Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 89 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
89
Dung lượng
1,41 MB
Nội dung
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN PHÒNG TRỊ BỆNH CUA MÃ SỐ: MĐ06 NGHỀ: SẢN XUẤT GIỐNG CUA XANH Trình độ: Sơ cấp nghề Hà Nội, Năm 2014 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ06 2 LỜI GIỚI THIỆU Nghề sản xuất giống cua trong những năm qua đã cung cấp con giống, góp phần phát triển nghề nuôi cua xuất khẩu của Việt Nam. Thành quả đạt được của nghề sản xuất giống cua là rất lớn nhưng nâng cao chất lượng đàn giống là vấn đề cần thiết và cấp bách, đòi hỏi người sản xuất giống cua cần có những hiểu biết và tuân thủ qui trình sản xuất giống cua. Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề Sản xuất giống cua xanh trình độ sơ cấp là một trong những hoạt động triển khai Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” để đào tạo trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng cho người làm nghề sản xuất giống cua và bà con lao động vùng có khả năng sản xuất giống cua xanh, giảm bớt rủi ro, hướng tới hoạt động sản xuất giống cua phát triển bền vững. Chương trình, giáo trình dạy nghề Sản xuất giống cua xanh trình độ sơ cấp gồm 07 mô đun do Trường Trung học Thủy sản chủ trì xây dựng, biên soạn từ tháng 08/2013 đến tháng 12/2013 theo quy trình được hướng dẫn tại Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp. Mô đun 01. Xây dựng trại sản xuất giống cua Mô đun 02. Chuẩn bị sản xuất giống cua Mô đun 03. Nuôi cua mẹ Mô đun 04. Ương ấu trùng cua Mô đun 05. Ương cua giống Mô đun 06. Phòng trị bệnh cua Mô đun 07. Thu hoạch và tiêu thụ cua giống Giáo trình “Phòng trị bệnh cua” thuộc chương trình dạy nghề sản xuất giống cua xanh đã được biên soạn tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề. Giáo trình là cơ sở cho giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Sản xuất giống cua xanh”. Giáo trình “Phòng trị bệnh cua” giới thiệu những hiểu biết chung về bệnh cua, phương pháp và kỹ năng phòng bệnh, nhận biết một số bệnh thường gặp bằng các triệu chứng, dấu hiệu bệnh và biện pháp xử lý. Nội dung giảng dạy được phân bổ trong thời gian 60 giờ và gồm 7 bài: Bài 1: Những hiểu biết chung về bệnh cua và sử dụng thuốc trong sản xuất giống cua Bài 2: Phòng bệnh tổng hợp Bài 3: Phát hiện và trị bệnh do vi khuẩn 3 Bài 4: Phát hiện và trị bệnh do nấm Bài 5: Phát hiện và trị bệnh do ký sinh trùng Bài 6: Phát hiện và xử lý bệnh do môi trường Bài 7: Phát hiện và xử lý bệnh do dinh dưỡng Nhóm biên soạn giáo trình trân trọng cảm ơn Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Dạy nghề, các Viện, Trường, cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật, thầy cô giáo đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để giáo trình này được hoàn thành. Tuy nhiên, giáo trình cũng không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp bổ sung để giáo trình được hoàn thiện hơn. Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: Nguyễn Thị Phương Thanh 2. Lê Tiến Dũng 4 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN Chẩn đoán: xác định bản chất của một bệnh. Ký sinh trùng: là động vật (vật ký sinh) sống nhờ hoặc trong một sinh vật sống khác (vật chủ). Vật ký sinh lấy chất dinh dưỡng và gây bệnh cho vật chủ. Vật chủ: Một cá thể sinh vật bị sinh vật khác gây bệnh. Mầm bệnh: Một tác nhân có khả năng gây bệnh. Tác nhân gây bệnh: Mọi sinh vật gây ra hoặc góp phần vào việc hình thành bệnh. 5 MỤC LỤC ĐỀ MỤC Bài 1: Những hiểu biết chung về bệnh ấu trùng cua và sử dụng thuốc trong sản xuất giống cua TRANG 6 1. Khái niệm bệnh 2. Nguyên nhân và điều kiện để phát sinh bệnh cua 3. Các loại bệnh ở ấu trùng cua 4. Các đường lây truyền bệnh 5. Các đường xâm nhập của tác nhân gây bệnh 6. Phòng bệnh tổng hợp trong trại sản xuất giống cua 7. Sử dụng thuốc trong sản xuất giống cua Bài 2: Phòng bệnh tổng hợp 1. Phòng bệnh bằng hóa chất 2. Phòng bệnh bằng vitamin 3. Phòng bệnh bằng vi sinh Bài 3: Phát hiện và trị bệnh do vi khuẩn 1. Xác định bệnh vi khuẩn 2. Xác định biện pháp trị bệnh vi khuẩn 3. Thực hiện trị bệnh vi khuẩn Bài 4: Phát hiện và trị bệnh do nấm 1. Xác định bệnh do nấm 2. Xác định biện pháp trị bệnh nấm 3. Thực hiện trị bệnh nấm Bài 5: Phát hiện và trị bệnh do ký sinh trùng 1. Xác định bệnh do ký sinh trùng 2. Xác định biện pháp trị bệnh ký sinh trùng 3. Thực hiện trị bệnh ký sinh trùng Bài 6: Phát hiện và xử lý bệnh do môi trường 1. Xác định bệnh do môi trường 2. Xác định biện pháp xử lý 3. Thực hiện xử lý môi trường 6 6 8 8 11 11 13 21 21 33 37 44 44 50 51 54 54 55 56 58 58 60 60 65 65 74 75 6 MÔ ĐUN: PHÒNG TRỊ BỆNH CUA Mã số mô đun: MĐ 06 Giới thiệu mô đun: Mô đun 06: “Phòng trị bệnh cua” là mô đun chuyên môn nghề thuộc chương trình dạy nghề Sản xuất giống cua xanh. Sau khi học xong mô đun này người có hiểu biết về bệnh ở cua, kỹ năng nhận biết bệnh thông qua các dấu hiệu bệnh, biện pháp phòng trị bệnh kịp thời và áp dụng vào sản xuất một cách hiệu quả. Mô đun 06: Phòng trị bệnh cua bao gồm 07 bài từ mã bài M06-1 đến mã bài M06-7 theo trình tự như sau: Những hiểu biết chung về bệnh ấu trùng cua và sử dụng thuốc trong sản xuất giống cua; Phòng bệnh tổng hợp; Phát hiện và trị bệnh do vi khuẩn; Phát hiện và trị bệnh do nấm; Phát hiện và trị bệnh do ký sinh trùng; Phát hiện và xử lý bệnh do môi trường; Phát hiện và xử lý bệnh do dinh dưỡng. Thời lượng giảng dạy và học tập mô đun 07 “Phòng trị bệnh cua” có thời gian học tập 60 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 40 giờ thực hành, 06 giờ kiểm tra định kỳ và 02 giờ kiểm tra kết thúc mô đun. Mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng nghề về phòng bệnh, phát hiện và trị một số bệnh thường gặp ở cua; Trong quá trình học tập, học viên được thảo luận trên lớp, làm bài tập cá nhân, kết hợp với thực hành kỹ năng nghề tại cơ sở sản xuất giống cua xanh và đi tham quan thực tế những mô hình sản xuất giống cua xanh đạt hiệu quả cao. Kết quả học tập được đánh giá bằng hình thức kiểm tra trắc nghiệm, sử dụng bộ câu hỏi những hiểu biết chung về bệnh cua, các biện pháp phòng trị bệnh thường gặp, nhằm