Trường Đại học Y tế công cộng là đơn vị sự nghiệp có thu, sau hơn bốn nămthực hiện Nghị định 43 của Chính phủ, đến nay trường đã rất tích cực cải cách và đổimới cơ chế quản lý tài chính
Trang 1Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây
Tác giả luận văn
Bùi Thị Thanh Lâm
Trang 2DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
4
1.1 Tổng quan các kết quả nghiên cứu 4
1.2 Xác định lỗ hổng cần tiếp tục nghiên cứu 7
Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP 10 2.1 Đặc điểm hoạt động của các trường đại học công lập Việt Nam 10
2.1.1 Khái niệm về trường đại học công lập 10
2.1.2 Đặc điểm hoạt động của các trường đại học công lập 13
2.2 Quản lý tài chính tại các trường đại học công lập Việt Nam 16
2.2.1 Khái niệm về tài chính và quản lý tài chính tại các trường đại học công lập Việt Nam 16
2.2.2 Nội dung quản lý tài chính các trường đại học công lập Việt Nam 20
2.3 Các yếu tố tác động đến quản lý tài chính tại các trường đại học công lập Việt Nam 31
2.3.1 Công tác huy động nguồn thu của đơn vị 31
2.3.2 Chính sách của nhà nước 31
2.3.3 Công tác tổ chức quản lý của đơn vị 31
2.4 Kinh nghiệm quản lý tài chính các trường đại học công lập Việt Nam 32 2.4.1 Nguồn tài chính cho giáo dục đại học 32
2.4.2 Cơ chế quản lý tài chính các trường đại học 32
2.4.3 Các bài học kinh nghiệm 33
Trang 33.1 Khái quát về trường Đại học Y tế công cộng 34
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Trường Đại học Y tế công cộng .34
3.1.2 Sơ đồ tổ chức của Trường Đại học Y tế công cộng 36
3.1.3 Cơ sở pháp lý quản lý tài chính 36
3.2 Thực trạng về công tác quản lý tài chính tại trường Đại học Y tế công cộng 38
3.2.1 Công tác lập kế hoạch tài chính 38
3.2.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính 44
3.2.3 Trích lập và sử dụng các quỹ tại trường đại học YTCC 58
3.2.4 Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tài chính 59
3.3 Đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại trường Đại học Y tế công cộng 65
3.3.1 Những mặt tích cực 65
3.3.2 Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân 67
Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG 70 4.1 Phương hướng phát triển của trường Đại học Y tế công cộng trong thời gian tới 70
4.2 Các giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại trường Đại học Y tế công cộng 72
4.2.1 Giải pháp tăng nguồn thu 72
4.2.2 Hoàn thiện các quy định quản lý tài chính 73
4.2.3 Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý tài chính 75
4.3 Một số kiến nghị 78
4.3.1 Kiến nghị đối với nhà nước 78
4.3.2 Kiến nghị đối với nhà trường 80
Trang 5NCKH Nghiên cứu khoa học
Trang 6Bảng 3.1 Dự kiến dự toán thu, chi ngân sách năm 2011 và giai đoạn 2012-2013
39Bảng 3.2: Dự toán thu của trường đại học YTCC năm 2009 – 2011 41Bảng 3.3: Dự toán chi nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của trường đại học
YTCC năm 2009 – 2011 43Bảng 3.4: Dự toán chi tiết chi NSNN và chi từ nguồn thu sự nghiệp năm 2009 – 2011
của trường đại học YTCC 44Bảng 3.5: Thu chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động dịch vụ của trường đại học
YTCC từ năm 2007 45Bảng 3.6: Thu chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động dịch vụ của trường đại học
YTCC từ năm 2008 47Bảng 3.7: Thu chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động dịch vụ của trường đại học
YTCC từ năm 2009 48Bảng 3.8: Thu chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động dịch vụ của trường đại học
YTCC từ năm 2010 49Bảng 3.9: Thu NSNN cấp và thu hoạt động sự nghiệp và dịch vụ của trường đại
học YTCC năm 2009 – 2011 51Bảng 3.10: Kết quả thực hiện chi NSNN tại trường đại học YTCC năm 2007 –
2008 54Bảng 3.11: Kết quả thực hiện chi NSNN tại trường đại học YTCC năm 2009 – 2011 55Bảng 3.12: Chi từ nguồn thu sự nghiệp, HP, LP của trường đại học YTCC năm
2007 – 2011 57
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
“Nền tảng của sự phát triển con người là tri thức Những đóng góp quan trọngnhất là đến từ các đại học”.Tại những nước tiên tiến trên thế giới, những tiến bộ củakiến thức khoa học và công nghệ đã dẫn đường cho những thay đổi về văn hóa và
xã hội mà chúng lại cực kỳ quan trọng cho sự phát triển kinh tế Khi kiến thức càngtrở nên quan trọng thì giáo dục đại học cũng thế Chất lượng nhân lực trình độ đạihọc và số lượng nhân lực mà một nước có thể cung cấp cho các lĩnh vực rộng rãicủa nền kinh tế càng ngày càng trở nên quan trọng cho sức cạnh tranh của nước đótrên thị trường quốc tế
Trường Đại học Y tế công cộng là đơn vị sự nghiệp có thu, sau hơn bốn nămthực hiện Nghị định 43 của Chính phủ, đến nay trường đã rất tích cực cải cách và đổimới cơ chế quản lý tài chính nói chung và công tác kế toán nói riêng, đã chủ độngkhai thác tối đa các nguồn thu, nâng cao hiệu quả các khoản chi phí, tích cực cân đốithu chi đảm bảo tự chủ về tài chính phục vụ tốt sự nghiệp giáo dục đào tạo Trongthời gian qua trường Đại học Y tế Công Cộng đã không ngừng phát triển và xây dựngtrường theo mô hình một trường Đại học đa ngành, đa cấp với các đặc thù về khoahọc công nghệ, kinh tế - xã hội, ngoại ngữ…vì vậy nhu cầu về đổi mới cơ chế quản lýtrong công tác tài chính là rất cần thiết nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
Xuất phát từ do trên đây, việc nghiên cứu và lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường Đại học Y tế công cộng” mong muốn tìm
hiểu thực trạng quản lý tài chính tại trường Đại học Y tế công cộng và đưa ra một sốgiải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại đơn vị này, đồng thờihướng tới mục tiêu tự chủ tài chính phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước
và của Nhà trường
2 Mục tiêu của luận văn
- Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính trongcác đơn vị hành chính sự nghiệp có thu cho đến nay
Trang 8- Trình bày cơ sở lý luận cơ bản về quản lý tài chính trong các đơn vị hànhchính sự nghiệp có thu
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính tại Trường Đạihọc Y tế công cộng để chỉ ra những mặt đạt được và những điểm còn hạn chế củaquản lý tài chính tại Trường Đại học Y tế công cộng trong thời gian qua
- Khuyến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy chế quản lý tài chínhtại Trường Đại học Y tế công cộng
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy chế quản lý tài chính
Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: tại Trường Đại học Y tế công cộng
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng quy chế quản lý tài chính trong thờigian từ 2009 – 2011 từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy chế quản lý tàichính tại Trường Đại học Y tế công cộng đến năm 2015
4 Các phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu luận văn là:
- Phương pháp thu thập số liệu: Các số liệu thống kê được thu thập thông quacác tài liệu, các báo cáo đã được công bố trong Trường Đại học Y tế công cộng
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Thông qua các số liệu thu thập được từcác báo cáo của Trường tổng hợp để phân tích đánh giá thực trạng quản lý tài chínhtại Trường Đại học Y tế công cộng
- Phân tích so sánh định tính và định lượng Trên cơ sở các số liệu đã đượcphân tích đánh giá để so sánh và đưa ra nhận xét
- Phương pháp chuyên gia (Phỏng vấn sâu) Tiến hành phỏng vấn sâu một sốchuyên gia về lĩnh lực quản lý tài chính (Đang công tác tại một số trường đại họccông lập) để có nhận thức rộng, khách quan từ đó đưa ra những biện pháp hoànthiện công tác quản lý tài chính
Trang 95 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, các bảng biểu, phụ lục, danh mục tàiliệu tham khảo, luận văn được trình bày gồm 4 chương:
- Chương 1 :Tổng quan các kết quả nghiên cứu có liên quan đến quản lý tài
chính trong các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu
- Chương 2: Cơ sở lý luận về quản lý tài chính trong các đơn vị hành chính
sự nghiệp
