Trong ngôn ngữ của một dân tộc, thành ngữ là một đơn vị đặc trưng và thành ngữ tiếng Việt cũng không phải là ngoại lệ. Bởi vì, thành ngữ không chỉ là một phần quan trọng trong từ vựng của mỗi một ngôn ngữ, mà còn là một nguồn tư liệu quý báu lưu giữ những tri thức văn hóa của dân tộc sở hữu nó. Nói một cách khác, thành ngữ chính là những đơn vị ngôn ngữ kết tinh nét văn hóa của dân tộc rõ nhất và là công cụ phản ánh đặc điểm văn hóa xã hội điển hình nhất của dân tộc. Chính vì vậy, không chỉ các nhà ngôn ngữ học, mà cả các nhà nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, những nhà nghiên cứu văn hóa nói chung thường rất quan tâm đối tượng này. Với lượng tri thức phong phú mà kho tàng thành ngữ lưu giữ, người ta có thể tiếp cận nó từ nhiều góc độ khác nhau, bằng những phương pháp khác nhau. Vì thế, khi có một cách tiếp cận mới, người ta có thể sẽ tìm ra thêm được những vấn đề mới. Một trong những cách tiếp cận mới chưa được tiến hành ở bất cứ công trình nào ở Việt Nam, đó là hướng tiếp cận thành ngữ tiếng Việt nhìn từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng. Ngôn ngữ học nhân chủng là một khuynh hướng nghiên cứu ngôn ngữ đã được nhiều học giả trên thế giới quan tâm. Những nước có môi trường ngôn ngữ đa dân tộc như Mỹ, Trung Quốc hay có truyền thống nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội như Anh, Pháp v,v từ lâu đã quan tâm đến hướng nghiên cứu này. Ở nước ta, đây là một hướng nghiên cứu còn rất mới mẻ chưa được nhiều người lưu ý. Vì thế tiếp cận ngôn ngữ học từ bình diện nhân chủng sẽ góp phần làm phong phú những khuynh hướng nghiên cứu khác nhau về ngôn ngữ học ở nước ta hiện nay. Từ cách đặt vấn đề như vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng” cho luận án của mình với mong muốn khai thác một vấn đề không mới bằng một cách tiếp cận được cho là mới, góp phần làm phong phú thêm những khuynh hướng nghiên cứu ngôn ngữ học ở nước ta hiện nay.
Trang 1MỞ ĐẦU 0.1 Lý do chọn đề tài
Trong ngôn ngữ của một dân tộc, thành ngữ là một đơn vị đặc trưng vàthành ngữ tiếng Việt cũng không phải là ngoại lệ Bởi vì, thành ngữ không chỉ
là một phần quan trọng trong từ vựng của mỗi một ngôn ngữ, mà còn là mộtnguồn tư liệu quý báu lưu giữ những tri thức văn hóa của dân tộc sở hữu nó.Nói một cách khác, thành ngữ chính là những đơn vị ngôn ngữ kết tinh nétvăn hóa của dân tộc rõ nhất và là công cụ phản ánh đặc điểm văn hóa xã hộiđiển hình nhất của dân tộc Chính vì vậy, không chỉ các nhà ngôn ngữ học,
mà cả các nhà nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, những nhà nghiêncứu văn hóa nói chung thường rất quan tâm đối tượng này
Với lượng tri thức phong phú mà kho tàng thành ngữ lưu giữ, người ta
có thể tiếp cận nó từ nhiều góc độ khác nhau, bằng những phương pháp khácnhau Vì thế, khi có một cách tiếp cận mới, người ta có thể sẽ tìm ra thêmđược những vấn đề mới Một trong những cách tiếp cận mới chưa được tiếnhành ở bất cứ công trình nào ở Việt Nam, đó là hướng tiếp cận thành ngữtiếng Việt nhìn từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng
Ngôn ngữ học nhân chủng là một khuynh hướng nghiên cứu ngôn ngữ
đã được nhiều học giả trên thế giới quan tâm Những nước có môi trườngngôn ngữ đa dân tộc như Mỹ, Trung Quốc hay có truyền thống nghiên cứungôn ngữ học xã hội như Anh, Pháp v,v từ lâu đã quan tâm đến hướng nghiêncứu này Ở nước ta, đây là một hướng nghiên cứu còn rất mới mẻ chưa đượcnhiều người lưu ý Vì thế tiếp cận ngôn ngữ học từ bình diện nhân chủng sẽgóp phần làm phong phú những khuynh hướng nghiên cứu khác nhau về ngônngữ học ở nước ta hiện nay Từ cách đặt vấn đề như vậy, chúng tôi lựa chọn
đề tài “Nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng” cho luận án của mình với mong muốn khai thác một vấn đề không
Trang 2mới bằng một cách tiếp cận được cho là mới, góp phần làm phong phú thêmnhững khuynh hướng nghiên cứu ngôn ngữ học ở nước ta hiện nay
