1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sĩ quản trị tài chính Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai

117 1,3K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 1,59 MB

Nội dung

Các tài liệu được sử dụng trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp baogồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáolưu chuyển tiền tệ, thuyết

Trang 1

Để hoàn thành bản luận văn này, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang trong suốt quá trình viết và hoàn thành luận văn.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong Hội đồng khoa học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Khoa Kế toán, Viện đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, ngày tháng năm 2011

Tác giả

Ngô Trung Dũng

Trang 2

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi, có sự

hỗ trợ từ PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang hướng dẫn và những người tôi đã cảm ơn.Các nội dung nghiên cứu và kết quả thể hiện trong luận văn này là trung thực vàchưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào

Hà Nội, ngày tháng năm 2011

Tác giả

Ngô Trung Dũng

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ KIỆU, CÁC CHỮ VIẾT VẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

TÓM TẮT LUẬN VĂN

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH 3TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 3

1.1 Khái niệm và ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 3

1.1.1 Khái niệm phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 3

1.1.2 Ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 4

1.2 Cơ sở số liệu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 6

1.2.1 Bảng cân đối kế toán 7

1.2.2 Báo cáo kết quả kinh doanh 9

1.2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 9

1.2.4 Thuyết minh báo cáo tài chính 11

1.3 Các phương pháp phân tích tài chính trong doanh nghiệp 12

1.3.1 Phương pháp chi tiết 12

1.3.2 Phương pháp so sánh 13

1.3.3 Phương pháp loại trừ 14

1.3.4 Các phương pháp khác 15

1.4 Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 16

1.4.1 Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp 16

1.4.2 Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh 18

1.4.3 Phân tích tình hình công nợ phải thu, phải trả và khả năng thanh toán của doanh nghiệp 20

1.4.4 Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 26

1.5 Tổ chức phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 38

1.5.1 Công tác chuẩn bị phân tích 38

1.5.2 Thực hiện phân tích 39

Trang 4

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ

PHẦN HOÀNG ANH GIA LAI 41

2.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai 41

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 41

2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh 42

2.1.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động của công ty 45

2.1.4 Tổ chức công tác tài chính – kế toán tại công ty 47

2.2 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai 50

2.2.1 Phân tích cấu trúc tài chính của Công ty 50

2.2.2 Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh 57

2.2.3 Phân tích tình hình công nợ phải thu, phải trả và khả năng thanh toán của Công ty 61

2.2.4 Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty 67

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀNG ANH GIA LAI 84

3.1 Định hướng phát triển trong tương lai của Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai 84

3.2 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực tài chính tại Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai 85

3.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính tại Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai 86

3.3.1 Mở rộng thị trường bán hàng, tăng doanh thu 86

3.3.2 Tăng cường biện pháp thu hồi các khoản phải thu 89

3.3.3 Đẩy nhanh tốc độ vòng quay tài sản ngắn hạn 90

3.3.4 Tăng cường kiểm soát chi phí, đầu tư đổi mới tài sản cố định đi đôi với nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định 91

3.3.5 Xây dựng cơ cấu tài chính phù hợp cho hoạt động kinh doanh 93

KẾT LUẬN 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 5

Báo cáo tài chính BCTC

Báo cáo kết quả kinh doanh BCKQKD

Hoạt động sản xuất kinh doanh HĐSXKD

Trang 6

Bảng 2.1 Bảng cân đối kế toán hợp nhất của Công ty 51Bảng 2.2 Cơ cấu tài sản ngắn hạn và dài hạn trong tổng tài sản của Công ty 53Bảng 2.3 Cơ cấu nguồn vốn của Công ty 55Bảng 2.4 Bảng phân tích tình hình đảo bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh

của Công ty 58Bảng 2.5 Bảng phân tích tình hình các khoản phải thu – nợ phải trả 61Bảng 2.6 Bảng phân tích một số chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

của Công ty 64Bảng 2.7 Bảng phân tích một số chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán nợ dài hạn

của Công ty 66Bảng 2.8 Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất của Công ty 68Bảng 2.9 Bảng phân tích một số chỉ tiêu đánh giá khái quát hiệu quả hoạt động kinh

doanh của Công ty 69Bảng 2.10 Bảng phân tích một số chi tiêu đánh giá hiệu quả 71Bảng 2.11 Bảng phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn

hạn của Công ty 73Bảng 2.12 Bảng phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn

của Công ty 74Bảng 2.13 Bảng phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ sở

hữu của Công ty 77Bảng 2.14 Bảng phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của

Công ty 79Bảng 2.15 Bảng phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí của

Công ty 80

Trang 7

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức HAGL 46

Sơ đồ 2.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung 47

BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty 54

Biểu 2.2 Cơ cấu nguồn vốn của Công ty 56

Biểu đồ 2.3 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty 64

Biểu đồ 2.4 Đánh giá khái quát hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty 70

Trang 8

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng với xu thế toàn cầu hóa ngàycàng phổ biến, tự thân các doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao năng lực tài chínhcủa mình mới có thể tồn tại, cạnh tranh và phát triển được

Đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới, kinh tế trongnước gặp nhiều khó khăn, thì các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty Cổphần Hoàng Anh Gia Lai nói riêng đang không ngừng cố gắng tìm mọi cách vượtqua giai đoạn khủng hoảng này

Là một công ty lớn có cổ phiếu được niêm yết trên sàn chứng khoán, là kháchhàng vay vốn của các ngân hàng nên các thông tin phản ánh năng lực tài chính, tìnhhình tài chính của công ty luôn dành được sự quan tâm của rất nhiều đối tượng: Cổđông, nhà đầu tư, ngân hàng Chính vì vậy, tình hình tài chính tốt, ổn định, minhbạch và năng lực tài chính không ngừng được nâng cao đã trở thành một mục tiêuquan trọng xuyên suốt trong mọi hoạt động của Công ty

Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là việc sử dụng một tập hợp cáckhái niệm, phương pháp và các công cụ cho phép phân tích xử lý các thông tin kếtoán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của mộtdoanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ chất lượng hiệu quả hoạt động của doanhnghiệp và cung cấp thông tin cho mọi đối tượng có nhu cầu theo những mục tiêukhác nhau Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp, phân tích tình hình tài chính sẽ là

cơ sở để đưa ra các quyết định hiệu quả, phù hợp với tình trạng hiện tại và địnhhướng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp

Nhận thức được yêu cầu bức thiết của việc nâng cao năng lực tài chính và vai

trò của phân tích tình hình tài chính, tôi đã lựa chọn đề tài “Phân tích tình hình tài

chính tại Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ

của mình

Trang 9

Kết cấu của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Chương 2 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai

Chương 3 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính tại Công ty

Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai

Chương 1, luận văn trình bày cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chínhdoanh nghiệp bao gồm các nội dung khái niệm và ý nghĩa của phân tích tình hình tàichính doanh nghiệp, cơ sở số liệu để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp,phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp, nội dung phân tích tình hình tàichính doanh nghiệp và tổ chức phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là việc sử dụng một tập hợp cáckhái niệm, phương pháp và các công cụ cho phép phân tích xử lý các thông tin kếtoán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của mộtdoanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ chất lượng hiệu quả hoạt động của doanhnghiệp và cung cấp thông tin cho mọi đối tượng có nhu cầu theo những mục tiêukhác nhau Ý nghĩa, mục đích cơ bản của việc phân tích tình hình tài chính là nhằmcung cấp những thông tin cần thiết, giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin đánhgiá khách quan về tình hình tài chính của doanh nghiệp, khả năng sinh lời và triểnvọng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Các tài liệu được sử dụng trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp baogồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáolưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính

Về phương pháp phân tích, luận văn trình bày chi tiết nội dung các phươngpháp: Phương pháp so sánh, phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích, phương pháploại trừ, phương pháp liên hệ cân đối và một số các phương pháp khác như phươngpháp Dupont, phương pháp đồ thị

Về nội dung phân tích: Để phân tích tình hình tài chính, các nhà phân tích cóthể phân tích theo từng báo cáo tài chính doanh nghiệp: Bảng cân đối kế toán, báo

Trang 10

cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chínhhoặc phân tích theo những nội dung cơ bản của hoạt động tài chính Trong phạm vicủa luận văn, luận văn đi vào phân tích những nội dung cơ bản của hoạt động tàichính, bao gồm các nội dung cơ bản sau: Phân tích cấu trúc tài chính của doanhnghiệp, phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp, phân tích tình hình công nợ phải thu, phải trả và khả năng thanh toáncủa doanh nghiệp, phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Đồng thời luận văn cũng trình bày các bước công việc cần tiến hành trong quátrình phân tích bao gồm: Công tác chuẩn bị phân tích, thực hiện phân tích và kếtthúc phân tích

Trên cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính, chương 2 luận văn tậptrung phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai

Tài liệu sử dụng để phân tích báo cáo tài chính công ty bao gồm: Bảng cân đối

kế toán hợp nhất của Công ty các thời điểm từ cuối năm 2008-2010, báo cáo kết quảkinh doanh hợp nhất của Công ty từ năm 2008 -2010, báo cáo lưu chuyển tiền tệcủa Công ty từ năm 2008-2010 và thuyết minh báo cáo tài chính của công ty năm