- Chương 3: Thực trạng quản lý tài chính tại Trường Đại học Y tế công cộng
- Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện quy chế quản lý tài chính tại Trường
Đại học Y tế công cộng
Trang 10Chương 1 TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
CÔNG LẬP
1.1 Tổng quan các kết quả nghiên cứu
Qua quá trình tìm hiểu thực tế và tra cứu tại thư viện, các website tác giả đãtìm thấy các kết quả nghiên cứu về quản lý tài chính trong các đơn vị hành chính sựnghiệp có thu như sau:
Nguyễn Thị Loan (2010), luận văn Thạc sỹ: “Hoàn thiện công tác quản lý tàichính tại Trường Đại học Hồng Đức Thanh Hóa” hay, (2008) luận văn Thạc sỹ:
“Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Trường Đại học Công Đoàn” Cả hai đề tàitrên đều đã đề cập đến cơ sở lý luận về công tác quản lý tài chính tại các đơn vị sựnghiệp có thu, đồng thời đánh giá được thực trạng công tác quản lý tài chính tại đơn
vị Tác giả cũng đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chínhtại đơn vị nhưng chưa đầy đủ
Cụ thể trong luận văn : “Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Trường Đại học Công đoàn” tác giả trình bày các nội dung như sau:
- Trong phần cơ sở lý luận tác giả đưa ra tổng quan về cơ chế quản lý tài chínhtrong đơn vị sự nghiệp có thu và tổng quan về cơ chế quản lý tài chính của trườngđại học công lập
- Trong phần thực trạng về cơ chế quản lý tài chính tại Trường Đại học Côngđoàn Tác giả đã nhận xét việc thực hiện Nghị định 10/2002/NĐ-CP đã tạo đượcnhững thay đổi đáng kể trong nhận thức của nhà trường, qua đó tính tự chủ của nhàtrường trong việc ra các quyết định, trong đó có các quyết định tài chính mang tínhchủ động và sát với thực tiễn hơn, do đó cũng thu được hiệu quả cao hơn TrườngĐại học Công đoàn đã chủ động nghiên cứu và xây dựng quy chế chi tiêu nội bộphù hợp với đặc điểm và nhiệm vụ của trường Việc sử dụng nguồn tài chính cũng
Trang 11ngày càng hợp lý hơn theo hướng tăng tỷ trọng chi cho công tác chuyên môn giảngdạy và học tập cũng như tăng cường đầu tư cho mua sắm sửa chữa trang thiết bị cơ
sở vật chất Nhờ đó, quy mô và chất lượng đào tạo của nhà trường ngày càng đượcnâng cao, số lượng học sinh đăng ký thi tuyển sinh vào trường ngày càng đông và
mở rộng ra phạm vi cả nước Nhà trường cũng đã thực hiện công tác kiểm tra tàichính nội bộ hàng năm, Ban thanh tra đã thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát, giúp BanGiám hiệu phát hiện những thiếu sót trong hoạt động cụ thể của nhà trường
- Từ những đánh giá về thực trạng tác giả đã đưa ra một số giải pháp hoànthiện quản lý tài chính của trường Đại học Công đoàn như:
+ Đa dạng hóa các nguồn tài chính của trường bằng cách mở rộng quy mô vàchất lượng đào tạo đại học và sau đại học, tạo điều kiện để tăng cường công tácnghiên cứu khoa học và hợp tác kinh tế
+ Huy động nguồn thu từ học phí, đóng góp của cộng đồng, của các cơ sở liênkết đào tạo với trường
+ Tăng nguồn thu từ các dịch vụ đào tạo, các hợp đồng nghiên cứu khoa học,
từ các dự án, các hoạt động hợp tác quốc tế, các hình thức liên kết, liên doanh vớicác tổ chức trong nước và quốc tế
+ Tranh thủ nguồn thu từ ngân sách nhà nước
+ Đổi mới cơ cấu chi thường xuyên nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồnthu của nhà trường
+ Tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất cho trường
+ Tăng chi cho các hoạt động giảng dạy
+ Cần lập kế hoạch quản lý và sử dụng các nguồn thu của trường đại học Côngđoàn, hoàn thiện công tác tổ chức quản lý tài chính và công tác kiểm tra, quản lý tài sản.+ Nhà trường cần trích quỹ lập Quỹ dự phòng ổn định thu nhập và Quỹ pháttriển hoạt động sự nghiệp nhằm tái đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị,nâng cao chất lượng cán bộ, tăng chất lượng dạy và học
+ Nâng cao năng lực và vai trò của công tác tài chính kế toán
Cùng về vấn đề hoàn thiện công tác quản lý tài chính tác giả Nguyễn Thị Loan
Trang 12trong luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Trường Đại học Hồng Đức Thanh Hóa” đã đề cập đến các nội dung sau:
- Tác giả đã trình bày một số vấn đề cơ bản về quản lý tài chính tại các trườngđại học công lập bao gồm: khái niệm về đại học công lập, đặc điểm hoạt động củacác trường đại học công lập, mô hình hoạt động của các trường đại học công lập.Tiếp đó tác giả trình bày về khái niệm quản lý tài chính của các trường đại học cônglập; Nội dung quản lý tài chính tại các trường đại học công lập bao gồm các khâulập kế hoạch tài chính và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính, thanh tra kểm tracông tác quản lý tài chính; Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại cáctrường đại học công lập
- Vận dung cơ sở lý luận về quản lý tài chính ở trên tác giả đi sâu vào nghiêncứu công tác quản lý tài chính tại trường đại học Hồng Đức Thanh Hóa trên cácphương diện sau:
+ Công tác lập kế hoạch tài chính
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính
+ Trích lập và sử dụng các quỹ
+ Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tài chính
Từ việc phân tích thực trạng công tác quản lý tài chính tại trường đại họcHồng Đức Thanh Hóa tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tácquản lý tài chính tại Trường Đại học Hồng Đức Thanh Hóa như sau:
Các giải pháp chủ yếu:
+ Đổi mới phương pháp lập kế hoạch tài chính
+ Chủ động khai thác nguồn thu để đảm bảo nguồn kinh phí hoạt động thườngxuyên, tăng tính tự chủ về tài chính của trường trong thời gian tới
+ Phân bổ các nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ chi một cách hợp lý, đảm bảocác khoản chi được thực hiện một cách tiết kiệm, hiệu quả
+ Có phương án phân bổ kết quả hoạt động tài chính trong năm đúng quyđịnh, đúng mục đích, đảm bảo tăng thu nhập của người lao động theo hướng côngbằng giữa cống hiến và hưởng thụ
Trang 13+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai kế hoạch tài chính theo hướng xãhội hoá từng khâu đào tạo, mở rộng giao quyền tự chủ cho các đơn vị trong trường+ Thường xuyên tiến hành tự kiểm tra công tác quản lý tài chính tại trường
+ Đổi mới hình thức tổ chức công tác kế toán
+ Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý đơn vị về quản lý lao động, cơ
sở vật chất và tài chính
1.2 Xác định lỗ hổng cần tiếp tục nghiên cứu.
Từ những nội dung đã đề cập ở trên, chúng ta nhận thấy vấn quản lý tài chínhtại các trường đại học công lập được rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu.Tuynhiên từ quá trình tìm hiểu của bản thân, tác giả nhận thấy có một số khía cạnh màcác nghiên cứu ở trên chưa đề cập tới hoạc đề cập chưa đầy đủ như:
- Thứ nhất, quản lý tài chính tại trường đại học công lập không chỉ đơn thuần
là việc quản lý thu, quản lý chi, trích lập và sử dụng các quỹ mà khi bàn về vấn đềquản lý tài chính cần phải nhận thức rằng nhiệm vụ chủ đạo của các trường là nhằmthu lại những giá trị phi tài chính, những giá trị về trí tuệ và sự đóng góp vô hìnhvào sự phát triển chứ không phải là doanh thu
- Thứ hai, trước đây, quan hệ giữa các trường đại học rất hạn chế, các trường
chỉ chú trọng đến việc điều hành các hoạt động thường nhật Ngày nay, các trườngkhông còn thu mình được nữa, không thể hoạt động độc lập mà đang chịu sự giámsát và đánh giá của xã hội Sự đánh giá liên quan đến nhiều vấn đề như chất lượngđội ngũ, thành tích về đào tạo và NCKH, chất lượng sinh viên đầu ra Các tiêu chínày không chỉ được đánh giá trong phạm vi nước ta mà còn được đánh giá ở tầmquốc tế, khi mà ngày càng có nhiều công ty nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.Chất lượng đào tạo và uy tín của một trường đại học Việt Nam sẽ được nâng lên rất
Trang 14nhiều nếu sinh viên tốt nghiệp được các công ty nước ngoài, tập đoàn đa quốc giađánh giá cao và tuyển dụng vào làm việc Chính vì vậy lãnh đạo các trường đại họcphải tự xem trường mình như là những doanh nghiệp thực thụ và phải thường xuyênđiều chỉnh chiến lược phát triển trong môi trường cạnh tranh hiện nay.