Thứ hai, từ cách tiếp cận của ngôn ngữ học nhân chủng, luận án hyvọng góp phần làm nổi bật những đặc điểm văn hóa xã hội của người Việtđược phản ánh trong đơn vị ngôn ngữ đặc biệt là thành ngữ Qua đó luận ángóp phần chỉ ra những vấn đề liên quan đến thành ngữ mà những cách tiếpcận trước đây chưa chú ý hoặc chưa chỉ ra một cách tường minh, cụ thể
0.3 Nhiệm vụ của luận án
Xuất phát từ mục đích nói trên, luận án đặt ra những nhiệm vụ sau đây:Một là, trình bày những cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài gồm mộtvài vấn đề liên quan đến ngôn ngữ học nhân chủng, những quan điểm nhậndiện và nghiên cứu thành ngữ trong tiếng Việt cũng như các hướng tiếp cậnthành ngữ trước đây Trên cơ sở đó xác định cho mình những nội dung cụ thểtrong nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng
Hai là, khảo sát một vài vấn đề liên quan đến đặc điểm văn hóa xã hộitrong thành ngữ tiếng Việt Đương nhiên, khi thực hiện việc khảo sát này luận
án sẽ xuất phát từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng để nhằm chắt lọc ra
Trang 3một số nội dung mà những cách tiếp cận trước đây chưa chú ý đúng mức Qua
đó, luận án sẽ bước đầu nêu ra những đặc điểm đặc trưng về nội dung này củathành ngữ tiếng Việt
Ba là, qua việc phân tích ẩn dụ có trong thành ngữ tiếng Việt, luận án
sẽ làm rõ thêm tính ẩn dụ (metaphoricality) thể hiện qua mối quan hệ giữa ý
niệm nguồn (source) và ý niệm đích (target) của thành ngữ tiếng Việt Qua đóthể hiện cách nhìn nhận thành ngữ từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng củaluận án
0.4 Ý nghĩa của luận án
Về mặt lý luận, luận án được thực hiện trên cơ sở kế thừa và vận dụngmột vài nội dung liên quan đến lý thuyết ngôn ngữ học nhân chủng Vì vậy,luận án sẽ góp phần vào làm đa dạng hóa các cách tiếp cận khác nhau trongviệc nghiên cứu một vấn đề của ngôn ngữ học Ở đây, thành ngữ tiếng Việt sẽđược nhìn nhận từ một cách tiếp cận mới và do đó, những đặc điểm văn hóa
xã hội của thành ngữ sẽ có điều kiện được tập trung làm rõ thêm hơn
Về mặt thực tiễn, luận án sẽ góp phần hữu ích vào việc hiểu và giảithích thành ngữ tiếng Việt Việc hiểu rõ về thành ngữ tiếng Việt không chỉ cóích đối với mỗi người Việt Nam nói chung, mà còn có ích đối với các bạn họcsinh, sinh viên, đặc biệt là với những sinh viên nước ngoài học tiếng Việt nóiriêng Từ đó, phần nào giúp cho mọi người có thể hiểu thêm về các vấn đềvăn hóa xã hội của Việt Nam, hiểu rõ thêm đặc trưng văn hóa của người Việtđược thể hiện trong ngôn ngữ
0.5 Phạm vi đối tượng nghiên cứu
Như vậy, đối tượng nghiên cứu mà chúng tôi lựa chọn là thành ngữtiếng Việt Hiện nay, đã có rất nhiều từ điển thành ngữ tiếng Việt được xuấtbản Căn cứ vào tính chất của những cuốn từ điển ấy và để thuận tiện cho việc
xử lý, tư liệu mà chúng tôi dùng trong luận án sẽ được tổng hợp từ nhữngnguồn sau đây:
Trang 4- Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của Vũ Dung - Vũ Thúy Anh
- Vũ Quang Hào (NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội 1995).
- Từ điển thành ngữ Việt Nam do Nguyễn Như Ý chủ biên (NXB Văn
0.6 Phương pháp nghiên cứu
Luận án được tiến hành nghiên cứu dựa trên các phương pháp nghiên
cứu cơ bản của ngôn ngữ học, trong đó chủ yếu là phương pháp miêu tả, phần nào là phương pháp so sánh đối chiếu Bên cạnh đó, các thủ pháp nghiên cứu
như thống kê và phân loại tư liệu, phân tích v.v cũng sẽ được áp dụng để phục
vụ mục tiêu nghiên cứu
0.7 Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các công trình đã công bố củatác giả, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm có ba chương:
- Chương 1: Cơ sở lý thuyết của đề tài Chương viết này sẽ làm rõ một
vài vấn đề liên quan đến lý thuyết ngôn ngữ học nhân chủng và những vấn đề
lý thuyết đã có về thành ngữ Từ đó luận án sẽ xác định hướng nghiên cứu cụthể mà ngôn ngữ học nhân chủng có thể áp dụng để nghiên cứu thành ngữtiếng Việt
- Chương 2: Một vài đặc điểm văn hóa xã hội của thành ngữ tiếng Việt nhìn từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng Chương này sẽ trình bày khái
Trang 5quát một vài nội dung trong thành ngữ tiếng Việt nhìn từ bình diện ngôn ngữhọc nhân chủng nhằm làm rõ những vấn đề mà các cách tiếp cận khác cònchưa có điều kiện chỉ ra.
