Ngoài ra, Nhà nước xuất hiện với tư cách là người cóquyền lực chính trị, Nhà nước nắm lấy việc in tiền, đúc tiền và lưu thông đồngtiền, đã tạo ra môi trường pháp lý cho việc tạo lập và s
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Giáo trình tài chính học được biên soạn những vấn đề lý thuyết và thựctiễn mới về tài chính của kinh tế thị trường trong nước và quốc tế để người học
và người đọc dễ hình dung những vấn đề tài chính của nền kinh tế Việt Namđang trong quá trình phát triển, mở cửa và hội nhập
Giáo trình tài chính học được biên soạn nhằm cung cấp những vấn đề lýluận cơ bản về tài chính, hệ thống tài chính, thị trường tài chính và những nộidung chủ yếu ở các lĩnh vực khác nhau của hoạt động tài chính như: Ngân sáchnhà nước, bảo hiểm, tín dụng, tài chính doanh nghiệp, tài chính quốc tế Qua đógiúp cho người học và người đọc có phương pháp tiếp cận dễ dàng về vấn đề lýthuyết và thực tiễn mới về tài chính của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đangtrong quá trình phát triển, mở cửa và hội nhập Đồng thời giúp cho người học cónền tảng kiến thức cơ sở để tiếp cận học các môn học thuộc chuyên ngành kinh
tế
Do đó, Tập thể tác giả đã tiến hành biên soạn “Giáo trình tài chính học”,
nhằm phù hợp với mục tiêu và nội dung chương trình đào tạo của Trường Caođẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng là phục vụ chủ yếu cho giảng dạy của giáoviên và việc học tập của sinh viên trong trường
Giáo trình tài chính học có 6 chương Tham gia trực tiếp biên soạn cácchương gồm có:
NCS Ths Nguyễn Văn Huỳnh biên soạn chương 3 và chương 4
NCS.Ths Nguyễn Thị Quỳnh Nhi biên soạn chương 1 và chương 2
TS Nguyễn Thị Thu Đông biên soạn chương 5 và chương 6
Trong quá trình biên soạn, tập thể tác giả đã có nhiều cố gắng sưu tầm tàiliệu, tổng hợp và chắt lọc toàn bộ nội dung liên quan đến tài chính trong thời đạimới Tuy nhiên vấn đề tài chính là một vấn đề phức tạp, chứa đựng nhiều nộidung phong phú vì vậy, thiếu sót trong quá trình biên soạn là khó tránh khỏi.Nhóm tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc để tiếp tụchoàn thiện
Trang 2Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn!
Trang 3Chương I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH
I Khái quát sự ra đời và phát triển của tài chính
Tài chính ra đời và tồn tại trong những điều kiện kinh tế xã hội, lịch sử nhấtđịnh khi mà ở đó xuất hiện nền sản xuất hàng hóa – tiền tệ và xuất hiện Nhànước
Kinh tế chính trị Mác-LêNin đã chỉ rõ, tài chính là một phạm trù kinh tếkhách quan, thuộc phạm trù phân phối Quá trình tái sản xuất xã hội gồm 4khâu: sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng Tài chính thuộc về phạm trùphân phối, các quan hệ phân phối được thực hiện dưới hình thức giá trị Nhưmọi phạm trù kinh tế khách quan khác, tài chính có lịch sử phát sinh, phát triểncủa nó Như vậy, tài chính cũng đồng thời là một phạm trù lịch sử Qua việctổng kết các quá trình phát sinh, phát triển của tài chính gắn liền với nhiều hìnhthái kinh tế- xã hội khác nhau cho phép xác định tài chính ra đời, tồn tại và pháttriển gắn liền với nền sản xuất hàng hoá, tiền tệ và hoạt động của Nhà nước Nóicách khác, tài chính ra đời và phát triển dựa trên hai tiền đề, đó là tiền đề nềnsản xuất hàng hoá - tiền tệ và tiền đề Nhà Nước
1 Tiền đề sản xuất hàng hoá và tiền tệ
Trước khi nền kinh tế hàng hóa xuất hiện, nền kinh tế hoạt động theo môhình tự cung tự cấp, do vậy không có hoạt động trao đổi các sản phẩm tạo ra,phạm trù tài chính chưa xuất hiện Khi có sự phân công lao động xã hội, chế độ tưhữu xuất hiện, quá trình chuyên môn hóa trong sản xuất đã dẫn đến sự hình thànhnền kinh tế hàng hóa từ đó nẩy sinh hoạt động trao đổi các sản phẩm tạo ra Quátrình trao đổi đầu tiên được thực hiện dưới hình thức trực tiếp - hàng đổi hàng,tức phân phối bằng hiện vật
Khi nền kinh tế hàng hóa ngày càng phát triển, thì hình thức trao đổi trựctiếp không còn phù hợp Hoạt động trao đổi hàng hóa đòi hỏi phải có vật đơnnhất, đồng nhất đóng vai trò đo lường giá trị của tất cả hàng hóa Ban đầu đểtrao đổi hàng hóa được dễ dàng thì con người đã biết chọn thứ gì đó để làm vật
Trang 4ngang giá chung Chính yêu cầu đó đã làm xuất hiện tiền tệ Ban đầu người ta sửdụng các loại hàng hóa thông thường như vỏ sò, vỏ hến, hay bộ lông thú, sau đó
sử dụng các kim loại như đồng, chì, kẽm, bạc và vàng…làm vật ngang giá, đóngvai trò là tiền tệ Nói cách khác, trao đổi hàng hóa gắn liền với sự phát triển củacác hình thái giá trị đã dẫn tới sự xuất hiện của tiền tệ Tiền tệ ra đời nhanhchóng thúc đẩy các hoạt động giao lưu kinh tế, đồng thời làm nên cuộc cáchmạng trong phân phối từ phân phối hiện vật sang phân phối giá trị
Trên cơ sở trao đổi hàng hoá gắn liền với sự phát triển của các hình thái giátrị, tiền tệ trở thành phương tiện không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển củanền sản xuất đó Với chức năng thước đo giá trị của thế giới hàng hoá, tiền tệgiúp các sản phẩm sản xuất ra được mang đi trao đổi một cách dễ dàng, thôngqua giá cả Sản phẩm được trao đổi liên tục nên dẫn đến sự vận động của tiền tệlàm phát sinh thu nhập của người sản xuất hàng hoá, các khoản thu nhập lànguồn hình thành các quỹ tiền tệ của các chủ thể kinh tế
Sự phát triển liên tục của quá trình sản xuất hàng hoá đòi hỏi các quỹ tiền tệphải được tạo lập, phân phối, sử dụng và đây chính là cơ sở làm nảy sinh phạmtrù tài chính Tiền đề sản xuất hàng hóa và tiền tệ là tiền đề đầu tiên cho sự rađời của tài chính Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa và sự đadạng các hình thái tiền tệ, hoạt động phân phối tài chính diễn ra thường xuyênhơn, rộng hơn ở các chủ thể trong nền kinh tế, thỏa mãn nhiều lợi ích, nhu cầukhác nhau của các chủ thể đó đã thúc đẩy tài chính phát triển Vì vậy, tiền đềnền sản xuất hàng hóa - tiền tệ là tiền đề khách quan cho sự ra đời và phát triểnphạm trù tài chính của mỗi quốc gia
2 Tiền đề Nhà nước
Lịch sử phát triển của xã hội còn cho thấy rằng, khi chế độ tư hữu xuấthiện, xã hội loài người có sự phân chia giai cấp và có sự đấu tranh giai cấp,chính sản xuất và trao đổi hàng hóa – tiền tệ là nguyên nhân thúc đẩy mạnh mẽ
sự phân chia giai cấp và từ đó phạm trù Nhà nước xuất hiện Nhà nước ra đời đãlàm nảy sinh quan hệ kinh tế gắn với việc hình thành, phân phối và sử dụng cácquỹ tiền tệ riêng có của mình để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình,
Trang 5hình thành lĩnh vực hoạt động tài chính theo nguyên tắc bắt buộc hay tự nguyện.Bằng các chính sách, cơ chế, luật pháp luôn tác động, thúc đẩy kinh tế hàng hoá
- tiền tệ phát triển, tác động tới sự vận động độc lập của các nguồn tài chính vàtạo ra môi trường thuận lợi cho sự hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của cácchủ thể trong xã hội Ngoài ra, Nhà nước xuất hiện với tư cách là người cóquyền lực chính trị, Nhà nước nắm lấy việc in tiền, đúc tiền và lưu thông đồngtiền, đã tạo ra môi trường pháp lý cho việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ,ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động phân phối dưới hình thức giá trị của tài chính.Như vậy có thể nói, đây là tiền đề chủ quan có tính chất định hướng, tạo môitrường pháp lý cho hoạt động phân phối của tài chính gắn với việc tạo lập và sửdụng quỹ tiền tệ của chủ thể kinh tế - xã hội
Sự ra đời và tồn tại của nền sản xuất hàng hoá - tiền tệ và Nhà nước đượccoi là những tiền đề phát sinh và phát triển của tài chính, tài chính cũng đã pháttriển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp Các quan hệ tài chính ngày càngphát triển đa dạng, biểu hiện dưới nhiều hình thức và bắt rễ sâu rộng trong đờisống kinh tế xã hội Nhà nước bằng chính sách, văn bản, cơ chế, luật pháp luôntác động tới sự vận động của tiền tệ và tạo môi trường thuận lợi cho sự hìnhthành và sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong xã hội, từ đó thúc đẩy cácquan hệ tài chính nẩy sinh, tồn tại và phát triển
II Bản chất của tài chính
1 Biểu hiện bên ngoài của tài chính
Đó là sự vận động độc lập tương đối của các nguồn tài chính gắn liền vớiviệc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ
Tài chính luôn gắn liền với sự vận động của các quỹ tiền tệ Hoạt độngphân phối của tài chính nhất định phải kèm theo sự vận động của vốn tiền tệ và
có hình thức biểu hiện đặc biệt là các nguồn tài chính Nguồn tài chính là một
yếu tố cơ bản của phạm trù tài chính Đó là toàn bộ của cải xã hội được biểuhiện dưới hình thức giá trị Nguồn tài chính là khả năng tài chính mà các chủ thểtrong xã hội có thể khai thác, sử dụng nhằm thực hiện các mục đích của mình.Nguồn tài chính không chỉ biểu hiện bằng tiền toàn bộ giá trị của cải xã hội mà
Trang 6còn biểu hiện toàn bộ tài sản quốc gia, tổng sản phẩm quốc dân ở dạng vật chấttiềm năng có khả năng tiền tệ hoá Nguồn tài chính thường xuyên vận độngtrong nền kinh tế quốc dân giúp cho các chủ thể thực hiện quan hệ tài chính vàtạo nên các dòng vật chất và sự vận động này là độc lập, mang tính tất yếukhách quan
Khi vận động, các nguồn tài chính đó được hình thành ở các chủ thể kinh tế
và Nhà nước dưới hình thức các quỹ tiền tệ, các khoản thu nhập Các quỹ tiền tệ,khoản thu nhập này lại tiếp tục được sử dụng cho những mục đích nhất định củacác chủ thể để đáp ứng nhu cầu của mình Nói cách khác, việc hình thành và sửdụng các nguồn tài chính được thực hiện về cơ bản thông qua các quỹ tiền tệ cónhững mục đích nhất định
Bởi vậy, dấu hiệu đặc biệt quan trọng của phạm trù tài chính, khác biệt vớicác phạm trù phân phối khác là ở chỗ, các quan hệ tài chính luôn luôn gắn liền
với sự hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định
Quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ gắn liền với sở hữu và tínhmục đích của các chủ thể trong nền kinh tế, như: Nhà nước, doanh nghiệp, hộgia đình, các ngân hàng và các công ty tài chính, tổ chức chính trị, xã hội Chính các chủ thể đó đã tham gia trực tiếp vào quá trình phân phối các nguồn tàichính thông qua các hoạt động thu, chi bằng tiền, thông qua đó hình thành cácquỹ tiền tệ gắn liền với chủ sở hữu nhất định và được sử dụng theo mục đíchriêng của chủ sở hữu đó Trong một xã hội bao gồm các quỹ tiền tệ như sau: Quỹ tiền tệ của Nhà nước
Quỹ tiền tệ của các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá, cung ứng dịch vụ Đây
là quỹ tiền tệ của khâu trực tiếp sản xuất kinh doanh
Quỹ tiền tệ của các tổ chức tài chính trung gian
Quỹ tiền tệ của hộ gia đình và cá nhân
Quỹ tiền tệ của các tổ chức chính trị, xã hội …
Các quỹ tiền tệ có các đặc trưng sau:
Một là, Các quỹ tiền tệ luôn luôn biểu hiện quan hệ sở hữu.