kiểm tra mức độ tiếp thu kiến thức của người học; Kết hợp đánh giá dựa trên năng lực thực hành, thao tác chuẩn xác của người học bằng các bài thực hành về phòng bệnh tổng hợp, xác định bệnh và xử lý một số bệnh thường gặp ở cua. 7 BÀI 1: NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG VỀ BỆNH CUA VÀ SỬ DỤNG THUỐC TRONG SẢN XUẤT GIỐNG CUA Mã bài: MĐ 06-01 Sản xuất giống cua xanh là một trong những nghề mới phát triển trong những năm gần đây nhằm đáp ứng nhu cầu con giống cho nghề nuôi cua thương phẩm và đã đem lại hiệu quả đáng kể cho ngành nuôi trồng thủy sản. Hiện nay, vấn đề nâng cao chất lượng cua giống là rất cần thiết và cấp bách, đòi hỏi người sản xuất giống cua cần phải có những hiểu biết và kỹ năng phòng trị bệnh cho ấu trùng cua để nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng đàn giống. Mục tiêu: - Hiểu được nguyên nhân và điều kiện phát sinh bệnh. - Nêu được các loại bệnh ở cua. - Thực hiện được các phương pháp dùng thuốc trong phòng trị bệnh. A. Nội dung 1. Khái niệm bệnh Bệnh chính là sự bất thường nào đó trong cấu tạo hay chức năng của cơ thể sinh vật mà có thể gây ra những tác hại về các hoạt động sinh lý của sinh vật đó. Nếu các tác hại vượt qua khả năng chịu đựng của mình thì sinh vật bị yếu đi và chết. Ví dụ: ấu trùng cua giảm ăn, bỏ ăn, hoạt động chậm chạp là dấu hiệu cua bị bệnh 2. Nguyên nhân và điều kiện để phát sinh bệnh cua Bất kỳ loại bệnh nào xảy ra và gây tác hại đến cua đều có nguyên nhân và điều kiện phát sinh của bệnh. Hiểu rõ nguyên nhân và điều kiện phát sinh bệnh, người nuôi mới có biện pháp phòng trị bệnh hiệu quả. 2.1. Nguyên nhân gây bệnh ở ấu trùng cua Có 3 loại nguyên nhân gây ra bệnh: - Do các sinh vật gây bệnh (Mầm bệnh): Vi rút, vi khuẩn, nấm có trong môi trường nước ương nuôi là nguyên nhân gây ra bệnh hoặc chờ cơ hội thuận lợi để gây ra bệnh. - Do các yếu tố môi trường (Môi trường): khi các yếu tố nhiệt độ, pH, hàm lượng ôxy… trong bể ương nuôi vượt quá mức chịu đựng của cua sẽ gây sốc và làm suy yếu sức khoẻ của cua, tạo cơ hội cho các mầm bệnh như vi rút, vi khuẩn, nấm tấn công và gây bệnh cho cua. 8 - Do ấu trùng cua bị thiếu dinh dưỡng (Vật chủ): cho ấu trùng cua ăn không đủ hay thức ăn thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết dẫn đến sức khỏe của ấu trùng cua suy yếu, khả năng đề kháng với mầm bệnh và các thay đổi của môi trường kém làm cua dễ bị bệnh. 2.2. Điều kiện để phát sinh bệnh Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây bệnh cho cua nhưng bệnh có phát sinh hay không còn phụ thuộc vào sức tự đề kháng của cua và môi trường ương nuôi ấu trùng cua. - Nếu ấu trùng khoẻ, màu sắc tươi sáng, sinh trưởng nhanh, lột xác đồng loạt và đúng thời gian sẽ có sức đề kháng cao với mầm bệnh, bệnh sẽ không xảy ra. Ngược lại nếu ấu trùng yếu dễ bị mầm bệnh xâm nhập hơn và bệnh sẽ nhanh chóng xuất hiện. - Khi điều kiện môi trường thích hợp với cua, chất lượng nước tốt sẽ kìm hãm, ngăn chặn không cho các loại mầm bệnh trong bể ương nuôi ấu trùng cua có cơ hội phát triển để gây bệnh. Ngược lại khi môi trường