- Chương 3: Tính ẩn dụ trong thành ngữ tiếng Việt nhìn từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng Chương này lựa chọn vấn đề ẩn dụ như là một
trong những nội dung nghiên cứu của ngôn ngữ học nhân chủng để qua đógóp phần chỉ ra mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa trong thành ngữ Và
đó cũng chính là cách để làm sáng tỏ những đặc điểm của tính ẩn dụ có trong thành ngữ tiếng Việt Cách giải thích ấy đến lượt mình cho chúng ta biết ngôn ngữ và văn hóa tác động qua lại lẫn nhau như thế nào và chính sự hiểu biết
đó chỉ ra sự khác biệt giữa ngôn ngữ học nhân chủng với các phân ngànhkhoa học khác
Trang 6đó là các học giả ở Anh, Úc, Pháp, Trung Quốc
Ở Việt Nam hiện nay, hầu như chưa có một công trình nghiên cứu nàonhư sách chuyên luận hay giáo trình đại học về ngôn ngữ học nhân chủngđược công bố Vì thế, luận án này có thể được coi như là một sự cố gắng bướcđầu ứng dụng những kết quả lý luận của ngôn ngữ học nhân chủng vào việcnghiên cứu tiếng Việt Trong tình hình như vậy, ở chương này, chúng tôi sẽgiới thiệu về ngôn ngữ học nhân chủng nhằm cung cấp một cái nhìn cơ bảnnhất về chuyên ngành ngôn ngữ học này phục vụ cho nhiệm vụ của luận án
Việc giới thiệu ở đây là chỉ nhằm nêu ra những vấn đề có thể ứng dụngcách tiếp cận của chuyên ngành ngôn ngữ học này trong nghiên cứu thànhngữ tiếng Việt Vì thế, chúng tôi không có hy vọng làm thỏa mãn những hiểubiết đầy đủ về ngôn ngữ học nhân chủng Việc giới thiệu của chúng tôi mộtmặt là cơ sở lý luận cho các chương tiếp theo của luận án, mặt khác trong mộtchừng mực nào đó có thể góp phần vào việc phát triển lý luận về ngôn ngữhọc nhân chủng giúp ích cho việc nghiên cứu những đối tượng ngôn ngữ khác
ở Việt Nam
Trang 71.2 Một số vấn đề lý thuyết về ngôn ngữ học nhân chủng.
1.2.1 Việc sử dụng thuật ngữ trong luận án
Về mặt thuật ngữ, hiện vẫn chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa việc dịch
sang tiếng Việt và sử dụng hai thuật ngữ tiếng Anh anthropological linguistics và linguistic anthropology Sự giống nhau giữa hai thuật ngữ này
là ở chỗ, cả hai đều dùng để gọi tên một lĩnh vực liên ngành được hình thành
từ hai ngành anthropology “nhân học” hay “nhân chủng học” và linguistics
-“ngôn ngữ học”
Trong các tài liệu ở Việt Nam, thuật ngữ anthropological linguistics có
thể được dịch là “ngôn ngữ học nhân học” hoặc “ngôn ngữ học nhân chủng”,
hoặc “ngôn ngữ học nhân chủng học” và linguistic anthropology có thể được
dịch là “nhân học ngôn ngữ”, “nhân chủng học ngôn ngữ”, “nhân chủng họcngôn ngữ học” Trong luận án này, chúng tôi lựa chọn cách dịch
anthropological linguistics là “ngôn ngữ học nhân chủng” và linguistic anthropology là “nhân chủng học ngôn ngữ” với hai lý do sau đây:
(1) Chúng tôi nghĩ rằng trong một thuật ngữ khoa học không nên có hai
chữ học đồng thời có mặt Vì vậy, cách gọi “nhân học ngôn ngữ học”, “ngôn
ngữ học nhân học”, “ngôn ngữ học nhân chủng học” khiến cho thuật ngữ bịlặp một cách chưa hợp lý
(2) Cách chuyển dịch “ngôn ngữ học nhân chủng” sẽ mang tính hệ
thống của thuật ngữ hơn trong mối tương quan với các chuyên ngành ngônngữ học khác như “ngôn ngữ học ứng dụng”, “ngôn ngữ học xã hội”, “ngônngữ học tâm lý”, “ngôn ngữ học tri nhận” v.v Theo đó, yếu tố “ngôn ngữ
học” chỉ ra rằng đây là chuyên ngành nghiên cứu về ngôn ngữ và yếu tố
“nhân chủng” chỉ ra hướng tiếp cận ngôn ngữ từ bình diện nhân chủng Tương ứng với thuật ngữ tiếng Việt “ngôn ngữ học nhân chủng”, thuật ngữ tiếng Anh linguistic anthropology được chúng tôi dịch là “nhân chủng học
Trang 8ngôn ngữ” và ở đây được hiểu nó là chuyên ngành nhân chủng học tiếp cận từbình diện ngôn ngữ
1.2.2 Khái quát về ngôn ngữ học nhân chủng
Ngôn ngữ học nhân chủng là một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành có liên quan đến hai chuyên ngành độc lập là nhân chủng học và ngôn ngữ học.