Trang 7Sự vận động của các quỹ tiền tệ có thể diễn ra trong phạm vi một hình thức
sỡ hữu hoặc giữa các hình thức thức sở hữu nhưng khi kết thúc quá trình tạo lập
và sử dụng thì mỗi chủ thể của hình thức sở hữu này hay hình thức sở hữu khác
sẽ nhận được cho mình một phần nguồn lực tài chính, được xem là kết quả tấtyếu của quá trình phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị Còn quá trìnhphân phối bao giờ cũng chịu sự chi phối quyền sở hữu như là yếu tố cơ bản củaquan hệ sản xuất xã hội Việc sử dụng quỹ tiền tệ cũng phụ thuộc quyền sở hữu,phụ thuộc vào quy ước, nguyên tắc sử dụng quỹ, ý chí chủ quan của người sởhữu trong quá trình phân phối
Hai là, Các quỹ tiền tệ luôn mang tính mục đích của nguồn tài chính.
Đây là đặc điểm chủ yếu của các quỹ tiền tệ, phần lớn các quỹ tiền tệ đều
có mục đích sử dụng cuối cùng là tích luỹ hay tiêu dùng Việc hình thành cácquỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế là nhằm thõa mãn các nhu cầu khácnhau của từng chủ thể Ví dụ:
Đối với Nhà nước, tài chính được sử dụng để huy động các nguồn thu choChính phủ và chi tiêu để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội
Các doanh nghiệp huy động các nguồn thu tài chính để đầu tư cho các hoạtđộng sản xuất kinh doanh hay dịch vụ để tạo ra thu nhập tăng thêm
Các hộ gia đình cũng cần các khoản thu nhập tài chính để thõa mãn nhu cầutiêu dùng về vật chất và tinh thần
Như vậy, có thể thấy tài chính là cách thức phân bổ nguồn lực của các chủthể trong nền kinh tế để thỏa mãn nhu cầu
Ba là, Các quỹ tiền tệ thường xuyên vận động Biểu hiện của sự vận động
là các quỹ tiền tệ luôn được tạo lập, bổ sung và sử dụng Sự vận động của quỹtiền tệ chủ yếu gắn với việc thực hiện chức năng phương tiện lưu thông củađồng tiền, còn việc thực hiện chức năng phương tiện cất trữ của đồng tiền chỉmang tính chất tạm thời
Sự vận động của các quỹ tiền tệ luôn gắn với mục đích cụ thể của nó, cácquỹ lớn được chia thành các quỹ nhỏ hơn hoặc các quỹ nhỏ hơn có thể đượckhuếch trương nhờ tập trung các quỹ tiền tệ nhỏ tương ứng Ví dụ ngân sách
Trang 8Nhà nước được chia thành các quỹ dùng cho phát triển kinh tế, văn hoá, giáodục, y tế xã hội, quốc phòng an ninh…; các quỹ tập trung của các tổng công tyđược tạo nên từ các quỹ tương ứng của các xí nghiệp trực thuộc hạch toán kinh
tế độc lập
Tóm lại, biểu hiện bên ngoài của nguồn tài chính là gắn liền với việc tạo lập
và sử dụng những quỹ tiện tệ nhất định Sự tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệnêu trên cho mục đích tích lũy và tiêu dùng phản ánh kết quả của quá trình phânphối Quá trình đó phát sinh hàng loạt các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trịdựa vào sự vận động độc lập tương đối của đồng tiền trong phân phối các nguồntài chính
2 Nội dung kinh tế - xã hội của tài chính
Qua việc phân tích hình thức biểu hiện bên ngoài của tài chính ta thấy, cácnguồn tài chính vận động gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệkhông phải diễn ra một cách ngẫu nhiên mà luôn chứa đựng những mối quan hệkinh tế - xã hội nhất định Nguồn tài chính trong xã hội luôn vận động một cáchliên tục trong mối quan hệ đan xen, đa dạng giữa các chủ thể trong xã hội dẫntới việc làm thay đổi lợi ích kinh tế của các chủ thể đó Các hiện tượng - biểuhiện bên ngoài của tài chính là sự thể hiện và phản ánh các quan hệ kinh tế giữacác chủ thể trong quá trình phân phối các nguồn tài chính, quá trình phân phốicủa cải dưới hình thức giá trị Các quan hệ kinh tế như thế được gọi là các quan
hệ tài chính Các quan hệ tài chính biểu hiện mặt bản chất bên trong của tàichính ẩn dấu sau các biểu hiện bên ngoài của tài chính
Như vậy, quan hệ tài chính đó là các quan hệ phân phối dưới hình thức giátrị nảy sinh thông qua việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ liên quan đến nhiềuchủ thể khác nhau trong đời sống kinh tế xã hội Các mối quan hệ đó bao gồm:
- Quan hệ kinh tế giữa Nhà Nước với các cơ quan, đơn vị kinh tế, dân cư
- Quan hệ kinh tế giữa các tổ chức tài chính trung gian với các cơ quan, tổchức kinh tế phi tài chính, dân cư
- Quan hệ kinh tế giữa các cơ quan, đơn vị kinh tế, dân cư với nhau và cácquan hệ kinh tế trong nội bộ của các chủ thể đó
Trang 9- Quan hệ kinh tế giữa các quốc gia với nhau trên thế giới
3 Bản chất của tài chính
Trên cơ sở phân tích biểu hiện bên ngoài và nội dung bên trong của phạmtrù tài chính, bản chất của tài chính được hiểu như sau: Tài chính là hệ thống cácquan hệ kinh tế gắn với việc phân phối sản phẩm xã hội dưới hình thức giá trị,thông qua đó tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng yêu cầu tích luỹ
và tiêu dùng của các chủ thể trong nền kinh tế Tài chính phản ánh các quan hệkinh tế phát sinh trong quá trình phân phối giá trị của cải xã hội trong nhữngkhông gian, thời gian cụ thể
Từ bản chất có thể rút ra những đặc điểm cơ bản của các quan hệ tài chính:
- Các quan hệ tài chính luôn luôn gắn liền với sự vận động độc lập tươngđối của đồng tiền để tiền hành phân phối các nguồn tài chính
- Các quan hệ tài chính luôn luôn gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụngcác quỹ tiền tệ của các chủ thể trong xã hội
Để hiểu rõ hơn bản chất của tài chính, cần phân biệt phạm trù tài chính vớimột số phạm trù giá trị khác như phạm trù tiền tệ, giá cả, tiền lương
Thứ nhất: Phân biệt phạm trù tài chính với phạm trù tiền tệ Nhìn bề ngoài,
tài chính được người ta cảm nhận như những quỹ tiền tệ của các chủ thể khácnhau trong xã hội Nhưng giữa phạm trù tài chính và phạm trù tiền tệ có sự khácbiệt cơ bản Về bản chất tiền tệ là vật ngang giá chung trong trao đổi hàng hoá.Tài chính là sự vận động độc lập tương đối của tiền tệ trong lĩnh vực phân phốinhằm tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ
Thứ hai: Phân biệt phạm trù tài chính và phạm trù giá cả
Giá cả cũng là một phạm trù giá trị, ở giá cả việc chuyển dịch giá trị khôngxảy ra vì giá cả xuất hiện trong quan hệ trao đổi, mua bán theo nguyên tắc nganggiá Giá trị mà người mua và người bán có được đều bảo tồn chỉ thay đổi hìnhthái biểu hiện từ tiền biến thành hàng và ngược lại Điều này có ý nghĩa trongquan hệ trao đổi mua bán ngang giá của phạm trù giá cả không diễn ra hoạt độngphân phối dưới hình thức giá trị
Trang 10Trong thực tế nếu việc trao đổi mua bán diễn ra không theo nguyên tắcngang giá thì cũng diễn ra sự chuyển dịch giá trị từ chủ thể này sang chủ thểkhác, biểu hiện ở phần chênh lệch giá này chuyển dịch từ người bán sang ngườimua, người mua được hưởng lợi và ngược lại.
Trong phân phối dưới hình thức giá trị của phạm trù giá cả đều được thựchiện kèm theo quá trình trao đổi mua bán với sự vận động ngược chiều của cáchình thái giá trị khác đó là giá trị và giá trị sử dụng, không giống như sự vậnđộng của tài chính không kèm theo sự vận động ngược chiều nào của giá trị
Thứ ba: Phân biệt phạm trù tài chính với phạm trù tiền lương
Tiền lương cũng là phạm trù phân phối dưới hình thức giá trị Tiền lươngphân phối theo nguyên tắc phân phối theo lao động được tính tương đương vớigiá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động
Tiền lương được thực hiện thông qua phân phối của tài chính để hình thànhnên quỹ tiền lương của các tổ chức kinh tế xã hội, các cơ quan nhà nước trước
khi trả cho người lao động Tiền lương được biểu hiện bằng một lượng giá trị
được chuyển dịch từ quỹ tiền lương của các chủ thể chi trả khác nhau đến cácquỹ tiền tệ cho người được hưởng Đây chính là biểu hiện của hoạt động phânphối tài chính Giữa tiền lương và tài chính có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, tàichính là phương tiện để thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động của tiềnlương trong lĩnh vực bù đắp sức lao động Phạm vi tác động của tiền lương hẹphơn so với tài chính
III Chức năng của tài chính
1 Chức năng phân phối của tài chính
1.1 Khái niệm
Phân phối của tài chính đó là sự phân chia tổng sản phẩm quốc dân theonhững tỷ lệ và xu hướng nhất định cho tiết kiệm và tiêu dùng nhằm tích tụ tậptrung vốn để đầu tư phát triển kinh tế và thoả mãn các nhu cầu chung của Nhànước, xã hội và các cá nhân
Hoạt động của tài chính là hoạt động phân phối - phân phối các nguồn giátrị Do vậy, chức năng phân phối là chức năng vốn có của tài chính, thể hiện bản
Trang 11chất của tài chính trong đời sống kinh tế, xã hội khi phân phối giá trị của cải xãhội Nhờ vào chức năng này mà các nguồn lực đại diện cho những bộ phận củacải xã hội được đưa vào những mục đích sử dụng khác nhau, đảm bảo nhữngnhu cầu khác nhau và những lợi ích khác nhau.
