1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn quản trị nhân lực Một số giải pháp hoàn thiện công tác bố trí và sử dụng nhân sự tại Công ty TNHH Sản xuất Kinh doanh Thương mại Thanh Hải

59 538 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 485,5 KB

Nội dung

Tuy nhiên, trong những năm vừa qua công tác bố trí và sử dụng nhân sựtại Công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế, cần phải có sự quan tâm, chú trọnghơn nữa của các nhà quản lý.. Trong doa

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài

Trong nền sản xuất hàng hoá hay trong bất kỳ một doanh nghiệp nào thìvấn đề sản xuất kinh doanh thu được lợi nhuận là điều mong mỏi của tất cảdoanh nghiệp Tuy nhiên để có thể có những sản phẩm tốt, giá thành hợp lýđược khách hàng chấp nhận thì ngoài việc cải tiến máy móc thiết bị, chất lượngphục vụ, cùng với chiến lược marketing, chiến lược kinh doanh…thì công tác bốtrí và sử dụng nhân sự trong công ty cũng là một trong những yếu tố tiên quyếttạo nên sự thành bại của doanh nghiệp

Các doanh nghiệp rất cần đội ngũ quản lý, nhân viên có trình độ tươngứng với kỹ thuật công nghệ hiện đại, năng lực, nhạy bén với thị trường, cùng độingũ công nhân có tay nghề cao, đạo đức tốt, hơn nữa cần phải có một cơ cấu tổchức hợp lý sắp xếp đúng người, đúng việc, phù hợp với khả năng và chuyênmôn nghề nghiệp

Chính vì vậy, trong quá trình xây dựng và phát triển Công ty ban Giámđốc Công ty TNHH Sản xuất kinh doanh thương mại Thanh Hải luôn chú trọngđến công tác bố trí và sử dụng nhân sự sao cho thật khoa học và hợp lý bởi đây

là một trong những nhân tố quan trọng để Công ty có thể tồn tại và ngày càngphát triển vững mạnh

Tuy nhiên, trong những năm vừa qua công tác bố trí và sử dụng nhân sựtại Công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế, cần phải có sự quan tâm, chú trọnghơn nữa của các nhà quản lý Vì vậy Sau quá trình học tập tại Viện đại học Mở

Hà Nội và thực tập tại Công ty TNHH Sản xuất Kinh doanh Thương mại Thanh

Hải em đã chọn đề tài: “ Một số giải pháp hoàn thiện công tác bố trí và sử

dụng nhân sự tại Công ty TNHH Sản xuất Kinh doanh Thương mại Thanh Hải” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

2 Mục đích nghiên cứu đề tài

Nhằm đưa ra một số giải pháp có thể cải thiện hiệu quả công tác bố trí và

sử dụng nhân sự tại Công ty, góp phần nâng cao hiệu quả lao động của nhânviên trong Công ty

Trang 2

3 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp và thu thập thông tin qua cácnguồn trong và ngoài Công ty từ năm 2007, 2008, 2009

Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp khác như: Phân tích, tổng hợp,thống kê…

4 Kết cấu đề tài

Đề tài gồm 3 chương :

Chương 1 : Cơ sở lý luận về công tác bố trí và sử dụng nhân sự của doanh

nghiệp

Chương 2 : Thực trạng công tác bố trí và sử dụng nhân sự tại Công ty

TNHH Sản xuất Kinh doanh Thương mại Thanh Hải

Chương 3 : Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nhân sự tại Công

ty TNHH Sản xuất Kinh doanh Thương mại Thanh Hải

Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này em xin chân thành cảm ơn

sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Đinh Đăng Quang cùng sự giúp đỡ của toàn

bộ cán bộ nhân viên Công ty TNHH Sản xuất Kinh doanh Thương mại ThanhHải Tuy nhiên, do thời gian có hạn cũng như kiến thức và việc tìm hiểu vềdoanh nghiệp còn hạn chế vì vậy khóa luận tốt nghiệp của em còn nhiều sai sót.Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô, các bạn sinh viên để bàiviết được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 3

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỐ TRÍ VÀ SỬ DỤNG NHÂN SỰ

CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 KHÁI NIỆM, NGUYÊN TẮC BỐ TRÍ SỬ DỤNG NHÂN SỰ 1.1.1 Khái niệm, mục tiêu bố trí và sử dụng nhân sự

1.1.1.1 Khái niệm

Bố trí và sử dụng nhân sự là qúa trình sắp đặt nhân sự vào vị trí, khai thác

và phát huy tối đa năng lực làm việc của nhân sự nhằm đạt hiệu quả cao trongcông việc

Trong doanh nghiệp, bố trí và sử dụng nhân sự được thực hiện thông quacác hoạt động bao gồm : phân tích và đánh giá nhu cầu nhân sự, đánh giá và dựtính khả năng đáp ứng của đội ngũ nhân viên hiện tại, đưa ra trù tính quy hoạchđội ngũ cán bộ nguồn, tiến hành bổ nhiệm nhân sự vào các vị trí theo đúng nănglực và sở trường của mỗi người, xác lập các nhóm làm việc hiệu quả … Cáckhâu này có quan hệ mật thiết với nhau, chỉ cần một khâu không được làm tốt sẽlàm cho các khâu còn lại bị ảnh hưởng và xa hơn, hiệu quả tổng thể cũng sẽkhông đạt được

Bố trí và sử dụng nhân sự vừa mang tính ổn định vừa mang tính linh hoạt

vì quá trình liên quan trực tiếp đến cơ cấu tổ chức doanh nghiệp cũng như cánhân từng người lao động

Trách nhiệm bố trí và sử dụng nhân sự trong doanh nghiệp trước hết thuộcngười đứng đầu doanh nghiệp, sau nữa là các nhà quản trị khác theo phạm vi vàquyền hạn được phân công

1.1.1.2 Mục tiêu bố trí và sử dụng nhân sự

Thực tế rất nhiều doanh nghiệp gặp phải tình trạng vừa thừa vừa thiếunhân sự Thừa và thiếu thể hiện ở chỗ có nhiều nhân viên nhưng lại có ít ngườiđáp ứng được yêu cầu của công việc với sức ép ngày càng gia tăng Và như vậy,mục tiêu chung của bố trí và sử dụng nhân sự là tập hợp sức mạnh thống nhất

Trang 4

cho tổ chức và các nhóm làm việc, phát huy được sở trường của mỗi người, từ

đó thúc đẩy nâng cao hiệu suất làm việc, và qua đó, hoàn thành mục tiêu chungcủa doanh nghiệp

Để thực hiện được mục tiêu chung này, cần đảm bảo ba mục tiêu cụ thể sau :

Thứ nhất : bố trí và sử dụng nhân sự đảm bảo đủ số lượng, chất lượng

nhân sự, đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Xuấtphát từ thực tế sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong thu hút nhân sự ngàycàng gia tăng, bài toán đảm bảo đủ số lượng, chất lượng nhân sự trở thành cơbản nhất và cũng là bài toán khó khăn đòi hỏi doanh nghiệp phải làm tốt côngtác hoạch định nhân sự

Thứ hai : bố trí và sử dụng nhân sự đảm bảo đúng người và đúng việc.