Do đều là khoa học nghiên cứu về con người, bản thân nhân chủng học và ngôn ngữ học vừa có sự đan xen lẫn nhau, vừa có sự trùng lặp về đối tượng
hay khách thể nghiên cứu, do đó vừa có tác động qua lại và ảnh hưởng lẫnnhau Nói như vậy là vì, tư liệu của ngôn ngữ học là ngôn ngữ với tư cách làphương tiện giao tiếp và công cụ của tư duy Đó là thứ phương tiện và công
cụ mà chỉ có con người mới có đặc quyền sở hữu với tư cách là một thànhviên của một cộng đồng xã hội gắn liền với một nền văn hóa nhất định nào
đó
Trong khi đó, đối tượng nghiên cứu của nhân chủng học là con người,bao gồm tất cả các đặc điểm sinh lý, các đặc điểm tâm lý, tình cảm, tư duyv.v, tức là các hoạt động đặc trưng của con người Trong các hoạt động đặctrưng ấy, hoạt động ngôn ngữ được coi là đặc hoạt động phức tạp nhất vàcũng là điển hình nhất của loài động vật cao cấp này Hơn thế nữa, ngôn ngữcòn được xem như một tiêu chí quan trọng để xác định và phân biệt một tộcngười và đặc trưng văn hóa của tộc người đó Cho nên, ngôn ngữ là một phầnquan trọng không thể thiếu khi nghiên cứu nhân chủng học
Về mặt lịch sử, trước khi ngôn ngữ học nhân chủng ra đời, người ta
thường quen dùng thuật ngữ nhân chủng học ngôn ngữ Có thể nói, thuật ngữ nhân chủng học ngôn ngữ gắn liền với nhân chủng học văn hóa - một trong
bốn lĩnh vực truyền thống của nhân chủng học, bên cạnh nhân chủng học hìnhthể, khảo cổ học, dân tộc học Trong giai đoạn đầu phát triển, nhân chủng họcngôn ngữ được xem là một phần của nhân chủng học văn hóa Khi đó, các
Trang 9nhà nghiên cứu điền dã nhân chủng học trong quá trình nghiên cứu các tộcngười đã nhận thấy vai trò của ngôn ngữ là hết sức quan trọng đối với nghiêncứu dân tộc học Và vì vậy, ngôn ngữ được các nhà nhân chủng học quan tâmnghiên cứu như là một ánh phản của văn hóa tộc người Cho nên, nhân chủnghọc coi ngôn ngữ, và vì thế cả ngôn ngữ học, là nền tảng của một khoa học vềcon người, bởi vì nó cung cấp một sự hiểu biết về mối liên hệ giữa cấp độsinh học và văn hóa xã hội
Tuy nhiên, chỉ đến khi “Một số người thấy trong phương pháp luận ngôn ngữ học hiện đại có một mô hình hay mầm mống của một phương pháp luận chung cho việc nghiên cứu cấu trúc hành vi của con người” (D.Hymes –
trích từ [63,143]) thì từ đó, ngôn ngữ và các hệ thống lý thuyết ngôn ngữ họckhông thể được xem là một bộ phận trong nhân chủng học văn hóa nữa Bởi
vậy, thuật ngữ ngôn ngữ học nhân chủng ra đời Nó nhằm khẳng định vai trò
của ngôn ngữ và các lý thuyết ngôn ngữ học đối với việc nghiên cứu nhânchủng
Các nghiên cứu ngôn ngữ học nhân chủng nhấn mạnh vai trò quantrọng của ngôn ngữ trong việc tạo nên nền tảng văn hóa xã hội của con người,trong việc đồng thời góp phần tạo nên tính đa dạng và tính chỉnh thể cho các
hệ thống văn hóa xã hội đó Do đó, ngôn ngữ học nhân chủng là hướngnghiên cứu ngôn ngữ thông qua các yếu tố thuộc về con người, mà cụ thể làmối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, giữa ngôn ngữ và tư duy, giữa ngônngữ và xã hội Nói một cách khác, ngôn ngữ học nhân chủng có thể được hiểunhư là một chuyên ngành nghiên cứu các vấn đề ngôn ngữ của loài người dựavào các dữ liệu văn hóa xã hội và xử lý những dữ liệu ấy bằng các phươngpháp của ngôn ngữ học
Như chúng ta đều biết, những mối quan hệ vừa kể ở trên cũng là sự
quan tâm của rất nhiều phân ngành ngôn ngữ học khác như ngôn ngữ học tri
Trang 10nhận, ngôn ngữ học tâm lý v.v và người anh em gần gũi với ngôn ngữ học nhân chủng là ngôn ngữ học xã hội Chính bởi vậy, ngôn ngữ học nhân chủng
dường như có phạm vi nghiên cứu bao trùm và thậm chí, nó còn có xu hướngtích hợp nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn khác
Khi nói về đối tượng nghiên cứu truyền thống của ngôn ngữ học nhânchủng, các nhà nghiên cứu Bắc Mỹ thường chỉ chú trọng đến những ngôn ngữkhông phải là ngôn ngữ phương Tây Nói một cách khác, họ đặc biệt quantâm đến các ngôn ngữ thổ dân châu Mỹ, nhất là các ngôn ngữ không có chữviết hay còn gọi là các ngôn ngữ tiền văn tự Điều này là do ngôn ngữ họcnhân chủng ra đời bắt nguồn từ những công trình nghiên cứu ngôn ngữ thổdân châu Mỹ của Boas, Sapir và Whorf Đây là những người được coi là sánglập ra ngành ngôn ngữ học này Trong các công trình nghiên cứu của họ, đốitượng nghiên cứu chính là các ngôn ngữ còn được lưu giữ trong những bộ tộcthổ dân mà ít người biết đến
Sau này, cùng với xu hướng phát triển rộng khắp trên nhiều nước, đốitượng nghiên cứu của ngôn ngữ học nhân chủng được mở rộng Và vì vậy, nókhông còn giới hạn ở các ngôn ngữ thổ dân nữa mà là ngôn ngữ loài ngườinói chung Việc mở rộng đối tượng nghiên cứu cũng là bước phát triển vềchất của ngôn ngữ học nhân chủng
Về mặt phương pháp, ngôn ngữ học nhân chủng kế thừa và vận dụngcác phương pháp của cả ngôn ngữ học và nhân chủng học Các phương phápnghiên cứu cơ bản của ngôn ngữ học mà ngôn ngữ học nhân chủng thường sửdụng là phương pháp phân tích miêu tả, phương pháp so sánh - lịch sử,phương pháp so sánh đối chiếu; còn phương pháp nghiên cứu cơ bản củanhân chủng học hay được sử dụng là phương pháp quan sát tham dự, phương
pháp khảo tả dân tộc học “Vốn đã là một lĩnh vực liên ngành, nó dựa vào và
mở rộng các phương pháp đã có trong các ngành khác, đặc biệt là ngôn ngữ
Trang 11học và nhân chủng học, với mục tiêu chung là cung cấp hiểu biết dưới nhiều phương diện phong phú về ngôn ngữ với tư cách là một tập hợp các thói quen văn hóa, đó là, như một hệ thống giao tiếp cho phép các các nhân hay từng
cá nhân trình bày về trật tự xã hội và giúp việc giao tiếp trở thành các hành
vi xã hội cơ bản” [158,3].