Người ta dễ dàng nhận diện thấy tác động hiện thực của chức năng phânphối tài chính thông qua các hoạt động thu, chi tài chính, qua đó tài chính thựchiện huy động một phần thu nhập của các tổ chức, các hộ gia đình, các cá nhân
để hình thành các quỹ tiền tệ nhằm thực hiện những mục tiêu đã định của cácchủ thể
1.2 Đối tượng của phân phối
Đối tượng phân phối của tài chính là toàn bộ của cải xã hội được biểu hiệndưới hình thức giá trị, là tổng thể các nguồn tài chính có trong xã hội, bao gồm:
* Nếu xét về thời gian, nguồn tài chính bao gồm:
+ Bộ phận của cải xã hội mới được sáng tạo ra trong kỳ Đó là tổng sảnphẩm trong nước (GDP)
+ Bộ phận của cải xã hội còn lại từ thời kỳ trước, đó là phần tích luỹ quákhứ của cải xã hội và dân cư
* Nếu xét về phạm vi, nguồn tài chính bao gồm:
+ Nguồn tài chính tạo ra từ trong nước
+ Nguồn tài chính di chuyển từ nước ngoài vào
* Nếu xét về hình thức biểu hiện:
+ Nguồn tài chính hữu hình là nguồn tài chính tồn tại dưới hình thái giá trịhoặc hiện vật Dưới hình thái giá trị, nguồn tài chính có thể tồn tại dưới hìnhthức tiền, vàng và ngoại tệ Dưới hình thái hiện vật, nguồn tài chính có thể tồntại dưới dạng bất động sản, tài nguyên, đất đai
+ Nguồn tài chính vô hình là nguồn tài chính không có hình thái vật chất cụthể như: phần mềm, dữ liệu, thông tin, hình ảnh, phát minh, sáng chế, bí quyết
kỹ thuật, thương hiệu Những sản phẩm kể trên, bản thân chúng có giá trị vàtrong điều kiện kinh tế thị trường chúng có thể chuyển thành tiền thông qua mua
Trang 12bán Do đó, chúng được coi là một bộ phận cấu thành của tổng thể các nguồn tàichính trong xã hội.
1.3 Chủ thể phân phối:
Chủ thể phân phối của tài chính là những người có thể tham gia trực tiếpvào quá trình phân phối các nguồn lực tài chính trong xã hội
Các chủ thể phân phối phải thoả mãn một trong các tiêu thức sau:
+ Có quyền sở hữu các nguồn tài chính: Chủ thể ở đây là những người chủ
“đích thực” của vốn tiền tệ.Vì là người có quyền sở hữu nguồn tài chính nên họ
có quyền chủ động trong quá trình sử dụng nguồn tài chính để đáp ứng yêu cầuhoạt động của mình
+ Có quyền sử dụng nguồn tài chính: Chủ thể ở đây là những người không
có quyền sở hữu vốn tiền tệ nhưng họ đươc trao quyền sử dụng vốn tiền tệ Ví
dụ họ là người đi vay vốn tín dụng để hoạt động Quyền sở hữu nguồn tài chínhthuộc về người cho vay nhưng quyền sử dụng thuộc về người đi vay nên người
đi vay có thể trực tiếp tham gia vào quá trình phân phối
+ Có quyền lực chính trị: Đây là tiêu thức biểu hiện chủ thể phân phối làNhà nước Vì có quyền lực chính trị, Nhà nước có thể huy động, phân phối và sửdụng một phần các nguồn lực tài chính từ các chủ thể khác nhau trong xã hội đểđáp ứng yêu cầu thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
+ Có sự ràng buộc của các quan hệ xã hội: Chính sự ràng buộc các quan hệ
xã hội làm nảy sinh nhu cầu huy động, phân phối và sử dụng các nguồn lực tàichính của các chủ thể phân phối Sự ràng buộc của các quan hệ xã hội là tiền đềcho sự vận động của các nguồn tài chính từ chủ thể này sang chủ thể khác trongquá trình phân phối của tài chính Chủ thể muốn đề cập ở đây là các tổ chứcchính trị, các tổ chức xã hội khi họ nhận được sự đóng góp, ủng hộ của các cánhân, tổ chức trong xã hội thì họ sẽ trực tiếp phân phối nguồn tài chính đó
Như vậy, chủ thể phân phối có thể là Nhà nước, các doanh nghiệp, các tổchức tài chính trung gian (ngân hàng, Bảo hiểm, tổ chức tín dụng khác…), các
tổ chức xã hội, các hộ gia đình và cá nhân dân cư
Trang 13Khi thực hiện chức năng phân phối tài chính các chủ thể phải đảm bảo cácyêu cầu sau:
+ Phân phối tài chính phải xác định quy mô tỷ trọng của đầu tư trong tổngsản phẩm quốc dân phù hợp với khả năng và sự tăng trưởng kinh tế ở mỗi thời
kỳ nhất định
+ Phân phối tài chính phải giải quyết thỏa đáng các quan hệ về lợi ích kinh
tế của những chủ thể tham gia phân phối
+ Phân phối tài chính giải quyết thoả đáng các mối quan hệ cân đối trongnền kinh tế quốc dân cũng nhưng trong từng khâu tài chính riêng biệt
+ Phân phối tài chính đảm bảo giải quyết thoả đáng mối quan hệ giữa tiêudùng, tiết kiệm và đầu tư
+ Phân phối tài chính phải đảm bảo tạo lập và chu chuyển nguồn vốn đảmbảo quá trình tái sản xuất xã hội bình thường
1.4 Kết quả phân phối
Phân phối tài chính luôn làm chuyển dịch giá trị từ quỹ tiền tệ này sang quỹtiền tệ khác Kết quả phân phối của tài chính là sự hình thành và sử dụng cácquỹ tiền tệ nhất định cho những mục đích khác nhau của các chủ thể trong xãhội
1.5 Đặc điểm phân phối
- Phân phối tài chính luôn gắn liền với việc hình thành và sử dụng các quỹtiền tệ nhất định Phân phối tài chính được biểu hiện bằng sự vận động của cácnguồn tài chính từ quỹ tiền tệ này sang quỹ tiền tệ khác Điều này liên quan đếnviệc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ khác nhau: Có thể có nhiều quỹ tiền
tệ được tạo lập gắn liền với việc sử dụng một quỹ tiền tệ (Ví dụ như doanhnghiệp chi trả lương cho người lao động) hay ngược lại việc tạo lập một quỹ tiền
tệ liên quan đến việc sử dụng nhiều quỹ tiền tệ khác (ví dụ, nhiều doanh nghiệpcùng nộp thuế cho Nhà nước)
- Phân phối tài chính chỉ diễn ra dưới hình thức giá trị, không kèm theo sựthay đổi hình thái giá trị Tài chính ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với nềnsản xuất hàng hoá và tiền tệ, phân phối tài chính là hoạt động phân phối cácnguồn lực tài chính trong xã hội, do đó chỉ thực hiện bằng giá trị thông qua chức
Trang 14năng phương tiện thanh toán của tiền tệ Khác với phân phối trong phạm trù giá
cả, phân phối tài chính làm cho các nguồn lực tài chính vận động một chiều từquỹ tiền tệ được sử dụng sang quỹ tiền tệ được tạo lập mà không kèm theo sựthay đổi các hình thái giá trị hay sự vận động ngược chiều của các hình thái giátrị
+ Phân phối tài chính diễn ra trong một chu trình khép kín bao gồm quátrình phân phối lần đầu và phân phối lại
Phân phối lần đầu là quá trình phân phối chỉ diễn ra ở lĩnh vực sản xuất,
cho những người có tham gia vào quá trình sản xuất Chủ thể phân phối lần đầubao gồm doanh nghiệp (người sản xuất), người lao động, Nhà nước (đại diệncho tài sản của Nhà nước mà doanh nghiệp đang sử dụng), các trung gian tàichính như Ngân hàng, bảo hiểm, Tổ chức tín dụng (với tư cách là người sở hữuvốn cho doanh nghiệp vay) Thông qua quá trình phân phối lần đầu đã hìnhthành nên phần thu nhập cơ bản của chủ thể phân phối Vì phân phối lần đầudiễn ra ở lĩnh vực sản xuất nên toàn bộ giá trị sản phẩm xã hội trong khu vực sảnxuất được phân chia thành các quỹ tiền tệ như sau:
+ Một phần bù đắp những chi phí vật chất đã tiêu hao trong quá trình sảnxuất hay thực hiện các dịch vụ Phần này bù đắp chi phí khấu hao tài sản cố định
và chi phí mua nguyên, nhiên, vật liệu đã bỏ ra trong quá trình sản xuất, tiêu thụhàng hoá và kinh doanh dịch vụ
+ Một phần hình thành quỹ tiền lương để trả lương cho người lao động.+ Một phần hình thành các quỹ bảo hiểm
+ Một phần hình thành thu nhập của những người sở hữu các nguồn lực tàichính để phục vụ sản xuất kinh doanh như nộp thuế cho ngân sách nhà nước, trả
nợ tiền vay ngân hàng và các tổ chức khác, phân chia thu nhập cho các thànhviên góp vốn
* Phân phối lại là quá trình tiếp tục phân phối những phần thu nhập cơ bản
đã hình thành qua phân phối lần đầu ra phạm vi toàn xã hội để đáp ứng nhiềunhu cầu khác nhau, thoả mãn nhiều lợi ích khác nhau trong xã hội Khi tiến hành
Trang 15phân phối lại, đã làm chuyển quyền sở hữu cũng như thay đổi quyền sử dụngnguồn tài chính của các chủ thể
So với phân phối lần đầu, phân phối lại diễn ra trên phạm vi rộng hơn, ở tất
cả các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, hơn nữa phân phối lại diễn ra thườngxuyên liên tục ở tất cả các chủ thể phân phối Chính phân phối lại mới là biểuhiện chủ yếu của chức năng phân phối tài chính
Cần chú ý rằng, việc phân biệt giữa phân phối lần đầu và phân phối lại chỉmang tính chất tương đối Nếu xét trên tổng thể thì quá trình phân phối diễn raliên tục, đan xen vào nhau, khó có thể tách rời hai quá trình phân phối lần đầu vàphân phối lại
2 Chức năng giám đốc tài chính
Chức năng giám đốc cũng là chức năng vốn có của tài chính, đó là khảnăng khách quan để sử dụng tài chính làm công cụ kiểm tra, giám đốc bằngđồng tiền với việc sử dụng các chức năng phương tiện thanh toán và phương tiệncất trữ tiền tệ Chức năng giám đốc có quan hệ biện chứng với chức năng phânphối tài chính
2.1 Khái niệm
Giám đốc tài chính là quá trình kiểm tra, giám sát, đôn đốc các hoạt độngtài chính nhằm phát hiện các ưu điểm để phát huy và những tồn tại cần khắcphục trong toàn bộ quá trình phân phối nguồn tài chính
2.2 Đối tượng giám đốc
Là toàn bộ quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ, quá trình vận độngcủa các nguồn tài chính Chính sự vận động của các nguồn tài chính trong quátrình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ thông qua việc thực hiện chức năng phânphối làm nảy sinh nhu cầu và khả năng kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt độngnày
2.3 Chủ thể giám đốc
Chủ thể giám đốc cũng là chủ thể của phân phối Trong quá trình tạo lập và
sử dụng các quỹ tiền tệ của mình các chủ sở hữu thực hiện việc kiểm tra, giámsát bằng đồng tiền một cách thường xuyên, liên tục ở mọi nơi, mọi lúc diễn ra
Trang 16hoạt động phân phối của tài chính Chủ thể giám đốc tài chính có thể là Nhànước, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội hay cá nhân, hộ giađình.