Mục tiêu cần đạt được là đảm bảo sử dụng nhân sự đúng năng lực, sở trường vànguyện vọng của mỗi cá nhân gia tăng năng suất lao động và động lực của nhânviên khi làm việc Hơn nữa, trong xã hội hiện đại, nguyện vọng của người laođộng cũng cần được chú ý nhằm tạo ra động lực cho họ trong quá trình lao động

Thứ ba : bố trí và sử dụng lao động đảm bảo đúng thời hạn, đảm bảo tính

mềm dẻo và linh hoạt trong sử dụng lao động Việc sử dụng lao động phải đảmbảo tránh các đột biến về nhân sự trong quá trình kinh doanh do tác động đến từhưu trí, bỏ việc, thuyên chuyển công tác … Hoặc trong nhiều trường hợp cần đadạng hoá các loại hình hợp đồng lao động nhằm tiết kiệm chi phí nhân công đốivới các doanh nghiệp mà hoạt động mang tính thời vụ

1.1.2 Các nguyên tắc bố trí và sử dụng nhân sự

1.1.2.1 Bố trí và sử dụng nhân sự phải theo quy hoạch

Trong bố trí và sử dụng nhân sự, doanh nghiệp cần phải có quy hoạch cụthể để đảm bảo bố trí đúng người, đúng việc Vì vậy, cần xác định trước nhữngngười có khả năng đảm nhiệm những trọng trách trong những thay đổi nhân sựsắp diễn ra của doanh nghiệp

Xuất phát từ nguyên tắc này, quá trình bố trí, sử dụng nhân sự phải đảmbảo có mục đích Theo đó, doanh nghiệp cần thiết lập được cho mỗi nhân viên

Trang 5

một mục đích cần đạt đến trong mỗi thời kỳ Ý tưởng dùng người là rất quantrọng vì nó có tính động viên nhân sự rất cao Sử dụng nhân sự đúng mục đíchảnh hưởng đến sự trưởng thành của từng nhân viên và liên quan đến ích lợi củatừng nhân viên và đóng góp của họ đối với doanh nghiệp.

Cũng cần lưu ý là phải biết mạnh dạn trong bố trí và sử dụng nhân sự.Nhân sự giỏi là kết quả của quá trình bồi dưỡng mà nên, cần mạnh tay sử dụngnhân viên để họ xông pha trong thực hiện những công việc nhiều thách thức Dovậy trong tính toán, cân nhắc cần phải sáng tạo và nhiều lúc phải vượt quanhững “lề lối thông thường “

Cuối cùng khi dự trù nhân sự, ngoài năng lực chuyên môn, bố trí và sửdụng nhân sự phải coi trọng phẩm chất đạo đức Phẩm chất cá nhân là điều cầnlưu tâm trong bố trí và sử dụng nhân sự Ngoài ra các tiêu chuẩn về chuyên môn,doanh nghiệp cần sử dụng các tiêu chuẩn liên quan đến bốn đức tính quan trọngcủa mỗi người là : cần, kiệm, liêm, chính, được cụ thể hoá qua một số hành vinhư : tinh thần tiết kiệm, ý thức tập thể, tính liêm khiết trung thực, mức độ tuânthủ các cam kết với doanh nghiệp… Sử dụng được những người có phẩm chấtđạo đức tốt sẽ giúp doanh nghiệp giữ được thế ổn định lâu dài và thu hút thêmđược nhiều người tài

1.1.2.2 Bố trí sử dụng nhân sự theo lôgic hiệu quả

Việc bố trí và sử dụng nhân sự phải hướng vào nâng cao hiệu suất côngviệc : “ Phải dùng người đúng chỗ, đúng việc “ và vì vậy, cần phải quy tắc : làmđúng việc trước khi làm việc đúng Hiệu suất làm việc của các cá nhân phải làmtăng hiệu suất của tập thể, vì vậy phải đúng người, đúng việc, và phải tạo lậpđược các ê kíp làm việc phụ thuộc và hỗ trợ lẫn nhau Để đảm bảo hiệu suất việc

bố trí và sử dụng nhân sự phải đảm bảo các yêu cầu sau :

- Đảm bảo đúng chuyên môn hoá, thống nhất quy trình nghiệp vụ trêntoàn hệ thống doanh nghiệp

Trang 6

- Đảm bảo tính hợp tác giữa các cá nhân và nhóm Theo yêu cầu đó, mụctiêu, quyền hạn và nghĩa vụ của mỗi cá nhân, vị trí, bộ phận trong doanh nghiệpphải được xác định rõ ràng.

- Đảm bảo có tầm hạn quản trị phù hợp Thực hiện theo yêu cầu này, việc

bố trí, sử dụng nhân sự phải đảm bảo phù hợp với năng lực của nhà quản trị,năng lực của nhân viên, các điều kiện cơ sở vật chất hỗ trợ quá trình làm việc,

Tiếp theo, nhà lãnh đạo cần biết tính toán phân loại nhân sự theo các cấp

độ nhu cầu về nhân sự của doanh nghiệp và năng lực của nhân viên Điều cơ bảncần lưu ý là học thức của một con người luôn thay đổi theo quá trình học tập và

tu dưỡng của họ Như vậy, với mỗi nhân viên muốn được người khác sử dụngmình thì phải không ngừng bồi dưỡng tri thức Nhà quản trị, do vậy cũng phảibiết vạch ra lộ trình phấn đấu tu dưỡng cho từng cá nhân để có thể sử dụng họvào các công việc thích hợp tại các thời điểm khác nhau