Trong nghiên cứu ngôn ngữ học nhân chủng truyền thống, bên cạnhphương pháp khảo tả dân tộc học, các nhà nghiên cứu rất chú trọng đếnphương pháp quan sát tham dự Bởi vì, đối tượng của ngôn ngữ học nhânchủng là ngôn ngữ nhưng không phải là ngôn ngữ trong sự phân biệt với lờinói mà ngôn ngữ ở đây được hiểu là bao gồm cả lời nói Vì vậy phương phápquan sát các diễn ngôn tự nhiên là rất quan trọng Điều này liên quan đến lịch
sử nghiên cứu ngôn ngữ học nhân chủng Chuyên ngành này ra đời bắt nguồn
từ các nghiên cứu điền dã của các nhà dân tộc học, do đó phương pháp nghiêncứu tham dự là phương pháp cơ bản điển hình và hệ quả là tư liệu thu đượccũng là những quan sát rất tự nhiên
Mặc dù các diễn ngôn cần được ghi lại một cách càng tự nhiên càng tốt,nhưng không hẳn chỉ là các diễn ngôn bất kỳ không được chọn lọc Các nhà
nghiên cứu đã “chỉ trích việc sử dụng các từ ngữ khẩu ngữ như là các “dữ liệu thô” của các nhà nhân chủng học văn hóa” [157,67] Bởi vậy, họ đặc
biệt tin tưởng vào các “văn bản” – có nghĩa là các diễn ngôn đã được ghi chéplại Điều này cho phép loại trừ các yếu tố nhiễu không mang lại kết quảnghiên cứu như mong đợi Cụ thể hơn nữa, hầu hết các học giả trong lĩnh vựcnày đều thấy rằng tư liệu căn bản của họ có thể được tìm thấy trong ngôn ngữđược thu nhận từ quá trình quan sát các ngữ cảnh tự nhiên, trong những cuộcphỏng vấn tương đối tự do và cả trong các thí nghiệm Mối quan tâm của họ
là “các cách nói” được quan sát như vậy có thể tiết lộ điều gì về biểu hiệnkiến thức văn hóa trong nhiều lĩnh vực của một cộng đồng; sau đó những biểu
Trang 12hiện ấy được tổ chức như thế nào, chúng được triển khai và tái tạo lại ra sao
và cái gì là cái có thể giới hạn cho sự đa dạng văn hóa ở một cộng đồng Tínhchất quan sát tự nhiên nhưng được “lựa chọn” là như vậy
1.2.3 Nội dung nghiên cứu của ngôn ngữ học nhân chủng
Trong cuốn “Bách khoa thư quốc tế về ngôn ngữ học” [157,65], tác giảJane.H.Hill cho rằng mối quan tâm chính của các nhà ngôn ngữ học nhân
chủng là “nhấn mạnh vào nghiên cứu cuộc thoại tự nhiên, và cùng công nhận tầm quan trọng của sự đa dạng liên văn hóa trong các chức năng của ngôn ngữ Họ cũng được liên kết lại với nhau qua việc khẳng định rằng ngôn ngữ gắn chặt với văn hóa và xã hội loài người, và ở mức độ cao là tạo thành nên văn hóa và xã hội loài người” Qua phát biểu trên, có thể nói một cách khái
quát rằng, nội dung chính của ngôn ngữ học nhân chủng là nghiên cứu mốiquan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, giữa ngôn ngữ và xã hội
1.2.3.1 Đôi nét về lịch sử vấn đề
Trên thực tế, ngôn ngữ học nhân chủng đã trải qua một quá trình “daođộng” trước khi xác định được cho mình những nội dung nghiên cứu đặc thù
ấy Để xác định được nội dung nghiên cứu nói trên, ngôn ngữ học nhân chủng
đã phải cùng các ngành khác trải qua một tiến trình nhận thức về mối quan hệgiữa ngôn ngữ và văn hóa, giữa ngôn ngữ và xã hội Chúng tôi tạm thời phânchia tiến trình nhận thức ấy thành các giai đoạn như sau
(1) Trước hết, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa đã là đề tài truyềnthống được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Bởi lẽ, bản thân ngôn ngữ,văn hóa và xã hội đều là những sản phẩm cơ bản mang tính đặc trưng chỉ có ởloài người Có thể nhận thấy rằng trong thực tế luôn tồn tại một mối quan hệ
giữa ngôn ngữ và văn hóa, giữa ngôn ngữ và xã hội “Là một thành tố của nền văn hóa tinh thần, ngôn ngữ giữ vị trí đặc biệt trong nó Bởi vì ngôn ngữ
là phương tiện tất yếu và là điều kiện cho sự nảy sinh, phát triển và hoạt
