năm 2010, chiếm 95,4% nên tài sản dài hạn chiếm 56,5% vẫn được tài trợ trọn vẹn bởi vốn chủ sở hữu và tài sản ngắn hạn được tài trợ bởi nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và phần lớn vốn chủ sở hữu.
Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn là điểm đáng chú ý nhất trong cơ cấu nguồn vốn của công ty, nó chứng tỏ khả năng tài chính dồi dào và vững mạnh.
Phân tích doanh thu
Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chủ yếu là doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu từ hoạt động tài chính chỉ chiếm một phần rất nhỏ, dưới đây là bảng chi tiết doanh thu:
Bảng tổng hợp doanh thu Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 So sánh
Số tiền % Số tiền % Tăng giảm %
Nhìn vào bảng trên ta thấy doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của Công ty Vào năm 2009 thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng chính là tổng doanh thu của Công ty Đến năm 2010 thì doanh thu hoạt động tài chính là 8.557.000 đồng, chỉ chiếm gần 0,1% trong tỷ trọng tổng doanh thu Đây cũng là dấu hiệu cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chỉ hoàn toàn tập trung vào xây dựng cơ bản, không tập trung vào kinh doanh tài chính Doanh thu từ hoạt động tài chính chủ yếu là từ lãi hàng năm của tiền gửi ngân hàng Ngoài ra, Công ty cũng không có khoản thu nhập nào khác.
Nhìn chung, tổng doanh thu của Công ty đã tăng 32.859.999.974 đồng tương ứng với tỷ lệ 118,8% Đây là tốc độ tăng trưởng khá cao chứng tỏ công ty đang mở rộng kinh doanh và ngày càng phát triển.
Phân tích chi phí
Dựa vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta có bảng tổng hợp chi phí hoạt động của công ty như sau:
Bảng tổng hợp chi phí kinh doanh Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 So sánh
Số tiền % Số tiền % Tăng giảm %
Giá vốn hàng bán 22.243.423.420 94,5 53.003.190.420 96,4 30.759.767.000 138,3 Chi phí tài chính 105.807.237 0,5 805.000.058 1,4 699.192.821 660,8
Nhìn vào bảng ta có thể thấy các chỉ tiêu về chi phí trong năm 2010 đều tăng so với năm 2008 trừ khoản mục Chi phí quản lý kinh doanh là không thay đổi nên tỷ trọng khoản mục này đã giảm đi từ 5% xuống còn 2,2% Chi phí tài sản chính tăng với tốc độ lớn nhất là 660,8%, tăng 699.192.821 đồng so với năm 2009 Giá vốn hàng bán là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí và đây là chỉ tiêu làm tổng chi phí tăng lên gần 31 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ 138,3%.
Tóm lại, các khoản mục chi phí của Công ty trong năm 2010 đều tăng mạnh so với năm 2009, nguyên nhân chính là do công ty đang mở rộng kinh doanh Tuy nhiên, công ty cũng cần có những biện pháp kiểm soát, cắt giảm chi phí trong những năm tiếp theo để có được kết quả kinh doanh tốt nhất.
Phân tích lợi nhuận
Dựa vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2010 ta có bảng tổng hợp lợi nhuận của Công ty như sau:
Bảng tổng hợp lợi nhuận Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 So sánh
Số tiền Số tiền Tăng giảm %
Lợi nhuận gộp 5.417.196.786 7.517.429.580 2.100.232.794 38,8 Lợi nhuận thuần 4.123.821.313 5.533.418.286 1.409.596.973 34,2 Lợi nhuận trước thuế 4.123.821.313 5.533.418.286 1.409.596.973 34,2
Nhìn vào bảng tổng hợp lợi nhuận của Công ty ta thấy: Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty tăng lên 2,1 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ 38,8%, nhỏ hơn rất nhiều so với tốc độ tăng doanh thu bởi vì chi phí cũng tăng với tốc độ mạnh.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên hơn 1,4 tỷ đồng tương ứng với tốc độ là 34,2%, nhỏ hơn tốc độ tăng lợi nhuận gộp, nguyên nhân là do chi phí tài chính tăng với tốc độ quá cao.
Cuối cùng, lợi nhuận sau thuế của công ty trong năm 2010 là gần 4 tỷ đồng, tăng hơn 1 tỷ so với năm 2009, với tốc độ tăng cũng bằng tốc độ tăng của lợi nhuận thuần là 34,2%.
Tóm lại, các chỉ tiêu lợi nhuận của Công ty đều tăng mặc dù tốc độ tăng nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu Nguyên nhân là do các khoản chi phí tăng cao, Công ty cần có những biện pháp kiểm soát chi phí chặt chẽ hơn nữa.
Phân tích hiệu quả tài chính
Phân tích khả năng quản lý tài sản
Phân tích khả năng quản lý tài sản là đánh giá cường độ sử dụng và sức sản xuất của tài sản trong năm Từ các số liệu tính toán, để nâng cao hiệu quả hoạt động, ban giám đốc cần tác động vào khâu nào để cải tiến chất lượng kinh doanh, là cơ sở quan trọng để đạt hiệu quả lợi nhuận cao.