Ngoài ra, doanh nghiệp cần quán triệt bố trí và sử dụng nhân sự phải gắnvới chức vụ Cách dùng người phải căn cứ vào năng lực để định rõ chức danh : “danh chính, ngôn thuận “ Một nhà quản trị nhân sự giỏi phải biết căn cứ vào tàinăng cao thấp của nhân viên để cân nhắc họ vào những chức vụ thích hợp, căn

cứ vào đạo đức phẩm chất của họ để xác định vị trí của họ : “ nếu người đó tài

mà dùng không đúng tài của họ, cũng không được việc “ Như vậy, mỗi cá nhântrong doanh nghiệp cần phải được bố trí sử dụng trên cơ sở định rõ danh vàphận

Trang 7

Cuối cùng, bố trí và sử dụng nhân sự phải cân nhắc giữa lợi ích cá nhân

và lợi ích tập thể Khi bố trí và sử dụng nhân sự cần phải lấy lợi ích của tậpthể, của doanh nghiệp làm nền tảng Đây là một quy tắc mà nếu không đượctuân thủ sẽ gây ra sự đảo lộn về mặt tư tưởng của người lao động, từ đó gây

ra hậu quả khó lường

1.1.2.3 Bố trí sử dụng nhân sự theo logic tâm lý xã hội

Con người là chủ thể phức tạp, là tổng hoà các mối quan hệ xã hội dựatrên nền tảng sinh học Do vậy cần chú ý đến các mối quan hệ tình cảm của họtrong khi bố trí và sử dụng Khi doanh nghiệp đã chú trọng đến các yếu tố tâm lý

xã hội trong quá trình xây dựng các nhóm thì sẽ đảm bảo được sự nâng cao năngsuất lao động chung của cả nhóm

Con người sẽ làm việc tích cực khi có các động cơ thúc đẩy, nếu động cơcàng mãnh liệt thì sự tích cực càng gia tăng Để bố trí và sử dụng nhân sự đạthiệu quả cao cần phải chú ý đến những vấn đề sau :

Giao cho người lao động bằng công việc không quá phức tạp nhưng phải

đủ thách thức

Khích lệ nhu cầu thành đạt

Luân chuyển công việc

Tạo niềm vui trong công việc

Do vậy, quan hệ giữa con người trong công việc cũng là điều cần lưu ýtrong bố trí và sử dụng nhân sự Bố trí và sử dụng nhân sự cần phải nghệ thuật.Theo đó, nhà quản trị cần dùng các phương pháp khôn khéo Muốn tạo dựngđược ê kíp làm việc hiệu suất, cần lưu ý rằng không phải những nhân sự có nănglực bao giờ cũng kết hợp làm việc tăng năng suất công tác của cả nhóm

1.1.2.4 Bố trí và sử dụng nhân sự phải lấy sở trường làm chính

Khi bố trí và sử dụng nhân sự, một mặt, doanh nghiệp cần có sự chọn lựa

kỹ lưỡng nhưng cũng phải quán triệt nguyên tắc dùng người không quá cầu toàn.Quản trị nhân lực phương Đông cho rằng kẻ hiền sỹ không phải là thánh nhân vàdùng người không thể cầu toàn Còn quản trị nhân lực phương Tây thì lại ví von

Trang 8

người ta như chiếc xe hai bánh, một bánh tài và một bánh tật Người nhiều tài sẽlắm tật, và như vậy nếu chúng ta cố gắng loại bỏ chiếc bánh tật đi thì chiếc xetrở thành không sử dụng được Nhà quản trị nhân lực giỏi cần phải phát huy tàinăng của mỗi người và tìm cách chế ngự các điểm hạn chế của nhân viên.

Tiếp theo khi bố trí và sử dụng nhân sự theo chuyên môn của từng cánhân nhằm đảm bảo mỗi nhân viên thấy được hứng thú khi thực hiện công việcđúng chuyên môn Một nhân viên thường có năng lực trên nhiều lĩnh vực khácnhau và có thể tham gia vào nhiều công việc khác nhau Tuy nhiên nhà quản trịcần phải sử dụng phương pháp phân tích và đánh giá năng lực để xem xét lĩnhvực chuyên môn nào nhân viên nổi trội và có ích cho tổ chức Sử dụng và bố trínhân sự phải đảm bảo cho nhân sự có thể phát huy hết sức của họ nhưng khôngmai một tài năng của họ Bố trí và sử dụng cần chuyên sâu chứ không hamnhiều

Bố trí và sử dụng nhân sự thì cần phải lấy chữ tín và lòng tin làm gốc.Nhà quản trị quán triệt rằng không lo thiếu người có năng lực mà chỉ sợ thiếuniềm tin để sử dụng họ Điều quan trọng nhất là nhà quản trị phải luôn nhìn vàođiểm sáng trong con người của cấp dưới

1.1.2.5 Dân chủ tập trung trong bố trí và sử dụng nhân sự

Bố trí và sử dụng nhân sự phải được thực hiện theo nguyên tắc dân chủtập trung : Thống nhất từ cấp cao nhất nhưng phải phân quyền rộng rãi cho cáccấp trong hệ thống doanh nghiệp Mọi bố trí và sử dụng phải nhằm vào phục vụmục tiêu chung của doanh nghiệp trong đó sự năng động sáng tạo của các cánhân và bộ phận phải được khai thác và phát huy có hiệu quả

Bố trí nhân sự nên được thực hiện thông qua những cuộc gặp gỡ trao đổigiữa các cấp trên và người được bố trí để thông suốt họ

Khi bố trí sử dụng nhân sự cũng bao hàm cả việc chú trọng ý kiến của tậpthể người lao động, lắng nghe ý kiến của họ Tuy nhiên, cần phát huy tinh thầntrách nhiệm của nhà quản trị, tránh tình trạng “ theo đuổi quần chúng “, trốntránh trách nhiệm

Trang 9

1.2 NỘI DUNG BỐ TRÍ VÀ SỬ DỤNG NHÂN SỰ TRONG DOANH NGHIỆP

1.2.1 Dự báo nhu cầu nhân sự

Các chiến lược và kế hoạch kinh doanh chính là cơ sở cho việc xác địnhnhu cầu về nhân sự của doanh nghiệp Để tiến hành bố trí và sử dụng nhân sự,doanh nghiệp cần biết : cần bao nhiêu người và thuộc ngành nghề nào để thựchiện thành công các kế hoạch của tổ chức trong thời gian tới ? Như vậy có haivấn đề cần xem xét :

Một là : Doanh nghiệp có nhu cầu gì về các loại nhân sự cụ thể tại một

thời điểm xác định để thực hiện các vai trò và chức năng khác nhau

Hai là : yêu cầu về trình độ kỹ năng, các tiêu chuẩn lao động tốt nhất

được sử dụng cho các xu hướng phát triển tương lai là gì ?