Trang 13động của những thành tố khác trong văn hóa Ngôn ngữ là một trong những thành tố đặc trưng nhất của bất cứ nền văn hóa nào” [139,21] Rõ ràng, tư
cách là những yếu tố trong cùng một hệ thống đã nói rõ mối quan hệ giữangôn ngữ, văn hóa và xã hội
(2) Mặc dù ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ tương cận rõ ràng nhưvậy, song việc nhìn nhận và xem xét nó như một vấn đề nghiên cứu cụ thể thìphải đến đầu thế kỷ XIX mới được nêu lên Chính vì vậy, khi bàn về mốiquan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, giữa ngôn ngữ và xã hội, những tư tưởngcủa Humboldt có thể coi là những đóng góp đầu tiên Ông cho rằng vềphương diện xã hội, mỗi ngôn ngữ phản ánh những cách tư duy của dân tộc
sử dụng nó, đồng thời nó cũng tác động đến tư duy đó Ngôn ngữ là công cụ
tổ chức và hướng dẫn thế giới quan của người nói Không những chỉ ra sự tồntại của mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy như thế, Humboldt còn nhấn
mạnh rằng “ngôn ngữ và tư duy của một dân tộc không tách rời nhau… Ngôn ngữ và tư duy dựa vào nhau không thể phân tách Vì thế sự khác nhau giữa các ngôn ngữ sẽ dẫn đến sự khác biệt trong cách lý giải hay giải thích về thế giới khách quan…những người không nói những ngôn ngữ giống nhau sống
ở những địa bàn khác nhau sẽ có hệ thống tư duy khác nhau” [112,97-98].
Quan điểm này sau đó đã ảnh hưởng nhiều đối với giả thuyết về tính tươngđối của ngôn ngữ mà Sapir và Whorf chủ trương
Cùng với Humboldt, các nhà tư tưởng thuộc trào lưu triết học Khaisáng Đức như Immanuent Kant, Johann Gottfried Heider v.v (cũng có thể coi
họ như là những người đầu tiên đề cập đến vấn đề ngôn ngữ gắn chặt với tưduy) đã có một quan niệm tương tự như vậy Trong số đó, Heider cho rằngngôn ngữ là tài sản riêng biệt của một dân tộc sản sinh ra nó Người ta nóirằng với quan niệm đó, ông là người gieo mầm cho tư tưởng hoàn chỉnh của
Trang 14Humboldt Như vậy, tư tưởng được coi là chủ đạo tuy là do Humboldt phátbiểu nhung thực chất là bắt nguồn từ trào lưu triết học Khai sáng Đức.
Liên quan đến mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, giữa ngôn ngữ
và xã hội, nhiều nhà nghiên cứu cũng đã có những thông tin mang tính gợi
mở Trong cuốn “Bách khoa thư quốc tế về ngôn ngữ học” [157], tác giảJane.H.Hill cho rằng việc xác định “ông tổ” của lĩnh vực đa dạng này rất phứctạp Nó có thể bao gồm cả các nhà nghiên cứu theo chủ nghĩa chức năng củatrường phái Praha, theo chủ nghĩa cấu trúc Mỹ “Bloomfield mới”, các nhànghiên cứu thổ ngữ học và tâm lý học xã hội Nhưng thông qua việc xác địnhnày, người ta sẽ hiểu rõ hơn mối quan hệ như là nội dung nghiên cứu củangôn ngữ học nhân chủng
Cũng có thể kể ra một số công trình tiêu biểu của các nhà nghiên cứuAnh như các công trình của Malinowski về chức năng các ngôn ngữ “nguyênthủy”, nghiên cứu của Bloch về các bài diễn thuyết chính trị trong các xã hộitruyền thống, nghiên cứu xuyên văn hóa của Goody về ảnh hưởng của kỹnăng đọc viết
Ở Pháp, người ta có thể kể đến công trình của Claude Lévi Strauss vềphân tích cấu trúc huyền thoại, các nghiên cứu về ngôn ngữ Dogon ở Tây Phicủa Calame –Griaule, nhân chủng học tri nhận của Sperber Bên cạnh đó, cóthể coi lý thuyết xã hội của các học giả Pháp ít nhiều có liên quan đến nộidung này, ví dụ như đề xuất của Pierre Bourdieu rằng các dạng thức ngôn ngữ
có thể tạo thành một dạng “vốn ký hiệu” hay như quan niệm của Michel
Foucault về các giới hạn diễn đạt được tạo thành thống qua những dạng thức