- Thứ ba, hiện nay việc thực hiện quyền tự chủ tài chính mới chỉ dừng ở giao
quyền tự chủ nhưng không có tiêu chí đánh giá về hiệu quả hoạt động tài chính; mớiquy định tự chủ về nội dung chi nhưng mức thu vẫn phải thực hiện theo quy địnhchung, do đó các đơn vị được giao tự chủ kinh phí hoạt động thường xuyên gặp khókhăn về tổng kinh phí hoạt động
Ngoài ra, trong giai đoạn vừa qua đã có nhiều đổi mới về chế độ tài chính của
tổ chức sự nghiệp công (Nghị định 10, tiếp đến là Nghị định 43), nhưng thực tế triểnkhai thực hiện còn nhiều lúng túng, vướng mắc, triển khai chậm Trong khi đó,ngoài vấn đề tự chủ ra thì chế độ tài chính vẫn chưa được làm rõ, những đổi mới về
cơ chế tài chính cũng khó triển khai thực hiện Đây thực sự là một nút thắt, đòi hỏicần nhanh chóng nghiên cứu nhằm tháo gỡ đối với các tổ chức sự nghiệp công.Thực tế thì chế độ tài chính hiện hành vừa rắc rối, vừa khó thực hiện cho tổ chức,nhất là sự không tương xứng về “quyền tự chủ” giữa nguồn thu và các khoản chi.Cho nên, làm rõ để xác định nguồn thu, khoản chi của tổ chức là hết sức cần thiết vàquan trọng cho việc hoàn thiện chế độ tài chính áp dụng cho các tổ chức công lập
Vì vậy tác giả mạnh dạn đi vào nghiên cứu về công tác quản lý tài chính tại trườngđại học Y tế công cộng Đồng thời tác giả cam kết cho đến nay chưa có đề tài nàoviết về nội dung này tại Trường đại học Y tế công cộng
Từ những nhận định trên tác giả xác định hướng nghiên cứu luận văn của mình như sau:
Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận về công tác quản lý tài chính tại các trường đại
học công lập như các khái niệm, bản chất của quản lý tài chính, các nhân tố ảnhhưởng đến công tác quản lý tài chính; đặc biệt luận văn đi sâu vào phân tích các yếu
tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính; đồng thời luận văn cũng đưa ra kinhquản lý tài chính tại một số trường đại học công lập trong và ngoài nước
Trang 15Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính tại
Trường đại học Y tế công cộng
Trên cơ sở những lý luận ở trên, tác giả sử dụng phương pháp thu thập số liệu:Các số liệu thống kê được thu thập thông qua các tài liệu, các báo cáo đã được công
bố trong Trường Đại học Y tế công cộng Thông qua các số liệu thu thập được từcác báo cáo của Trường tác giả sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp để phântích đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Trường Đại học Y tế công cộng kếthợp với phương pháp phân tích so sánh định tính và định lượng để phân tích đánhgiá để so sánh và đưa ra nhận xét Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu một số chuyêngia về lĩnh lực quản lý tài chính (Đang công tác tại một số trường đại học công lập)
để có nhận thức rộng, khách quan từ đó đưa ra những biện pháp hoàn thiện công tácquản lý tài chính
Thứ ba, nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp về công quản lý tài chính…
nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường đại học Y tế công cộng
Trang 16Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
2.1 Đặc điểm hoạt động của các trường đại học công lập Việt Nam
2.1.1 Khái niệm về trường đại học công lập
** Khái niệm về trường đại học công lập
Hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm 4 cấp học và trình độ đào tạo, trong đó,giáo dục đại học và sau đại học (gọi chung là giáo dục đại học) là cấp học cao nhất.Giáo dục đại học đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình
độ tiến sĩ Mục tiêu của giáo dục đại học là “đào tạo người học có phẩm chất chínhtrị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghềnghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc”
Cơ sở giáo dục đại học bao gồm các trường cao đẳng và các trường đại học.Trong đó, các trường đại học đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học và đào tạotrình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ khi được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép.Các cơ sở giáo dục đại học có thể được tổ chức theo nhiều loại hình khácnhau, bao gồm các trường công lập, trường dân lập và các trường tư thục Trườngcông lập “do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinhphí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên”
Như vậy, trường ĐHCL được hiểu là nơi đào tạo trình độ cao đẳng, trình độđại học và trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ khi được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đàotạo cho phép; do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và đảm bảokinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên
Các trường ĐHCL là một loại hình đơn vị sự nghiệp có thu, cung cấp dịch vụtrong lĩnh vực giáo dục đào tạo, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, mục tiêuchính của các trường ĐHCL là góp phần đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có chấtlượng cao cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước nói chung và phát
Trang 17triển ngành giáo dục đào tạo nói riêng Hoạt động của các trường ĐHCL tuân thủtheo các quy định đối với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo vềchuyên môn, nghiệp vụ, đồng thời, tuân thủ các quy định về quản lý tài chính đốivới các đơn vị sự nghiệp công lập.
** Khái niệm về đơn vị sự nghiệp có thu
Đơn vị sự nghiệp là những tổ chức được thành lập để thực hiện các hoạt động
sự nghiệp, không nằm trong những ngành sản xuất ra của cải vật chất những hoạtđộng này nhằm duy trì và đảm bảo sự hoạt động bình thường của xã hội, mang tínhchất phục vụ là chủ yếu, không vì mục tiêu lợi nhuận
Đơn vị sự nghiệp có thu là những đơn vị sự nghiệp do Nhà nước thành lậptrong quá trình hoạt động đã được Ngân sách Nhà nước cấp hoặc hỗ trợ kinh phí đểthực hiện chức năng nhiệm vụ được giao, nhưng vẫn có tổ chức sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ nhằm tận dụng cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật hiện có để tạothêm thu nhập, hỗ trợ đời sống cán bộ công chức viên chức và bổ xung kinh phíhoạt động thường xuyên
Theo Quyết định số 90/2007/QĐ-BTC ngày 26/10/2007 của Bộ Tài chính vềviệc ban hành “Quy định về mã số các đơn vị có quan hệ ngân sách” thì đơn vị dựtoán, đơn vị sử dụng NSNN được hiểu như sau:
- Đơn vị dự toán cấp I là đơn vị trực tiếp nhận dự toán NS hàng năm do Thủtướng Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân giao, thực hiện phân bổ, giao dự toán NScho các đơn vị cấp dưới trực thuộc
- Đơn vị dự toán cấp II là đơn vị cấp dưới đơn vị dự toán cấp I, được đơn vị dựtoán cấp I giao dự toán và phân bổ dự toán được giao cho đơn vị dự toán cấp III(trường hợp được ủy quyền của đơn vị dự toán cấp I)
- Đơn vị dự toán cấp III là đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách (đơn vị sử dụngNSNN), được đơn vị dự toán cấp I hoặc cấp II giao dự toán NS
- Đơn vị cấp dưới của đơn vị dự toán cấp III được nhận kinh phí để thực hiệnphần công việc cụ thể, khi chi tiêu phải thực hiện công tác kế toán và quyết toántheo quy định (đơn vị sử dụng NSNN)
Trang 18Về nhiệm vụ:
Về nhiệm vụ: Được quyền tự chủ, chịu trách nhiệm trong việc thực hiện cácnhiệm vụ mà nhà nước giao hoặc đặt hàng Đối với các hoạt động khác, còn cóquyền tự bổ sung những chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi được pháp luật quyđịnh, phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, khả năng của đơn vị
Về tổ chức bộ máy: Được phép thành lập mới hoặc sáp nhập hay giải thể các :
tổ chức sự nghiệp trực thuộc
Về biên chế: Đối với đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo chi phí hoạt động, :
được tự quyết định biên chế Các đơn vị sự nghiệp có thu còn lại, căn cứ chức năng,nhiệm vụ được giao, nhu cầu công việc thực tế, định mức chỉ tiêu biên chế và khảnăng tài chính của đơn vị xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm gửi cơ quan chủquản trực tiếp để tổng hợp, giải quyết theo thẩm quyền
Về tài chính: Đơn vị sự nghiệp có hoạt động dịch vụ không chỉ được vay vốn :
của các tổ chức tín dụng mà còn được phép huy động vốn của cán bộ công chứcviên chức trong đơn vị để đầu tư mở rộng, nâng cao chất lượng hoạt động sựnghiệp, tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tự chịutrách nhiệm trả nợ vay theo qui định của pháp luật
Về mức chi quản lý: Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp có thu được quyết định một :
số về mức chi quản lý như chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền qui định; được quyết định phương thức khoán chiphí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc
Về việc chi trả thu nhập:
Về việc chi trả thu nhập: Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp có thu được quyết định chi trả thu nhập cho người lao động trong đơn vị theo nguyên tắc cho người nào có
hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho công việc tăng thu tiết kiệm chi sẽ đượctrả nhiều hơn
Về thanh toán: : Được yêu cầu các chủ thể khác phải có những ứng xử nhất
định như yêu cầu Kho bạc nhà nước cấp phát, thanh toán đầy đủ, kịp thời khi đơn vị
đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện cấp phát, thanh toán theo quy định
Về lợi ích:
Về lợi ích: Được quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền bảo vệ lợi ích hợppháp của mình
Trang 19Về nghĩa vụ phải tiến hành các xử sự bắt buộc
Về nghĩa vụ phải tiến hành các xử sự bắt buộc: Xử sự bắt buộc có thể phải tiếnhành các hành động nhất định như phải thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nướckhi thực hiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ Phải lập dự toán thu chi ngân sách nhànước năm kế hoạch gửi cơ quan quản lý cấp trên; phải thực hiện chế độ công khaitài chính Nghĩa vụ pháp lý của đơn vị sự nghiệp có thu thường xuất hiện trên cơ sởquy phạm pháp luật bắt buộc và quy phạm pháp luật ngăn cấm
2.1.2 Đặc điểm hoạt động của các trường đại học công lập
2.1.2.1 Các trường đại học công lập là các đơn vị sự nghiệp có thu
Theo điều 9 của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 củaChính phủ “Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổchức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập” quy định:Căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp được phân loại để thực hiệnquyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính như sau:
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thườngxuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động);
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt độngthường xuyên, phần còn lại được NSNN cấp (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảmmột phần chi phí hoạt động);
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị không có nguồn thu, kinh phí hoạtđộng thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do NSNN bảo đảm toàn bộ kinh phíhoạt động (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động)Việc phân loại đơn vị sự nghiệp theo quy định trên được ổn định trong thờigian 3 năm Sau thời hạn 3 năm sẽ xem xét phân loại lại cho phù hợp
Trường đại học công lập là trường do NN thành lập và quản lý Kinh phí chocác hoạt động thường xuyên của trường đại học công lập chủ yếu do NSNN cấp,bên cạnh đó, trường có thêm kinh phí từ các nguồn thu khác được giữ lại chotrường theo quy định của NN Trường đại học chịu sự quản lý nhà nước về giáodục của Bộ Giáo dục và Đào tạo; chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của ủyban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường đặt trụ sở Cơ
Trang 20quan chủ quản phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện quản lý nhà nướcđối với các trường đại học trực thuộc theo quy định Các trường đại học công lập
là các đơn vị sự nghiệp có thu
2.1.2.2 Hoạt động của các trường đại học nhằm đào tạo con người
Theo “Điều lệ trường đại học” do Thủ tướng Chính phủ ban hành, trường đạihọc có những nhiệm vụ sau:
- Thứ nhất, Xác định tầm nhìn, xây dựng chiến lược và kế hoạch tổng thể pháttriển nhà trường qua từng giai đoạn, kế hoạch hoạt động hàng năm
- Thứ hai, Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mụctiêu, chương trình giáo dục; xác nhận hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền
- Thứ ba, Tuyển dụng, quản lý công chức, viên chức; xây dựng đội ngũ giảngviên của trường đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu
độ tuổi và giới, đạt chuẩn về trình độ được đào tạo; tham gia vào quá trình điều độngcủa cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với nhà giáo, cán bộ, nhân viên
- Thứ tư, Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài trong đội ngũ công chức, viên chức
và người học của trường
- Thứ năm, Tuyển sinh và quản lý người học
- Thứ sáu, Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của phápluật; sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất củanhà trường, mở rộng sản xuất, kinh doanh và chi cho các hoạt động giáo dục theoquy định của pháp luật
- Thứ bẩy, Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa;
- Thứ tám, Phối hợp với gia đình người học, các tổ chức, cá nhân trong hoạtđộng giáo dục và đào tạo
- Thứ chin, Tổ chức cho công chức, viên chức và người học tham gia các hoạtđộng xã hội phù hợp với ngành nghề đào tạo và nhu cầu của xã hội
- Thứ mười, Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượnggiáo dục của cơ quan có thẩm quyền; xây dựng và phát triển hệ thống đảm bảo chấtlượng của nhà trường; tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng và khôngngừng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường
Trang 21- Thứ mười một, Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ; ứng dụng, pháttriển và chuyển giao công nghệ; tham gia giải quyết những vấn đề về kinh tế - xãhội của địa phương và đất nước; thực hiện dịch vụ khoa học, sản xuất kinh doanhtheo quy định của pháp luật.
- Thứ mười hai, Liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục,thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, gắn đào tạovới sử dụng, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bổ sung nguồn tài chínhcho nhà trường
- Thứ mười ba, Xây dựng, quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu về đội ngũ côngchức, viên chức, các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ và hợp tác quốc tếcủa nhà trường, về quá trình học tập và phát triển sau tốt nghiệp của người học;tham gia dự báo nhu cầu nguồn nhân lực trong lĩnh vực đào tạo của trường
- Thứ mười bốn, Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao, chuyểnnhượng kết quả hoạt động khoa học và công nghệ, công bố kết quả hoạt động khoahọc và công nghệ; bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền và lợi ích hợp phápcủa cá nhân trong hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ của nhà trường
- Thứ mười lăm, Được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, giao hoặc cho thuê
cơ sở vật chất; được miễn, giảm thuế, vay tín dụng theo quy định của pháp luật;
- Thứ mười sáu, Chấp hành pháp luật về giáo dục; thực hiện xã hội hóa giáo dục
- Thứ mười bẩy, Giữ gìn, phát triển di sản và bản sắc văn hóa dân tộc
- Thứ mười tám, Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy địnhcủa pháp luật
Trước đây, quan hệ giữa các trường đại học rất hạn chế, các trường chỉ chútrọng đến việc điều hành các hoạt động thường nhật Ngày nay, các trường khôngcòn thu mình được nữa, không thể hoạt động độc lập mà đang chịu sự giám sát vàđánh giá của xã hội Sự đánh giá liên quan đến nhiều vấn đề như chất lượng độingũ, thành tích về đào tạo và NCKH, chất lượng sinh viên đầu ra Các tiêu chí nàykhông chỉ được đánh giá trong phạm vi nước ta mà còn được đánh giá ở tầm quốc
tế, khi mà ngày càng có nhiều công ty nước ngoài hoạt động tại Việt Nam Chất
Trang 22lượng đào tạo và uy tín của một trường đại học Việt Nam sẽ được nâng lên rất nhiềunếu sinh viên tốt nghiệp được các công ty nước ngoài, tập đoàn đa quốc gia đánhgiá cao và tuyển dụng vào làm việc.
Chính vì vậy lãnh đạo các trường đại học phải tự xem trường mình như lànhững doanh nghiệp thực thụ và phải thường xuyên điều chỉnh chiến lược phát triểntrong môi trường cạnh tranh hiện nay Các trường không đơn thuần chỉ mở cửa và đợisinh viên, mà phải đi tìm sinh viên, đặc biệt là sinh viên giỏi về trường Muốn đượcnhư vậy, trước hết các trường phải không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, duy trì
sự phát triển tốt và bền vững để nâng cao vị thế của mình trong và ngoài nước
2.1.2.3 Giáo dục – đào tạo theo nguyên tắc lý luận gắn liền với thực tiễn
Hoạt động giáo dục – đào tạo được thực hiện theo nguyên tắc học đi đôi vớihành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn với
2.2 Quản lý tài chính tại các trường đại học công lập Việt Nam
2.2.1 Khái niệm về tài chính và quản lý tài chính tại các trường đại học công lập Việt Nam
** Khái niệm về tài chính
Tài chính có thể được xem như là một khoa học và nghệ thuật về quản lý tiền.Tài chính có liên quan đến quy trình, thể chế, tình hình thị trường và các công cụchuyển đổi tiền giữa các cá nhân, doanh nghiệp và Chính phủ Mặc dù chỉ là mộtnhánh riêng biệt trong quan hệ phân phối xã hội, nhưng tài chính có tác động mạnh
và có mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế xã hội Những hiểu biết về tài chính sẽgiúp cho nhà quản lý ra quyết định tài chính đúng đắn, để ra được các thủ tục, quytrình và giải quyết vấn đề tài chính hiệu quả
Hiện nay, trong khi các trường đang đối mặt với bài toán khó về tài chính vìkhoản ngân sách có giới hạn, thì họ lại đang đối mặt với những thách thức khác lớnhơn bao giờ hết: nhận được nhiều sự mong đợi hơn từ sinh viên, phụ huynh, giảngviên… Tuy khoản ngân sách thì hạn hẹp nhưng đòi hỏi các trường phải đào tạo cho
Trang 23xã hội những sinh viên có chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu của tiến trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Theo PGS-TS Thái Bá Cần, Hiệu trưởng Trườngđại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh: “Đừng lầm tưởng đưa vào cáctiêu chí một cách chặt chẽ là chất lượng sẽ được nâng lên Xã hội giao trọng tráchnâng cao chất lượng cho các trường nhưng nguồn lực lại hữu hạn và bị chặn”.