Sơ đồ 1.1: Quy trình bố trí và sử dụng nhân sự

Dự báo nhu cầu về nhân sự của doanh nghiệp trong tương lai

Đánh giá thực trạng, khả năng đáp ứng của đội ngũ nhân sự DN đang có

So sánh giữa nhu cầu nhân sự sắp tới và khả năng đáp ứng

Tiến hành các hoạt động bố trí và sử dụng nhân sự

Kiểm soát nhân sự

Tiến hành dự báo nhu cầu nhân sự thường căn cứ vào những nội dung cơbản sau :

- Khối lượng công việc cần thiết phải làm

- Trình độ trang thiết bị kỹ thuật và khả năng thay đổi công nghiệp

Trang 10

- Sự thay đổi về tổ chức hành chính có ảnh hưởng đến năng suất lao động

- Cơ cấu ngành nghề theo yêu cầu của công việc

- Khả năng nâng cao chất lượng nhân viên

- Tỷ lệ nghỉ việc có thể có tại doanh nghiệp

- Yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp

- Khả năng tài chính của doanh nghiệp để có thể thu hút lao động lànhnghề trên thị trường lao động

Dự báo nhu cầu trong bố trí và sử dụng nhân sự thường mang tính dài hạn

và nằm trong trù tính “ Kín “ của các nhà quản trị doanh nghiệp Nó liên quanđến sự thay đổi cơ cấu tổ chức theo yêu cầu của thị trường Nhu cầu nhân sự củadoanh nghiệp do vậy liên quan chặt chẽ đến quá trình định biên nhân sự

* Để xác định nhu cầu về nhân sự doanh nghiệp cần tìm câu trả lời cho

các câu hỏi sau :

- Các công việc và các chức danh trong doanh nghiệp là gì ?

- Đối tượng mà công việc cần đáp ứng là gì ?

- Công việc đó khi thực hiện sẽ liên quan đến ai, bộ phận nào và được mô

tả trong một ma trận thông tin quyền hạn – trách nhiệm như thế nào ?

- Công việc cần đạt được ở mức độ nào ?

- Tiêu chuẩn thực hiện tốt các công việc trong doanh nghiệp

1.2.2 Đánh giá thực trạng, khả năng đáp ứng của đội ngũ nhân sự doanh nghiệp đang có

* Đánh giá tổng quan thực trạng nhân sự của doanh nghiệp : chính là phân

tích mức cung nội bộ của doanh nghiệp về con người Đánh giá tổng quan giúpdoanh nghiệp xác lập được định hướng tổng thể cho công tác bố trí và sử dụngnhân sự

Hoạt động này, trước hết, được tiến hành dựa trên cơ sở trả lời những câuhỏi đơn giản sau :

- Tại doanh nghiệp hiện có bao nhiêu người trong mỗi công việc ?

Trang 11

- Trong thời gian tới, đối với mỗi công việc ước tính bao nhiêu người sẽ ởlại chỗ cũ, bao nhiêu người sẽ chuyển sang việc khác, và bao nhiêu người sẽ rờikhỏi công việc của mình và tổ chức đó ?

Cộng tất cả các trường hợp chuyển dịch ra đi này sẽ dự kiến được sẽ còn baonhiêu người trong mỗi công việc sau khi tất cả những chuyển dịch đó chấm dứt

Sau đó, các nhà quản trị cần thiết lập hệ thống thông tin nhân sự ( thống

kê số lượng và chất lượng nhân sự hiện có ) Từ đó mới có thể tiến hành cáchoạt động kiểm toán nhân sự ( trả lời cho câu hỏi điều gì đã và sẽ diễn ra vớinguồn nhân sự của doanh nghiệp )

* Đánh giá năng lực của nhân sự trước khi bố trí và sử dụng :

Trong đánh giá năng lực của nhân sự các tiêu chuẩn thường được sử dụngbao gồm :

- Đánh giá về tư chất cá nhân như tính liêm khiết, sức chịu đựng căngthẳng, khả năng đổi mới

- Đánh giá về kỹ năng chuyên môn như tư duy kinh doanh, trình độchuyên môn nghề nghiệp, khả năng tiếp thu kiến thức mới, khả năng ngoại ngữ

- Đánh giá về kỹ năng lãnh đạo và tổ chức như định hướng mục tiêu, khảnăng quản trị nguồn nhân sự, vững vàng trong quyết định

- Đánh giá về kỹ năng giao tiếp như khả năng biết lắng nghe, tinh thần cởi

Trong trường hợp cá nhân tự đánh giá, mỗi cá nhân sẽ có cơ hội nhìnnhận lại bản thân mình

Trang 12

Trong đánh giá năng lực nhân viên nhằm bố trí và sử dụng nhân sự, cácphương pháp đánh giá thường được áp dụng như :

- Phương pháp thang điểm : nhằm đánh giá năng lực của các bộ nhân viênthông qua bảng điểm mẫu trong đó có các tiêu chuẩn đánh giá về năng lực cụthể ( kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, phẩm chất nghề nghiệp) Kết quả đánhgiá sẽ cho phép phân loại người được đánh giá theo các mức độ khác nhautương ứng với mức điểm đạt được

- Phương pháp ghi chép lưu trữ yêu cầu của nhà quản trị trực tiếp lập nhật

ký ghi lại các nhận định kèm theo các tình huống tương đối đặc thù mà qua đó,năng lực của con người có thể bộc lộ rõ ràng

- Phương pháp quan sát hành vi được tiến hành trên cơ sở quan sát cáchành vi thực hiện công việc của nhân viên từ đó sẽ đánh giá được năng lực thựchiện công việc Khi các hành vi của nhân viên thực hiện đúng quy trình nghiệp

vụ và không mắc lỗi thì có nghĩa là nhân viên đạt được tiêu chuẩn về chuyênmôn nghiệp vụ

Việc lựa chọn phương pháp nào để đánh giá sẽ tuỳ thuộc vào điều kiệnhoàn cảnh của doanh nghiệp Tuy nhiên, trong bố trí và sử dụng nhân viên cũngcần có sự kết hợp nhiều phương pháp và nhiều đối tượng đánh giá nhằm đảmbảo tính đồng bộ và toàn diện

1.2.3 So sánh giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng về nhân sự :

Phân tích GAP ( chênh lệch ) thực chất là cân đối giữa nhu cầu về nhân sựcủa doanh nghiệp và khả năng đáp ứng của nhân sự Trong dài hạn nó cho phépdoanh nghiệp đưa ra được các giải pháp tạo cán bộ nguồn Còn trong ngắn hạn

nó cho phép đưa ra các quyết định bổ nhiệm, miễn nhiêm, thay đổi công việc,thuyên chuyển công tác… Việc phân tích GAP được mô tả trong sơ đồ sau :