2.4 Kết quả của giám đốc tài chính
Trước hết, giám đốc tài chính đảm bảo tính hợp lý của quá trình phân phốitài chính, đảm bảo sự đúng đắn của việc tạo lập và tính hiệu quả của việc sửdụng các quỹ tiền tệ Hoạt động phân phối tài chính gắn liền với hoạt động củacon người nên nó mang tính chủ quan trong một chừng mực nhất định Nhờchức năng giám đốc, quá trình phân phối được thực hiện phù hợp với các quyluật kinh tế khách quan do đó vừa đảm bảo tính hợp lý của quá trình phân phối,vừa nâng cao hiệu quả sử dụng chúng theo những mục đích đã định Thông quagiám đốc tài chính, phải phát hiện được những mặt được và chưa được của quátrình phân phối để điều chỉnh kịp thời việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệtheo mục đích đã định
Ngoài ra, giám đốc tài chính còn góp phần thúc đẩy việc chấp hành cácchính sách, chế độ, pháp luật của Nhà nước
2.5 Đặc điểm của chức năng giám đốc
- Chức năng giám đốc của tài chính không đồng nhất với mọi khả nănggiám đốc bằng đồng tiền nói chung trong xã hội Ví dụ, giá cả là một phạm trùgiá trị có khả năng giám đốc bằng đồng tiền nhưng hoàn toàn khác biệt vớiphạm trù tài chính Trong quan hệ mua bán, trao đổi của giá cả trước hết nhờvào chức năng thước đo giá trị của tiền tệ để đo lường giá trị của hàng hoá nhằmđảm bảo nguyên tắc ngang giá, ngoài ra còn dựa vào nhiều chức năng khác củatiền tệ Ở phạm trù tài chính, chức năng giám đốc được thực hiện khi tài chínhđược sử dụng như một công cụ phân phối, gắn với việc tạo lập hay sử dụng cácquỹ tiền tệ, do đó chủ yếu dựa vào chức năng phương tiện thanh toán và phươngtiện cất trữ của tiền tệ
- Giám đốc tài chính có tính thường xuyên, liên tục, toàn diện, rộng rãi vàkịp thời Tính thường xuyên, liên tục được thể hiện rất rõ nét vì hoạt động phân
Trang 17phối của tài chính cũng có tính thường xuyên, liên tục Giám đốc tài chính mangtính chất rộng rãi vì hoạt động phân phối của tài chính diễn ra trên phạm vi rấtrộng Tính toàn diện và kịp thời biểu hiện ở chỗ, chức năng giám đốc được thựchiện trước, trong và sau quá trình phân phối của tài chính.
Hai chức năng của tài chính có mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ với nhau, làmtiền đề và bổ sung cho nhau Chức năng phân phối là tiền đề của chức nănggiám đốc Hoạt động phân phối tạo ra khả năng và nhu cầu giám sát bằng đồngtiền đối với toàn bộ quá trình phân phối Chức năng giám đốc giúp cho việc thựchiện chức năng phân phối phù hợp với các qui luật kinh tế khách quan, nâng caotính hiệu quả của phân phối Chức năng giám đốc được thực hiện trước, trong vàsau quá trình phân phối
IV Hệ thống tài chính
1 Khái niệm và sơ đồ hệ thống tài chính
1.1 Khái niệm hệ thống tài chính
Trong nền kinh tế, các quan hệ tài chính xuất hiện rất đa dạng và phức tạp,tuy nhiên chúng không hề tồn tại và hoạt động tách biệt nhau, giữa chúng luôn
có mối quan hệ tương tác qua lại lẫn nhau theo những nguyên tắc, qui luật nhấtđịnh, hình thành nên một hệ thống thống nhất
Hệ thống tài chính có thể xem xét trên 2 khía cạnh: chủ thể tài chính vàluồng luân chuyển vốn Tuy nhiên trong giáo trình này, chỉ đề cập đến quanniệm hệ thống tài chính trên góc độ chủ thể tài chính và ở đó có các quỹ tiền tệ,tạo thành “tụ điểm” từ các nguồn tài chính, thì hệ thống tài chính khái quát nhưsau:
Hệ thống tài chính là tổng thể các bộ phận khác nhau trong một cấu trúc tài chính, mà ở đó các quan hệ tài chính hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau nhưng có mối liên hệ tác động lẫn nhau theo những quy luật nhất định
Ở mỗi lĩnh vực hoạt động khác nhau có những quỹ tiền tệ đặc thù đượchình thành và được sử dụng cho những mục đích khác nhau Các hoạt động tàichính ở đó cũng có đặc điểm và vai trò riêng, nghĩa là ở đó hình thành các bộ
Trang 18phận tài chính độc lập Tính đa dạng, độc lập đó bắt nguồn từ tính đa dạng,phong phú của các hoạt động kinh tế xã hội mà hoạt động tài chính là một bộphận trong đó Tuy có sự đa dạng, khác nhau nhưng các hoạt động tài chínhtrong các lĩnh vực, các bộ phận tài chính lại có mối quan hệ chặt chẽ, ràng buộc,phụ thuộc lẫn nhau trong sự vận động không ngừng của các nguồn tài chính.Điều đó, kết hợp với nhau và cấu thành một hệ thống tài chính.
Hệ thống tài chính của một quốc gia là một thể thống nhất do nhiều bộ phậntài chính hợp thành Bộ phận tài chính là nơi hội tụ các nguồn tài chính, nơi diễn
ra việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ gắn liền với việc thực hiện chức năng,nhiệm vụ của chủ thể trong lĩnh vực hoạt động Việc xác định có bao nhiêu bộphận tài chính của hệ thống đó là tuỳ thuộc vào việc chỉ ra một cách đúng đắncác căn cứ lư thuyết để xác định thế nào là một bộ phận tài chính Các căn cứxác định các bộ phận tài chính:
+ Bộ phận tài chính phải là một điểm hội tụ của các nguồn tài chính là nơivừa thu hút các nguồn tài chính (tạo lập quỹ tiền tệ từ các quỹ tiền tệ khác) đồngthời cũng là nơi cung ứng nguồn tài chính (sử dụng quỹ tiền tệ để hình thành cácquỹ tiền tệ khác)
+ Một bộ phận tài chính nếu ở đó hoạt động tài chính, sự vận động của cácnguồn tài chính, việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ luôn gắn liền với mộtchủ thể phân phối cụ thể, xác định
+ Được xếp vào một bộ phận tài chính nếu các hoạt động tài chính có cùngtính chất đặc điểm, vai trò có tính đồng nhất về hình thức các quan hệ tài chính
và tính mục đích của các quỹ tiền tệ trong lĩnh vực hoạt động
Từ những căn cứ trên có thể xác định hệ thống tài chính theo chủ thể baogồm các bộ phận tài chính sau:
- Tài chính Nhà nước
- Tài chính doanh nghiệp
- Tài chính của các tổ chức tài chính trung gian (Bảo hiểm, Tín dụng)
- Tài chính các tổ chức chính trị - xã hội và tài chính hộ gia đình
Trang 191.2 Sơ đồ hệ thống tài chính
Hệ thống tài chính bao gồm các bộ phận tài chính và bộ phận dẫn vốn,
được tổ chức theo sơ đồ sau:
Giữa các bộ phận của hệ thống tài chính có mối quan hệ ràng buộc trongviệc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ hợp thành một hệ thống tài chính thốngnhất Đây là những mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, tác động vào nhau mộtcách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua thị trường tài chính Thêm vào đó, với xuhướng quốc tế hóa, hệ thống tài chính của mỗi quốc gia xây dựng có những néttương đồng, phù hợp với thông lệ quốc tế
2 Đặc điểm các bộ phận của hệ thống tài chính
2.1 Tài chính Nhà nước
Tài chính Nhà nước là tổng thể các hoạt động thu chi bằng tiền do Nhànước tiến hành trong quá trình tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nướcnhằm phục vụ việc thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước Tàichính Nhà nước phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với cácchủ thể khác nhau trong xã hội nẩy sinh trong quá trình Nhà nước tham gia phânphối các nguồn tài chính
Tài chính Nhà nước có các đặc trưng sau:
Các trung gian tài chính
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
Tài chính Nhà nước
Tài chính
Doanh nghiệp
Tài chính hộ gia đình và
tổ chức xã hội
Trang 20Tài chính Nhà nước là một khâu có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thốngtài chính
Tài chính Nhà nước đảm bảo cung ứng nguồn tài chính đáp ứng yêu cầu tồntại và hoạt động của bộ máy Nhà nước, đảm bảo quốc phòng an ninh, thực hiệncác chức năng quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước, thực hiện đường lối đốingoại của Nhà nước
Tài chính Nhà nước được phân theo các tiêu thức sau:
- Căn cứ vào tính chất đặc điểm của hoạt động tài chính Nhà nước :
+ Tài chính chung của Nhà nước
+ Tài chính của các cơ quan hành chính Nhà nước
+ Tài chính của các đơn vị sự nghiệp Nhà nước
+ Tài chính của các doanh nghiệp Nhà nước
- Căn cứ nội dung quản lý hay mục và cơ chế hoạt động của các quỹ thuộc
tài chính Nhà nước, tài chính Nhà nước bao gồm ngân sách Nhà nước, tín dụng
Nhà nước, các quỹ ngoài ngân sách Nhà nước gồm quỹ bảo hiểm xã hội, quỹhưu trí, quỹ quốc gia giải quyết việc làm, quỹ chuyên dùng khác
Trong tài chính Nhà nước thì quỹ ngân sách Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.Quỹ ngân sách Nhà nước được tạo lập từ các khoản huy động mang tính chất bắtbuộc hoặc mang tính tự nguyện, có thể tạo lập một cách trực tiếp thông qua huyđộng nguồn tài chính từ các khâu tài chính khác hoặc gián tiếp thông qua thịtrường tài chính
Ngân sách Nhà nước thực hiện nhiệm vụ cụ thể sau:
o Động viên tập trung các nguồn tài chính cho việc tạo lập quỹ tiền tệ tậptrung lớn nhất của Nhà nước đó là quỹ ngân sách
o Phân phối và sử dụng quỹ ngân sách Nhà nước cho việc thực hiện cácnhiệm vụ kinh tế - xã hội
o Giám đốc kiểm tra đối với các bộ phận tài chính khác và với mọi hoạtđộng kinh tế - xã hội gắn liền quá trình thu, chi ngân sách
2.2 Tài chính Doanh nghiệp
Trang 21Tài chính doanh nghiệp là khâu cơ sở trong hệ thống tài chính quốc gia.Đặc trưng của tài chính doanh nghiệp là gắn với hoạt động sản xuất kinh doanhhàng hoá và dịch vụ
Tài chính doanh nghiệp là nơi thu hút nguồn tài chính từ các khâu khác đểhoạt động, đồng thời cũng chính là nơi tạo ra nguồn tài chính để cung cấp chocác khâu tài chính khác nhau
Nhiệm vụ của tài chính doanh nghiệp:
+ Bảo đảm vốn và phân phối vốn hợp lý cho các nhu cầu của sản xuất kinhdoanh
+ Tổ chức vốn chu chuyển một cách liên tục và có hiệu quả
+ Phân phối doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp theo đúng các quyđịnh của nhà nước
+ Kiểm tra mọi hoạt động, mọi quá trình vận động của các nguồn tài chínhtrong doanh nghiệp, đồng thời kiểm tra mọi hoạt động sản xuất kinh doanh gắnliền quá trình đó
2.3 Tài chính của các tổ chức tài chính trung gian
Các trung gian tài chính là các tổ chức có hoạt động chủ yếu là cung cấp
các dịch vụ và các sản phẩm tài chính cho khách hàng để đảm bảo các hoạt độnggiao dịch của họ thuận lợi và hiệu quả hơn so với việc tự thực hiện trên thịtrường tài chính Các trung gian tài chính phổ biến là các ngân hàng, các công tytài chính, các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư, tổ chức tín dụng khác Hoạtđộng của các trung gian tài chính chủ yếu cung cấp các sản phẩm tài chính baogồm hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng, dịch vụ thanh toán Cùngvới sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các trung gian tài chính ngày càngđược hoàn thiện và đa dạng
Đặc trưng chung của bộ phận tài chính trung gian là cầu nối giữa nhữngngười có khả năng cung ứng và những người có nhu cầu sử dụng tạm thời cácnguồn tài chính Bộ phận tài chính trung gian có quan hệ trực tiếp và chặt chẽvới các khâu khác trong hệ thống tài chính Trong nền kinh tế hiện đại, các trunggian tài chính không chỉ thực hiện chức năng lưu chuyển vốn từ nơi thừa đến nơi
Trang 22thiếu mà còn cung cấp nhiều phương tiện khác nhằm giúp phân bổ hiệu quả cácnguồn lực tài chính của nền kinh tế.