Tài chính trong các trường đại học phản ánh các khoản thu, chi bằng tiền củacác quỹ tiền tệ trong các trường đại học Thể hiện dưới hình thái vật chất của cácquỹ bằng tiền này như: chất xám nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, máy móc thiết bị,vốn bằng tiền khác…
Về bản chất, tài chính các trường đại học công lập Việt Nam là những mốiquan hệ tài chính biểu hiện dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình hìnhthành và sử dụng các quỹ bằng tiền của các trường đại học nhằm phục vụ sự nghiệpđào tạo nguồn nhân lực cho đất nước Các quan hệ tài chính đó là:
- Quan hệ tài chính giữa trường với NSNN
NSNN cấp kinh phí chi thường xuyên, chương trình mục tiêu, khoa học côngnghệ… cho các trường Các trường phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với NN:nộp thuế…(nếu có) theo luật định
- Quan hệ tài chính giữa trường với xã hội
Xét quan hệ tài chính giữa nhà trường với xã hội, mà cụ thể là người học, đượcthể hiện thông qua các khoản tiền học phí, lệ phí tuyển sinh, lệ phí thi, và một sốcác loại phí, lệ phí khác để góp phần đảm bảo cho các hoạt động giáo dục Chínhphủ có quy định khung học phí, cơ chế thu và sử dụng học phí đối với tất cả các loạihình trường, cơ sở giáo dục khác theo nguyên tắc không bình quân, thực hiện miễngiảm cho các đối tượng được hưởng chính sách xã hội và người nghèo
Trường còn cung cấp các dịch vụ tư vấn, chuyển giao kỹ thuật và công nghệ,thực hiện các hợp đồng nghiên cứu khoa học với bên ngoài Do vậy cũng phát sinhcác quan hệ tài chính hình thành nguồn thu tiền tệ cho các quỹ của trường
- Quan hệ tài chính trong nội bộ nhà trường
Quan hệ tài chính trong nội bộ trường gồm các quan hệ kinh tế giữa các khoa,
Trang 24phòng ban chức năng và giữa các cán bộ công chức, viên chức trong trường thôngqua quan hệ tạm ứng, thanh toán, phân phối thu nhập như: Tiền lương, thưởng, thùlao nghiên cứu khoa học, tiền giờ giảng…
Nhìn chung các quan hệ tài chính trên phản ánh rõ các trường đại học công lập
là các đơn vị cơ sở độc lập và hoạt động không tách rời với hệ thống kinh tế - chínhtrị - xã hội của đất nước Việc quản lý hiệu quả các hoạt động của các trường, màđặc biệt về mặt tài chính là hết sức quan trọng và cần thiết để sự nghiệp giáo dụcđào tạo của nhà trường được tiến hành thường xuyên và hiệu quả, đi đúng địnhhướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo của đất nước
** Khái niệm quản lý tài chính các trường đại học công lập Việt Nam
Khái niệm quản lý tài chính nói chung là việc lựa chọn, đưa ra các quyết địnhtài chính và tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt độngtài chính của đơn vị Khi bàn về vấn đề tài chính trong giáo dục, cần phải nhận thứcrằng nhiệm vụ chủ đạo của các trường là nhằm thu lại những giá trị phi tài chính,những giá trị về trí tuệ và sự đóng góp vô hình vào sự phát triển của xã hội chứkhông phải đơn thuần là doanh thu Theo Brancato (1995), giá trị tài chính tronggiáo dục đại học được nhìn nhận dưới các góc độ: quy mô đào tạo, sự hài lòng củasinh viên, phụ huynh đối với nhà trường, sự tận tụy của giảng viên đối với nhàtrường, khả năng thích ứng với tình hình mới và sang tạo của giảng viên, số lượngbài báo và công trình NCKH, chuyển giao công nghệ, các mối quan hệ hợp tác giữanhà trường với các trường đại học trong và ngoài nước, với các tổ chức quốc tế vàđặc biệt là uy tín và hình ảnh của trường đối với các doanh nghiệp
Do giáo dục nhằm để phát triển con người và đó là một trong những công cụ
để trang bị, truyền bá và phổ biến tri thức, qua đó hình thành nên những tư tưởngtiến bộ, có thể vượt trước thực trạng kinh tế - xã hội, nên quản lý tài chính tại các cơ
sở đào tạo, đặc biệt hệ thống đào tạo công lập, nhằm sử dụng có hiệu quả, đúngđịnh hướng phần kinh phí ngân sách giáo dục được giao và các nguồn thu khác theoquy định của pháp luật
Tài chính nói chung là sự vận động của vốn tiền tệ trong quá trình hình thành
Trang 25và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể trong xã hội nhằm đạt tới những mục tiêunhất định Tài chính trong trường đại học là sự vận động của đồng tiền nhằm đạt tớicác mục tiêu đào tạo con người có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụnhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độđào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Do đó, quản lýtài chính tại các trường đại học là sự tác động có mục đích thông qua các cách thức,công cụ và phương pháp nhất định đối với sự vận động của đồng tiền (bao gồm cảquá trình thu và chi) nhằm đạt được những mục tiêu của giáo dục đại học và đượcthực hiện thông qua quá trình lập, chấp hành và quyết toán thu, chi tài chính củatrường đại học.
Quản lý tài chính tại các trường đại học nói chung và các trường ĐHCL nóiriêng, tuân thủ một hệ thống các nguyên tắc, quy định, quy chế, chế độ của nhànước được thể hiện trong các văn bản pháp luật như: luật, pháp lệnh, nghị định,thông tư… Ngoài ra, còn được thể hiện trong các quy định, quy chế của trường đạihọc trên cơ sở các quy định của nhà nước
Như vậy, các trường đại học nói chung và các trường ĐHCL nói riêng đềutuân thủ theo một cơ chế quản lý tài chính nhất định Đó là việc sử dụng một hệthống các phương pháp, công cụ và hình thức để quản lý hoạt động tài chính củatrường trong những điều kiện cụ thể nhằm thực hiện các mục tiêu trong chiến lượcđào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế,
xã hội Một cơ chế quản lý tài chính phù hợp có vai trò quan trọng đối với cả các cơquan quản lý và bản thân các trường đại học Đối với cơ quan quản lý, cơ chế quản
lý tài chính phù hợp sẽ giúp huy động các nguồn lực tài chính trong xã hội để đầu tưphát triển giáo dục, trong đó có giáo dục đại học Đối với các trường đại học, một
cơ chế quản lý tài chính thích hợp sẽ giúp cho các trường có thể thu hút nguồn vốn
cả trong và ngoài NSNN để đa dạng hoá các loại hình đào tạo, nâng cao hiệu quả sửdụng các nguồn lực tài chính của trường Đồng thời, cơ chế quản lý tài chính phùhợp còn giúp các trường nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc huyđộng, quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính, từ đó, thúc đẩy sử dụng nguồn tài
Trang 26chính một cách tiết kiệm, lành mạnh và có hiệu quả cao.
Để đạt được những mục tiêu đã đề ra và vận dụng cơ chế tài chính đã đượchoạch định một cách hiệu quả nhất, công tác quản lý tài chính tại các trường ĐHCLcần phải thực hiện tốt ở cả ba khâu: Lập dự toán thu, chi ngân sách trong phạm viđược cấp có thẩm quyền giao hằng năm (lập kế hoạch tài chính); Chấp hành dự toánthu, chi tài chính; và quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước
2.2.2 Nội dung quản lý tài chính các trường đại học công lập Việt Nam 2.2.2.1 Quản lý các nguồn lực tài chính
Nguồn lực tài chính của các trường đại học công lập Việt Nam bao gồm chủyếu bốn nguồn sau:
* Kinh phí do NSNN cấp
- Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụđối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động (sau khi cân đối nguồn thu sựnghiệp); được cơ quan quản l cấp trên trực tiếp giao, trong phạm vi dự toán đượccấp có thẩm quyền giao;
- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đối với đơn vịkhông phải là tổ chức khoa học và công nghệ);
- Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức;
- Kinh phí thực hiện các chương tr.nh mục tiêu quốc gia;
- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặthàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát, nhiệm vụ khác);
- Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;
- Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nướcquy định (nếu có);
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớntài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyềnphê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm;
- Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp cóthẩm quyền phê duyệt;
* Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp
Trang 27- Phần được để lại từ số thu học phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theoquy định của pháp luật;
- Thu từ hoạt động dịch vụ;
- Thu từ hoạt động sự nghiệp khác (nếu có);
- Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng
* Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật
* Các quỹ tài chính trong đơn vị
- Hàng năm, căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính, sau khi trang trải các khoản chi phí và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước Chênh lệch thu, chi trong năm được xác định như sau:
+ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp
+ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: Trích tối thiểu 25% số chênh lệch thu lớnhơn chi dùng để đầu tư, phát triển nâng cao hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu
tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, chi ápdụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, trợ giúp thêm đào tạo, huấn luyện nângcao tay nghề năng lực công tác cho cán bộ công chức viên chức đơn vị.; được sửdụng góp vốn liên doanh liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để tổ
Trang 28chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và khả năngcủa đơn vị theo qui định của pháp luật
+ Thu nhập tăng thêm cho người lao động: Sau khi đã thực hiện trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, đối với đơn vị tự đảm bảo chi phí hoạt động được quyết định trả thu nhập tăng thêm cho người lao động theo quy chế chi tiêu nội bộ, đối với đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thì căn cứ vào quỹ tiền lương thực tế của đơn vị, việc trả lương cho từng người có hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi với hệ số điều chỉnh tăng thêm cho cá nhân không quá 3 lần tiền lương cấp bậc, chức
vụ trong năm do nhà nước quy định được xác định như sau:
)x
Hệ số lương cấp bậc
và hệ số phụ cấplương của cá nhân+ Việc chi trả thu nhập tăng thêm cho từng lao động trong đơn vị chỉ áp dụngđối với lao động trong biên chế và lao động hợp đồng từ 1 năm trở lên, không ápdụng với đối tượng lao động hợp đồng theo vụ việc
+ Căn cứ kết quả hoạt động tài chính quý, năm của đơn vị, nhằm động viên kịpthời người lao động phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, Thủ trưởng đơn vị sựnghiệp có thể tạm chi trước thu nhập tăng thêm cho người lao động trong đơn vị.Mức tạm chi trước thu nhập tăng thêm hàng quý tối đa không quá 40% số chênhlệch thu lớn hơn chi đơn vị xác định được theo quý
+ Sau khi quyết toán năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt và xác định đượcchính xác số chênh lệch thu lớn hơn chi, thủ trưởng đơn vị thực hiện chi trả tiếp thunhập tăng thêm theo chế độ quy định cho người lao động theo quy chế chi tiêu nộicủa đơn vị Trường hợp đơn vị đã tạm chi vượt quá số chênh lệch thu lớn hơn chidành để chi thu nhập tăng thêm theo quy chế chi tiêu nội bộ; số chi vượt phải trừvào số chi thu nhập tăng thêm của năm sau
+ Quỹ dự phòng ổn định thu nhập
+ Quỹ dự phòng ổn định thu nhập: Dùng để đảm bảo thu nhập cho người lao
Trang 29động trong trường hợp nguồn thu bị giảm sút.