2.3.1.1 Vòng quay hàng tồn kho Để nắm được hiệu quả hoạt động quản lý hàng tồn kho của Công ty, chúng ta xem xét thông số vòng quay hàng tồn kho Dưới đây là bảng tính vòng quay hàng tồn kho:
Bảng tính vòng quay hàng tồn kho
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch
2.1 Số đầu năm Đồng 1.586.165.136 2.005.465.213 419.300.007 2.2 Số cuối năm Đồng 2.005.465.213 5.586.165.136 3.580.699.923 2.3 Số bình quân Đồng 1.795.815.175 3.795.815.175 2.000.000.000
Vòng quay hàng tồn kho cho biết 1 đồng vốn đầu tư vào hàng tồn kho góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Nhìn vào bảng tính vòng quay hàng tồn kho ta thấy vòng quay hàng tồn kho năm 2010 là 15,9 lần, lớn hơn năm 2009 là 0,5 lần, như vậy, năm 2010 việc quản lý hàng tồn kho có hiệu quả hơn một chút Và vòng quay hàng tồn kho trong hai năm đều có giá trị tương đối lớn, điều đó chứng tỏ việc quản lý hàng tồn kho của công ty là khá hiệu quả và ngày càng tiến bộ.
2.3.1.2 Vòng quay khoản phải thu, kỳ thu nợ bình quân
Phân tích vòng quay khoản phải thu nhằm đo lường khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp, đồng thời cũng thể hiện mức độ chiếm dụng vốn của khách hàng trên doanh thu Dưới đây là bảng tính vòng quay khoản phải thu và kỳ thu nợ bình quân của Công ty:
Bảng tính vòng quay khoản phải thu
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch
2 Tài sản ngắn hạn Đồng
2.1 Số đầu năm Đồng 8.029.690.180 14.977.585.461 6.947.895.281 2.2 Số cuối năm Đồng 14.977.585.461 17.769.709.716 2.792.124.255 2.3 Số bình quân Đồng 11.5036.637.821 16.373.647.589 4.870.009.768
Vòng quay tài sản ngắn hạn năm 2010 cũng tăng lên từ 2,4 lần đến 3,7 lần, tăng hơn năm 2009 là 1,3 lần, đây là điểm đáng mừng, nó chứng tỏ tài sản ngắn hạn trong năm 2010 được sử dụng hiệu quả hơn nhiều so với năm 2009.
2.3.1.4 Vòng quay tài sản cố định
Phân tích vòng quay tài sản cố định nhằm phân tích khả năng sử dụng tài sản cố định của Công ty trong việc kinh doanh Dưới đây là bảng tính vòng quay tài sản cố định của Công ty trong hai năm 2009 và 2010:
Bảng tính vòng quay tài sản cố định
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch
2 Tài sản cố định Đồng
2.1 Số đầu năm Đồng 3.809.512.567 3.235.238.440 (574.274.127) 2.2 Số cuối năm Đồng 3.235.238.440 20.409.512.567 17.174.274.127 2.3 Số bình quân Đồng 3.522.375.504 11.822.375.504 8.300.000.000
Vòng quay tài sản cố định năm 2010 là 5,1 lần, mặc dù đây không phải là con số nhỏ nhưng nó đã giảm đi 2,7 lần so với năm 2009, điều này chứng tỏ tài sản cố định năm 2010 sử dụng kém hiệu quả hơn so với năm 2009, nguyên nhân là do trong năm 2010, Công ty đầu tư mua mới một số lượng lớn tài sản cố định và có thể chưa được sử dụng hết năng suất Trong những năm tới Công ty cần có những biện pháp để tài sản cố định được sử dụng hiệu quả hơn.
2.3.1.5 Vòng quay tổng tài sản
Phân tích vòng quay tổng tài sản nhằm phân tích khả năng sử dụng của tổng tài sản trong việc kinh doanh Vòng quay tổng tài sản là chỉ tiêu tài chính rất được quan tâm vì cho biết hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty trong kỳ phân tích Dưới đây là bảng tính vòng quay tổng tài sản của Công ty trong hai năm 2009 và 2010:
Bảng tính vòng quay tổng tài sản
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch
2.1 Số đầu năm Đồng 12.511.067.545 18.232.823.901 5.721.756.356 2.2 Số cuối năm Đồng 18.232.823.901 40.861.087.081 22.628.263.180 2.3 Số bình quân Đồng 15.371.945.723 29.546.955.491 14.175.009.768
Vòng quay tổng tài sản năm 2010 tăng từ 1,79 lên 2,05, đây là điểm đáng mừng, nơ chứng tỏ việc sử dụng tài sản trong năm 2010 vẫn hiệu quả hơn so với năm 2010, mặc dù vòng quay tài sản cố định giảm nhưng vòng quay tài sản ngắn hạn tăng khá cao giúp cho vòng quay tổng tài sản vẫn tăng lên so với năm 2009.