2.4 Tài chính hộ gia đình và tài chính các tổ chức chính trị- xã hội
- Tài chính hộ gia đình: Thực chất đây là ngân quỹ của hộ gia đình Quỹtiền tệ của hộ gia đình được hình thành từ các khoản thu nhập thường xuyênhoặc không thường xuyên của các thành viên trong gia đình và được sử dụngchủ yếu vào mục đích tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình.Đối với các hộ gia đình có nguồn thu nhập lớn, ngoài chi tiêu thường xuyên
có thể có một phần tích luỹ được sử dụng để tham gia vào việc tạo lập nên cáckhâu tài chính khác một cách trực tiếp hay gián tiếp thông qua thị trường tàichính
- Tài chính các tổ chức chính trị - xã hội bao gồm tài chính của các tổ chứccông đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ Nguồn hình thành nên quỹ này là từ
sự đóng góp của các hội viên, quyên góp, ủng hộ của các tổ chức quốc gia vàquốc tế cũng như sự trợ cấp của ngân sách nhà nước
Các quỹ tiền tệ này được sử dụng chủ yếu là đảm bảo nhu cầu của các tổchức kinh tế - xã hội, trong trường hợp các quỹ này chưa sử dụng, số vốn tiền tệtạm thời nhàn rỗi có thể tham gia trên thị trường tài chính để cung ứng vốn chocác khâu tài chính khác
2.5 Thị trường tài chính
Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các tài sản tài
chính nhằm chuyển dịch vốn từ người có khả năng cung ứng vốn sang nhữngngười cần vốn Đây không phải là một bộ phận trong hệ thống tài chính, mà làmôi trường cho các bộ phận tài chính và nguồn tài chính hoạt động
Trang 233 Tài chính có hai chức năng cơ bản là chức năng phân phối và chứcnăng giám đốc, trong đó chức năng phân phối là chức năng cơ bản vốn có củatài chính, phản ánh bản chất của tài chính; còn chức năng giám đốc là yêu cầukhách quan của hoạt động phân phối tài chính Giữa hai chức năng có mối quan
hệ chặc chẽ, hữu cơ với nhau, làm tiền để và bổ sung cho nhau
4 Trong nền kinh tế, các quan hệ tài chính xuất hiện rất đa dạng và phứctạp, tuy nhiên chúng không hề tồn tại và hoạt động tách biệt nhau, giữa chúngluôn có mối quan hệ tương tác qua lại lẫn nhau theo những nguyên tắc, qui luậtnhất định, hình thành nên một hệ thống thống nhất Hệ thống tài chính có thểxem xét trên 2 khía cạnh: chủ thể tài chính và luồng luân chuyển vốn
Câu hỏi chương 1:
1 Tại sao sự ra đời và phát triển của hàng hóa – tiền tệ là điều kiện tiên quyếtcho sự ra đời của tài chính?
2 Tài chính là gì? Nêu hình thức thể hiện quan hệ tài chính giữa Nhà nước vàdoanh nghiệp Nhà nước?
3 Trình bày các chức năng của tài chính?
4 Phân biệt nguồn tài chính và quỹ tiền tệ
5 Phân tích mối quan hệ cơ bản giữa các khâu trong hệ thống tài chính?
Trang 24Chương II NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
I Khái niệm, đặc điểm và vai trò của Ngân sách Nhà nước
1 Khái niệm ngân sách Nhà nước
Nhìn lại lịch sử ra đời và phát triển của tài chính có thể thấy, khi Nhà nướcxuất hiện thì đồng thời xuất hiện các khoản chi tiêu về quản lý hành chính, tưpháp, an ninh quốc phòng nhằm duy trì quyền lực chính trị của Nhà nước vànhững khoản chi tiêu này được tài trợ từ các nguồn tài chính đóng góp của xãhội như thuế, công trái … từ đây phạm trù tài chính Nhà nước bắt đầu xuất hiệnnhư một khái niệm dùng để phản ánh những hoạt động tài chính gắn liền với chủthể là Nhà nước Tài chính Nhà nước được xem là một hệ thống bao gồm nhiều
bộ phận hợp thành Nếu căn cứ vào chủ thể quản lý hay tính chất, đặc điểm hoạtđộng của tài chính Nhà nước thì tài chính Nhà nước bao gồm ngân sách Nhànước, tín dụng Nhà nước và các quỹ ngoài ngân sách Nhà nước Trong đó, Ngânsách Nhà nước là khâu quan trọng nhất, giữ vị trí chủ đạo trong tài chính Nhànước Thu ngân sách Nhà nước được huy động từ mọi lĩnh vực kinh tế - xã hộidưới nhiều hình thức và phương pháp khác nhau trong đó, thuế là h́nh thức thuphổ biến và chủ yếu Chi của ngân sách Nhà nước nhằm duy trì sự tồn tại của bộmáy Nhà nước và phục vụ thực hiện các chức năng của Nhà nước
Theo luật Ngân sách Nhà nước của Việt Nam (Luật số 01/2002/QH11 doQuốc hội khóa 11, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 16/12/2002) thì ngân sách Nhànước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước cóthẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiệncác chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
Theo khái niệm trên thì ngân sách Nhà nước là một bảng kế hoạch tàichính, gắn liền với quyền lực của Nhà nước, là công cụ vật chất của Nhà nước
để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình
Ngân sách Nhà nước là một bảng kế hoạch tài chính vĩ mô được cơ quan cóthẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một thời gian nhất định, thường
là 1 năm, năm đó người ta gọi là năm ngân sách hay năm tài chính Đây là giai
Trang 25đoạn mà trong đó dự toán thu chi tài chính được phê chuẩn của Quốc hội có hiệulực thi hành.