ương nuôi ấu trùng cua bị ô nhiễm, chất lượng nước kém thì vi khuẩn, nấm sinh sản rất nhanh và tăng khả năng gây bệnh. Hình 6.1.1. Mối quan hệ giữa sức khỏe của ấu trùng cua với tác nhân gây bệnh và điều kiện môi trường Hình 6.1.1. cho thấy bệnh cua chỉ xuất hiện khi có đầy đủ cả 3 nhân tố môi trường - mầm bệnh - vật chủ, nếu thiếu một trong 3 nhân tố trên thì cua không bị mắc bệnh. 1+ 2 = Bệnh không xảy ra 9 2 + 3 = Bệnh khơng xảy ra 1 + 3 = Có thể xảy ra bệnh do mơi trường 1 + 2 + 3 = Bệnh sẽ xảy ra Do đó, khi tìm hiểu ngun nhân gây bệnh cho ấu trùng cua, người sản xuất phải xem xét cả 3 yếu tố mơi trường, mầm bệnh và ấu trùng cua, khơng nên kiểm tra một yếu tố đơn độc. Khi thực hiện các biện pháp phòng trị bệnh cũng phải quan tâm đến cả 3 nhân tố trên, nhân tố nào dễ xử lý trước, nhân tố nào khó xử lý sau. 3. Các loại bệnh ở ấu trùng cua Trong sản xuất giống cua, ấu trùng cua thường bị một số loại bệnh sau: - Bệnh do vi khuẩn gây ra - Bệnh do nấm gây ra - Bệnh do ký sinh trùng gây ra - Bệnh do các yếu tố mơi trường gây ra - Bệnh do dinh dưỡng gây ra Ví dụ : Hàm lượng ơxy thấp hơn 3mg/lít nếu kéo dài cua sẽ chết. 4. Các đường lây truyền bệnh Hình 6.1.2. Sơ đồ đường lây truyền bệnh trong trại sản xuất giống cua Cua mẹ Phương tiện vận chuyển Nguồn nước, dụng cụ sản xuất, thức ăn, con người Cua giống Cua giống mang mầm bệnh Đáy bể [...]... Các bệnh thường xảy ra trong quá trình sản xuất giống cua (vi khuẩn, nấm ) + Các biện pháp phòng, trị bệnh ở các trại sản xuất gống 19 + Các phương pháp dùng thuốc ở các trại sản xuất giống + Nhận xét về công tác phòng trị bệnh trong sản xuất giống C Ghi nhớ - Bệnh xuất hiện khi có đầy đủ 3 yếu tố: Mầm bệnh phát triển – Môi trường xấu – sức khỏe ấu trùng cua yếu - Phương châm sản xuất Phòng bệnh. .. kháng sinh trộn vào thức ăn hoặc cho vào bể ương ấu trùng đề phòng bệnh là đúng hay sai? a) Đúng b) Sai 2 Bài tập: Đi thực tế để tìm hiểu về các loại bệnh thường xảy ra trong quá trình sản xuất giống cua, các biện pháp phòng bệnh, phương pháp dùng thuốc trong sản xuất giống cua - Mục tiêu: Củng cố kiến thức để hiểu về bệnh ấu trùng cua và sử dụng thuốc trong sản xuất giống cua - Nguồn lực: Câu hỏi thảo... truyền bệnh trong quá trình sản xuất giống cua? 4 Có nên sử dụng kết hợp thuốc kháng sinh với vi sinh để trị bệnh cho ấu trùng cua không? Tại sao 5 Có nên sử dụng kháng sinh với liều thấp để phòng bệnh cho ấu trùng cua không? Tại sao? 6 Thuốc kháng sinh có thể sử dụng để trị bệnh tất cả các loại bệnh là đúng hay sai? a) Đúng b) Sai 7 Khi ấu trùng cua bị bệnh nặng thì tăng liều lượng thuốc để trị bệnh. .. bệnh là chính, chữa bệnh là cần thiết” - Sử dụng thuốc phòng trị bệnh phải đúng cách, đúng liều lượng, đúng nguyên tắc 20 BÀI 2: PHÒNG BỆNH TỔNG HỢP Mã bài: MĐ 06-02 Trong sản xuất giống cua, phòng bệnh có vị trí rất quan trọng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, còn chữa bệnh là giải pháp cuối cùng, ít hiệu quả Công tác phòng bệnh cho ấu trùng được thực hiện xuyên suốt quá trình sản xuất giống từ khâu vệ... thuốc vào bể để phòng trị bệnh