Phân tích khả năng sinh lợi
Các tỷ số lợi nhuận thể hiện hiệu quả kinh doanh của công ty Đây là những tỷ số quan trọng nhất của doanh nghiệp Trong phân tích khả năng sinh lợi của công ty, ta sẽ đi phân tích từng tỷ số thể hiện sức sinh lợi của công ty trong hai năm 2009 và 2010.
2.3.2.1 Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là công cụ đo lường khả năng sinh lời trên doanh thu sau khi tính đến tất cả các chi phí và thuế thu nhập doanh nghiệp Bảng dưới đây cho biết tỷ suất lợi nhuận của Công ty trong hai năm:
Bảng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch
1 Lợi nhuận sau thuế Đồng 2.969.151.345 3.984.166 1.014.909.821
Nhìn vào bảng trên, ta thấy năm 2010 tỷ suất lợi nhuận trên doanh đã giảm đi rất nhiều, từ 10,73% chỉ còn 6,58%, đây là dấu hiệu đáng lo vì tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng lợi nhuận, nguyên nhân là do các khoản chi phí tăng cao.Trong năm tới công ty cần có những biện pháp tích cực nhằm cắt giảm chi phí để nâng cao lợi nhuận cho công ty.
2.3.2.2 Phân tích sức sinh lợi cơ sở (BEP)
Phân tích sức sinh lợi cơ sở cho ta biết một trăm đồng doanh thu thuần sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lãi cho toàn xã hội Dưới đây là bảng tính sức sinh lợi cơ sở BEP trong hai năm 2009 và 2010 của Công ty:
Bảng tính sức sinh lợi cơ sở
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch
1 Lợi nhuận trước thuế lãi vay và thuế Đồng 5.417.196.786 7.517.429.580 2.100.232.794
Nhìn vào bảng trên ta thấy sức sinh lợi cơ sở trong năm 2010 đã giảm đi rất nhiều so với năm 2009, từ 19,58% chỉ còn 12,42%, giảm đi 7,16%,nguyên nhân cũng là do tốc độ tăng doanh thu lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tăng lợi nhuận trước lãi vay và thuế Công ty cần có những biện pháp để tăng tốc độ lợi nhuận gộp trong những năm tiếp theo.
2.3.2.3 Phân tích tỷ suất thu hồi tài sản (ROA)
Phân tích tỷ suất thu hồi tài sản cho ta biết với một trăm đồng tài sản đem vào sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Dưới đây là tỷ suất ROA trong hai năm 2008 và 2009 của Công ty:
Bảng tính tỷ suất thu hồi tài sản
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch
1 Lợi nhuận sau thuế Đồng 2.969.151.345 3.984.061.166 1.014.909.821
2.1 Số đầu năm Đồng 12.511.067.545 18.232.823.901 5.721.756.356 2.2 Số cuối năm Đồng 18.232.823.901 40.861.087.081 22.628.263.180 2.3 Số bình quân Đồng 15.371.945.723 29.546.955.491 14.175.009.768
Nhìn vào bảng trên ta thấy, tỷ suất thu hồi tài sản năm 2010 đã giảm đi rất nhiều so với năm 2009, từ 19,31% xuống còn 13,48%, nguyên nhân là do năm 2010 tài sản cố định công ty tăng khá mạnh, bên cạnh đó, tốc độ tăng lợi nhuận lại thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng tổng tài sản.
Nói chung, năm 2010, lợi nhuận Công ty đạt được kém hiệu quả hơn so với năm 2009.
2.3.2.4 Phân tích tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu (ROE)
Phân tích tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu cho ta biết với một trăm đồng vốn chủ sở hữu đem vào sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Dưới đây là tỷ số ROE trong hai năm 2009 và 2010 của Công ty:
Bảng tính tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch
1 Lợi nhuận sau thuế Đồng 2.969.151.345 3.984.061.166 1.014.909.821
2 Vốn chủ sở hữu Đồng
2.1 Số đầu năm Đồng 5.268.333.826 14.969.151.345 9.700.817.519 2.2 Số cuối năm Đồng 14.969.151.345 38.984.061.166 24.014.909.821 2.3 Số bình quân Đồng 10.118.742.586 26.976.606.256 16.857.863.670
Nhìn vào bảng tính tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu ta thấy: Tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu trong năm 2010 giảm mạnh so với năm 2009 Cụ thể trong năm
2009, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra đem về cho công ty 29,34 đồng lợi nhuận, trong khi năm 2010 chỉ đem về cho công ty 14,77 đồng lợi nhuận, giảm đi một nửa Nguyên nhân trực tiếp làm giảm ROE là do trong năm 2010 vốn chủ sở hữu tăng lên đáng kể, nên xét về hiệu quả kinh doanh thì công ty đang có chiều hướng đi xuống Mặc dù vậy, đây là năm công ty mở rộng kinh doanh nên không thể tránh khỏi tốc độ tăng trưởng của các chỉ số lợi nhuận là đi xuống, nên với tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu như trên là khá khả quan và hứa hẹn một tương lai tốt đẹp của công ty trong những năm tiếp theo.