Sơ đồ 1.2: Phân tích GAP

Trang 13

Biến động về

biên chế

Các giả thiết vềthăng tiến nhân sự

Kế hoạch phát triểncủa DN

Phân tích GAP có thể cho ba kết quả :

- Nhu cầu và khả năng cung ứng cân bằng nhau

- Mức cầu vượt quá mức cung chỉ báo khả năng khan hiếm

- Mức cung vượt quá cầu chỉ báo khả năng dư thừa

Cụ thể, khi mức cầu vượt quá mức cung thì phải tuyển dụng bổ sung nhân

sự hoặc tìm cách tăng năng suất lao động Tiếp theo, tình trạng dư thừa kéo theomột số lựa chọn khó khăn trong việc lập kế hoạch do nhân viên hiếm khi cótrách nhiệm về sự dư thừa đó, nhưng họ lại là những người phải gánh chịu tácđộng mạnh nhất của nó Việc giảm bớt làm thêm giờ, giảm bớt tuyển dụng,khuyến khích nghỉ hưu sớm hoặc sa thải có thể được áp dụng Cuối cùng doanhnghiệp có thể sử dụng tình trạng dư thừa để khắc phục tình trạng thiếu hụt : Sửdụng tình trạng dư thừa trong bộ phận này để bù đắp thiếu hụt ở bộ phận khác

1.2.4 Tiến hành các hoạt động bố trí và sử dụng nhân sự

Việc tiến hành bố trí và sử dụng nhân sự được thực hiện theo ba dạng :Các hoạt động trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn

Trang 14

Trong ngắn hạn, hoạt động điều chỉnh về bố trí nhân sự nhằm mục tiêuđảm bảo độ thích ứng giữa nhu cầu của doanh nghiệp và người lao động Thựcchất, trong ngắn hạn, nếu nhu cầu về người lao động của doanh nghiệp khôngđược đáp ứng đủ ( thiếu lao động ) hoặc doanh nghiệp có số lao động vượt quáyêu cầu ( thừa lao động ) đều có tác động không tốt đến hiệu quả sản xuất kinhdoanh Hoạt động điều chỉnh và bố trí nhân sự ngắn hạn nhằm tránh các tácđộng của vấn đề thời vụ, một số biến động khủng hoảng kinh tế – tài chính ngắnhạn … Hoạt động này thường tập trung giải quyết 3 vấn đề thường xảy ra : tínhthời vụ trong kinh doanh, cao điểm của sản xuất, giảm sản lượng.

Về trung hạn, cần bám sát các thông tin về nhân sự hiện tại cũng như cáchướng phát triển của doanh nghiệp trong ngắn hạn Nhận định các khó khăn vàthuận lợi có thể có trong trung hạn sẽ góp phần tiến hành các giải pháp bố trí và

sử dụng nhân sự có hiệu quả

Tương tự, sẽ có ba tình huống xảy ra là thiếu nhân sự, thừa nhân sự, nhân

sự đủ đáp ứng yêu cầu Từ đó các giải pháp có thể bao gồm :

- Tăng cường sử dụng điều chuyển nội bộ

- Giảm sử dụng nguồn nội bộ với một số vị trí, nhất là với người lao động

1.2.5 Kiểm soát nhân sự :

Kiểm soát nhân sự nhằm nắm bắt tình hình nhân sự được bố trí và sửdụng để từ đó có các biện pháp và hành động can thiệp hợp lý kịp thời để phát

Trang 15

huy năng lực của nhân sự Hoạt động kiểm soát nhân sự phải thực thi một cáchkhéo léo để : biết rõ năng lực của nhân sự, ai tốt, ai xấu, điều chuyển của nhân

sự sang vị trí công tác phù hợp hơn : “ Vì vậy, hễ thấy cán bộ sai lầm, phải lậptức sửa chữa ngay Nếu không việc to quá, họ làm không nổi, tốt nhất là đổi việckhác cho thích hợp với họ, mà không cần cho họ biết vì họ không làm nổi việckia “

- Thấy được quyết định bố trí sử dụng nhân sự có hợp lý hay không

- Giúp đỡ nhân sự được bố trí sử dụng làm tốt công việc được giao

Để kiểm soát nhân sự có kết quả tốt, cần phải kết hợp nhiều nguồn thôngtin về nhân sự trên cơ sở dân chủ tập trung, trong đó, một quy tắc không thể bỏqua đó là căn cứ vào thực tiễn công tác của nhân sự Chỉ thông qua thực tiễn,con người mới bộc lộ đầy đủ được năng lực, bản chất của mình

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC BỐ TRÍ VÀ

SỬ DỤNG NHÂN SỰ CỦA DOANH NGHIỆP

1.3.1 Nhân tố khách quan :

Mỗi một quốc gia luôn có sự biến động về tình hình kinh tế, chính trị đòihỏi doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi để thay đổi kịp thời, thích ứng với

sự thay đổi đó, đặc biệt là sự thay đổi về nhân sự

Các chủ trương đường lối, quy định và chính sách của nhà nước

Nhà nước đưa ra quyết định nhằm phát triển kinh tế, ổn định xã hội nhưngbên cạnh đó Nhà nước luôn coi trọng quyền lợi của cả người lao động Hệ thốngLuật pháp buộc các doanh nghiệp ngày càng phải quan tâm đến quyền lợi củanhân viên Đó là quy định về môi trường làm việc, thời gian làm việc, chế độ đãingộ… Điều này là cơ sở căn cứ để các đơn vị hoạch định, tổ chức công tác bố trí

và sử dụng nhân sự Mặt khác các chủ trương và quy định của Nhà nước đượcsửa đổi thì doanh nghiệp cũng phải thay đổi theo

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin và ứngdụng tự động hoá vào sản xuất Chẳng hạn khi áp dụng tự động hoá vào sản xuất

sẽ có những khâu không cần nhiều lao động, doanh nghiệp phải điều chuyển laođộng sang các bộ phận khác

Trang 16

Sự phát triển của Internet tạo ra nhiều cơ hội trong tiếp xúc, phạm vi nộidung công việc ; phá bỏ các hàng rào ngăn cản trong thị trường lao động truyềnthống… Điều này cho phép các doanh nghiệp áp dụng có hiệu quả các phươngthức kinh doanh, cách thức tổ chức, bố trí và sử dụng lao động … Nhưng nó cũnggây áp lực cạnh tranh lớn trong việc thu hút và duy trì những nhân viên giỏi.