Ở hầu hết các quốc gia, năm ngân sách thường có độ dài là 12 tháng, tuynhiên thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc ở mỗi nước có khác nhau Chẳnghạn ở Việt Nam, Bỉ, Pháp, Hà Lan, Trung Quốc, Malaysia, Lào năm ngân sáchtrùng với năm dương lịch tức bắt đầu từ ngày 1/1 năm nay và kết thúc vào 31/12năm nay Một số nước như Anh, Nhật, Hồng Kông, Ấn Độ năm ngân sách bắt đầu
từ 1/4 năm nay và kết thúc 31/3 năm sau Ở Mỹ bắt đầu từ 1/10 năm nay và kếtthúc 30/9 năm sau; ở Úc thì từ 1/7 năm nay đến 30/6 năm sau Việc qui địnhnăm ngân sách thường là do ý chủ quan của Nhà nước và phụ thuộc vào 2 yếutố:
+ Đặc điểm hoạt động của nền kinh tế liên quan đến nguồn thu ngân sách.+ Đặc điểm hoạt động của cơ quan lập pháp
- Về mặt bản chất, ngân sách Nhà nước là hệ thống các quan hệ tài chínhgiữa Nhà nước và xã hội, phát sinh, gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và
sử dụng quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước khi Nhà nước huy động và
sử dụng nguồn tài chính quốc gia nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các chứcnăng quản lý và điều hành nền kinh tế - xã hội của mình trên cơ sở luật định Mối quan hệ tài chính giữa Nhà nước và xã hội là các quan hệ kinh tế thểhiện dưới hình thức giá trị phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và
sử dụng quỹ tiền tệ của Nhà nước, mối quan hệ đó bao gồm:
- Quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các doanh nghiệp được biểu hiện dướihình thức như nộp thuế, cấp phát kinh phí, hỗ trợ giá…
- Quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các cơ quan quản lý Nhà nước; quản
lý kinh tế xã hội được biểu hiện dưới các hình thức như cấp phát kinh phí
- Quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với dân cư
- Quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các tổ chức tài chính quốc tế, chínhphủ nước khác…dưới các hình thức như vay nợ, viện trợ…
Đặc trưng cơ bản của các quan hệ trong tạo lập và sử dụng ngân sách Nhànước là mang tính pháp lý cao gắn liền với quyền lực chính trị của Nhà nước
Trang 26Không giống các loại quỹ tiền tệ khác, ngân sách Nhà nước là một quỹ tiền
tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước, hoạt động của Ngân sách Nhà nước đượctiến hành trên cơ sở luật định rõ ràng và mang tính chất hoàn trả không trực tiếp
2 Đặc điểm của ngân sách nhà nước
Các hoạt động của ngân sách Nhà nước luôn gắn với việc thực hiện cácchức năng, nhiệm vụ của Nhà nước Vì vậy, mà hoạt động của nó rất đa dạng,liên quan đến mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội và tác động tới mọi chủ thể trong xãhội Chính nét đặc thù đó là nhân tố có ảnh hưởng quyết định tới các đặc điểmcủa ngân sách Nhà nước Những đặc điểm của Ngân sách Nhà nước bao gồm:
Thứ nhất, Ngân sách Nhà nước thuộc sở hữu Nhà nước, do đó Nhà nước là
chủ thể duy nhất quyết định việc sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước Hoạtđộng ngân sách Nhà nước luôn luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế - chính trịcủa Nhà nước, được Nhà nước tiến hành trên những cơ sở luật lệ nhất định Đặc điểm này là đảm bảo quyền lãnh đạo tập trung thống nhất của Nhànước, loại trừ chia rẽ, phân tán quyền lực trong việc điều hành Ngân sách Nhànước
Thứ hai, quy mô quỹ ngân sách Nhà nước và các hình thức thu, chi ngân
sách Nhà nước đều bị quyết định bởi quy mô, tốc độ, chất lượng phát triển củamỗi ngành, mỗi vùng, mỗi địa phương Hay nói cách khác, sự phát triển kinh tế
sẽ là cơ sở cho sự hình thành nguồn thu của ngân sách Nhà nước; sự phát triểncủa xã hội về cơ bản sẽ đặt ra những đòi hỏi về nhu cầu chi của ngân sách Nhànước, song các nhu cầu này chỉ có khả năng đáp ứng khi kinh tế có sự phát triển.Tuy nhiên, khi đưa vào sử dụng, quỹ ngân sách Nhà nước luôn được phânchia thành các quỹ tiền tệ nhỏ hơn Quá trình phân chia quỹ Ngân sách Nhànước chính là quá trình cấp phát kinh phí từ Ngân sách Nhà nước để hình thànhcác loại quỹ nhằm thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của các lĩnh vực, các ngành theoyêu cầu quản lý của Nhà nước cụ thể, tương ứng với các cấp ngân sách, quỹngân sách Nhà nước được chia thành: quỹ ngân sách của Chính phủ Trungương; quỹ ngân sách của chính quyền cấp tỉnh và tương đương; quỹ ngân sáchcủa chính quyền cấp huyện và tương đương; quỹ ngân sách của chính quyền cấp
Trang 27xã và tương đương Phục vụ thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyềnNhà nước các cấp, quỹ ngân sách lại được chia thành nhiều phần nhỏ để sử dụngcho các lĩnh vực khác nhau, như: phần dùng cho phát triển kinh tế; phần dùngcho phát triển văn hoá, giáo dục, y tế; phần dùng cho hoạt động của các lĩnh vực
xã hội, an ninh, quốc phòng…
Thứ ba, Chi tiêu của ngân sách Nhà nước là việc phân phối và sử dụng các
quỹ tiền tệ của Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế vĩ mô Tính hiệu quảhoạt động ngân sách Nhà nước được xem xét trên tầm vĩ mô, tức là nó phảiđược xem xét dựa trên cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu kinh tế -
xã hội đã đặt ra mà các khoản chi của ngân sách Nhà nước phải đảm nhận
Đặc điểm này có ý nghĩa trong việc định hướng và có biện pháp sử dụngcác quỹ tiền tệ của Nhà nước, tập trung vào việc xử lý các vấn đề kinh tế vĩ mô
Ví dụ như cấp phát kinh phí cho giáo dục đào tạo nhằm thực hiện mục tiêunâng cao dân trí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài; hỗ trợ vốn cho các doanhnghiệp, trợ giá các mặt hàng nhằm ổn định thị trường, giá cả, kìm chế lạmphát…
Thứ tư, các hoạt động của ngân sách Nhà nước phải được công khai, minh
bạch Đây vừa là đặc điểm vừa là yêu cầu đặt ra đối với các hoạt động thu, chingân sách Nhà nước Ở đâu làm tốt được công khai, minh bạch ngân sách, thì ở
đó công tác xã hội hóa huy động nguồn thu ngân sách sẽ đạt tốt và chi tiêu ngânsách sẽ ít bị thất thoát, lãng phí
3 Vai trò của ngân sách nhà nước
Vai trò của ngân sách Nhà nước được thiết lập trên cơ sở các chức năng vànhiệm vụ cụ thể trong từng giai đoạn nhất định Vai trò của ngân sách Nhà nướcthể hiện trên các mặt sau:
3.1 Ngân sách Nhà nước giữ vai trò huy động nguồn tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước
Đây là vai trò truyền thống của ngân sách Nhà nước Khi Nhà nước xuấthiện, nhằm có đủ nguồn lực tài chính để duy trì tổ chức bộ máy Nhà nước vàthực hiện các chức năng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của mình, bằng
Trang 28quyền lực chính trị, Nhà nước đã kêu gọi sự đóng góp của xã hội dưới hình thứcthuế, công trái, trái phiếu….Nhờ có hoạt động thu này mà Nhà nước có đủnguồn lực để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của mình Tuy nhiên, khi tiến hành huyđộng nguồn lực tài chính vào quỹ ngân sách Nhà nước, Nhà nước cần chú ý đếnmức độ động viên nguồn tài chính Tỷ lệ động viên vào ngân sách Nhà nước đốivới tổng sản phẩm quốc nội căn cứ vào chủ trương phát triển kinh tế - xã hội củaĐảng và Nhà nước trong từng thời kỳ Mức động viên các nguồn tài chính vàongân sách Nhà nước của các chủ thể trong xã hội thông qua thuế và các khoảnthu khác phải hợp lý vừa thúc đẩy kinh tế xã hội vừa đảm bảo duy trì sự tồn tại
và tăng cường sức mạnh của bộ máy Nhà nước
3.2 Vai trò là công cụ điều tiết vĩ mô các hoạt động kinh tế - xã hội
Đây là vai trò được xuất phát từ những điều kiện kinh tế- xã hội cụ thểtrong một giai đoạn phát triển nhất định Không những sự phát triển về kinh tế -chính trị của một chế độ Nhà nước được thể hiện vai trò của ngân sách Nhànước mà những cuộc cải cách kinh tế cũng có ảnh hưởng nhất định đến vai tròcủa ngân sách Nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân Thay đổi kinh tế bằng cảicách kinh tế đã tác động trực tiếp đến ngân sách Nhà nước Mỗi cơ chế kinh tếđều có đặc điểm riêng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng các công cụ tàichính Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động kinh tế, sản xuất kinh doanhcủa các thành phần kinh tế, các ngành kinh tế chủ yếu tuân theo sự điều tiết củacác quy luật vốn có của thị trường Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào cáchoạt động kinh tế - xã hội đó mà chỉ sử dụng luật pháp và các công cụ tài chính,giá cả, tiền tệ để quản lý Cũng trong nền kinh tế thị trường, nhiều thành phầnkinh tế tồn tại và được tự do cạnh tranh, tự do liên kết hoạt động Nền kinh tếđược phát triển đa dạng và hình thành nhiều thị trường mà trước đây chưa cónhư thị trường vốn, thị trường chứng khoán, thị trường sức lao động Kinh tếthị trường tạo ra động lực phát triển mạnh mẻ Bên cạnh những ưu điểm trên thìnền kinh tế thị trường vẫn còn tồn tại các khuyết tật như: Xuất hiện độc quyềntrong sản xuất kinh doanh gây tác hại đến nền kinh tế buộc Nhà nước phải thamgia điều tiết dưới hình thức tài trợ, thuế Do chạy theo lợi nhuận, các chủ thể
Trang 29kinh tế cũng đã có những hành vi vi phạm luật pháp như buôn lậu, trốn thuế,gian lận thuế…, lạm dụng tài nguyên huỷ hoại môi trường Cũng như nền kinh
tế kế hoạch hóa tập trung, hiện tượng phân hóa xã hội luôn tồn tại trong nềnkinh tế thị trường và dễ gây ra các mâu thuẩn tiêu cực Để khắc phục nhữngkhuyết tật đó, Nhà nước đã sử dụng hàng loạt các công cụ tài chính trong đóngân sách Nhà nước được coi là một trong những công cụ chủ yếu để điều tiếtquản lý vĩ mô nền kinh tế xã hội Vai trò điều chỉnh vĩ mô của ngân sách Nhànước đối với các hoạt động kinh tế - xã hội thể hiện trên 3 mặt tương ứng với 3nội dung cơ bản sau:
* Về mặt kinh tế: Kích thích sự tăng trưởng kinh tế theo định hướng phát
triển kinh tế - xã hội của ngân sách Nhà nước
Vai trò này được thực hiện nhờ vào việc vận dụng chức năng huy động vàphân bổ nguồn lực tài chính của Nhà nước vào hoạt động thực tiễn
Thông qua hoạt động của ngân sách nhà nước góp phần tạo điều kiện thuậnlợi cho phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần hình thành và hoàn thiện cơ cấusản xuất và cơ cấu kinh tế - xã hội, đảm bảo các tỷ lệ cân đối của nền kinh tế, từ
đó thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển Cụ thể, thông qua các khoảnthuế và chính sách thuế sẽ đảm bảo vai trò định hướng đầu tư kích thích hoặchạn chế kích thích kinh doanh Thuế, một mặt tạo nguồn thu cho ngân sách Nhànước, một mặt góp phần kích thích sản xuất phát triển, thu hút doanh nghiệp tưnhân bỏ vốn đầu tư vào các ngành nghề cần thiết và điều chỉnh cơ cấu kinh tếtheo định hướng phát triển kinh tế Để thuế phát huy được tác dụng đó thì Nhànước phải xây dựng một hệ thống thuế bao quát các hoạt động kinh tế; thuế suấtxây dựng phải phù hợp với ngành nghề cần khuyến khích hoặc hạn chế pháttriển Nhà nước nên thống nhất áp dụng các loại thuế đối với các chủ thể, sửdụng các loại thuế linh hoạt nhằm: (i) Tạo môi trường cạnh tranh giữa các doanhnghiệp, thành phần kinh tế; (ii) Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của sản xuất;(iii) Tạo ra sức ép để các doanh nghiệp quan tâm đến công nghệ, tiếp cận thịtrường nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất Việc đưa ra các mức
Trang 30thuế suất khác nhau của từng loại thuế phải tính toán phù hợp với khả năng đónggóp về thuế của các chủ thể.