Phân tích rủi ro tài chính
Phân tích khả năng thanh toán
Để phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp ta phân tích 3 chỉ số: khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời Đầu tiên ta đi phân tích khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp.
2.4.1.1 Khả năng thanh toán hiện hành
Khả năng thanh toán hiện hành thể hiện khả năng thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn từ tài sản ngắn hạn của Công ty Dưới đây là khả năng thanh toán hiện hành của Công ty trong hai năm 2009 và 2010:
Bảng tính khả năng thanh toán hiện hành
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch
1 Tài sản ngắn hạn Đồng 14.977.585.461 17.769.709.716 2.792.124.255
3 Khả năng thanh toán hiện hành = (1)/(2) Lần 5,02 57,26 52,24
Nhìn vào bảng tính khả năng thanh toán hiện hành của công ty trong hai năm ta thấy năm 2010 khả năng thanh toán hiện hành gấp hơn 10 lần so với năm 2009, từ 5,02 lần lên tới 57,26 lần, tăng 52,24 lần Nguyên nhân tăng mạnh như vậy là do nợ ngắn hạn của Công ty trong năm 2010 đã giảm đi rất nhiều, từ 2,9 tỷ đồng năm 2009 chỉ còn hơn 300 triệu trong năm 2010 Đây là điểm đáng mừng và rất lạc quan đối với công ty, nó chứng tỏ khả năng thanh toán hiện hành của Công ty là rất lớn và công ty đang kiểm soát tốt các khoản nợ ngắn hạn của mình.
2.4.1.2 Khả năng thanh toán nhanh
Phân tích khả năng thanh toán nhanh nhằm cho biết khả năng thanh toán thực sự của doanh nghiệp dựa trên các tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán khi cần thiết Bảng dưới đây cho biết khả năng thanh toán nhanh của Công ty trong hai năm 2009 và 2010:
Bảng tính khả năng thành toán nhanh
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch
1 Tài sản ngắn hạn Đồng 14.977.585.461 17.769.709.716 2.792.124.255
3 Tài sản ngắn hạn - HTK Đồng 12.972.120.248 12.183.544.580 (788.575.668)
5 Khả năng thanh toán nhanh = (3)/(4) Lần 4,35 39,26 34,91
Nhìn vào bảng tính khả năng thanh toán hiện hành của công ty ta nhận thấy trong năm 2010, chỉ số này tăng lên gấp 10 lần, từ 4,35 lên 39,26. Nguyen nhân vẫn là do nợ ngắn hạn trong năm 2010 giảm đi đáng kể Đây cũng là điểm đáng mừng đối với công ty vì chỉ số khả năng thanh toán cao như vậy chứng tỏ công ty không gặp bất cứ vấn đề nào về thanh toán nhanh, khả năng thanh toán nhanh của công ty là rất dồi dào.
2.4.1.3 Khả năng thanh toán tức thời
Phân tích khả năng thanh toán tức thời nhằm cho biết khả năng dự trữ tiền mặt của doanh nghiệp để chi trả cho khoản nợ đến hạn Bảng dưới đây cho biết khả năng thanh toán tức thời của công ty trong hai năm 2008 và 2009:
Bảng tính khả năng thanh toán tức thời
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch
3 Khả năng thanh toán tức thời = (1)/(2) Lần 0,09 4,47 4,38
Nhìn vào bảng trên ta thấy khả năng thanh toán tức thời của công ty trong năm 2009 là rất thấp = 0,09 đã tăng lên đáng kể = 4,47 Như vậy sang đến năm 2010, khả năng thanh toán tức thời của công ty đã vững mạnh hơn rất nhiều, nguyên nhân là sang năm 2010, các khoản tiền mặt được dự trữ nhiều hơn, bên cạnh đó, nợ ngắn hạn lại giảm đi đáng kể Đây là điểm lạc quan hơn hẳn so với năm 2009 vì trong năm 2009, chỉ số khả năng thanh toán tức thời là quá thấp.
Phân tích khả năng quản lý nợ
Để duy trì hoạt động kinh doanh, ngoài việc xem xét khả năng thanh toán của mình, công ty cũng cần phải chú trọng đến vấn đề quản lý nợ Hai chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá khả năng quản lý nợ của một công ty là Hệ số nợ và Tỷ số nợ.