+ Quỹ khen thưởng:
+ Quỹ khen thưởng: Dùng để khen thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể cánhân trong và ngoài đơn vị theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vào hoạtđộng của đơn vị
+ Quỹ phúc lợi:
+ Quỹ phúc lợi: Dùng để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi, chi chohoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị; trợ cấp khó khăn độtxuất cho người lao động, kể cả những trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; Chi thêmcho cán bộ công chức viên chức trong biên chế thực hiện tinh giản biên chế
- Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi trong năm bằng hoặc nhỏ hơn mộtlần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm, đơn vị được sử dụng để trả thu nhậptăng thêm cho người lao động, trích 4 quỹ: Quỹ dự phòng ổn định thu nhập, Quỹkhen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, trong đó, đối với 2Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương,tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm do Thủ trưởng đơn
vị sự nghiệp quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị
2.2.2.2 Quản lý sử dụng các nguồn lực tài chính
Nội dung quản lý sử dụng nguồn lực tài chính gồm: Quản lý chi phí hoạt độngthường xuyên; quản lý chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học; quản lý chi đầu
tư phát triển; chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất và chi khác (nếu có)…
Quản lý chi hoạt động thường xuyên
Kinh phí cho chi hoạt động thường xuyên của các trường đại học công lập lấy
từ nguồn ngân sách nhà nước cấp đối với các khoản chi theo chức năng, nhiệm vụđược cấp có thẩm quyền giao và một phần được lấy từ nguồn thu sự nghiệp khácđối với các khoản chi cho các hoạt động sự nghiệp có thu Bao gồm: các khoản chicho người lao động, chi phí quản lý hành chính, chi hoạt động nghiệp vụ, chi hoạtđộng tổ chức thu phí, lệ phí, chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ, chi mua sắmtài sản, chi khác…
- Chi chi người lao động
Trang 30Quản lý chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học
Tùy kế hoạch nghiên cứu khoa học của từng trường mà có nguồn kinh phíngân sách nhà nước cấp ứng với mỗi loại cấp độ đề tài đó, gồm các đề tài khoa họccấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Trường Với các đề tài nghieenn cứu khoa học cấp Nhànước và cấp Bộ đòi hỏi tính ứng dụng vào thực tiễn cao, các đề tài nghiên cứu khoahọc cấp Trường nhằm nghiên cứu phục vụ giảng dạy và học tập
Ngoài ra, kinh phí ngân sách nhà nước còn cấp cho các trường để thực hiệncác chương trình mục tiêu quốc gia; chi thực hiện nhiệm vụ đặt hàng của Nhà nước,như: điều tra, quy hoạch, khảo sát…; chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có vốnnước ngoài theo quy định
Chi đầu tư phát triển
Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao
có thẩm quyền quy định, căn cứ vào nhiệm vụ được giao của đơn vị năm kế hoạch.Việc lập dự toán có thể đươc thực hiện theo một trong hai phương pháp: phươngpháp lập dự toán dựa trên cơ sở quá khứ, dựa vào kết quả hoạt động thực tế của nămtrước liền kề, có điều chỉnh theo tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ lạm phát dự kiến và
Trang 31phương pháp lập dự toán dựa trên cơ sở nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động trong năm kếhoạch Đối với các trường ĐHCL, dự toán chi có thể được xác định dựa trên cơ sởphân chia các nhóm mục chi (chi cho con người hay chi thanh toán cho cá nhân; chinghiệp vụ chuyên môn; chi cho mua sắm, sửa chữa tài sản; và các khoản chi khác)
và tiến hành tính toán số chi thường xuyên cho từng nhóm mục chi cụ thể dựa trênnhiệm vụ được giao và mức chi cho từng nhiệm vụ
Hiện nay, dự toán của các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và các trườngĐHCL nói riêng được lập ở cả năm đầu thời kỳ ổn định phân loại sự nghiệp và 2năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định
a Lập dự toán năm đầu thời kỳ ổn định phân loại đơn vị sự nghiệp
Đơn vị lập dự toán thu, chi năm kế hoạch căn cứ vào chức năng, nhiệm vụđược cấp có thẩm quyền giao, nhiệm vụ năm kế hoạch, chế độ chi tiêu tài chínhhiện hành, kết quả hoạt động sự nghiệp và tình hình thu chi tài chính của năm trướcliền kề (có loại trừ các yếu tố đột xuất, không thường xuyên) Đồng thời, xác địnhloại đơn vị sự nghiệp theo quy định và số kinh phí đề nghị NSNN đảm bảo nhằmbảo đảm hoạt động thường xuyên (nếu là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chiphí hoạt động)
Đối với dự toán thu: Đơn vị căn cứ vào đối tượng thu, mức thu và tỷ lệ được để lạichi theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập dự toán các khoản thu phí, lệphí; căn cứ vào kế hoạch hoạt động dịch vụ và mức thu do đơn vị quyết định hoặc theohợp đồng đơn vị đã ký kết để lập dự toán thu đối với các khoản thu sự nghiệp
Đối với dự toán chi thường xuyên: Các trường ĐHCL thực hiện lập dự toánchi tiết cho từng loại nhiệm vụ theo quy định, như: chi thường xuyên thực hiệnchức năng, nhiệm vụ nhà nước giao; chi phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí; chihoạt động dịch vụ Việc lập dự toán các khoản chi thường xuyên phải căn cứ vàonhiệm vụ được giao năm kế hoạch, các chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi ngân sách
do Nhà nước quy định, quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và phải tính đến kết quảphân tích, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ các năm trước, đặc biệt là năm báocáo để xây dựng được dự toán chi phù hợp với thực tiễn của đơn vị
Đối với dự toán các khoản chi không thường xuyên: đơn vị lập dự toán của
Trang 32từng nhiệm vụ chi theo quy định
Dự toán thu, chi của đơn vị phải có thuyết minh cơ sở tính toán, chi tiết theotừng nội dung thu, chi gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để xem xét tổng hợpgửi Bộ, ngành chủ quản (đối với các trường ĐHCL trực thuộc Bộ, ngành trungương), gửi cơ quan chủ quản địa phương (đối với các trường ĐHCL địa phương)theo quy định của pháp luật
b Lập dự toán 2 năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định
Đối với dự toán thu, chi hoạt động thường xuyên: Các trường căn cứ vào quyđịnh của nhà nước để lập dự toán thu, chi hoạt động thường xuyên của năm kếhoạch Trong đó: kinh phí NSNN đảm bảo hoạt động thường xuyên (đối với cáctrường tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, các trường do NSNN đảm bảo toàn
bộ kinh phí hoạt động) theo mức kinh phí NSNN đảm bảo hoạt động năm trước liền
kề, cộng (+) hoặc trừ (-) kinh phí của nhiệm vụ tăng hoặc giảm của năm kế hoạch
do cơ quan có thẩm quyền quyết định
Đối với dự toán chi không thường xuyên: đơn vị lập dự toán của từng nhiệm
vụ theo quy định hiện hành
Dự toán thu, chi của các trường gửi cơ quan quản lý cấp trên để xem xét, tổnghợp gửi Bộ, ngành chủ quản (đối với các trường ĐHCL trực thuộc Bộ, ngành trungương), gửi cơ quan chủ quản địa phương (đối với các trường ĐHCL địa phương)theo quy định
2.2.2.3.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính
Tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính (chấp hành dự toán) là quá trình vậndụng tổng hợp các biện pháp kinh tế tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêuthu, chi tài chính trong dự toán của đơn vị thành hiện thực Các đơn vị căn cứ vào
dự toán được giao, triển khai thực hiện, đưa ra các biện pháp cần thiết để đảm bảohoàn thành tốt nhiệm vụ thu, chi được giao; đồng thời có kế hoạch sử dụng kinh phíngân sách theo đúng mục đích, chế độ, tiết kiệm và có hiệu quả
Sau khi được Bộ chủ quản (đối với các trường ĐHCL trực thuộc Bộ, ngànhtrung ương), cơ quan chủ quản địa phương (đối với các trường ĐHCL địa phương)
Trang 33giao dự toán thu, chi hoạt động thường xuyên và dự toán các khoản chi khôngthường xuyên, các trường triển khai thực hiện kế hoạch tài chính của đơn vị mình.