2010 Nội dung phân tích bao gồm:

* Phân tích cấu trúc tài chính

Tổng tài sản của Công ty cuối năm 2010 so với 2009 tăng tuyệt đối hơn 6.575

tỷ trong đó tài sản ngắn hạn tăng 3.828 tỷ (tăng 52%), tài sản dài hạn tăng 2.747 tỷ(tăng 57%); so với 2008 tăng tuyệt đối hơn 9.900 tỷ trong đó tài sản ngắn hạn tăng6.706 tỷ (tăng 148%), tài sản dài hạn tăng 3.193 tỷ (tăng 76%) Có thể thấy nếu nhưnăm 2008 trong cơ cấu tài sản tỷ trọng giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn trêntổng tài sản của công ty gần như tương đương nhau thì đến năm 2009 tài sản ngắnhạn chiếm tỷ trọng lớn hơn tài sản dài hạn trong tổng tài sản điều đó chứng tỏ tốc độtăng giá trị tài sản ngắn hạn cao hơn tài sản dài hạn của công ty Đến năm 2010, tỷtrọng này gần như không thay đổi so với năm 2009 Tài sản ngắn hạn hiện tại chiếm

tỷ trọng nhiều hơn trong tổng tài sản của Công ty (60% tổng tài sản) Tỷ trọng tàisản dài hạn trong tổng tài sản của Công ty qua các năm giảm dần nhưng giá trị tài

Trang 11

sản dài hạn của Công ty vẫn tăng mạnh qua các năm Đặc biệt năm 2010, tài sản dàihạn của Công ty tăng lên rất nhanh, cụ thể tăng hơn 2.747 tỷ (tăng 57%) so với

2009 và tăng hơn 3.193 tỷ (73%) so với 2008 Sự tăng lên rất lớn chủ yếu của tàisản cố định hữu hình chính là nguyên nhân khiến tài sản dài hạn của Công ty tănglên mạnh trong năm 2010 Có thể lý giải cho vấn đề này là do trong năm 2010,Công ty đã tập trung mạnh vào việc đầu tư trang thiết bị máy móc cho các dự ánkhai thác khoáng sản và năng lượng của Công ty tại các tỉnh Tây Nguyên và nướcLào, Campuchia

Sự tăng lên về tổng tài sản tương ứng với sự tăng lên của tổng nguồn vốn.Tổng nguồn vốn năm 2010 tăng mạnh so với năm 2008, 2009 chủ yếu là do sự tănglên của khoản mục vốn chủ sở hữu cả về giá trị và tỷ trọng trong tổng nguồn vốn.Trong cơ cấu nguồn vốn, năm 2010 tỷ trọng vốn chủ sở hữu đã tăng lên là 49% (sovới 42% năm 2008 và 38% năm 2009) và tương đương với tỷ trọng nợ phải trảtrong tổng nguồn vốn năm 2010 Điều này cho thấy Công ty đang ngày càng giatăng được sự tự chủ về mặt nguồn vốn, cơ cấu giảm tỷ trọng nợ phải trả trong tổngnguồn vốn Tỷ trọng nợ phải trả của Công ty năm 2009 trong cơ cấu nguồn vốn củaCông ty ở mức độ khá cao 58% so với tỷ trọng vốn chủ sở hữu 38% Tuy nhiên đếnnăm 2010, tỷ trọng nợ phải trả đã giảm xuống còn 47% mặc dù xét về mặt giá trịtuyệt đối, nợ phải trả năm 2010 tăng hơn 1.661 tỷ so với năm 2009 Cụ thể hơntrong khoản mục nợ phải trả, tỷ trọng nợ ngắn hạn trong tổng nguồn vốn sau khităng lên mức 35% năm 2009 so với 29% năm 2008 đến cuối 2010 đã giảm về 28%còn tỷ trọng nợ dài hạn xu hướng giảm dần qua các năm (2008 là 24%, 2009 là 23%

và 2010 là 19%)

Qua cấu trúc tài chính của Công ty ta thấy tình hình tài chính của Công ty quathời gian từ 2008 – 2010 là ổn định và tăng trưởng tài sản và nguồn vốn theo hướng

an toàn, hiệu quả

* Phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Để phân tích tình hình bảo đảm vốn, luận văn đã sử dụng các chỉ tiêu hệ sốtài trợ thường xuyên, hệ số tài trợ tạm thời, hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn vốn

Trang 12

thường xuyên, hệ số giữa nguồn vốn thường xuyên so với tài sản dài hạn, hệ số giữatài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn Qua tính toán so sánh ta thấy, cuối năm 2010,các hệ số đều tăng Điều đó thể hiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần HoàngAnh Gia Lai thông qua việc phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động sản xuấtkinh doanh của công ty là rất tự chủ, ổn định, bền vững và khoa học Trong hai năm

2009 - 2010 công ty đã tiến hành mở rộng đầu tư hoạt động kinh doanh mạnh mẽhơn ra một số ngành kinh doanh bên cạnh những lĩnh vực truyền thống như khaithác khoáng sản, năng lượng… đòi hỏi nhu cầu vốn rất lớn đầu tư vào tài sản dàihạn như nhà xưởng, máy móc trang thiết bị…thời gian thu hồi vốn lớn thì Công ty

đã giải quyết bài toán này bằng việc gia tăng nguồn vốn thường xuyên dài hạn màchủ yếu là tăng nguồn vốn chủ sở hữu, giảm dần việc gia tăng nợ dài hạn Kết quả

là nguồn vốn thường xuyên của Công ty chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn hìnhthành tài sản, tài sản dài hạn của Công ty hoàn toàn được tài trợ bằng nguồn vốnthường xuyên ổn định này không phải sử dụng đến nguồn vốn tạm thời tài trợ, tàisản ngắn hạn của Công ty một phần được tài trợ bằng nợ ngắn hạn, phần khác đượctài trợ bằng nguồn vốn thường xuyên còn lại sau khi tài trợ cho tài sản dài hạn

* Phân tích tình hình công nợ phải thu, phải trả và khả năng thanh toán

Tỷ lệ các khoản phải thu so với nợ phải trả của Công ty năm 2010 tăng lên49.87%, cân bằng gần về mức 50% so với mức 42.3% năm 2008 và 41.7% năm

2009 Năm 2009, tỷ lệ này là 41.7% cho thấy Công ty đi chiếm dụng vốn nhiều hơn

so với bị chiếm dụng vốn, sang năm 2010 tỷ lệ này tăng lên mức gần 50% cho thấyquan hệ giữa các khoản phải thu so với nợ phải trả của Công ty hiện tại là cân bằng.Các khoản phải thu và nợ phải trả của công ty năm 2010 so với năm 2009 đều tănglên về giá trị tuyệt đối nhưng tốc độ tăng các khoản phải thu là lớn hơn nợ phải trả

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (= Tổng tài sản/Tổng nợ phải trả) củaCông ty năm 2010 là 2.15 tăng 0.42 so với năm 2009 và 0.25 so với năm 2008 chothấy toàn bộ giá trị tài sản thuần hiện có của Công ty hoàn toàn bảo đảm khả năngthanh toán các khoản nợ của Công ty Hệ số này năm 2010 tăng mạnh so với năm

2009 là do tổng tài sản của Công ty năm 2010 so với năm 2009 tăng hơn 6.575 tỷ

Trang 13

tương ứng tăng 54% trong khi đó nợ phải trả của Công ty tăng ít hơn ở mức tănghơn 1.661 tỷ tương ứng tăng 23% Có thể thấy được tổng tài sản của Công ty năm

2010 tăng mạnh ngoài việc tăng một phần từ nguồn nợ phải trả còn có phần nhiều từviệc tăng nguồn vốn chủ sở hữu

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn năm 2010 của Công ty tăng mạnh ởmức 2.16 so với 1.77 của năm 2008 và 1.72 năm 2009 và cao hơn nhiều so với mứctrung bình ngành cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty năm 2010tăng hơn trước và tốt hơn nhiều so với các công ty hoạt động cùng ngành Hệ số khảnăng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty qua các năm đều > 1 cho thấy công ty hòatoàn đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn Hệ số này năm

2010 tăng mạnh là do tài sản ngắn hạn năm 2010 tăng mạnh so với năm 2009 (tănghơn 3.828 tỷ đồng – 52%) trong khi đó nợ ngắn hạn của Công ty năm 2010 cũngtăng so với năm 2009 nhưng tăng với giá trị và tốc độ thấp hơn nhiều so với mứctăng của tài sản ngắn hạn (tăng hơn 884 tỷ - 21%) Biểu đồ sau đây thể hiện khảnăng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty:

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ [7], [8], [9], [13])

Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn (=Tổng giá trị thuần của tài sản dàihạn/Nợ dài hạn phải trả) của Công ty năm 2010 là 2.05 tăng 0.4 so với năm 2009 và0.19 so với năm 2008 Khả năng thanh toán các khoản nợ dài hạn đối với toàn bộgiá trị thuần của tài sản cố định và đầu tư dài hạn của Công ty năm 2010 tăng lên vàrất tốt so với năm 2009 Trong năm 2010 với việc mở rộng thêm hoạt động sản xuất