* Trình độ trang thiết bị công nghệ kỹ thuật của doanh nghiệp

Trang thiết bị đầy đủ hiện đại sẽ tiết kiệm được sức lao động Yếu tố này ảnhhưởng đến công tác quản trị nguồn nhân sự trong doanh nghiệp Những bộ phậnmáy móc có thể thay thế được con người hoặc giúp con người làm việc bớt vất vảthì chỉ cần sử dụng ít lao động và việc bố trí sử dụng lao động sẽ đơn giản hơn

* Khả năng tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Với doanh nghiệp có tiềm lực tài chính tốt thì việc bố trí và sử dụng laođộng sẽ được tiến hành dễ dàng hơn Khi hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệuquả cùng với khả năng tài chính tốt tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng quy mô,tuyển dụng lao động và công tác bố trí lao động được chú trọng Do vậy chấtlượng công tác quản trị nhân sự được nâng cao

* Quy mô thứ hạng của doanh nghiệp

Quy mô quyết định tới số lượng lao động và phương thức tổ chức lao độngtheo kiểu chuyên môn hoá hay hình thức kiêm nghiệm, cơ cấu tổ chức trực tuyến

Trang 17

hay trực tuyến chức năng Thứ hạng của doanh nghiệp quyết định đến chất lượngcác dịch vụ trong doanh nghiệp, từ đó cũng ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng laođộng và bố trí sử dụng lao động trong doanh nghiệp Thứ hạng của doanh nghiệpcàng cao đòi hỏi chất lượng dịch vụ càng cao Quy mô càng lớn thì số lượng laođộng lớn và do vậy công tác bố trí và sử dụng lao động sẽ phức tạp hơn.

* Mục tiêu của doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp có sứ mệnh và mục tiêu riêng Trong chiến lược kinhdoanh của doanh nghiệp có đặt ra nhiều mục tiêu, trong đó có mục tiêu nhân sự

là hướng tới người lao động Người lao động với vai trò là chủ thể tác động tíchcực khai thác nguồn nhân sự khác để đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.Mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn sẽ ảnh hưởng đến số lượng lao động, do đóảnh hưởng đến bố trí và sử dụng lao động

* Cơ cấu tổ chức

Doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức hợp lý và ổn định sẽ tạo lập được cácmối quan hệ giữa các bộ phận và các phòng, ban trong doanh nghiệp Từ đóthông tin được thông suốt, các bộ phận có thể phối hợp nhịp nhàng có hiệu quả

và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản trị nguồn nhân sự của doanhnghiệp

* Năng lực và phẩm chất của nhà quản trị

Năng lực và phẩm chất của nhà quản trị có ảnh hưởng rất lớn đến công tác

bố trí và sử dụng lao động Trước hết là trình độ của nhà quản trị, nếu nhà quảntrị có trình độ cao sẽ biết cách giải quyết các vấn đề, biết cách tổ chức nhân sựmột cách hợp lý Nhà quản trị phải có khả năng gây ảnh hưởng, có uy tín thì khi

ra các quyết định về nhân sự mọi người mới nghe theo một cách tự nguyện, từ

đó nâng cao hiệu quả lao động Cuối cùng, nhà quản trị giỏi sẽ biết cách bố trínhân sự sao cho phù hợp với từng công việc, biết cách tổ chức và phân công laođộng một cách hợp lý

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỐ TRÍ VÀ SỬ DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT KINH DOANH THƯƠNG

MẠI THANH HẢI

Trang 18

2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT KINH DOANH THƯƠNG MẠI THANH HẢI.

Công ty TNHH Sản xuất Kinh doanh Thương mại Thanh Hải ngoài cungcấp các sản phẩm thiết bị vật tư ngành nước được sản xuất trong nước còn là đại

lý phân phối nhiều mặt hàng nhập ngoại có uy tín trên thị trường Công ty cómột lượng hàng phong phú về chủng loại, đủ về số lượng sẵn sàng đáp ứng cácyêu cầu đồng bộ cũng như đột xuất của khách hàng

Công ty TNHH Sản xuất Kinh doanh Thương mại Thanh Hải hiện nay đãbắt đầu tạo được uy tín trên thị trường, đựơc khách hàng tín nhiệm Công việckinh doanh của Công ty ngày càng có những bước tiến vững chắc

2.1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty

2.1.2.1 Nhiệm vụ của Công ty

Trang 19

- Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh nên nhiệm vụchính của Công ty là bán hàng và cung cấp các trang thiết bị vật tư ngành nước.Các mặt hàng của công ty bao gồm cả hàng sản xuất trong nước và hàng đượcnhập khẩu từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan Một trong những ưu thế củacông ty là hầu hết các mặt hàng được cung cấp trực tiếp qua các nhà sản xuất.Đồng thời công ty luôn giữ chữ tín trong hoạt động kinh doanh nên công ty luônnhận được sự ưu đãi từ phía bạn hàng.

- Kinh doanh một số mặt hàng khác như sắt thép, vật liệu xây dựng

- Nhập khẩu ủy thác các mặt hàng theo yêu cầu của khách hàng

- Thực hiện đầy đủ các khoản thuế, và các nghĩa vụ đóng góp khác theoquy định của Nhà nước

- Thực hiện đúng các quy định trong Luật Lao Động, đảm bảo đời sốngcán bộ, nhân viên

2.1.2.2 Quyền hạn và trách nhiệm của Công ty

* Quyền hạn :

- Công ty được quyền kinh doanh các mặt hàng đã đăng ký, được quyềnquản lý, sử dụng vốn, đất đai, giá trị quyền sử dụng trí tuệ, công nghệ, bí quyết

kỹ thuật, và các nguồn lực khác

- Được phép huy động vốn bằng các biện pháp như :

+ Tăng vốn góp của cán bộ công nhân viên trong Công ty

+ Điều chỉnh mức tăng vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lêncủa Công ty

- Lựa chọn thị trường trên cơ sở phân tích và hoạch định sẵn của Công ty

- Xây dựng và áp dụng các định mức lao động, vật tư, đơn giá tiền lươngtheo nguyên tắc đảm bảo hiệu quả kinh doanh trong khuôn khổ các định mức,đơn giá đã quy định thống nhất trong Công ty

* Trách nhiệm :

Trang 20

- Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh phù hợp với nhiệm

vụ của công ty và nhu cầu thị trường

- Thực hiện đúng chế độ và các quy định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ,

về kế toán, hạch toán, lao động, tiền lương, chế độ kiểm soát và các chế độ khácđúng theo quy định của pháp luật