Bảng tính Hệ số nợ
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch
Từ bảng số liệu trên ta thấy tỷ số nợ của Công ty đã giảm từ 0,18 xuống còn 0,05 Các tỷ số trên cho biết trong 100 đồng tài sản của Công ty thì có 18 đồng nợ trong năm 2009 còn đến năm 2010 chỉ còn 5 đồng nợ Như vậy, Công ty ngày càng hạn chế được số tiền nợ Điều này cũng được thấy rõ ràng vì trong năm 2010, vốn chủ sở hữu đã tăng lên rất nhiều Đây là điểm mạnh trong hoạt động kinh doanh của Công ty, vì Công ty đang rất tự chủ và không bị phụ thuộc vào các chủ nợ Rủi ro trong việc trả các khoản nợ của Công ty là hoàn toàn không có vì taifsanr công ty tăng lên rất nhiều, khả năng tài chính là rất vững mạnh.
Phân tích tổng hợp tình hình tài chính sử dụng đẳng thức Dupont
Đẳng thức Dupont thứ nhất
Theo phương pháp Dupont, tỷ suất thu hồi tài sản (ROA) được phân tích như sau:
ROA = Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu
Tổng TSbq Doanh thu Tổng TSbq
Từ phân tích trên ta thấy, tỷ suất thu hồi tài sản (ROA) phụ thuộc vào hai giá trị là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu hay còn gọi là lợi nhuận biên (ROS) và vòng quay tổng tài sản.
Từ kết quả đã tính toán trong mục phân tích hiệu quả tài chính, ta có bảng tính ROA theo đẳng thức Dupont thứ nhất như sau:
Bảng tính ROA theo đẳng thức Dupont thứ nhất
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch
Vòng quay tổng tài sản Lần 1,79 2,05 0,26
Từ bảng số liệu trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2010 giảm 4,15% so với năm 2009, từ 10,73% xuống 6,58% Vòng quay tổng tài sản có tăng lên từ 1,79% đến 2,05 lần, tăng lên 0,26 lần, sự tăng này nhỏ hơn nhiều so với sự giảm ROS vì thế mà ROA vẫn giảm từ 19,31% năm 2009 xuống 13,48 năm 2010.
Đẳng thức Dupont thứ hai
Theo phương pháp Dupont, tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu (ROE) được phân tích như sau:
ROA = Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận sau thuế x Tổng TSbq
Từ phân tích trên ta thấy, tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu (ROE) phụ thuộc vào ba giá trị là tỷ suất thu hồi tài sản ROA, tổng tài sản bình quân và vốn chủ sở hữu bình quân.
Từ kết quả đã tính toán trong mục phân tích hiệu quả tài chính ta có bảng tính ROE theo đẳng thức Dupont thứ hai như sau:
Bảng tính ROE theo đẳng thức Dupont thứ hai
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch
TTS bình quân Đồng 15.371.945.723 29.546.955.491 14.175.009.768 VCSH bình quân Đồng 10.118.742.586 26.976.606.256 16.857.863.670
Tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu ROE phụ thuộc vào tỷ lệ thuận với Tỷ suất thu hồi tài sản ROA và giá trị Tổng tài sản bình quân Đồng thời, tỷ suất thu hồi vốn kchur sở hữu ROE phụ thuộc vào tỷ lệ nghịch với giá trị Vốn chủ sở hữu bình quân Do vậy, vì trong năm 2010 chỉ số ROA giảm đi khá nhiều và giá trị tổng tài sản bình quân cũng giảm đi đáng kể nên ROE của công ty đã giảm đi một nửa Hơn nữa, ta nhận thấy nguyên nhân chính làm giảm tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu là do trong năm 2010, vốn chủ sở hữu tăng lên quá nhiều, tốc độ tăng lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế Đây là nguyên nhân có ảnh hưởng lớn nhất đến tỷ suất sinh lợi của vố chủ sở hữu Muốn tăng ROE ta phải tăng lợi nhuận sau thuế của Công ty.
Phân tích ảnh hưởng của nhân tố đến tỷ suất thu hồi chủ sở hữu
Kết hợp đẳng thức Dupont thứ nhất và đẳng thức Dupont thứ hai ta có đẳng thức Dupont tổng hợp.
ROE = Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu x Tổng TSbq
Doanh thu Tổng TSbq VCSH
Từ đẳng thức Dupont tổng hợp ta lập bảng tính ROE như sau:
Bảng tính ROE theo đẳng thức Dupont tổng hợp
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch
VQ Tổng tài sane Lần 1,79 2,05 0,25
TTS bình quân Đồng 15.371.945.723 29.546.955.491 14.175.009.768 VCSH bình quân Đồng 10.118.742.586 26.976.606.256 19.857.863.670
Sử dụng đẳng thức Dupont tổng hợp ta tính được tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu của Công ty trong hai năm gần đây là:
ROE 2010 = ROS 2010 x VQTTS 2010 x (TTS/VCSH) 2010
= 14,76 (%) ROE 2009 = ROS 2009 x VQTTS 2009 x (TTS/VCSH) 2009
Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn ta xác định mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu đến sự biến động của tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu ROE.