Trang 14

kinh doanh trong lĩnh vực khoáng sản, năng lượng… Công ty đã đầu tư rất nhiềuvào việc gia tăng tài sản dài hạn (giá trị thuần tài sản dài hạn tăng hơn 2.765 tỷtương ứng tăng 57% so với 2009) trong khi đó nợ dài hạn chỉ tăng hơn 777 tỷ tươngứng tăng 28% so với năm 2009 Rõ ràng với việc đầu tư thêm vào tài sản dài hạnvào những lĩnh vực mới đặc thù cần lượng vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lâu, chủtrương của Công ty là hoàn toàn đúng đắn và khoa học khi gia tăng nguồn vốn chủ

sở hữu để tài trợ cho việc đầu tư tài sản dài hạn đó, hạn chế gia tăng nợ dài hạn

Như vậy qua phân tích tình hình và khả năng thanh toán của Công ty HAGL

có thể thấy tình hình tài chính của Công ty là rất tốt và ổn định, tình hình chiếmdụng vốn và bị chiếm dụng vốn của Công ty là cân bằng, khả năng thanh toán củaCông ty rất dồi dào, uy tín và tín nhiệm tài chính của Công ty ở mức cao

* Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh

Để đánh giá khái quát hiệu quả sản xuất kinh doanh, luận văn đã sử dụng cácchỉ tiêu: Sức sinh lời của tài sản, sức sinh lời của vốn chủ sở hữu, sức sinh lời củadoanh thu thuần và nhận thấy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công tyqua các năm đều tăng lên, thời điểm năm 2010 các chỉ tiêu này đều tốt hơn so vớimức trung bình ngành đặc biệt là ROE và ROS cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ

sở hữu của Công ty, hiệu quả sử dụng tài sản, tiết kiệm chi phí của Công ty là tốt.Biểu đồ sau sẽ đánh giá khái quát hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty:

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ [7], [8], [9], [13])

Trang 15

Trên cơ sở đánh giá khái quát hiệu quả sản xuất kinh doanh, luận văn đi vàophân tích chi tiết hiệu quả sử dụng tài sản (tài sản dài hạn, tài sản ngắn hạn), hiệuquả sử dụng nguồn vốn (vốn chủ sở hữu, vốn vay), hiệu quả sử dụng chi phí.

Về hiệu quả sử dụng tài sản: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sảnnhư số vòng quay của tài sản năm 2010 giảm so với năm 2009 và suất hao phí củatài sản so với doanh thu thuần năm 2010 tăng lên so với năm 2009 cho thấy hiệuquả sử dụng tài sản nhìn chung của Công ty là chưa cao, tài sản của Công ty vậnđộng chậm, số vòng quay của tài sản thấp, suất hao phí của tài sản để tạo ra doanhthu cao Suất hao phí của tài sản để tạo ra lợi nhuận sau thuế của Công ty đã giảmdần nhưng rõ ràng nó vẫn ở mức khá cao Thực ra điều này cũng không quá khó lýgiải với Công ty HAGL, Công ty hiện đang có quy mô tài sản rất lớn, giá trị tài sảntăng rất nhanh cả về mặt tuyệt đối và tương đối đặc biệt ở tài sản dài hạn đầu tư chonhững lĩnh vực hoạt động mới chưa thể tạo ra kết quả ngày lập tức trong thời gianngắn cho nên sự tăng trưởng trong doanh thu thuần và lợi nhuận là không tươngứng, thậm chí ở mức rất khiêm tốn nếu so với mức tăng của tài sản

Về hiệu quả sử dụng nguồn vốn: Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu của Công tykhông ngừng tăng qua các năm, năm 2010 của công ty là 0.294 tăng 0.017 đồng sovới năm 2009 và 0.111 đồng so với năm 2008 Tuy nhiên, năm 2010 so với năm

2009, số vòng quay của vốn chủ sở hữu giảm 0.34 vòng thể hiện hiệu quả sử dụngvốn chủ sở hữu trên góc độ tạo doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ năm 2010 bịgiảm sút so với năm 2009 Tuy nhiên điều này có thể giải thích được là do sự giatăng của vốn chủ sở hữu năm 2010 so với năm 2009 là rất lớn trong khi sự gia tăngcủa doanh thu thuần là không tương xứng và nhỏ hơn rất nhiều Mặc dù vậy, việcCông ty tăng mạnh vốn chủ sở hữu năm 2010 so với năm 2009 rõ ràng là bước điđúng đắn và sẽ là nhân tố giúp ổn định tình hình tài chính, tạo lợi nhuận bền vữngcủa Công ty trong tương lai Hiệu quả sử dụng vốn vay của Công ty là tốt, hệ số khảnăng thanh toán lãi tiền vay và sức sinh lời của vốn đầu tư qua các năm của Công tykhông ngừng gia tăng

Về hiệu quả sử dụng chi phí: hiệu quả sử dụng chi phí của Công ty là rất ấn

Trang 16

tượng Năm 2010 so với năm 2009 các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận so với giá vốn hàngbán, tỷ suất lợi nhuận so với chi phí bán hàng, tỷ suất lợi nhuận so với chi phí quản

lý doanh nghiệp và tỷ suất lợi nhuận trước thuế so với tổng chi phí đều tăng khi màmức đô gia tăng lợi nhuận của Công ty là rất cao ở cả con số tuyệt đối và tương đốitrong khi mức tăng của các khoản chi phí và tổng chi phí là thấp hơn nhiều Rõ ràngCông ty đã thực hiện việc quản lý và tiết kiệm chi phí rất tốt qua đó đã không ngừnglàm gia tăng mức lợi nhuận cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Qua việc phân tích chi tiết tình hình tài chính của Công ty Cổ phần HoàngAnh Gia Lai qua các khía cạnh cụ thể ở chương 2, chương 3 luận văn nêu ra nhữngđịnh hướng chiến lược phát triển trong tương lai của Công ty, nêu bật được sự cầnthiết cần phải nâng cao năng lực tài chính tại Công ty và đề xuất một số giải pháp đểnâng cao năng lực tài chính tại Công ty nhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính củaCông ty, hiện thực hóa những mục tiêu phát triển Công ty hướng đến

Giải pháp đưa ra bao gồm:

- Mở rộng thị trường bán hàng, tăng doanh thu

Như đã phân tích ở chương 2, lượng hàng tồn kho của Công ty (chi phí dởdang các căn hộ đang xây dựng để bán) là rất lớn, chiếm tỷ trọng đáng kể trong tàisản lưu động của Công ty (năm 2010 chiếm khoảng gần 27%) Số vòng quay củahàng tồn kho cũng ở mức thấp và năm 2010 có chiều hướng giảm so với năm 2009cho thấy vốn đầu tư hàng tồn kho của Công ty vận động chậm, thời gian 1 vòngquay hàng tồn kho là nhiều Công ty một mặt cần luôn đẩy nhanh việc thi công đảmbảo cả về chất lượng và thời gian để nhanh chóng hoàn thiện các dự án, mặt kháctập trung cho công tác tiếp thị chào bán sản phẩm khi hoàn thành với việc xây dựnggiá bán hợp lý trong giai đoạn thị trường bất động sản trầm lắng hiện nay vớiphương thức tiêu thụ và thanh toán linh hoạt phù hợp Đẩy mạnh lĩnh vực kinhdoanh bất động sản tại Thái Lan và Lào trong bối cảnh thị trường bất động sảntrong nước hiện nay còn ảm đạm, đẩy mạnh hoạt động đầu tư vào Lào vàCampuchia đặc biệt trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, gỗ và trồng cây cao su khi

có được những ưu đãi trong chính sách đầu tư của các nước này, không ngừng sử

Trang 17

dụng các công cụ để quảng bá thương hiệu của HAGL và nâng cao uy tín của Công

ty đối với không chỉ khách hàng, bạn hàng, các tổ chức tín dụng, các cổ đông, nhàđầu tư trong nước mà còn cả với các nhà đầu tư, đối tác nước ngoài, các tổ chức tàichính quốc tế

- Tăng cường biện pháp thu hồi các khoản phải thu

Các khoản phải thu năm 2010 tăng lên nhiều so với năm 2009 và chiếm xấp xỉgần 40% trong tổng số vốn lưu động của Công ty, đây là một tỷ lệ khá lớn, vàchứng tỏ Công ty đã bán chịu cho khách hàng nhiều hơn và bị chiếm dụng vốn khálớn Vì thế, Công ty cần nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu mà các bên đang

nợ Công ty bằng các biện pháp như thường xuyên kiểm soát để nắm vững tình hình

nợ phải thu và tình hình thu hồi nợ qua việc mở sổ theo dõi chi tiết nợ phải thu vàtình hình thanh toán với khách hàng, trong hợp đồng kinh tế nên xây dựng các điềukhoản chặt chẽ có ràng buộc để có thể nhanh chóng thu được tiền bán hàng xâydựng chính sách tín dụng thương mại hợp lý …

- Đẩy nhanh tốc độ vòng quay tài sản ngắn hạn

Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty là chưa cao, sức sinh lời củatài sản ngắn hạn đã tăng dần nhưng vẫn ở mức thấp, số vòng quay của tài sản ngắnhạn thấp và lại có xu thế giảm Việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn có

ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả và tiết kiệm vốn lưu động trongkinh doanh Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn Công ty có thể tiếnhành các biện pháp như tăng cường công tác quản lý tài sản ngắn hạn, tìm mọi biệnpháp để rút ngắn thời gian ở mỗi khâu mà vốn lưu động đi qua và tăng cường công tácquản lý hàng tồn kho để có thể tính toán, dự toán chính xác nhu cầu hàng hoá bán ratrong kỳ nhằm giảm chi phí do dư thừa quá nhiều lượng hàng tồn kho