cấu tạo được gọi là “trật tự diễn ngôn” [157,65]
Ngoài ra, người được coi là cha đẻ của ngôn ngữ học hiện đạiFerdinand de Saussure cũng đã có những đóng góp to lớn cho ngôn ngữ họchậu cấu trúc, trong đó có ngôn ngữ học nhân chủng F Saussure đã khá cực
Trang 15đoan khi quan niệm ngôn ngữ là một hệ thống siêu hình đóng kín, bao gồmcác quan hệ thuần tuý phi vật chất Thế nhưng, trong đó, ông vẫn thể hiện ranhững tư tưởng gieo mầm cho một hệ thống lý thuyết ngôn ngữ học mới khi
ông “thừa nhận: "Phong tục của một dân tộc có tác động đến ngôn ngữ, và mặt khác, trong một chừng mực khá quan trọng, chính ngôn ngữ làm nên dân tộc" [107,47] Cuốn sách “Giáo trình ngôn ngữ học đại cương” cũng đã thể
hiện những ý kiến của ông về vai trò của "ngôn ngữ học ngoại tại" và về tầm
quan trọng của "tài liệu ngôn ngữ đối với nhân loại học và tiền sử học”
1.2.3.2 Nội dung nghiên cứu của ngôn ngữ học nhân chủng
Mặc dù có nhiều học giả quan tâm như vậy, nhưng phải nhờ đến nhữngcống hiến của Boas và các học trò của ông là Sapir và Whorf, việc nghiên cứumối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa mới thực sự bắt đầu Và chính họ đãtạo ra một trường phái trong ngôn ngữ học có tên gọi là “Trường phái tương
đối ngôn ngữ học” với “Nguyên lý tương đối ngôn ngữ học” hay còn gọi là
“Giả thuyết Sapir-Whorf” Khi nói về giả thuyết này, cần phải điểm qua batên tuổi sau
(1) Franz Boas (1858-1942) Tất cả các tài liệu ngôn ngữ học nhânchủng đều thừa nhận rằng, ông được xem là người có công đặt nền móng cho
sự ra đời của nhân chủng học nói chung và ngôn ngữ học nhân chủng nóiriêng Khác với các nhà nghiên cứu châu Âu đương thời, Boas tập trungnghiên cứu ngôn ngữ thổ dân châu Mỹ thuộc nhiều ngữ hệ khác nhau Các kếtquả nghiên cứu điền dã ngôn ngữ đã giúp ông nhận ra rằng có một sự khácbiệt rất lớn trong văn hóa và các phạm trù của đời sống phản ánh trong vănhóa của họ Từ đó, ông đã rút ra nhận xét rằng, người ta không thể thực sựhiểu một nền văn hóa nếu không tiếp cận trực tiếp với ngôn ngữ của nền vănhóa ấy Và vì thế, thực sự cần thiết phải có những nghiên cứu ngôn ngữ học
và đó không chỉ là một yêu cầu mang tính lý thuyết mà còn là một yêu cầuthực tế bởi chính mối liên hệ gần gũi giữa văn hóa và ngôn ngữ
Trang 16(2) Edward Sapir (1884-1939) Những đóng góp của Sapir không chỉ là
về các ngôn ngữ của thổ dân da đỏ châu Mỹ mà là đối với cả nghiên cứu ngônngữ nói chung Darnell cho rằng Sapir có thể được coi như là học giả nổitiếng nhất của ngôn ngữ học nhân chủng [158] Theo đó, Sapir là người kếthừa và mở rộng nghiên cứu của Boas Chính ông dành nhiều sự chú ý đối vớicấu trúc ngôn ngữ và nhấn mạnh cách mỗi ngôn ngữ tự mình trở thành một hệthống hoàn chỉnh và hoàn hảo mà nếu muốn hiểu được nó phải sử dụng chínhnhững “thuật ngữ” của nó Nói một cách khác, cái mà ông đi tìm chính làlôgic nội tại của ngôn ngữ
(3) Benjamin Lee Whorf (1897-1941) Đóng góp nổi tiếng nhất của ôngđối với lý thuyết ngôn ngữ học là chỉ ra mối quan hệ giữa ngôn ngữ - văn hóa
- tư duy và quan điểm nhìn nhận thế giới (worldview) “Đối với Sapir, mối quan hệ giữa tư duy, văn hóa và ngôn ngữ chỉ là một trong những quan tâm của ông Nhưng đối với Whorf thì đó là tất cả sự nghiệp ngôn ngữ học của ông Ông không những làm nổi rõ những tư tưởng của Sapir về cả mặt nội dung cũng như về cả phương diện các ngữ liệu cụ thể minh họa, mà hơn nữa ông còn phát triển chúng thành một hệ quan điểm học thuật độc đáo, và điều chủ yếu nhất là những kết luận hết sức lôgic được rút ra từ đó” [115,25].