Xét ảnh hưởng do sự biến động của lợi nhuận biên
∆K1 = (ROS 2010 - ROS 2009 ) x VQTTS 2009 x (TTSbq/VCSHbq) 2009
Xét ảnh hưởng do sự biến động của vòng quay tổng tài sản
∆K2 = ROS 2010 x (VQTTS 2010 - VQTTS 2009 ) x (TTSbq/VCSHbq) 2009
Xét ảnh hưởng do sự biến động của tỷ số giữa Tổng tài sản bình quân và
Vốn chủ sở hữu bình quân
∆K3 = ROS 2010 x VQTTS 2010 x [(TTSbq/VCSHbq) 2010 - (TTSbq/VCSHbq) 2009 ]
Tổng hợp lại ta có:
- Lợi nhuận biên năm 2010 giảm 4,15% so với năm 2009 làm cho tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu giảm 11,38%.
- Vòng quay tổng tài sản năm 2010 tăng 0,26% so với năm 2009 làm cho tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu tăng 2,6%.
- Tỷ số giữa tổng tài sản bình quân với vốn chủ sở hữu bình quân năm
2010 giảm 0,43% so với năm 2009 làm cho tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu giảm 5,8%.
- Tác động tổng hợp của cả ba sự biến động trên đã làm cho tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu của công ty năm 2010 giảm 14,58% Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do sự giảm lợi nhuận biên.
Sơ đồ Dupont
Từ việc tính toán và phân tích trên ta xây dựng được sơ đồ Dupont tổng hợp Qua sơ đồ này, ta có thể thấy được mối quan hệ của các yếu tố cấu thành nên ROE của Công ty trong năm 2010.
Sơ đồ Dupont của Công ty Cổ phầ Đại Nam năm 2010
Tỷ suất thu hồi vốn góp ROE: 14,76
Tỷ suất thu hồi vốn góp ROE: 14,76
Tỷ suất thu hồi tài sản
Tỷ suất thu hồi tài sản
ROA: 13,48 Tỷ suất thu hồi tài sản
Tỷ suất thu hồi tài sản ROA: 13,48 xx
6,58 Vòng quay tổng tài sản: 2,05
Vòng quay tổng tài sản: 2,05 xx
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI NAM
Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới
Mục tiêu trong những năm tới của công ty là "phát triển lâu dài, đầu tư bền vững" Phát huy cao độ mọi nguồn nguồn lực để nâng cao sức cạnh tranh
- Tập trung đầu tư với mục tiêu khai thác thêm giá trị từ các hoạt động kinh doanh xây dựng hiện tại.
- Đầu tư nâng cấp sản phẩm xây dựng ứng dụng công nghệ mới, phấn đấu đến năm 2015, các sản phẩm xây dựng do công ty thực hiện được ứng dụng công nghệ xây dựng mới, vừa đảm bảo chất lượng vừa tiết kiệm được chi phí.
- Phát triển và nâng cao chất lượng tư vấn thiết kế công trình, quản lý dự án.
- Đầu tư đổi mới thiết bị và nâng cao công suất của các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng hiện có.
- Phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng phục vụ ứng dụng công nghệ xây dựng mới. Để đạt được mục tiêu trên, Ban giám đốc công ty cần đưa ra áp dụng các phương án nhằm khai thác hết tiềm năng về vốn và sử dụng hợp lý, đáp ứng kịp thời các nhu cầu về vốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và liên tục với chi phí vốn ở mức thấp nhất.
Trong thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Đại Nam, với những kiến thức đã đựoc học ở nhà trường, qua phân tích tình hình tài chính trên đây, em mạnh dạn đề xuất biện pháp để công ty đạt được mức lợi nhuận càng cao.
Biện pháp: Giảm giá vốn bán hàng bằng cách cắt giảm chi phí sử dụng máy thi công và các chi phí khác
sử dụng máy thi công và các chi phí khác
3.2.1 Mục đích của biện pháp
Chúng ta cắt giảm chi phí sử dụng máy thi công và các chi phí khác, từ đó giá vốn bán hàng sẽ giảm và làm cho lợi nhuận của công ty tăng lên đáng kể.
3.2.2 Căn cứ của biện pháp
Các khoản chi phí sản xuất tăng cao là nguyên nhân chính làm cho giá vốn hàng bán tăng cao dẫn đến lợi nhuận trong năm 2009 của công ty giảm đi đáng kể, vì vậy biện pháp cắt giảm chi phí sẽ là biện pháp nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi cho công ty.