- Tăng cường kiểm soát chi phí, đầu tư đổi mới tài sản cố định đi đôi với nângcao hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Hiệu quả sử dụng chi phí của Hoàng Anh Gia Lai hiện tại khá ấn tượng Năm

2010 so với năm 2009 các chỉ tiêu này đều tăng khi mà mức đô gia tăng lợi nhuậncủa Công ty là rất cao ở cả con số tuyệt đối và tương đối trong khi mức tăng của các

Trang 18

khoản chi phí và tổng chi phí là thấp hơn nhiều Tuy nhiên trong bối cảnh thị trườngbất động sản hiện tại còn ảm đạm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động bán hàng, Công

ty cần tăng cường hơn nữa thực hiện việc quản lý và tiết kiệm chi phí qua đó làmgia tăng mức lợi nhuận cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Tài sản cố định là nguồn lực rất quan trọng và không thể thiếu của công ty.Với việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh ra các lĩnh vực như khoáng sản,năng lượng…trong năm 2010 Công ty đã thực hiện đầu tư gia tăng tài sản cố địnhrất lớn, giá trị tài sản cố định cuối năm 2010 tăng hơn 1.892 tỷ tương ứng với mứctăng 75% so với cuối năm 2009 Điều đó đặt ra áp lực rất cao với Công ty trongviệc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng của những tài sản cố định cũ và tài sảnmới đầu tư này

- Xây dựng cơ cấu tài chính phù hợp cho hoạt động kinh doanh

Gia tăng nguồn vốn dựa trên phát hành trái phiếu quốc tế có khả năng chuyểnđổi thành cổ phiếu một mặt tạo được nguồn vốn để Công ty tiếp tục đầu tư vào cáclinh vực kinh doanh dài hơi, mặt khác sau khi chuyển đổi thành cổ phần sẽ làm giatăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty, đảm bảo được sự

tự chủ cao và an toàn về nguồn vốn của Công ty, giảm dần sự phụ thuộc vào vốnvay thương mại trong nước

Tóm lại về mặt lý luận, luận văn đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận vềphân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Về mặt thực tiễn, luận văn đã phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phầnHoàng Anh Gia Lai trên các khía cạnh cụ thể: phân tích cấu trúc tài chính, phân tíchtình hình bảo đảm vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích tình hình công

nợ phải thu, phải trả và khả năng thanh toán, phân tích hiệu quả kinh doanh Qua

đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính tại Công ty, từ đónâng cao vị thế, sức cạnh tranh và phát triển trong tương lai

Trang 19

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sau hơn 20 năm đổi mới kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển mình rõnét Nền kinh tế phát triển với nhiều ngành nghề, các doanh nghiệp từ nhiều thànhphần kinh tế khác nhau đã và đang không ngừng lớn mạnh phát triển từng bước hộinhập với xu thế phát triển kinh tế quốc tế

Trong những năm gần đây, cùng với thành phần kinh tế Nhà nước vẫn đóngvai trò chủ đạo thì thành phần kinh tế tư nhân đang ngày càng phát triển cả về sốlượng, quy mô và chất lượng doanh nghiệp và có những đóng góp không nhỏ vàocông cuộc phát triển kinh tế đất nước Các doanh nghiệp cổ phần thuộc sở hữu tưnhân này không ngừng lớn mạnh, cạnh tranh ngày càng sâu sắc và bình đẳng vớicác doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài trong cơ chế thị trường.Trong bối cảnh hiện tại, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển không còn conđường nào khác là phải phát huy tối đa nội lực của mình, tức là phải không ngừngtích lũy tăng cường tiềm lực tài chính, tiềm lực kỹ thuật công nghệ và con người

Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai là một doanh nghiệp có 100% vốnthuộc sở hữu tư nhân, hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần Công ty có quy

mô và tiềm lực rất mạnh trong số các doanh nghiệp Việt Nam, đi kèm với đó là việcquản lý mọi hoạt động của công ty cũng đạt ra những yêu cầu sao cho phù hợp với

sự phát triển Tình hình tài chính ổn định, minh bạch luôn là một trong những mụctiêu quan trọng nhất của Công ty hay bất cứ một doanh nghiệp nào khác để khôngngừng giúp hoạt động của Công ty ngày càng phát triển, nâng cao được khả năngcạnh tranh trên thị trường Việt Nam, phát triển thị phần ảnh hưởng ra một số nướctrong khu vực

Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ

phần Hoàng Anh Gia Lai” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.

Trang 20

2 Mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu lý luận chung về phân tích tình hình tài chínhtại Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai để làm cơ sở đưa ra đánh giá về tình trạngtài chính của Công ty và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính tạiCông ty

3 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu làphương pháp duy vật biện chứng, kết hợp giữa logic và lịch sử, phân tích và tổnghợp; sử dụng các phương pháp của khoa học thống kê; khảo sát thực tế để phân tíchđánh giá từng vấn đề, trên cơ sở đó rút ra kết luận một cách chính xác

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Luận văn hệ thống hoá cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanhnghiệp nhằm tạo ra những cơ sở khoa học để vận dụng phân tích tình hình tài chínhcủa Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằmnâng cao năng lực tài chính tại Công ty

Với ý nghĩa đó, luận văn được xây dựng ngoài phần mở đầu và kết luận, kếtcấu luận văn gồm 03 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Chương 2 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai

Chương 3 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính tại Công ty

Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai

Trang 21

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1 Khái niệm và ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp [3], [10], [11], [12]

1.1.1 Khái niệm phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Doanh nghiệp là một chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạtđộng kinh doanh trên thị trường thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạncủa quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trênthị trường nhằm mục đích sinh lợi Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tốt haykhông, hiệu quả hay kém hiệu quả phản ánh rõ rệt ở tình hình tài chính doanhnghiệp đó Có thể nói tình hình tài chính chính là thước đo sức khỏe của doanhnghiệp, một doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt cho thấy doanh nghiệp đó hoạtđộng kinh doanh tốt

Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là việc sử dụng một tập hợp cáckhái niệm, phương pháp và các công cụ cho phép phân tích xử lý các thông tin kếtoán tài chính và các thông tin khác về quản lý hiện hành và trong quá khứ nhằmđánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ chấtlượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và cung cấp thông tin cho mọi đốitượng có nhu cầu theo những mục tiêu khác nhau

Tình hình tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinhdoanh và có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển minh bạch và bềnvững của doanh nghiệp Do đó, có thể thấy phân tích tình hình tài chính có vai tròquan trọng, thể hiện trên hai mặt sau:

Thứ nhất, phân tích tình hình tài chính cho phép đánh giá đầy đủ, chính xáctình hình phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn, vạch rõ khả năng

Trang 22

tiềm tàng về vốn của doanh nghiệp Trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệuquả sử dụng vốn, tích luỹ và tăng cường tiềm lực tài chính.

Thứ hai, phân tích tài chính giúp cho công tác quản lý Nhà nước về kinh tế

và phục vụ cho các đối tượng quan tâm khác

1.1.2 Ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Phân tích tình hình tài chính ngày càng được sử dụng phổ biến và rộng rãitrong mọi đơn vị kinh tế thuộc tất cả các loại hình kinh tế khác nhau với quy trìnhthực hiện có tính khoa học và linh hoạt Sự phát triển của nền kinh tế nói chung vàcủa các đơn vị, thành phần kinh tế nói riêng đang bộc lộ rõ nét tính đa dạng và phứctạp của hoạt động tài chính Do đó, một mặt tạo cơ hội cho phân tích tài chính pháttriển và ngày càng hoàn thiện với tư cách là công cụ phân tích có ý nghĩa quan trọngđối với sự phát triển lành mạnh và bền vững của tài chính doanh nghiệp, mặt khácđặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với công tác phân tích tài chính doanh nghiệp.Phân tích tình hình tài chính là một trong những nội dung cơ bản của phân tích kinhdoanh, qua việc phân tích các chuyên gia phân tích không chỉ đơn thuần đánh giáđược tình hình tài chính mà còn xác định được bản chất, nguyên nhân biến động củatình hình tài chính ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả kinh doanh của tổ chức Theo

đó, bức tranh toàn cảnh sau khi phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ cungcấp kịp thời, trọng tâm và toàn diện nhất thông tin tài chính cho những đối tượngquan tâm đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp

Thứ nhất, phân tích tình hình tài chính đối với nhà quản trị doanh nghiệp.Nhà quản trị doanh nghiệp là người trực tiếp quản lý doanh nghiệp, người quản lýcần thông tin tài chính để phục vụ cho việc ra các quyết định quản lý Phân tích tìnhhình tài chính nhằm mục tiêu tạo ra những chu kỳ đều đặn để đánh giá hoạt độngquản lý trong giai đoạn đã qua, việc thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời,khả năng thanh toán, rủi ro tài chính doanh nghiệp…đồng thời định hướng các quyếtđịnh của Ban giám đốc phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp như quyết địnhđầu tư, tài trợ, phân phối lợi nhuận…và làm cơ sở cho những dự đoán tài chính, kếhoạch cung ứng vật tư, huy động và đầu tư vốn Phân tích tình hình tài chính còn là

Trang 23

cơ sở để kiểm tra, kiểm soát hoạt động tài chính và hoạt động quản lý trong doanh nghiệp.