a Thực hiện dự toán thu
Trong quá trình tổ chức thực hiện dự toán các khoản thu từ hoạt động sựnghiệp, đặc biệt là các khoản thu học phí, lệ phí, các trường ĐHCL phải đảm bảothực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan nhà nước cóthẩm quyền quy định
Các trường ĐHCL căn cứ vào khung mức thu do cơ quan nhà nước có thẩmquyền quy định, đồng thời căn cứ vào nhu cầu chi phục vụ cho hoạt động, khả năngđóng góp của xã hội để xác định mức thu cụ thể phù hợp với từng loại hoạt động,từng đối tượng, nhưng không được vượt quá khung mức thu do cơ quan có thẩmquyền quy định
Đối với các khoản thu về hàng hoá, dịch vụ do cơ quan nhà nước đặt hàng thìmức thu được xác định theo đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.Trường hợp các sản phẩm chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy địnhgiá, thì mức thu được xác định trên cơ sở dự toán chi được cơ quan tài chính cùngcấp chấp thuận thẩm định
Đối với các hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong vàngoài nước, các hoạt động liên doanh, liên kết, đơn vị được quyết định các khoảnthu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí và có tích luỹ
b Thực hiện dự toán chi
Đối với các khoản chi thường xuyên được cấp có thẩm quyền giao, đơn vịđược điều chỉnh nội dung chi cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị; đồngthời gửi cơ quan cấp trên và Kho bạc nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch đểtheo dõi quản lý, thanh toán và quyết toán
Trong quá trình chấp hành dự toán chi thường xuyên, các trường ĐHCL cầncăn cứ vào định mức chi của từng chỉ tiêu đã được duyệt trong dự toán; khả năngnguồn kinh phí có thể dành cho nhu cầu chi thường xuyên trong mỗi kỳ báo cáo;đồng thời, dựa vào các chính sách, chế độ chi NSNN hiện hành và quy chế chi tiêu
Trang 34nội bộ của đơn vị
Cuối năm ngân sách, dự toán chi thường xuyên và các khoản thu sự nghiệpchưa sử dụng hết đơn vị được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng
Đối với các khoản chi không thường xuyên: việc điều chỉnh nội dung chi,nhóm mục chi; kinh phí cuối năm chưa sử dụng, hoặc sử dụng không hết thực hiệntheo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.Trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính tại đơn vị, để chủ động
sử dụng kinh phí hoạt động thường xuyên được giao đúng mục đích, tiết kiệm và cóhiệu quả, các trường ĐHCL thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cótrách nhiệm xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ làm căn cứ để cán bộ, viên chức thựchiện và KBNN thực hiện kiểm soát chi Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chiphí hoạt động và đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động đượcquyết định mức chi quản lý và chi nghiệp vụ cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơquan nhà nước có thẩm quyền quy định Đối với các đơn vị sự nghiệp do NSNNđảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động, Thủ trưởng đơn vị được quyết định mức chinhưng không vượt quá mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.Bên cạnh đó, có một số tiêu chuẩn, định mức và mức chi đơn vị sự nghiệpphải thực hiện đúng các quy định của nhà nước như: tiêu chuẩn, định mức sử dụng
xe ô tô; tiêu chuẩn, định mức về nhà làm việc; tiêu chuẩn, định mức trang bị điệnthoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động; chế độ công tác phí nước ngoài;chế độ tiếp khách nước ngoài và hội thảo quốc tế ở Việt Nam; chế độ quản lý, sửdụng kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia; chế độ sử dụng kinh phí thựchiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; chế độ chính sách thực hiệntinh giản biên chế (nếu có); chế độ quản lý, sử dụng vốn đối ứng dự án, vốn viện trợthuộc nguồn vốn NSNN; chế độ quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinhphí mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự ánđược cấp có thẩm quyền phê duyệt
Đồng thời, căn cứ vào tính chất công việc, khối lượng sử dụng, tình tình thực
Trang 35hiện năm trước, thủ trưởng đơn vị quyết định phương thức khoán chi phí cho từng
cá nhân, bộ phận, đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc sử dụng Phần kinh phí tiếtkiệm được đơn vị được xác định chênh lệch thu, chi và được phân phối, sử dụngtheo chế độ quy định
Trong quá trình tổ chức thực hiện các nội dung chi tài chính tại đơn vị, cáctrường ĐHCL cần quán triệt các nguyên tắc:
Thứ nhất, nguyên tắc quản lý theo dự toán Theo đó, mọi nhu cầu chi thườngxuyên dự kiến năm kế hoạch phải xác định trong dự toán Đơn vị phải căn cứ vào
dự toán kinh phí đã được duyệt để phân bổ và sử dụng các khoản, mục chi và phảihạch toán theo đúng mục lục NSNN đã quy định Định kỳ, theo chế độ quyết toánkinh phí đã quy định, đơn vị khi phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kỳ báo cáophải lấy dự toán làm căn cứ đối chiếu
Thứ hai, nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả Đây là một trong những nguyên tắcquan trọng hàng đầu của quản lý kinh tế, tài chính Nguyên tắc này chỉ được đảmbảo khi đơn vị xây dựng được định mức, tiêu chuẩn chi tiêu phù hợp với từng đốitượng hay tính chất công việc và có tính thực tiễn; thiết lập được các hình thức cấpphát đa dạng và lựa chọn hình thức cấp phát phù hợp cho mỗi đơn vị, mỗi nhómmục chi; lựa chọn thứ tự ưu tiên cho các loại hoạt động để sao cho với nguồn lực tàichính có hạn mà vẫn đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao
Thứ ba, nguyên tắc chi trực tiếp qua KBNN Thực hiện nguyên tắc này đơn vị
sử dụng NSNN uỷ quyền cho KBNN trích tiền từ tài khoản của mình để chuyển trảvào tài khoản cho người được hưởng Để thực hiện nguyên tắc này, tất cả các khoảnchi NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ trong quá trình cấpphát, thanh toán Các khoản chi phải có trong dự toán NSNN được duyệt; đúng tiêuchuẩn, định mức, quy định của quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và được thủtrưởng đơn vị sử dụng NSNN chuẩn chi Mặt khác, đơn vị sử dụng NSNN phải mởitài khoản tại KBNN, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan Tài chính và KBNNtrong quá trình lập dự toán, phân bổ dự toán, cấp phát, thanh toán, hạch toán vàquyết toán NSNN
Trang 362.2.2.3.3 Thanh tra, kiểm tra công tác quản lý tài chính
Sau mỗi quý, năm ngân sách, đơn vị lập báo cáo kế toán quý, quyết toán nămgửi cơ quan quản lý cấp trên theo quy định Quyết toán thu, chi tài chính là quátrình kiểm tra, tổng hợp số liệu về tình hình chấp hành dự toán trong kỳ báo cáo và
là cơ sở để phân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự toán để từ đó rút ra bài họckinh nghiệm cho các kỳ tiếp theo
Trong quá trình thực hiện chu trình quản lý ngân sách tại đơn vị, việc kiểm trakiểm soát cần được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục trong suốt chu trìnhngân sách Kiểm soát chi của các đơn vị sự nghiệp nói chung và các trường ĐHCLnói riêng được KBNN thực hiện theo quy định hiện hành Nội dung kiểm soát chiđối với các đơn vị sự nghiệp có thu nói chung của KBNN bao gồm kiểm soát tiềnlương, tiền công; kiểm soát thu nhập tăng thêm; kiểm soát các khoản chi quản lý,chi hoạt động nghiệp vụ; kiểm soát chi mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện,vật tư; các khoản chi phục vụ công tác thu phí, lệ phí và các khoản chi khác Việckiểm soát được thực hiện theo quy định của nhà nước về kiểm soát chi đối với cácđơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổchức bộ máy, biên chế và tài chính; đồng thời dựa trên các chế độ chi tiêu hiện hành
do cơ quan có thẩm quyền ban hành
Cùng với sự kiểm soát của KBNN, trong quá trình thực hiện quyền tự chủ, tựchịu trách nhiệm về tài chính, các trường có trách nhiệm tự kiểm tra tình hình thựchiện các nhiệm vụ thu, chi ngân sách của mình
Đồng thời, các cơ quan chủ quản và cơ quan nhà nước có liên quan thực hiệnviệc kiểm tra, thanh tra các hoạt động thu, chi của các trường theo quy định
Công tác quyết toán, kiểm toán các khoản chi thường xuyên phải đảm bảo cácyêu cầu: Phải lập đầy đủ các loại báo cáo tài chính và gửi kịp thời các loại báo cáo
đó cho các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt theo đúng chế độ quy định; Số liệutrong các báo cáo phải đảm bảo tính chính xác, trung thực Nội dung các báo cáo tàichính phải theo đúng các nội dung ghi trong dự toán được duyệt và theo đúng mục
Trang 37lục NSNN đã quy định; Báo cáo quyết toán năm của đơn vị dự toán phải có xácnhận của Kho bạc nhà nước đồng cấp; Thủ trưởng các đơn vị dự toán cấp trên cótrách nhiệm kiểm tra và duyệt quyết toán thu, chi ngân sách của các đơn vị trựcthuộc, chịu trách nhiệm theo dõi các khoản chi thường xuyên của NSNN.