Dựa vào bảng tỷ trọng các chỉ tiêu so với doanh thu thuần đã phân tích ở Phần II, ta thấy giá vốn hàng năm bán năm 2008 chiếm tỉ trọng 80,4% thì sang năm 2009 đã tăng lên 87,6% Có nhiều nguyên nhân làm tăng giá vốn bán hàng và sẽ tìm hiểu kỹ hơn trong bảng sau:
Bảng tỷ trọng các chỉ tiêu chi phí so với giá vốn bán hàng
Số tiền % Số tiền % Tăng giảm %
Nhìn vào bảng tỷ trọng các loại chi phí ở trên, ta thấy chi phí sử dụng máy thi công là tăng lên đột biến với tốc độ 180%, nguyên nhân tăng là do trong năm 2010, công ty có số lượng lớn công trình xây dựng mà máy móc thi công có khoảng 80% là đi thuê ngoài với chi phí rất cao Chi phí nguyên vật liệu tăng lên 120%, nguyên nhân là do giá cả nguyên vật liệu tăng Muốn giảm chi phí nguyên vật liệu thì công ty cần tìm những nguồn mua mới với giá cả hợp lý hơn mà chất lượng vẫn đảm bảo Ngoài ra, công ty không thể cắt giảm được hơn về chi phí nguyên vật liệu vì nếu cắt giảm quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng công trình, hơn nữa giá nguyên vật liệu lại phụ thuộc khách quan vào giá cả thị trường Chi phí nhân công trực tiếp đã được cắt giảm trong năm 2010 thể hiện ở tỷ trọng giảm từ 22% xuống 18% khi công ty sử dụng một số lượng lớn lao động thuê ngoài nhưng nếu sử dụng quá nhiều lao động thuê ngoài cũng sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng công trình vì tay nghề của họ không thể bằng những người thợi có chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực xây dựng Tuy nhiên, vì trong năm tới công ty có thêm nhiều dự án xây dựng nên việc thuê lao động bên ngoài là biện pháp cần thiết Vì vậy, trong năm tới chi phí nhân công cũng vẫn sẽ được cắt giảm thêm ít nhiều Chi phí sản xuất chung cũng tăng lên, nguyên nhân là do giá điện, nước cũng tăng lên theo giá cả thị trường, muốn giảm chi phí này, công ty cần phải phát huy phong trào tiết kiệm trong cán bộ công nhân viên toàn công ty để không xảy ra tình trạng sử dụng tài sản chung lãng phí ngoài giờ. Tóm lại, việc giảm giá vốn bán hàng, trong đó đặc biệt cắt giảm chi phí sử dụng máy thi công là rất có cơ sở và chắc chắn sẽ đạt hiệu quả trong năm tới.
Trong những năm qua, việc thuê ngoài các máy móc, thiết bị thi công công trình được coi như là một giải pháp tối ưu của các nhà thầu xây dựng mà
Công ty Cổ phần Đại Nam là một trong số đó Rất ít các nhà thầu xây dựng có thể bỏ một số tiền lớn để đầu tư đủ tất cả các loại máy móc, thiết bị để thi công Hơn nữa, việc vận chuyển các thiết bị này đến công trường, đặc biệt ở những nơi xa xôi khá tốn kém và nhiều rủi ro Theo rất nhiều chuyên gia, việc thuê ngoài các thiết bị, dụng cụ xây dựng có thể đạt được rất nhiều lợi ích. Trước hết là về hiệu quả, việc thuê ngoài sẽ giúp các thiết bị , máy móc được sử dụng đúng chức năng, công suất đạt mức tốt nhất, giảm bớt thời gian nhàn rỗi Đồng thời với việc chuyên dùng để cho thuê, những thiết bị này sẽ được bảo trì, bảo quản một cách tốt nhất, do vậy sẽ bền vững và ít hao mòn hơn. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp xây dựng, đầu tư máy móc thiết bị xây dựng là một bộ phận quan trọng của chiến lược sản phẩm, nó có ảnh hưởng đến sự sống còn của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Một đặc điếm của kinh tế thị trường trong xây dựng là khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp xây dựng phụ thuộc vào khả năng thắng thầu xây dựng Nếu doanh nghiệp xây dựng mua sắm quá nhiều máy móc xây dựng sẽ có thể gặp phải nguy cơ máy móc đứng không do không kiếm được hợp đồng xây dựng Nhưng bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp không có một số máy móc thiết bị tự có cần thiết, thì doanh nghiệp xây dựng sẽ gặp khó khăn trong việc xét thầu.
Do đó, việc so sánh phương án tự mua sắm máy và đi thuê máy không những phải dựa trên hiệu quả tài chính mà còn dựa trên quy chế về đấu thầu và vốn của doanh nghiệp.
Ta có thể nhận thấy trong năm 2010, công ty đầu tư một lượng lớn vàoi mua sắm tài sản cố định mà trong đó, phần lớn là mua máy móc thiết bị xây dựng, thi công các công trình Việc đầu tư được tập trung vào cuối năm 2010 nên chưa có hiệu quả ngay trong năm 2010 mà nó giúp công ty giảm bớt chi phí sử dụn máy thi công, từ đó giá vốn bán hàng cũng giảm theo và sẽ làm tăng lợi nhuận cho công ty trong năm tới Việc mua sắm tài sản cố định và máy móc thiết bị không chỉ thể hiện khả năng tài chính và sức mạnh hiện có của công ty mà còn thể hiện sự phát triển cũng như những hiệu quả kinh doanh đầy hứa hẹn mà nó sẽ mang lại trong tương lai Đây là cơ sở quan trọng để công ty có thể thực hiện biện pháp giảm giá vốn hàng bán một cách tối ưu nhất. Ở đây, công ty đầu tư một lượng lớn máy móc thiết bị phục vụ xây dựng là do các nguyên nhân:
- Khối lượng xây dựng trong thời gian tới của công ty khá lớn;
+ Dự án nhà máy xi măng Thanh Sơn ( Thanh Hoá) với giá tị của hợp đồng là 13 tỷ đồng.