Thứ hai, phân tích tình hình tài chính đối với các nhà đầu tư Các nhà đầu tư

là những người giao vốn của mình cho doanh nghiệp quản lý và thu lời dựa trên kếtquả hoạt động của doanh nghiệp (lợi tức và thặng dư giá trị của vốn) Do đó, cácnhà đầu tư quan tâm tới hoạt động tài chính doanh nghiệp trên giác độ hiệu quả sửdụng vốn, khả năng sinh lời của doanh nghiệp là chủ yếu vì nó liên quan trực tiếpnhất đến lợi ích trước mắt và lâu dài cũng như mức độ rủi ro có thể gặp phải khi đầu

tư của nhà đầu tư, đồng thời là cơ sở để nhà đầu tư đưa ra quyết định có tiếp tục đầu

tư hay không và phương thức đầu tư như thế nào Các nhà đầu tư dựa vào nhữngnhà chuyên môn trung gian (chuyên gia phân tích tài chính) nghiên cứu nhữngthông tin kinh tế tài chính, làm rõ triển vọng phát triển của doanh nghiệp và đánhgiá các cổ phiếu trên thị trường tài chính

Thứ ba, phân tích tình hình tài chính đối với những người cho vay (cá nhân, tổchức tín dụng, ngân hàng…) Họ là những người cho doanh nghiệp vay vốn để đảmbảo nhu cầu sản xuất kinh doanh Thu nhập của họ là lãi suất tiền vay - là khoản thunhập hình thành trong tương lai, do đó phân tích tài chính đối với người cho vaykhông chỉ đơn giản là xác định khả năng hoàn trả nợ của khách hàng mà còn là đánhgiá hiệu quả hoạt động và hiệu quả sinh lời của doanh nghiệp để làm cơ sở đánh giárủi ro cho vay Đối với những khoản cho vay ngắn hạn: vì nguồn trả là doanh thu

mà doanh nghiệp thu được trong thời hạn tồn tại của khoản vay nên người cho vayluôn quan tâm trước hết đến tình hình kinh doanh (hoạt động) của doanh nghiệp vì

nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp Đối với cáckhoản cho vay dài hạn: vì nguồn trả lấy từ lợi nhuận và khấu hao hàng năm nênngười cho vay quan tâm nhiều hơn đến khả năng hoàn trả trong tương lai và khảnăng phát triển thể hiện qua hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Thứ tư, phân tích tình hình tài chính đối với các công ty kiểm toán Trongnền kinh tế thị trường các loại hình kiểm toán càng xuất hiện nhiều như kiểm toánNhà nước, kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ Các loại kiểm toán đều dựa trên cácthông tin phân tích tình hình tài chính để xác minh tính minh bạch, khách quan về

Trang 24

tình hình tài chính của một tổ chức hoạt động Ngoài ra, phân tích tình hình tàichính còn giúp các chuyên gia kiểm toán dự đoán xu hướng tài chính để nâng cao

độ tin cậy của các quyết định

Thứ năm, phân tích tình hình tài chính đối với cán bộ công nhân viên củadoanh nghiệp Đây là những người có nguồn thu nhập duy nhất là tiền lương đượctrả Tuy nhiên, trong một số doanh nghiệp cổ phần, người hưởng lương có một phần

cổ phiếu nhất định trong doanh nghiệp Đối với những doanh nghiệp này, ngườihưởng lương có thu nhập từ tiền lương được trả và tiền lời được chia Cả hai khoảnthu nhập này phụ thuộc vào kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh Do vậy,phân tích tài chính giúp họ định hướng việc làm ổn định của mình và yên tâm dốcsức vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tùy theo công việc đượcphân công đảm nhiệm

Như vậy, phân tích tình hình tài chính là công cụ hữu ích được dùng để xácđịnh giá trị kinh tế, để đánh giá các mặt mạnh, mặt yếu của một doanh nghiệp, tìm

ra nguyên nhân khách quan và chủ quan, giúp cho từng đối tượng lựa chọn và đưa

ra được những quyết định phù hợp với mục đích mà họ quan tâm

1.2 Cơ sở số liệu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp [11], [12]

Tiến hành phân tích tài chính có thể sử dụng nhiều tài liệu khác nhau trong

đó tài liệu quan trọng nhất được sử dụng trong phân tích tình hình tài chính củadoanh nghiệp là báo cáo tài chính Theo chuẩn mực kế toán quốc tế số 01, báo cáotài chính là sự trình bày có tính cấu trúc vị trí tài chính và tình hình tài chính củamột đơn vị nhằm cung cấp thông tin về vị trí tài chính và tình hình tài chính cũngnhư các luồng tiền của một đơn vị mà giúp ích đáng kể cho người sử dụng trongviệc đưa ra các quyết định kinh tế; báo cáo tài chính cũng phản ánh hiệu quả quản

lý các nguồn lực của đơn vị của nhà quản trị đơn vị đó; để đạt được mục đích này,báo cáo tài chính cung cấp thông tin về tài sản, nợ, vốn chủ sở hữu, thu nhập và chiphí (bao gồm cả lãi và lỗ), các sự thay đổi về vốn chủ sở hữu và luồng tiền; nhữngthông tin này, cùng với các thông tin khác trong Thuyết minh báo cáo tài chính,giúp người sử dụng báo cáo tài chính dự đoán được dòng tiền tương lai Một bộ báo

Trang 25

cáo tài chính đầy đủ bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh,báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính và báo cáo về tình hìnhbiến động vốn chủ sở hữu (ở Việt Nam báo cáo này được gộp vào trong thuyếtminh báo cáo tài chính).

Các báo cáo sử dụng trong phân tích phải có tính liên tục và thống nhất vềmặt thời gian để đảm bảo tính so sánh được, đồng thời phải là báo cáo lập ở cấp caonhất để đảm bảo thông tin trình bày trong báo cáo là những thông tin phản ánh tổngquát, toàn diện tình hình tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu ở thời điểm lậpbáo cáo tài chính, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo củatoàn đơn vị Nội dung trình bày ở các báo cáo này như sau:

1.2.1 Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn

bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại mộtthời điểm nhất định Bảng cân đối kế toàn có ý nghĩa rất quan trọng trong công tácquản lý doanh nghiệp Khi so sánh bảng cân đối kế toán được lập tại các thời điểmliên tục, người đọc thu được thông tin về sự biến động tài sản và nguồn vốn củadoanh nghiệp, tình hình tài chính thể hiện qua năng lực tài chính, cấu trúc tài chính,

… của doanh nghiệp Với vai trò đó, người phân tích tài chính sử dụng bảng cân đối

kế toán làm cơ sở cho việc tính toán các chỉ tiêu phân tích như chỉ tiêu về khả năngthanh toán, chỉ tiêu về tình hình đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, cấutrúc tài chính, từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá về khái quát tình hình tài chính củadoanh nghiệp cũng như phân tích tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động nguồnvốn vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Cấu trúc của bảng cân đối kế toán gồm hai phần phản ánh vốn (tài sản) vànguồn vốn (nguồn hình thành tài sản)

- Phần tài sản: phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có tại thời điểm lập báocáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp Về mặt kinh tế, phần tài sảnphản ánh quy mô và kết cấu các tài sản của doanh nghiệp đang tồn tại dưới mọi

Trang 26

hình thức hữu hình và vô hình Về mặt pháp lý, số lượng của các chỉ tiêu bên phầntài sản thể hiện số vốn đang thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp.

Kết cấu phần tài sản gồm:

+ Tài sản ngắn hạn là những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp

mà thời gian sử dụng, thu hồi luân chuyển trong một năm hoặc một chu kỳ kinhdoanh, bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chínhngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác

+ Tài sản dài hạn gồm những tài sản tồn tại trong doanh nghiệp trong mộtthời gian dài mà giá trị của chúng chuyển dần vào sản phẩm trong nhiều chu kỳkinh doanh và những tài sản khác không được phản ánh trong chỉ tiêu tài sản ngắnhạn Tài sản dài hạn gồm các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định (tài sản cố địnhhữu hình, vô hình, hao mòn tài sản cố định, chi phí xây dựng cơ bản dở dang), bấtđộng sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác

- Phần nguồn vốn: phản ánh những nguồn vốn mà doanh nghiệp quản lý và đang

sử dụng vào thời điểm lập báo cáo Về mặt kinh tế, khi xem xét phần nguồn vốn các nhàquản lý có thể thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng,tiềm lực và khả năng tài chính cũng như mức độ độc lập trong kinh doanh của doanhnghiệp Về mặt pháp lý, thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với số vốnđược hình thành từ những nguồn khác nhau

Kết cấu nguồn vốn gồm:

+ Nợ phải trả (nợ ngắn hạn và nợ dài hạn): đây là số vốn mà doanh nghiệphuy động được từ những nhân tố bên ngoài doanh nghiệp và phải trả lại cho chủ nợsau một thời gian sử dụng nhất định

+ Vốn chủ sở hữu (vốn chủ sở hữu và nguồn kinh phí và quỹ khác): thuộc sởhữu của chủ doanh nghiệp hay những bên góp vốn, không phải là những khoản nợ,không phải cam kết thanh toán, sử dụng được vô kỳ hạn Thuộc vốn chủ sở hữu cóvốn đầu tư của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần, vốn khác của chủ sở hữu, cổphiếu quỹ, chênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá hối đoái, các quỹ và dự