cho ấu trùng cua 6.3 Phương pháp dùng thuốc Trong sản xuất giống cua, tùy theo điều kiện cụ thể, mục đích phòng trị bệnh mà người ta lựa chọn phương pháp dùng thuốc thích hợp 6.3.1 Phương pháp tắm cho cua - Tập trung cua trong một bể nhỏ, pha thuốc với nồng độ tương đối cao, tắm cho cua trong thời gian ngắn để tiêu diệt các sinh vật gây bệnh bên ngoài cơ thể cua - Phương... dùng để ương nuôi ấu trùng cua mang nếu không xử lý kỹ sẽ mang theo mầm bệnh và gây bệnh cho cua Hình 6.1.3a Nguồn nước đưa vào sản suất - Cua mẹ: Ở trong cơ thể và trên thân cua mẹ có thể mang nhiều loại mầm bệnh khác nhau, mầm bệnh này không gây tác hại lớn cho cua mẹ Tuy nhiên khi cho đẻ mầm bệnh sẽ lây nhiễm sang ấu trùng cua và có thể gây bệnh cho ấu trùng Hình 6.1.3b Cua mẹ - Tiếp xúc trực tiếp:... cụ sản xuất vào nước chlorin 500 g/m3 ít nhất 24 giờ Hình 6.2.15 Ngâm dụng cụ sản xuất trong nước chlorin - Rửa sạch dụng cụ sản xuất bằng nước ngọt Hình 6.2.16 Rửa sach, phơi khô dụng cụ - Phơi nắng dụng cụ sản xuất Hình 6.2.17 Rửa sach, phơi khô vợt 31 - Cất dụng cụ sản xuất chuẩn bị sản xuất Hình 6.2.18 Cất dụng cụ sản xuất 2.5 Tắm cua mẹ và ấu trùng cua 2.5.1 Tắm cua mẹ - Mục đích: Diệt mầm bệnh. .. nhóm hoàn thành toàn bộ bản trình bày các thông tin tìm hiểu được qua đi thực tế - Nhiệm vụ của nhóm: + Tìm hiểu các bệnh thường xảy ra trong quá trình sản xuất giống cua (vi khuẩn, nấm ) + Tìm hiểu các biện pháp phòng, trị bệnh ở các trại sản xuất gống + Tìm hiểu phương pháp dùng thuốc ở các trại sản xuất giống - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 5 giờ - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: bản... bệnh bám trên cua mẹ, ngăn chặn lây lan mầm bệnh từ cua mẹ sang ấu trùng cua - Cua mẹ vận chuyển vào trại phải được xử lý trước khi đưa vào bể nuôi để loại trừ mầm bệnh và tránh lây lan bệnh vào trại sản xuất - Trong quá trình nuôi cua mẹ, định kỳ từ 3-4 ngày xử lý cua mẹ một lần để loại mầm bệnh bám trên vỏ - Trước khi đưa cua mẹ ôm trứng vào bể đẻ cũng phải xử lý để tránh lây bệnh cho ấu trùng -... trong một trại cua giống đang xảy ra dịch bệnh, không nên đi vào các trại sản xuất khác có thể mang theo mầm bệnh Do vậy cần phải giảm bớt sự giao tiếp hoặc đưa người ngoài vào trại, khi trại cua giống đang sản xuất (Cần thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh: rửa tay, rửa chân qua dung dịch sát trùng trước khi vào trong trại) Hình 6.1.3i Người sản xuất Hình 6.1.3 Các đường lan truyền bệnh 5 Các đường . người sản xuất giống cua cần có những hiểu biết và tuân thủ qui trình sản xuất giống cua. Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề Sản xuất giống cua xanh trình độ sơ cấp là một. khả năng sản xuất giống cua xanh, giảm bớt rủi ro, hướng tới hoạt động sản xuất giống cua phát tri n bền vững. Chương trình, giáo trình dạy nghề Sản xuất giống cua xanh trình độ sơ cấp gồm 07. giống Giáo trình “Phòng trị bệnh cua thuộc chương trình dạy nghề sản xuất giống cua xanh đã được biên soạn tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề. Giáo trình là cơ sở cho giáo viên