Ngoài ra, để tạo thêm nguồn vốn cho nền kinh tế, Nhà nước nên tranh thủcác nguồn vốn vay trong và ngoài nước phục vụ cho nhu cầu đầu tư phát triển.Việc sử dụng vốn vay phải đảm bảo nguyên tắc: (1) Vốn vay không sử dụng chotiêu dùng, chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển; (2) Nhà nước phải có kếhoạch thu hồi vốn vay; (3) phải đảm bảo cân đối ngân sách để chủ động trả hết
nợ khi đến hạn
Bên cạnh hoạt động thu, hoạt động chi ngân sách Nhà nước cũng có tácdụng kích thích tăng trưởng kinh tế thông qua việc cung cấp nguồn kinh phí đểđầu tư cho cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngànhthen chốt, trên cơ sở đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời vàphát triển của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác Cấp phát vốn
để hình thành các doanh nghiệp Nhà nước, đây được xem là một trong nhữngbiện pháp căn bản để chống độc quyền Trong những trường hợp cần thiết, Nhànước tiến hành hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp đảm bảo cho sự ổnđịnh về cơ cấu hoặc chuẩn bị chuyển đổi sang cơ cấu mới hợp lý hơn
* Về mặt thị trường : Ngân sách Nhà nước là công cụ để bình ổn giá cả, ổn
tế cho doanh nghiệp và xã hội, giữ vững cơ cấu kinh tế đã xác định và góp phầngiữ vững ổn định của nền kinh tế, thông qua hoạt động của ngân sách, Nhà nước
Trang 31sử dụng các biện pháp như tạo lập các quỹ dự trữ về hàng hóa và tài chính nhằm
đề phòng và ứng phó với những biến động của thị trường, tạo lập quỹ bình ổngiá, tạo lập và sử dụng quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm Trong trường hợp nềnkinh tế có lạm phát có thể sử dụng biện pháp cắt giảm chi tiêu ngân sách Nhànước, tăng thuế tiêu dùng, giảm thuế đầu tư, phát hành công trái, trái phiếu Khobạc hoặc sử dụng công cụ tín dụng và lãi suất để thu hút lượng tiền thừa tronglưu thông làm giảm sự căng thẳng trong quan hệ hàng - tiền
* Về mặt Xã hội: Ngân sách Nhà nước là công cụ điều chỉnh thu nhập, tạo
sự công bằng trong xã hội, giảm phân hóa giàu nghèo
Vai trò này được thể hiện thông qua việc sử dụng các công cụ thu - chi củangân sách Nhà nước để điều chỉnh thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, giảm bớtnhững bất hợp lý trong phân phối, đảm bảo công bằng trong phân phối và gópphần giải quyết những vấn đề xã hội đáp ứng các mục tiêu xã hội của kinh tế vĩ
mô Cụ thể:
- Sử dụng thuế thu nhập một cách hợp lý để điều tiết và phân phối lại thunhập của những người có thu nhập cao cho người có thu nhập thấp
- Thông qua thuế gián thu nhằm hướng dẫn tiêu dùng một cách hợp lý hơn
- Tăng chi đầu tư cho các lĩnh vực văn hóa - xã hội hay xây dựng các côngtrình phúc lợi công cộng, chi đảm bảo xã hội (trợ cấp khó khăn, xây nhà tìnhnghĩa ), trợ giá các mặt hàng
Ngày nay, nhu cầu tài chính để giải quyết các vấn đề xã hội rất lớn Đểgiảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước và thực hiện tốt các vấn đề xã hội
Cần quán triệt phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” Những khoản
chi của Nhà nước cho lĩnh vực này phải tiết kiệm có hiệu quả
3.3 Vai trò kiểm tra của ngân sách Nhà nước
Ngân sách Nhà nước có mối quan hệ với các khâu tài chính khác thể hiện ởchỗ các khâu tài chính khác đều phải làm nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước mặtkhác các khâu tài chính này lại nhận được sự tài trợ, hỗ trợ của ngân sách Nhànước dưới những hình thức khác nhau một cách trực tiếp hay gián tiếp
Trang 32Xuất phát từ lợi ích chung, ngân sách Nhà nước kiểm tra các hoạt động tàichính khác không chỉ trong việc làm nghĩa vụ nộp thuế và các khoản phải nộp,trong việc sử dụng các nguồn tài chính của Nhà nước, sử dụng các tài sản quốcgia mà còn trong việc thực hiện các pháp luật, chính sách về ngân sách cũng nhưchính sách, pháp luật có liên quan
II Nội dung của ngân sách Nhà nước
1 Thu ngân sách Nhà nước
1.1 Khái niệm và đặc điểm của thu ngân sách Nhà nước
Thu ngân sách Nhà nước là tiền đề cần thiết để duy trì quyền lực chính trị
và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
Về mặt hình thức, thu ngân sách Nhà nước bao gồm tất cả các khoản tiềnNhà nước huy động vào Ngân sách để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.Phần lớn các khoản thu mang tính bắt buộc (những khoản thu có tính chất thuế),phần còn lại là các khoản thu khác của Nhà nước (thu ngoài thuế)
Về mặt bản chất, thu ngân sách Nhà nước là hệ thống những quan hệ kinh
tế giữa Nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động cácnguồn tài chính để hình thành quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm thỏamãn các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước
Vậy, thu ngân sách Nhà nước là sự động viên nguồn tài chính quốc gia giữaNhà nước với các chủ thể trong xã hội dựa trên quyền lực của Nhà nước, nhằmgiải quyết hài hòa các lợi ích kinh tế, xuất phát từ yêu cầu tồn tại và phát triểncủa bộ máy Nhà nước cũng như yêu cầu thực hiện các chức năng nhiệm vụ kinh
tế xã hội của Nhà nước
Qua khái niệm về thu ngân sách Nhà nước ta có thể khái quát những đặc điểm của thu ngân sách Nhà nước như sau :
- Thu ngân sách Nhà nước chứa đựng các quan hệ phân phối dưới hình thứcgiá trị dựa trên cơ sở quyền lực Nhà nước nhằm tập trung một phần nguồn tàichính quốc gia hình thành quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước
-Thu ngân sách Nhà nước luôn gắn chặt với thực trạng kinh tế và sự vậnđộng của của các phạm trù giá trị khác như: giá cả, thu nhập, lãi suất …
Trang 331.2 Nội dung các khoản thu ngân sách Nhà nước
Thu ngân sách Nhà nước bao gồm:
(1) Thu từ thuế, lệ phí, phí do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định.
* Thuế là hình thức động viên bắt buộc một phần thu nhập của các cá nhân,doanh nghiệp, tổ chức cho Nhà nước nhằm đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhànước Thuế ra đời và phát triển gắn với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước.Những loại thuế đầu tiên trong lịch sử loài người xuất hiện cùng với Nhà nướcchiếm hữu nô lệ Ban đầu thuế được thu bằng hiện vật, sau đó, khi nền kinh tếhàng hóa tiền tệ phát triển hơn, thuế được thu dưới hình thức giá trị Nhà nước
sử dụng thuế thông qua hệ thống thuế, một mặt để huy động nguồn thu cho ngânsách Nhà nước, mặt khác coi thuế là công cụ phân phối quan trọng tác động vàoquá trình quản lý và điều tiết hoạt động của nền kinh tế quốc dân Đặc điểmquan trọng nhất của thuế là tính bắt buộc, tính không hoàn trả trực tiếp và tínhpháp lý cao
Hiện nay, hệ thống thuế của Việt Nam bao gồm các sắc thuế chủ yếu sau: Thuế giá trị gia tăng
Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu
Thuế tài nguyên
Thuế sử dụng đất nông nghiệp
Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Thuế bảo vệ môi trường
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập cá nhân
Thuế môn bài
* Phí và lệ phí:
Phí là khoản thu do Nhà nước quy định nhằm bù đắp một phần chi phí củangân sách Nhà nước đầu tư, xây dựng, mua sắm, bảo dưỡng và quản lý tài sản,tài nguyên hoặc chủ quyền quốc gia để phục vụ các tổ chức, cá nhân hoạt động
sự nghiệp, hoạt động công cộng hoặc lợi ích công cộng theo yêu cầu, không
Trang 34mang tính kinh doanh Ví dụ như học phí, viện phí, phí qua cầu, phà, phí bảo vệmôi trường….
Lệ phí là khoản thu do Nhà nước quy định đối với tổ chức, cá nhân để Nhànước phục vụ công việc quản lý hành chính Nhà nước theo yêu cầu hoặc theoquy định của pháp luật Ví dụ như lệ phí hộ tịch, lệ phí trước bạ, lệ phí chứngthư, lệ phí cấp giấy phép hành nghề đăng ký kinh doanh…
Hiện nay, trong phạm vi cả nước, ở tất cả các bộ ngành ở Trung ương vàcác tỉnh, thành phố có khoảng 300 loại phí, khoản phí được phép thu do Chínhphủ quy định trong Danh mục chi tiết ban hành kèm theo Nghị định của Chínhphủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí
(2) Các khoản thu từ các hoạt động kinh tế của Nhà nước Nhà nước tham
gia hoạt động kinh tế và thu được lợi nhuận trên phần vốn đầu tư của mình Cáckhoản thu này tồn tại dưới nhiều hình thức, biểu hiện hoạt động kinh tế đa dạngcủa nhà nước Bao gồm tiền thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế; thuhồi tiền cho vay của Nhà nước (cả gốc và lãi); thu nhập từ vốn góp của Nhànước vào các cơ sở kinh tế, kể cả thu từ lợi nhuận sau khi thực hiện nghĩa vụ vềthuế của các tổ chức kinh tế có sự tham gia góp vốn của Nhà nước theo quy địnhcủa Chính phủ
(3) Các khoản thu từ việc khai thác tài nguyên thuộc sở hữu Nhà nước dưới
các hình thức như tiền sử dụng đất, thu từ hoa lợi công sản và đất công ích; tiềncho thuê đất, thuê mặt nước; phần nộp ngân sách Nhà nước theo quy định củapháp luật từ tiền bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước
(4) Các khoản thu viện trợ, đóng góp ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Trang 35(5) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật như các khoản di sản
Nhà nước được hưởng; thu từ tiền phạt, tịch thu, tịch biên tài sản; thu hồi dự trữNhà nước, thu chênh lệch giá, phụ thu …
Để thuận tiện trong quản lý và điều hành ngân sách Nhà nước Người tatiến hành phân loại thu ngân sách Nhà nước theo các tiêu chí sau:
* Theo nội dung kinh tế Việc phân loại theo tiêu thức này nhằm thấy rõ sự
phát triển của nền kinh tế, tính hiệu quả của nền kinh tế Theo cách phân loạinày, thu ngân sách Nhà nước bao gồm
- Nhóm thu thường xuyên có tính chất bắt buộc (như thuế, phí, lệ phí)
- Nhóm thu không thường xuyên bao gồm: các khoản thu từ hoạt động kinh
tế của nhà nước, thu từ hoạt động sự nghiệp, tiền bán hoặc cho thuê tài sản thuộc
sở hữu của Nhà nước; các khoản thu viện trợ, đóng góp ủng hộ và các thukhác…
* Theo sự phân cấp ngân sách nhà nước bao gồm thu ngân sách trung ương
và thu ngân sách các cấp chính quyền địa phương.