Trang 27

trữ, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

Bảng cân đối kế toán là nguồn dữ liệu quan trọng và cần thiết nhất trong quátrình phân tích tình hình tài chính của công ty Người phân tích so sánh hầu hết cácchỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán để biết tình hình tài chính tổng quát của công tythông qua việc sử dụng các chỉ tiêu chính như: Tài sản cố định, các khoản phải thu,phải trả, các khoản nợ, tình hình nguồn vốn và cơ cấu vốn

1.2.2 Báo cáo kết quả kinh doanh

Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh kết quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp, bao gồm kết quả kinh doanh vàkết quả khác Số liệu trên báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về tìnhhình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động kỹ thuật và kinh nghiệm quản

lý của doanh nghiệp Các chỉ tiêu trình bày trên báo cáo kết quả kinh doanh gồm doanhthu bán hàng và cung cấp dịch vụ, các khoản giảm trừ doanh thu, doanh thu thuần vềbán hàng và cung cấp dịch vụ, giá vốn hàng bán, lợi nhuận gộp về bán hàng và cungcấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính, chi phí tài chính (trong đó có chi phí lãivay), chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinhdoanh, thu nhập khác, chi phí khác, lợi nhuận khác, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế,chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãnlại, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp và lãi cơ bản trên cổ phiếu

Người phân tích tài chính sử dụng các chỉ tiêu nêu trên trong báo cáo kết quảkinh doanh làm cơ sở cho việc tính toán các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động củadoanh nghiệp, đặc biệt là hiệu quả sử dụng vốn Các chỉ tiêu chính dùng để phântích là: Doanh thu bán hàng, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận trướcthuế Đây là những chỉ tiêu chính thể hiện tình hình hoạt động và kết quả hoạt độngcủa công ty

1.2.3.Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh tình hình luồng tiền từ tất cả các hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm hoạt động kinh doanh, hoạt động tài

Trang 28

chính và hoạt động đầu tư Chuẩn mực kế toán quốc tế số 07 đã nêu rõ: Báo cáo lưuchuyển tiền tệ, khi được sử dụng kết hợp với các báo cáo tài chính khác, cung cấpthông tin cho phép người sử dụng đánh giá được sự thay đổi của tài sản thuần củađơn vị, cấu trúc tài chính (bao gồm khả năng thanh toán) và khả năng tác động tới sốtiền và phương pháp đo lường thời điểm của luồng tiền nhằm thích nghi với sự thayđổi của hoàn cảnh và các cơ hội Thông tin về luồng tiền rất hữu ích trong việc đánhgiá khả năng tạo ra tiền và các khoản tương đương tiền của một tổ chức cũng như chophép người sử dụng so sánh được giá trị hiện tại của luồng tiền tương lai của các tổchức khác nhau Nó đồng thời, bằng cách loại trừ những ảnh hưởng của việc sử dụngcác phương pháp hạch toán khác nhau cho cùng một nghiệp vụ kế toán, tăng cườngkhả năng so sánh các báo cáo hoạt động của các tổ chức khác nhau

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, báo cáo lưu chuyển tiền tệ có thể đượclập theo hai phương pháp trực tiếp và gián tiếp

- Phương pháp trực tiếp tính toán ra lưu chuyển tiền thuần cuối kỳ báo cáodựa trên phép cộng đại số lưu chuyển tiền thuần từ các hoạt động khác nhau củadoanh nghiệp có tính tới ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ.Trong phương pháp này, luồng tiền được phản ánh theo quy mô thực tế phát sinh từmỗi hành vi kinh doanh của doanh nghiệp

+ Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh bao gồm hai luồng tiền lưuchuyển trong lĩnh vực kinh doanh: luồng tiền thu là tổng hợp của thu từ bán hàng

và thu khác từ hoạt động kinh doanh; luồng tiền chi là tổng hợp của chi trả chongười cung cấp hàng hóa và dịch vụ, chi trả cho người lao động, chi trả lãi vay,chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và chi khác từ hoạt động kinh doanh

+ Lưu chuyển từ hoạt động đầu tư gồm hai luồng tiền lưu chuyển trong lĩnhvực hoạt động đầu tư: luồng tiền thu là tổng hợp của thu từ thanh lý, nhượng bán tàisản cố định và các tài sản dài hạn khác, thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ củađơn vị khác và thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia; luồng tiền chi là tổnghợp của chi để mua sắm, xây dựng tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác, chi chovay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác và chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác

Trang 29

+ Lưu chuyển từ hoạt động tài chính gồm hai luồng tiền lưu chuyển trong lĩnhvực hoạt động tài chính: luồng tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ

sở hữu và vay ngắn hạn, dài hạn nhận được; luồng tiền chi là tổng hợp của chi trả vốngóp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành, tiền chi trả

nợ gốc vay, trả nợ thuê tài chính và cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu

- Phương pháp gián tiếp cũng xác định lưu chuyển tiền thuần dựa trên cơ sởphép cộng đại số lưu chuyển tiền thuần của các nội dung hoạt động của doanhnghiệp là hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính Tuynhiên, nó có điểm khác với phương pháp trực tiếp là lưu chuyển tiền thuần từ hoạtđộng kinh doanh được xác định dựa trên gốc là lợi nhuận trước thuế sau khi điềuchỉnh cho các khoản khấu hao tài sản cố định, các khoản dự phòng, lãi, lỗ chênhlệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện, lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư, chi phí lãi vay; và lợinhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp những chỉ tiêu về tình hình sử dụng vốnbằng tiền và luồng tiền lưu chuyển từ các hoạt động của công ty

1.2.4 Thuyết minh báo cáo tài chính

Bản thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành không thể táchrời của báo cáo tài chính doanh nghiệp dùng để mô tả mang tính tường thuật hoặcphân tích chi tiết các thông tin số liệu đã được trình bày trong bảng cân đối kế toán,báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như cácthông tin cần thiết khác giúp cho việc trình bày trung thực, hợp lý báo cáo tài chính

Các thông tin trình bày trên bản thuyết minh báo cáo tài chính gồm thông tin

về đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kếtoán, chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng, các chính sách kế toán áp dụng (nguyêntắc ghi nhận các khoản tiền và tương đương tiền, nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho,nguyên tắc ghi nhận và khấu hao tài sản cố định…), thông tin bổ sung cho cáckhoản mục trình bày trong bảng cân đối kế toán, thông tin bổ sung cho các khoảnmục trình bày trong báo cáo kết quả kinh doanh, thông tin bổ sung cho các khoản

Trang 30

mục trình bày trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các thông tin khác.

Bên cạnh các báo cáo tài chính, người phân tích cần thu thập thêm các thôngtin kế toán tài chính khác sử dụng trong phân tích để kết quả phân tích trọn vẹn vàtoàn diện

Thu thập đủ tài liệu cần thiết là điều kiện tiên quyết để công việc phân tíchđạt kết quả tốt Sau khi đã thu thập được các tài liệu cần thiết, người phân tích sẽtiến hành phân tích tài chính

1.3 Các phương pháp phân tích tài chính trong doanh nghiệp [11]

Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp là hệ thống các phương phápnhằm tiếp cận nghiên cứu đánh giá các sự kiện, hiện tượng, quan hệ, các luồngchuyển dịch và biến đổi tài chính trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Hiện nay có sáu phương pháp phân tích tài chính thông dụng:

1.3.1 Phương pháp chi tiết

Trong phân tích tài chính, phương pháp chi tiết là phương pháp phân chia đốitượng phân tích theo một tiêu thức phù hợp và thực hiện phân tích trên các đơn vịđược phân chia đó nhằm thu được thông tin toàn diện về mọi mặt của đối tượngphân tích Phương pháp này thích hợp với những đối tượng phân tích có tính phứctạp và chịu ảnh hưởng của yếu tố thời vụ

- Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu: Mọi kết quả tài chính biểu hiệntrên các chỉ tiêu đều bao gồm nhiều bộ phận Chi tiết các chỉ tiêu theo các bộ phậncùng với sự biểu hiện về lượng của các bộ phận đó sẽ giúp ích rất nhiều trong việcđánh giá chính xác các kết quả đạt được Với ý nghĩa đó phương pháp chi tiết theo

bộ phận cấu thành được sử dụng rộng rãi trong phân tích mọi mặt hoạt động tàichính Chẳng hạn, khi phân tích giá thành, chỉ tiêu giá thành, chỉ tiêu giá thành đơn

vị sản phẩm gồm nhiều khoản mục chi phí… Phương pháp phân tích như sau:

+ Xây dựng mối quan hệ giữa chỉ tiêu tổng thể và các bộ phận cấu thành chỉtiêu: y = y1 + y2 + y3 + …

+ Xem xét mức độ biến động của từng chỉ tiêu bộ phận và ảnh hưởng của các

Trang 31

chỉ tiêu đó đến chỉ tiêu tổng thể.