- Chịu trách nhiệm về tính xác thực và hợp pháp của hoạt động tài chínhdoanh nghiệp

- Thực hiện các nghĩa vụ về thuế và các chính sách khác của Nhà nước

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Công ty có mô hình tổ chức gọn nhẹ và chia thành hai mảng công việc :

- Mảng nghiệp vụ gồm các phòng, ban : Tổ chức, Kế toán, Kho vận, Kỹthuật

- Mảng kinh doanh gồm các phòng, ban : Kinh doanh, Dự án, Xuất nhậpkhẩu và các cửa hàng

Ban giám đốc trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Công ty, đưa ra cácquyết định cụ thể xuống các phòng, ban và các cửa hàng

Các phòng, ban chấp hành các mệnh lệnh, tổ chức thực hiện đúng yêu cầuchỉ tiêu mà Ban giám đốc đưa ra và đệ trình lên giám đốc các kết quả đạt đượccũng như các kiến nghị để được xét duyệt

2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty

Sơ đồ 2.1 : Tổ chức Công ty TNHH Sản xuất Kinh doanh Thương mại

Thanh Hải

Trang 21

Phòng Xuấtnhập khẩu

Phòng Kinhdoanh

Chi nhánhcông ty

(Nguồn: Hồ sơ cán bộ phòng Tổ chức)

2.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận

 Ban giám đốc: Giám đốc và phó giám đốc phụ trách toàn bộ hoạtđộng của công ty Giám đốc là đại diện pháp nhân của doanh nghiệp, chịu tráchnhiệm trước pháp luật và các cơ quan pháp lý trong các hoạt động của doanhnghiệp Giám đốc là người có quyền điều hành sản xuất kinh doanh cao nhất

Trang 22

trong doanh nghiệp Giám đốc có quyền quyết định trong việc bổ nhiệm, miễnnhiệm, khen thưởng hoặc kỷ luật PGĐ, Kế Toán Trưởng, các chức danh khác vàcán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.

Phòng tổ chức: Làm nhiệm vụ quản lý hành chính, văn thư trong

 Phòng xuất nhập khẩu: chịu trách nhiêm làm thủ tục giấy tờ nhậpkhẩu hàng hóa qua hải quan, liên hệ làm việc với công ty nước ngoài để nhậphàng và xuất hàng

 Phòng kinh doanh: Là phòng có chức năng tổ chức kinh doanh vàkhai thác thị trường, tìm hiểu thị hiếu và xu hướng tiêu dùng của thị trường để từ

đó giúp ban giám đốc có những định hướng trong kinh doanh nhằm đạt được kếtquả cao

 Phòng kĩ thuật: có nhiệm vụ hỗ trợ cho phòng bán hàng khi tiếnhành giao dịch vói khách hàng Đội ngũ nhân viên thuộc phòng kĩ thuật cónghiệp vụ chuyên môn về sản phẩm nên khi khách hàng có yêu cầu tìm thêmthông tin về sản phẩm thì nhân viên kĩ thuật sẽ có trách nhiệm giải thích rõ hơn.Ngoài ra phòng kĩ thuật có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa trước khinhập kho

Trang 23

 Phòng dự án: nghiên cứu và đề xuất về mặt chiến lược cho việcphát triển hoạt động đầu tư dự án, đánh giá dự án và lập kế hoạch thực hiện các

Dự án của công ty…

 Phòng kho vận: Sau khi hàng hóa được đi về công ty và cất giữtrong kho, phòng kho vận có nhiệm vụ kiểm kê và sắp xếp hàng hóa theo thứ tự.Đồng thời, phòng có nhiệm vụ trông giữ chìa khóa, kiểm tra số lượng hàng hóatrong kho Ngoài ra, trong quá trình thực hiên giao dịch với khách hàng, bộ phậnlái xe thuộc phòng kho vận có nhiệm vụ chuyên chở nhân viên đi thực hiện giaodịch, tư vấn với khách hàng ở xa, những khách hàng có nhu cầu Mặt khác bộphận lái xe cũng thực hiên quá trình chuyên chở hàng hóa tơi nơi khách hàngyêu cầu

 Cửa hàng kinh doanh và giới thiệu sản phẩm là nơi trực tiếp giaodịch với khách hàng Cửa hàng bán sản phẩm cho các công ty xây dựng, các đại

lí nhỏ lẻ…

Công ty sử dụng phương pháp trực tuyến chức năng Mối quan hệ giữatập thể lao động và giám đốc công ty trong việc thực hiện mối quan hệ giữa đốitượng quản lý và chủ thể quản lý Giám đốc có quyền quyết định mọi hoạt độngcủa công ty, chịu trách nhiệm trước cơ quan pháp lý Giám đốc điều hành trựctiếp các phòng, ban thông qua các quy chế, quy định hoạt động của Công ty vàkiểm tra việc thực hiện các quy định Các phòng, ban chức năng vừa phối hợpvới nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, vừa chuẩn bị các quyết địnhtham mưu cho giám đốc

* Về nhân sự công ty bao gồm :

Trang 24

- Phòng Xuất nhập khẩu : 3 người

2.1.4 Khái quát tình hình kinh doanh của Công ty

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2005-2009

Đơn vị tính: 1000đ

Doanh thu thuần 27.577.733 31.075.300 31.160.040 35.547.830 48.379.238

Trang 26

31.160.04035.547.830

48.379.238

0 5.000.000

2.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác bố trí và sử dụng nhân sự trong Công ty

Đội ngũ lao động phổ thông thì chủ yếu đều chưa qua đào tạo nghề dovậy không thể nắm bắt công việc được ngay

Trên đây la một số các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bố trí và sử dụngnhân sự trong doanh nghiệp Một mặt doanh nghiệp dễ dàng có được đội ngũ laođộng dồi dào để bố trí và sử dụng, mặt khác cũng khó khăn cho Công ty khi

Trang 27

phải cạnh tranh với các Công ty lớn hơn để tìm kiếm các nhân viên giỏi bố trívào các vị trí chủ chốt

Đứng trước những khó khăn, thuận lợi đó đòi hỏi công ty phải có nhữngchính sách về nhân sự đặc biệt là công tác bố trí và sử dụng lao động hợp lý đểgiúp công ty tồn tại và ngày càng phát triển vững mạnh