+ Dự án nhà máy xi măng Mai Sơn (Sơn La) có giá trị hợp đồng là 60 tỷ đồng.
+ Dự án Cầu Trường Yên (Ninh Bình) với giá trị lên tới 90 tỷ đồng.
- Công trình xây dựng mới có liên quan đến loại mua sắm Để phục vụ cho việc xây dựng các công trình trong dự án mới, công ty mua sắm những loại máy móc cần thiết cho việc xây dựng công trình đó.
- Vì giá trị đi thuê rất lớn nên công ty quyết định đầu tư để giảm bớt giá trị sản xuất.
Vì sau 1 năm đi thuê máy khoan, công ty mất khoảng 2 tỷ đồng, chi phí đi thuê máy quá cao nên công ty quyết định đầu tư mua máy để giảm bớt chi phí.
- Đặc tính sử dụng và hiệu quả kinh tế
Vì máy móc đi mua được sử dụng thường xuyên và mang lại hiệu quả kinh tế cao nên công ty đã quyết định đầu tư để tiết kiệm chi phí thuê ngoài,giảm giá vốn bán hàng
BẢNG KÊ CHI TIẾT TÀI SẢN TĂNG GIẢM NĂM 2010 Đơn vị: VNĐ
Thời gian đưa vào sử dụng
Nguyên giá tăng Giảm TSCĐ
1 Xe ô tô KiA màu trắng T1/2010 20,000,000
4 Htoán tăng N Giá của TSCĐ
- Chi phí gia công, chế tạo máy khoan
6 Hạch toán N Giá của TS thuê tài chính sau khi kết thúc hợp đồng
7 Hạch toán tăng TSCĐ từ TS thuê tài chính sau khi kết thúc hợp đồng
8 Xe Ô tô Sânt Fe + thuế trước bạ + BH xe T10/2010 599,495,909
13 Choòng đập 1x3,3 tấn + phụ kiện -03 cái T11/2010 210,000,000
14 Bộ máy khoan JK 5 - 03 cái T11/2010 505,000,000
16 Xe ôtô KiA màu trắng T11/2010 20,000,000
18 Gia công chế tạo chi tiết máy khoan KH125 T12/2010 3,815,991,905
23 Máy phát điện Gel 250KVA
25 Máy xúc bánh xích Kobello
26 Máy xúc bánh xích Komatsu
Việc mua sắm tài sản cố định như trên không những làm giảm chi phí sử dụng máy thi công mà còn làm giảm chi phí nhân công, vì nhờ có máy móc, công nhân sẽ phải làm công việc có khối lượng lớn và đòi hỏi kỹ thuật cao. Thêm vào đó, cũng sẽ làm giảm chi phí sản xuất chung vì máy móc làm việc đỡ công nhân nên cũng không cần quá nhiều số lượng kỹ sư quản lý, giám sát công trình.
Sau đây, em đưa ra một số ví dụ để so sánh về chi phí hoàn thiện công trình giữa việc máy móc thuê ngoài và máy móc tự có. ví dụ: Công trình nhà máy tuyến tầng lửng trong hạng mục Cải tạo nhà văn hoá công nhân.
Tổng hợp kinh phí Hạng mục: Cải tạo Nhà văn hoá công nhận
Máy tự có Đi thuê
3- Chi phí máy thi công 198,078,691 394,236,074
4- Chi phí trực tiếp khác 21,688,607 34,277,175
Nhìn vào bảng tổng số kinh phí ở trên ta nhận thấy, việc đi thuê máy thi công bên ngoài đã làm cho công ty mất đi khoảng 200 triệu, đây là khoản chi phí không hề nhỏ và nó ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của công trình, từ đó làm ảnh hưởng đến lợi nhuận hàng năm của công ty Vì vậy, việc đầu tư mua sắm ban đầu có thể mất một giá trị lớn nhưng về lâu dài thì lợi ích kinh tế mà nó mang lại sẽ to lớn hơn nhiều so với việc đi thuê máy móc thiết bị kiểu thời vụ như công ty đã làm trong những năm trước đó Hơn nữa, việc đầu tư máy móc thiết bị thi công không chỉ làm giảm chi phí sử dụng máy thi công mà còn làm giảm các chi phí khác như chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung…., từ đó sẽ làm gía vốn hàng bán ở mức tối thiểu nhất có thể.
3.2.3.Nội dung của biện pháp
* Dự tính chi phí giảm đi sau khi thực hiện biện pháp.