- Nguồn thu của ngân sách trung ương gồm:
+ Các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100%: như Thuế giá trị giatăng hàng hóa nhập khẩu; Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Thuế tiêu thụ đặcbiệt hàng hóa nhập khẩu; Thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toántoàn ngành; Các khoản thuế và thu khác từ dầu khí theo quy định của Chínhphủ; Tiền thu hồi vốn của ngân sách trung ương tại các tổ chức kinh tế, thu hồitiền cho vay của ngân sách trung ương (cả gốc và lãi), thu từ quỹ dự trữ tài chínhcủa trung ương, thu nhập từ vốn góp của Nhà nước; Viện trợ không hoàn lại củaChính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nướcngoài cho Chính phủ Việt Nam; Các khoản phí, lệ phí nộp vào ngân sách trungương; Thu kết dư ngân sách trung ương; Các khoản thu khác theo quy định củapháp luật;
+ Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trungương và ngân sách địa phương: bao gồm Thuế giá trị gia tăng, không kể thuế giátrị gia tăng hàng hóa nhập khẩu; Thuế thu nhập doanh nghiệp, không kể thuế thu
Trang 36nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành; Thuế thu nhập cá nhân;Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, không kể thuế chuyển lợi nhuận ra nướcngoài từ lĩnh vực dầu, khí; Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hóa, dịch vụ trongnước; Phí xăng, dầu Tỷ lệ phân chia do Chính phủ quyết định và tỷ lệ này được
áp dụng thống nhất đối với tất cả các khoản thu được phân chia
- Nguồn thu của ngân sách địa phương gồm:
+ Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%: bao gồm Thuế sửdụng đất phi nông nghiệp; Thuế tài nguyên (không kể thuế tài nguyên thu từdầu, khí); Thuế môn bài; Thuế sử dụng đất nông nghiệp; Tiền sử dụng đất; Tiềncho thuê đất; Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; Lệ phítrước bạ; Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;Thu hồi vốn của ngân sách địaphương tại các tổ chức kinh tế, thu từ quỹ dự trữ tài chính của địa phương, thunhập từ vốn góp của địa phương; Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc
tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương; Cáckhoản phí, lệ phí, thu từ các hoạt động sự nghiệp và các khoản thu khác nộp vàongân sách địa phương theo quy định của pháp luật; Thu từ quỹ đất công ích vàthu hoa lợi công xã khác; Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định củapháp luật; Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoàinước; Thu kết dư ngân sách địa phương; Các khoản thu khác theo quy định củapháp luật
+ Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trungương và ngân sách địa phương
+ Thu bổ sung từ ngân sách trung ương bao gồm:
Thu bổ sung để cân đối ngân sách là mức chênh lệch giữa dự toán chi đượcgiao và dự toán thu từ các nguồn thu được phân cấp (các khoản thu 100% và cáckhoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm) Số bổ sung cân đối này được xácđịnh từ năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách và được giao ổn định từ 3 đến 5năm
Thu bổ sung có mục tiêu là các khoản bổ sung theo từng năm để hỗ trợ xãthực hiện một số nhiệm vụ cụ thể
Trang 37+ Thu từ huy động đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quyđịnh Mức dư nợ từ nguồn vốn huy động không vượt quá 30% vốn đầu tư xâydựng cơ bản trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh.
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến thu ngân sách Nhà nước
Những nhân tố ảnh hưởng đến thu ngân sách Nhà nước bao gồm:
- Thu nhập GDP (tổng sản phẩm quốc nội) bình quân đầu người Đây lànhân tố quan trọng quyết định khách quan đến mức động viên của ngân sáchNhà nước Nếu thoát ly chỉ tiêu này khi ấn định mức động viên của ngân sáchNhà nước sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến vấn đề tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư củakhu vực tư nhân
- Khả năng xuất khẩu tài nguyên: Xuất khẩu tài nguyên là yếu tố góp phầntăng thu ngân sách Nhà nước Đối với nước ta hiện nay thu ngân sách Nhà nước
từ thuế còn chiếm tỷ lệ thấp vì vậy nguồn thu ngân sách Nhà nước từ xuất khẩutài nguyên chiếm tỷ trọng tương đối lớn Vì vậy xuất khẩu tài nguyên là nhân tốảnh hưởng lớn đến thu ngân sách Nhà nước
- Tỷ suất lợi nhuận trong nền kinh tế Tỷ suất lợi nhuận trong nền kinh tếphản ảnh hiệu quả của đầu tư phát triển kinh tế Tỷ suất doanh lợi càng lớn thìtài chính càng dồi dào Trên cơ sở tỷ suất doanh lợi để xác định tỷ suất thu ngânsách Nhà nước
- Mức độ trang trải các các khoản chi phí của Nhà nước Nhu cầu chi tiêucủa Nhà nước để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước càng lớn thìđòi hỏi mức độ huy động nguồn thu càng tăng Vì vậy thu ngân sách Nhà nướcphụ thuộc vào mức độ trang trải các khoản chi phí của Nhà nước
- Tổ chức bộ máy thu nộp
Tổ chức bộ máy thu nộp ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thu Nếu tổ chức
bộ máy thu nộp hợp lý sẽ tạo điều kiện cho việc thu ngân sách Nhà nước đúng
đủ, kịp thời các nguồn thu vào ngân sách Nhà nước Ngược lại tổ chức bộ máythu nộp không hợp lý cồng kềnh dẫn đến hiệu quả của việc thu nộp khá cao, gây
ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội Do đó khi cải cách công tác thu ngânsách Nhà nước cần phải cải cách từ bộ máy thu nộp
Trang 381.4 Những nguyên tắc thiết lập hệ thống thu ngân sách Nhà nước
Thiết lập một hệ thống thu ngân sách nhà nước không chỉ nhằm mục đíchduy trì và đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước mà còn phải chứa đựng cácmục tiêu kinh tế xã hội khác Những nguyên tắc thiết lập hệ thống thu ngân sáchNhà nước đó là:
+ Nguyên tắc ổn định và lâu dài: Nguyên tắc này tạo thuận lợi cho công tác
kế hoạch hóa ngân sách và kích thích nộp thuế, cải tiến phương pháp sản xuấtkinh doanh
Yêu cầu của nguyên tắc này là phải ổn định mức thu, ổn định các sắc thuế,không được gây xáo trộn trong hệ thống thuế Đồng thời phải lựa chọn đốitượng tính thuế ít biến động
+ Nguyên tắc đảm bảo sự công bằng: Nguyên tắc này đòi hỏi không phânbiệt địa vị xã hội, thành phần kinh tế, công bằng đối với mọi người chịu thuế.+ Nguyên tắc rõ ràng và chắc chắn: Nguyên tắc này đòi hỏi các điều luậtcủa các sắc thuế phải rõ ràng cụ thể rành mạch về mức thuế cũng như căn cứtính thuế
+ Nguyên tắc đơn giản: Mỗi sắc thuế đòi hỏi phải hạn chế số lượng thuếsuất, xác định rõ ràng mục tiêu chính
Khi thiết lập hệ thống thu nếu đảm bảo các nguyên tắc trên không nhữngtăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước mà cần nuôi dưỡng và phát triển đượcnguồn thu
+ Nguyên tắc phù hợp với thông lệ quốc tế:
Trong điều kiện hiện nay, với xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, việc thiếtlập hệ thống thu ngân sách Nhà nước còn phải đảm bảo phù hợp với thông lệquốc tế Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với việc thực hiện đường lối đối ngoạicủa Đảng và Nhà nước trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
2 Chi ngân sách Nhà nước
2.1 Khái niệm và đặc điểm chi ngân sách Nhà nước
Về mặt pháp lý, chi NSNN là những khoản chi tiêu của Chính phủ nhằmthực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội
Trang 39Về mặt bản chất, chi ngân sách Nhà nước thể hiện các quan hệ tiền tệ hìnhthành trong quá trình phân phối và sử dụng quỹ ngân sách Nhà nước nhằm trangtrải cho các chi phí của bộ máy Nhà nước và thực hiện chức năng kinh tế xã hộicủa Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định.
Trong thực tế, chi ngân sách Nhà nước là sự kết hợp giữa 2 quá trình phânphối và sử dụng quỹ ngân sách Nhà nước
Quá trình phân phối là quá trình cấp phát vốn, kinh phí từ ngân sách Nhànước để hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng
Quá trình sử dụng là quá trình trực tiếp chi dùng các khoản vốn, kinh phíđược cấp phát từ ngân sách Nhà nước
Do đó thực hiện các khoản chi ngân sách Nhà nước luôn gắn liền với quan
hệ kinh điển đặc trưng bởi các quan hệ tiền tệ trong phân phối và sử dụng quỹtiền tệ tập trung của Nhà nước theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp Nhànước trong bất kỳ chế độ xã hội nào cũng đều đòi hỏi phải có cơ sở vật chất đểđảm bảo điều kiện cho Nhà nước tồn tại và thực hiện các chức năng nhiệm vụcủa mình Nhà nước sử dụng công cụ tài chính để phân phối các nguồn tài chínhtrong xã hội cho những nhu cầu chi tiêu xác định và tổ chức quản lý các khoảnchi đó
Chi ngân sách Nhà nước có các đặc điểm sau:
- Chi ngân sách Nhà nước gắn với bộ máy Nhà nước và chức năng nhiệm
vụ của Nhà nước Trong từng thời kỳ nhất định, khi bộ máy Nhà nước được mởrộng và đảm đương nhiều nhiệm vụ hơn thì mức độ và phạm vi chi ngân sáchNhà nước càng lớn hơn
- Cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước là chủ thể duy nhất quyết định
cơ cấu, nội dung mức độ các khoản chi của ngân sách Nhà nước Do đó, chingân sách Nhà nước mang tính pháp lý cao làm cho ngân sách Nhà nước trởthành công cụ có hiệu lực trong quá trình điều hành và quản lý kinh tế - xã hộicủa Nhà nước
Trang 40- Chi ngân sách Nhà nước mang tính chất không hoàn trả trực tiếp và đượcxem xét hiệu quả trên tầm vĩ mô tức là xem xét toàn diện dựa vào sự hình thànhcác mục tiêu kinh tế xã hội.
- Các khoản chi ngân sách Nhà nước luôn gắn chặt với sự vận động củaphạm trù giá trị khác như: Tiền lương, giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái… Mốiquan hệ giữa chi ngân sách Nhà nước với các chính sách tiền tệ, chính sách tàichính có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu của kinh tế
vĩ mô như: tăng trưởng, công ăn, việc làm, giá cả v.v
2.2 Nội dung chi ngân sách Nhà nước
Chi ngân sách Nhà nước là quá trình phân phối có kế hoạch các nguồn tàichính đã được tập trung vào ngân sách Nhà nước để Nhà nước thực hiện chứcnăng và nhiệm vụ của mình Vì vậy, nội dung chi ngân sách Nhà nước rất đadạng, phong phú gồm nhiều khoản mục, cho nhiều mục đích khác nhau Để tổchức sử dụng có hiệu quả các khoản chi ngân sách Nhà nước ta phải tiến hànhphân loại Hiện nay có các cách phân loại chi ngân sách Nhà nước sau:
2.2.1 Phân loại chi ngân sách Nhà nước theo tính chất và phương thức quản lý ngân sách Nhà nước
Cách phân loại này được áp dụng phổ biến trên thế giới, cho phép xem xétđánh giá được mối quan hệ chi ngân sách nhà nước cho tăng trưởng kinh tế vàduy trì hoạt động thường xuyên của nhà nước trong từng thời kỳ nhất định.Theo tiêu thức phân loại này, toàn bộ khoản chi ngân sách Nhà nước đượcchia thành các nhóm:
- Các khoản chi thường xuyên: Bao gồm các chi nhằm đảm bảo cho cáchoạt động thường xuyên của Nhà nước gắn liền với chức năng quản lý kinh tế -
xã hội của nhà nước Các khoản chi thường xuyên mang tính ổn định khá rõ nét.Tính ổn định của chi thường xuyên bắt nguồn từ tính ổn định trong từng hoạtđộng cụ thể mà mỗi bộ phận cụ thể thuộc guồng máy của Nhà nước phải thựchiện Đại bộ phận các khoản chi thường xuyên mang tính chất tiêu dùng Chithường xuyên của ngân sách Nhà nước được chia làm 2 bộ phận cơ bản Một bộphận vốn được sử dụng để đáp ứng nhu cầu quản lý kinh tế - xã hội chung của