- Chi tiết theo thời gian: Chi tiết theo thời gian ( tháng, quý, năm…) giúp choviệc đánh giá tình hình tài chính được sát đúng và tìm được giải pháp có hiệu quảcho công việc kinh doanh

- Chi tiết theo địa điểm: cửa hàng, chi nhánh… nhằm:

+ Đánh giá kết quả thực hiện hạch toán kinh doanh nội bộ

+ Phát hiện đơn vị tiên tiến hoặc lạc hậu

+ Khai thác các khả năng tiềm tàng về sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn, đấtđai… trong kinh doanh

1.3.2 Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích kinh doanhnói chung và phân tích tài chính nói riêng để xác định xu hướng, mức độ biến độngcủa chỉ tiêu phân tích Khi so sánh thường đối chiếu các chỉ tiêu tài chính với nhau

để biết được mức độ biến động của các đối tượng đang nghiên cứu Để kết quả sosánh có ý nghĩa thì các chỉ tiêu khi so sánh phải thống nhất về nội dung kinh tế, đơn

vị tính, cách tính và các điều kiện môi trường của chỉ tiêu so sánh

Mục tiêu so sánh trong phân tích tài chính là xác định mức biến động tuyệtđối và mức biến động tương đối cùng xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích.Mức biến động tuyệt đối được xác định dựa trên cơ sở so sánh trị số của chỉ tiêugiữa 2 kỳ: kỳ phân tích và kỳ gốc Mức biến động tương đối là kết quả so sánh giữa

số thực tế với số gốc đã được điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quantheo hướng quyết định quy mô của chỉ tiêu phân tích

Phương pháp phân tích:

- Xác định mức độ biến động giữa trị số kỳ phân tích (y1) và trị số kỳ gốc(y0):

Mức độ biến động tuyệt đối: ∆y = y1 - y0

Mức độ biến động tương đối: ∆ytđ = y1/y0 -1

Trang 32

Trong đó: y0, y1 lần lượt là giá trị của chỉ tiêu ở kỳ gốc và kì phân tích.

- Nhận xét tình hình biến động và xu hướng biến động của yếu tố phân tích

1.3.3 Phương pháp loại trừ

Loại trừ là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đếnkết quả kinh doanh bằng cách loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác Phương phápnày cho phép xác định rõ ràng nguyên nhân của sự biến động chỉ tiêu phân tích vàthích hợp với việc phân tích mối quan hệ nguyên nhân - kết quả Điều kiện để ápdụng phương pháp loại trừ là các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích dướidạng một tích số hoặc một thương số và việc sắp xếp xác định ảnh hưởng các nhân

tố theo quy luật “Lượng biến dẫn đến chất biến”

Phương pháp phân tích như sau:

+ Xây dựng mối quan hệ giữa các chỉ tiêu theo dạng hàm số:

∑∆y = ∆y1 + ∆y2 + …

Phương pháp này dùng để nghiên cứu đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố

cá biệt tới sự nghiên cứu trong điều kiện giả định sự biến động nhân tố diễn ra lầnlượt từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng và khi một nhân tố biến động thìcác nhân tố khác còn lại không biến động Nhưng trong thực tế mỗi sự kiện kinh tếthị trường bị ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố, đặc biệt là nhân tố khách quan Cácnhân tố ảnh hưởng không xảy ra tuần tự và lần lượt, khi một nhân tố ảnh hưởng

Trang 33

biến đổi, các nhân tố khác không vì thế mà không biến động Từ sự phân tích trên,

cơ sở khoa học của sự giả định là chưa đủ tính thuyết phục, và do đó phương pháploại trừ chỉ nên sử dụng như một phương pháp tham khảo trong phân tích tài chính

1.3.4 Các phương pháp khác

Ngoài các phương pháp phổ biến trên, các nhà phân tích còn kết hợp sử dụngmột số phương pháp phân tích khác như: Phương pháp liên hệ trực tuyến, phươngpháp liên hệ phi trực tuyến, phương pháp Dupont, phương pháp xác định giá trị theothời gian của tiền, phương pháp hồi quy, phương pháp chỉ số, phương pháp đồ thị,phương pháp toán kinh tế… Các phương pháp nói trên được sử dụng cho nhữngmục đích phân tích nhất định và trong những trường hợp nhất định

- Phương pháp Dupont là phương pháp phân tích dựa trên mối quan hệ tương

hỗ giữa các chỉ tiêu tài chính, từ đó biến đổi một chỉ tiêu tổng hợp thành một hàm

số của các loại biến số Ví dụ : tách hệ số khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu(ROE) hay hệ số khả năng sinh lời của tài sản (ROA) thành tích số của chuỗi các

hệ số có mối quan hệ mật thiết với nhau

- Phương pháp đồ thị là phương pháp trình bày và phân tích bằng các biểu đồ,

đồ thị và bản đồ Phương pháp đồ thị sử dụng con số kết hợp với các hình vẽ, đườngnét và màu sắc để trình bày các đặc điểm số lượng của hiện tượng Chính vì vậy,ngoài tác dụng phân tích giúp ta nhận thức được những đặc điểm cơ bản của hiệntượng bằng trực quan một cách dễ dàng và nhanh chóng, phương pháp đồ thị còn làmột phương pháp trình bày các thông tin thống kê một cách khái quát và sinh động,chứa đựng tính mỹ thuật, thu hút sự chú ý của người đọc, giúp người xem dễ hiểu,

dễ nhớ nên có tác dụng tuyên truyền cổ động rất tốt Đồ thị có thể biểu thị: Kết cấucủa hiện tượng theo tiêu thức nào đó và sự biến đổi của kết cấu, sự phát triển củahiện tượng theo thời gian, so sánh các mức độ của hiện tượng, mối liên hệ giữa cáchiện tượng, trình độ phổ biến của hiện tượng, tình hình thực hiện kế hoạch Các loại

đồ thị thường dùng bao gồm: Biểu đồ hình cột, biểu đồ tượng hình, biểu đồ diệntích (hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật), đồ thị đường gấp khúc và biểu đồ hìnhmàng nhện

Trang 34

- Phương pháp hồi quy là một phương pháp được sử dụng chủ yếu để ướclượng, dự báo các sự kiện xảy ra trong tương lai trên cơ sở nghiên cứu những dữliệu phản ánh các sự kiện diễn ra trong quá khứ để tìm ra quy luật về mối quan hệgiữa chúng Mối quan hệ giữa sự kiện sẽ diễn ra trong tương lai và sự kiện đã diễn

ra trong quá khứ thể hiện qua phương trình hồi quy Về thực chất, phương pháp hồiquy nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của một hay nhiều biến số (biến giải thích haybiến độc lập) đến một biến số khác (biến kết quả hay biến phụ thuộc) nhằm dự báodiễn biến kết quả dựa vào các giá trị đã biết trước của biến giải thích

1.4 Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp [11]

1.4.1 Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp

Để phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp, ta sử dụng các báo cáo tàichính và các tài liệu kế toán khác Để phân tích, ta lập Bảng cân đối kế toán ở dạng

có thể so sánh được Số tổng cộng trên bảng cân đối kế toán phản ánh quy mô về tàisản mà doanh nghiệp sử dụng trong kỳ, phản ánh khả năng huy động vốn từ cácnguồn khác nhau của doanh nghiệp vào quá trình sản xuất kinh doanh Sở dĩ như vậy

vì kết quả của quá trình luân chuyển vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm nhấtđịnh thể hiện trên bảng cân đối kế toán lập tại thời điểm đó Do đó, nhìn vào bảng cânđối kế toán ta có thể biết sau một kỳ kinh doanh quy mô doanh nghiệp mở rộng rahay thu hẹp lại (thể hiện trên quy mô vốn mà doanh nghiệp huy động cho sản xuấtkinh doanh) Như thế, sau nhiều kỳ kinh doanh liên tiếp, ta có thể khái quát được xuhướng phát triển của doanh nghiệp Công việc này được thực hiện như sau:

+ So sánh số cuối kỳ với số đầu năm của tổng số Tài sản và Tổng số nguồnvốn để xác định xu hướng biến động và quy mô biến động tài sản và nguồn vốn củadoanh nghiệp

+ So sánh số cuối kỳ với số đầu năm của từng khoản mục ở cả hai bên tài sản vànguồn vốn trên bảng cân đối kế toán Sự so sánh này cho ta biết nguyên nhân của sựgia tăng hay giảm đi của Tổng số tài sản và Tổng số nguồn vốn

Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào sự tăng lên hay giảm đi về số tuyệt đối và tương đối

Trang 35

thì chưa thể đánh giá đúng và toàn diện cấu trúc tài chính Bởi vậy cần phải phân tích

cụ thể bao gồm cấu trúc tài sản và cấu trúc nguồn vốn

- Phân tích cơ cấu tài sản

Phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp được thực hiện bằng cách tính toán

và so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phậntài sản chiếm trong tổng tài sản

Tỷ trọng của từng

bộ phận tài sản =

Giá trị của từng bộ phận tài sản

x 100 (1.1)Tổng tài sản

(Nguồn: [11])

Việc xem xét tình hình biến động về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản trongtổng tài sản giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc cho phép các nhà quản lý đánh giá đượckhái quát tình hình phân bổ đầu tư vốn cho các khoản mục tài sản của doanhnghiệp Nhưng để xem xét các nhân tố tác động đến sự thay đổi cơ cấu tài sản, cácnhà phân tích còn kết hợp cả việc phân tích ngang, tức là so sánh sự biến động giữa

kỳ phân tích với kỳ gốc (cả về số tuyệt đối và tương đối) trên tổng số tài sản cũngnhư theo từng loại tài sản

Qua phân tích cơ cấu tài sản, nhà quản lý sẽ nắm được tình hình đầu tư, sửdụng số vốn đã huy động, từ đó biết được việc sử dụng có phù hợp với lĩnh vựckinh doanh và phục vụ tích cực cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp không

- Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Phân tích cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp được thực hiện bằng cách tínhtoán và so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng củatừng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng nguồn vốn

Tỷ trọng của từng

bộ phận nguồn vốn =

Giá trị của từng bộ phận nguồn vốn

x 100 (1.2)Tổng nguồn vốn

(Nguồn: [11])

Trang 36

Việc xem xét tình hình biến động về tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốntrong tổng nguồn vốn giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc cho phép các nhà quản lýđánh giá được cơ cấu vốn huy động Tuy nhiên, để xem xét các nhân tố tác độngđến sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn, các nhà phân tích còn kết hợp cả việc phân tíchngang, tức là so sánh sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc (cả về số tuyệt đối

và tương đối) trên tổng số nguồn vốn cũng như theo từng loại nguồn vốn

Qua phân tích cơ cầu nguồn vốn, các nhà quản lý nắm được cơ cấu huy độngvốn, biết được trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các nhà cho vay, nhà cungcấp, cán bộ công nhân viên người lao động, ngân sách… về số tài sản trả nợ bằngnguồn vốn của họ và nắm được mức độ độc lập về tài chính cũng như xu hướngbiến động của cơ cấu nguồn vốn huy động

1.4.2 Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh

Để đảm bảo đủ tài sản cho hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cầnphải sử dụng các biện pháp tài chính cần thiết cho việc huy động, hình thành nguồnvốn Nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành trước hết từ nguồn vốn của bảnthân chủ sở hữu (vốn góp ban đầu được bổ sung trong quá trình kinh doanh, các quỹdoanh nghiệp có nguồn gốc từ lợi nhuận, lợi nhuận chưa phân phối, các nguồn kinhphí, nguồn vốn xây dựng cơ bản…) Sau nữa được hình thành từ nguồn vốn vay và

nợ hợp pháp (vay ngắn hạn, dài hạn ở ngân hàng và vay các đối tượng khác; nợngười cung cấp, nợ công nhân viên chức, nợ ngân sách nhà nước…) Cuối cùng,nguồn vốn được hình thành từ các nguồn khác như: nợ quá hạn, chiếm dụng bất hợppháp của người mua, người bán, của công nhân viên chức…

Tất cả các nguồn hình thành đó được phân bổ vào hai nhóm là nguồn tài trợthường xuyên và nguồn tài trợ tạm thời

- Nguồn tài trợ thường xuyên:

Nguồn tài trợ thường xuyên là nguồn vốn mà doanh nghiệp được sử dụngthường xuyên, lâu dài vào hoạt động kinh doanh Thuộc nguồn tài trợ thường xuyêntrong doanh nghiệp bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay - nợ dài hạn (trừ vay - nợ

Trang 37

quá hạn) Nguồn tài trợ thường xuyên trước hết được dùng cho đầu tư tài sản dàihạn, phần dư được đầu tư hình thành tài sản ngắn hạn Chênh lệch giữa nguồn tàitrợ thường xuyên với tài sản dài hạn hay giữa tài sản ngắn hạn với nguồn tài trợ tạmthời được gọi là vốn lưu động thường xuyên.

- Nguồn tài trợ tạm thời:

Nguồn tài trợ tạm thời là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng vào hoạt độngkinh doanh trong một thời gian ngắn Thuộc nhóm này bao gồm các khoản vay ngắnhạn, nợ ngắn hạn; các khoản vay nợ quá hạn (kể cả vay - nợ dài hạn quá hạn); các khoảnchiếm dụng của người bán, người mua, công nhân viên chức…

Nội dung phân tích tình hình đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh tập trungvào phân tích cân bằng tài chính, đó là sự cân bằng giữa tài sản với nguồn tài trợtương ứng của nó Để phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh, tathường sử dụng các chỉ tiêu sau:

* Hệ số tài trợ thường xuyên

Hệ số tài trợ

thường xuyên =

Nguồn tài trợ thường xuyên

(1.3)Tổng nguồn vốn

(Nguồn: [11])

Chỉ tiêu này cho biết trong tổng nguồn vốn tài trợ tài sản của doanh nghiệpnguồn tài trợ tạm thời chiếm mấy phần Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ mức độ phụ

Trang 38

thuộc tài chính tăng, gây áp lực đối với nhà quản trị trong các quyết định tài chính,ảnh hưởng không tốt tới hoạt động kinh doanh.

* Hệ số giữa nguồn vốn thường xuyên so với tài sản dài hạn

Hệ số giữa nguồn vốn thường

xuyên so với tài sản dài hạn =

Nguồn vốn thường xuyên (1.5

)Tài sản dài hạn

(Nguồn: [11])

Chỉ tiêu này cho biết, mức độ tài trợ tài sản dài hạn bằng nguồn vốn thườngxuyên như thế nào Chỉ tiêu cho biết doanh nghiệp có 1 đồng tài sản dài hạn thì cótrong đó bao nhiêu đồng do nguồn vốn thường xuyên tài trợ Chỉ tiêu này càng lớnhơn 1, tính ổn định và bền vững về mặt tài chính của doanh nghiệp càng cao vàngược lại

* Hệ số giữa tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn

1.4.3 Phân tích tình hình công nợ phải thu, phải trả và khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Tình hình công nợ phải thu, phải trả và khả năng thanh toán của doanh nghiệpquyết định tới việc thực hiện các nghĩa vụ thanh toán, sự tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp, quyết định tới việc phân chia lợi nhuận Đây cũng là chỉ tiêu quan trọngphản ánh rõ nét chất lượng công tác tài chính của doanh nghiệp và được rất nhiều đốitượng quan tâm như ngân hàng, nhà đầu tư, người cung cấp… để đánh giá khả năngchi trả các khoản nợ tới hạn được hay không

Tài liệu sử dụng để phân tích tình hình công nợ phải thu, phải trả và khảnăng thanh toán chủ yếu là Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo

Trang 39

cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính và tài liệu trên các sổ chi tiết.

Nội dung phân tích chia làm 2 phần, đó là: Phân tích tình hình công nợ phảithu, phải trả và phân tích khả năng thanh toán

1.4.3.1.Phân tích tình hình công nợ phải thu, phải trả

Để phân tích tình hình công nợ phải thu, phải trả các nhà phân tích thường sửdụng các chỉ tiêu:

* Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản nợ phải trả:

Tỷ lệ các khoản phải thu so

với các khoản nợ phải trả =

Tổng các khoản phải thu

x 100 (1.7)Tổng nợ phải trả

(Nguồn: [11])

Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa các khoản phải thu so với nợ phải trảcủa doanh nghiệp Chỉ tiêu này thường phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh, ngànhnghề kinh doanh, hình thức sở hữu vốn của các doanh nghiệp, cơ chế tài chính củacác doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh

Chỉ tiêu này lớn hơn 100%, chứng tỏ vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụngnhiều, các khoản phải thu nhiều hơn nợ phải trả Ngược lại, chỉ tiêu này càng nhỏchứng tỏ doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn nhiều Thực tế cho thấy số đi chiếm dụnglớn hơn hay nhỏ hơn đều phản ánh tình hình tài chính không lành mạnh và đều ảnhhưởng đến uy tín, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

* Số vòng luân chuyển các khoản phải thu

Trang 40

thụ Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý các khoản phải thu đối với từng mặt hàng

cụ thể của doanh nghiệp trên thị trường

* Thời gian của 1 vòng quay các khoản phải thu

Thời gian của 1 vòng

quay các khoản phải thu =

Thời gian của kỳ phân tích

Khi phân tích chỉ tiêu này ta có thể so sánh thời gian của 1 vòng quay kỳ phântích với kỳ kế hoạch hoặc so sánh thời gian bán hàng quy định ghi trong các hợpđồng kinh tế cho khách hàng chịu Qua phân tích thấy được tình hình thu hồi cáckhoản công nợ của doanh nghiệp, để từ đó có các biện pháp thu hồi nợ nhằm gópphần ổn định tình hình tài chính Thời gian của kỳ phân tích có thể là quý 90 ngày,năm 365 ngày

* Số vòng luân chuyển các khoản phải trả

Ngày đăng: 20/05/2015, 12:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài chính (2003), Quyết định 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 về việc ban hành và công bố 6 Chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 3) Khác
2. Bộ Tài chính (2006), Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp Khác
3. PGS.TS Nguyễn Văn Công (2005), Chuyên khảo về báo cáo tài chính và lập, đọc, kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Tài chính Khác
4. Công ty Cổ phần chứng khoán HSC (2010), Báo cáo phân tích cổ phiếu HAG Khác
5. Công ty Cổ phần chứng khoán Miền Nam (2010), Báo cáo phân tích cổ phiếu HAG Khác
6. Công ty Cổ phần chứng khoán Thăng Long (2010), Báo cáo phân tích cổ phiếu HAG Khác
7. Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (2009), Báo cáo thường niên năm 2008 Khác
8. Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (2010), Báo cáo thường niên năm 2009 Khác
9. Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (2011), Báo cáo thường niên năm 2010 Khác
10. PGS.TS Nguyễn Năng Phúc (2008), Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân Khác
11. PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang (2010), Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản tài chính Khác
12. TS.Lê Thị Xuân, Ths.Nguyễn Xuân Quang (2010), Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.13. Trang web tiếng Việt Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w