2.3 Các yếu tố tác động đến quản lý tài chính tại các trường đại học
công lập Việt Nam.
2.3.1 Công tác huy động nguồn thu của đơn vị
Mục đích hoạt động của các trường đại học công lập được xác định khác nhautùy từng xã hội ở mỗi thời kỳ và lĩnh vực đào tạo…Tuy nhiên mục đích chủ yếunhằm truyền đạt kiến thức, kỹ năng, huấn luyện tư duy và hướng giải quyết vấn đề,đồng thời bồi dưỡng nhân cách và thể lực… cho sinh viên Ngoài ra, còn nhằm mụcđích nghiên cứu, thường gồm việc phát triển những lý luận và kỹ thuật, ứng dụngkhoa học vào thực tiễn, chuyển giao công nghệ…
Do đó, mục đích quản lý tài chính của các trường đại học công lập có đặcđiểm chính là không nhằm vào lợi nhuận, mà để phục vụ lợi ích cộng đồng và xãhội, đây là điểm tạo ra sự khác biệt đáng kể giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp
2.3.2 Chính sách của nhà nước
Mọi hoạt động tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu đều phải tuân theo Luậtngân sách nhà nước, luật kế toán, các văn bản hướng dẫn của nhà nước có liênquan Để từ đó có thể quản lý, sử dụng nguồn thu một cách chặt chẽ và hiệu quả,đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao và thực hiện tốtvai trò của các đơn vị sự nghiệp có thu đối với đời sống xã hội
Với đặc điểm cơ bản như trên thì chế độ tài chính áp dụng đối với đơn vị sựnghiệp là các văn bản pháp quy dưới hình thức luật, nghị định, thông tư do nhànước ban hành quy định về quản lý nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp, cácnguồn thu được tạo ra trong quá trình hoạt động sự nghiệp
Trang 382.3.3 Công tác tổ chức quản lý của đơn vị
Do đặc điểm hoạt động đào tạo đòi hỏi chuyên môn rất cao nên sự phân quyềntrong các trường đại học thường lớn hơn nhiều so với doanh nghiệp và trong nhiềutrường hợp, sự chồng chéo về quyền lực và ảnh hưởng đó làm cho cơ cấu tổ chứctrong trường không hình thành những tuyến rõ ràng Cơ cấu tổ chức của các trườnghọc không có dạng hình chóp thông thường Trái lại, đó là một sự đan xen phức tạpcủa trách nhiệm và một sự phát triển không ngừng những trung tâm ra quyết định
2.4 Kinh nghiệm quản lý tài chính các trường đại học công lập Việt Nam 2.4.1 Nguồn tài chính cho giáo dục đại học
Tại các nước có nền kinh tế phát triển cao nhất thế giới, giáo dục đào tạo gầnnhư được Nhà nước bao cấp hoàn toàn qua ngân sách nhà nước Bởi chỉ có Nhànước mới có thẩm quyền, uy tín, tài lực đảm đương tính công bằng dân chủ củaquốc sách giáo dục: ai cũng có thể đi học, đạt trình độ nếu có năng khiếu Ví dụ ở
Bỉ, ngân sách nhà nước cấp 75%, phần thu học phí từ sinh viên chỉ chiếm 4%, phầncòn lại là từ hợp đồng dịch vụ, dự án nghiên cứu công nghệ… Ở Mỹ, nguồn thu lớncủa các trường đại học công lập là tài trợ lấy từ nguồn thuế của bang chiếm 25%đến 40%, nguồn thu học phí của sinh viên chiếm khoảng 20%, thu từ hoạt độngdịch vụ chiếm hơn 20%, và còn lại từ nguồn khác Ở Đức, ngân sách nhà nước cấpgần như toàn bộ kinh phí cho các trường đại học công lập hoạt động, sinh viên theohọc không phải đóng học phí Tại nước Nga, chủ trương quan trọng là tăng cườngđồng thời nguồn ngân sách nhà nước (nguồn chủ yếu) kết hợp với huy động, thu hútnguồn đóng góp bổ sung thường xuyên ngoài ngân sách về tài chính – vật tư của xãhội, gia đình, cộng đồng địa phương, xí nghiệp
2.4.2 Cơ chế quản lý tài chính các trường đại học
Tại nước Mỹ, từ năm 1994 Ủy ban chuẩn mực kế toán đã đưa ra các chuẩnmực về kế toán chi phí áp dụng cho các cơ sở đào tạo có nhận một mức tài trợ nhấtđịnh từ Chính phủ liên bang Các chuẩn mực này nhằm bảo đảm các cơ sở đào tạo
đó thực hiện một cách nhất quán các thủ tục và chính sách về kế toán chi phí đồngthời tuân thủ các quy định liên quan của Chính phủ
Trang 39Tại nước Anh, Ủy ban bảo trợ đại học (UGC) giữ vai trò phân bổ ngân sáchgiáo dục cho các trường đại học Để thực hiện vai trò này, ngoài việc dựa vào các
dữ liệu thống kê (số lượng sinh viên, giảng viên…), UGC còn phân tích chi phí vàthu nhập của các trường đại học dựa vào các chỉ tiêu kết quả hoạt động (thị phầnđào tạo, tỷ lễ tốt nghiệp…)
2.4.3 Các bài học kinh nghiệm
Ở các nước có nền kinh tế phát triển, nhận thức được sự phát triển giáo dụcgắn mật thiết hữu cơ với sự phát triển khoa học, và cùng với khoa học, giáo dụcngày càng trở thành động lực của tăng trưởng kinh tế, nâng cao tính hiệu quả vànăng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc dân, là một trong những nhân tố quantrọng nhất đảm bảo an ninh và sự hùng cường quốc gia, cũng như sự an toàn củamỗi công dân… Sự đổi mới giáo dục giữ vai trò then chốt trong sự bảo tồn của dântộc, nguồn gen của chúng, đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội có mức sốngcao Do vậy, các nước này duy trì ổn định và không ngừng huy động thêm nguồnđầu tư cho hoạt động giáo dục các trường đại học công lập, trong đó nguồn kinh phí
từ tài trợ của ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ lực, bên cạnh các nguồn thu khác.Tuy nhiên, các nước cũng đã có các biện pháp, chính sách quản lý tài chínhhữu hiệu, bảo đảm hoạt động giáo dục đào tạo của các trường đại học công lập cónhận tài trợ từ Chính phủ đi đúng định hướng đề ra, đáp ứng được đòi hỏi của xãhội đối với giáo dục và thậm chí đi trước xu thế phát triển của thế giới
Trang 40Chương 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
3.1 Khái quát về trường Đại học Y tế công cộng
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Trường Đại học Y tế công cộng
Để giúp cho chuyên ngành y tế công cộng ngày càng phát triển, tạo bước tiếnmới cho y tế Việt Nam, góp phần tích cực vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sứckhoẻ nhân dân trong thời kỳ mới; ngày 26 tháng 4 năm 2001 Thủ tướng chính phủ
đã ra quyết định số 65/2001/QĐ-TTg thành lập trường Đại học Y tế công cộng
Lịch sử hình thành và hoạt động của Trường
Năm 1990, Khoa Y tế công cộng đầu tiên được thành lập với sự tham gia của
3 đơn vị: Trường Cán bộ quản lý y tế, Bộ môn Vệ sinh dịch tễ Trường Đại học Y
Hà Nội và Trung tâm Nhân lực y tế (tiền thân của Viện Chiến lược và chính sách y
tế sau này) Trụ sở Khoa đóng tại Trường cán bộ quản lý y tế
Cũng trong năm 1990, trường đã gia nhập Hiệp hội các trường đại học Y tếcông cộng Châu Á Thái Bình Dương (APACPH) với đủ tiêu chuẩn của một trườngđại học y tế công cộng
Đặc biệt từ năm 1995, trước nhu cầu thực tiễn đòi hỏi cấp bách của việc phảixây dựng một cơ sở đào tạo y tế công cộng thực sự có hiệu quả, Bộ Y tế đã quyếtđịnh tập trung tăng cường phát triển năng lực của nhà trường, đặc biệt là phát triểnnhân lực Bộ đã bổ sung nhân lực cho đội ngũ lãnh đạo của Nhà trường Từ đó,những cán bộ trẻ đã được tuyển chọn, gửi đi đào tạo cơ bản theo những chươngtrình tài trợ của Quỹ Rockefeller (RF), Ban Y tế New York (China Medical Board
of New York CMB)