2.2.1.2 Nhân tố chủ quan

* Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty

Công ty tổ chức cơ cấu theo mô hình trực tuyến chức năng, theo mô hìnhnày các phòng, ban chức năng không có quyền ra lệnh trực tiếp cho các cửahàng mà các phòng chức năng này chỉ tham mưu tư vấn giúp Ban giám đốcchuẩn bị quyết định tìm ra giải pháp tối ưu cho những vấn đề phức tạp Cácquyết định này được đưa xuống các cửa hàng thông qua lãnh đạo Có nghĩa làquyền quyết định những vấn đề vẫn thuộc về Ban giám đốc và các phòng, banchỉ nhận được mệnh lệnh từ một ban đó

Do vậy các phòng chức năng trong Công ty phải tăng cường hiệu lực củamình bằng chuyên môn, trình độ trên những lĩnh vực chức năng của mình, phảilàm tham mưu cho toàn bộ hệ thống trực tuyến chứ không riêng gì đối với cấpquản trị mà mình trực thuộc Chẳng hạn Phòng Kế hoạch phải là phòng chứcnăng tham mưu cho Ban giám đốc về tình hình tài chính của Công ty, đồng thờitheo dõi, giúp đỡ cho các phòng khác trong Công ty

Với cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý như trên, ta thấy có ưu nhược điểm sau:

* Nhược điểm :

Trang 28

- Việc chọn lựa mô hình trên cũng còn có khuyết điểm mà hầu hết cácCông ty đều mắc phải, đó là vấn đề về quyền lực Công ty đã tập trung quyềnlực vào người cao nhất – Giám đốc công ty Và như vậy người điều hành nắmgiữ toàn quyền quyết định Mọi công việc đều phải xin chỉ thị của giám đốc, dovậy dễ gây tình trạng ngồi chờ chỉ thị của cấp trên, làm trễ nãi công việc.

* Năng lực phẩm chất của các nhà quản lý

Tương lai của một doanh nghiệp chủ yếu nằm trong tay các cấp quản trị.Vai trò của nhà quản trị trong cơ cấu bộ máy là rất quan trọng và là nhân tốquyết định cho sự thành bại của một doanh nghiệp

Có nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam, cũng vẫn số công nhân đó, cơ chế đó,nhưng nếu một giám đốc có trình độ, có khả năng nhạy bén, có tài tổ chức thì cóthể đưa doanh nghiệp đó phát triển nhanh chóng Vai trò của nhà quản trị gia rấtquan trọng là đầu tàu hướng dẫn, chịu trách nhiệm đưa doanh nghiệp tiến lênphía trước

Một quản trị gia giỏi là người biết người và dùng người đúng chỗ Phải cócách xem xét nhân viên đúng đắn, quyết không nên chấp nhất mà phải biến hoá

Sự biến hóa không phải là một sự tuỳ tiện, vô nguyên tắc, do lòng yêu, ghét củamình, mà phải dựa trên cơ sở khoa học, hiểu biết con người trong những hoàncảnh cụ thể Khéo dùng nhân viên là phải khéo nâng cao chỗ tốt, khéo sửa chữachỗ xấu cho họ, làm cho nhân viên thoải mái, yên tâm làm tốt mọi công việc,cống hiến được nhiều nhất cho công ty Tìm người tài, hiểu được người tài đãkhó, dám dùng, biết dùng người tài còn khó hơn nhiều Vì vậy, người cán bộ tổchức phải rộng lượng, bao dung và cũng phải là người có tài dùng người Phảibiết xem xét, xử lý đúng mối quan hệ giữa tài và tật, biết làm cho cái tài đượcphát huy tối đa và hạn chế thấp nhất cái tật trongnhân viên..

Công ty TNHH Sản xuất Kinh doanh Thương mại Thanh Hải có thể đạtđược những thành công như hiện nay một phần nhờ có Ban giám đốc là nhữngngười có trình độ, kinh nghiệm, khả năng nhạy bén,khả năng tổ chức đồng thời

Trang 29

có đội ngũ cán bộ quản lý hết sức tận tụy, nhiệt tình, có trách nhiệm với côngviệc.

Bảng 2.3: Số lượng, trình độ, độ tuổi của lao động quản lý

111

3

111

21

1

1

2111111151

2.2.2 Thực trạng công tác bố trí và sử dụng nhân sự tại công ty TNHH Sản xuất Kinh doanh Thương mại Thanh Hải

2.2.2.1 Công tác dự báo nhu cầu nhân sự tại công ty

Dự báo nhu cầu nhân sự là một công tác khá phức tạp, đòi hỏi sự nghiêncứu kĩ lưỡng của cán bộ phụ trách để có thể có được kết quả chính xác, sát vớitình hình kinh doanh, mục tiêu, chiến lược của công ty

Trong những năm vừa qua công ty khi tiến hành dự báo nhu cầu nhân sựthường căn cứ vào những nội dung cơ bản sau :

- Khối lượng công việc cần thiết phải làm

- Cơ cấu ngành nghề theo yêu cầu của công việc

- Khả năng nâng cao chất lượng nhân viên

- Tỷ lệ nghỉ việc có thể có tại doanh nghiệp

Ngày đăng: 19/05/2015, 12:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Quản trị nhân sự - Đại học Kinh tế quốc dân. Chủ biên: TS Nguyễn Thanh Hội. Nhà xuất bản Thống Kê, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị nhân sự
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống Kê
2. Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực. Tác giả: TS. Trần Kim Dung.Nxb Thống kê - Hà Nội – Năm 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị nguồn nhân lực
Nhà XB: Nxb Thống kê - Hà Nội – Năm 2006
3. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp Thương mại – Nxb Thống kê – Hà Nội – Năm 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị doanh nghiệp Thương mại
Nhà XB: Nxb Thống kê – HàNội – Năm 2004
4. Giáo trình Kinh tế lao động - Đại học Kinh tế quốc dân. Chủ biên: Mai Quốc Chánh, Trần Xuân Cầu. NXB Giáo Dục, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình" Kinh tế lao động -
Nhà XB: NXB Giáo Dục
5. Giáo trình Tổ chức nhân sự hành chính, Học viện hành chính quốc gia, NXB Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình" Tổ chức nhân sự hành chính
Nhà XB: NXB Giáo Dục
6. Giáo trình Nguồn nhân lực trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam - NXB Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình" Nguồn nhân lực trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam -
Nhà XB: NXB Thống Kê
7. Tài liệu phòng Tổ chức và phòng Kế hoạch Công ty TNHH Sản xuất Kinh doanh Thương mại Thanh Hải Khác
8. Các khóa luận tốt nghiệp của các sinh viên khóa trước Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w