Luận điểm xuất phát của Whorf đã nêu ra vấn đề mối quan hệ tương đối giữangôn ngữ - tư duy - văn hóa, và chính mối quan hệ này cũng là mối quan tâmcủa ngôn ngữ học nhân chủng sau này Bởi vậy, người ta mới nói rằng, giảthuyết Sapir - Whorf chính là nền tảng căn bản để xây dựng lý thuyết ngônngữ học nhân chủng
Nội dung chính của giả thuyết Sapir - Whorf được phản ánh qua trích
dẫn quan trọng sau đây: “Con người không chỉ sống trong mỗi một thế giới khách quan của các sự vật, cũng không chỉ sống trong thế giới của các hoạt động xã hội như vẫn thường nghĩ, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào một ngôn
Trang 17ngữ cụ thể vốn là phương tiện giao tiếp trong xã hội của họ Sẽ chỉ là ảo tưởng nếu cho rằng con người có thể thích nghi với thực tại về cơ bản không cần sử dụng ngôn ngữ và rằng ngôn ngữ chỉ đơn thuần là một phương tiện thứ yếu trong việc giải quyết các vấn đề cụ thể của giao tiếp hay tư duy Sự thật của vấn đề ở đây là cái thế giới “thực” ấy phần lớn được hình thành một cách vô thức trên nền những thói quen ngôn ngữ của cộng đồng Chúng ta nghe, thấy, hay nói cách khác là trải nghiệm như thế chủ yếu là do những thói quen ngôn ngữ của cộng đồng đã làm cho chúng ta có những cách lựa chọn như thế” [Edward Sapir – trích từ [63,11].
Tư tưởng trên của Sapir được B.Whorf phát triển thêm trong bài viết
“Mối quan hệ giữa tư duy và hành vi thông lệ trong ngôn ngữ (The Relation
of Habitual Thought and Behavior to Language)” Bài viết của ông bao gồmhàng loạt các ví dụ để trả lời cho các câu hỏi chẳng hạn như tên gọi tìnhhuống ảnh hưởng đến hành vi như thế nào, hay các mô hình ngữ pháp trongvai trò lý giải kinh nghiệm ra sao, và đặc biệt trong bài viết có rất nhiều ví dụ
từ các ngôn ngữ Sae và Hopi như: số nhiều và phạm trù số đếm, danh từ chỉ
số lượng vật thể, các giai đoạn của chu kỳ, hình thức diễn đạt của động từ v.v
Tư tưởng của Whorf phản ánh đầy đủ và có thể nói là đậm đặc thôngqua các ví dụ Song, do cách viết của ông không hề đơn giản và dễ hiểu, nênrất khó tìm được một trích dẫn tiêu biểu Nhưng dù vậy, bất kỳ ai đọc bài báocủa ông cũng đều nhận thấy rằng, điều mà Whorf muốn nói là ngôn ngữ cóảnh hưởng đến cách suy nghĩ của người sử dụng nó Mỗi một người nói mộtthứ ngôn ngữ khác nhau sẽ có những thói quen suy nghĩ khác nhau, hay ngôn
ngữ sẽ quyết định cách tư duy của người nói thứ ngôn ngữ đó Vậy là “Ngôn ngữ được phú cho một quyền năng thực bao trùm tuyệt đối: nó xác lập các tập quán (chuẩn mực) của tư duy và của hành vi, nó chi phối sự hình thành các phạm trù lô gíc, nó kèm cặp và dẫn dắt con người trong mọi hoạt động xã
Trang 18hội và cá nhân…Các quá trình tư duy khái niệm luôn luôn diễn ra trong hình thức ngôn ngữ, vậy mà các cấu trúc ngôn ngữ thì khác nhau, cho nên điều này tất nhiên sẽ dẫn đến chỗ là tạo ra ở những người nói các ngôn ngữ khác nhau những chuẩn mực tư duy khác nhau” [115,26]
Chính bởi khẳng định vai trò tuyệt đối của ngôn ngữ trong việc quyếtđịnh sự hình thành tư duy của mỗi một cộng đồng mà giả thuyết Sapir -Whorf còn được gọi là “Giả thuyết về tính tương đối của ngôn ngữ” hay
“Ngôn ngữ quyết định luận” Cách nhìn nhận như vậy đã mang lại một bướctiến mới đối với nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, giữangôn ngữ và xã hội Trước đấy, người ta chỉ nhận thấy giữa ngôn ngữ, vănhóa và tư duy có quan hệ với nhau Giả thuyết Sapir Whorf đã tiến thêm mộtbước là chỉ ra sự tác động qua lại lẫn nhau trong mối quan hệ ấy
Bước sang nửa cuối của thế kỷ XX, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và vănhóa, giữa ngôn ngữ và xã hội mới dành được sự quan tâm đặc biệt Người tagọi đó là cuộc “Cách mạng ngôn ngữ học nửa sau thế kỷ XX” [25] Sở dĩđược gọi là cuộc cách mạng là vì có sự đổi mới trong nghiên cứu ngôn ngữ,
mà cụ thể là là do việc đổi mới trong quan niệm về ngôn ngữ Thời kỳ này, sự
đa dạng của ngôn ngữ vốn bị các nhà ngôn ngữ học cấu trúc thuần túy nhưSaussure gạt ra khỏi đối tượng nghiên cứu của mình thì nay lại trở thành mốiquan tâm chính của ngôn ngữ học Trong cuộc Cách mạng cuối thế kỷ XX đó,
có các công trình nổi tiếng Ví dụ như công trình của Micheal Silverstein lýgiải cách thức ngôn ngữ liên hệ với văn hóa Hay như nghiên cứu của ErvingGoffman về việc sử dụng ngôn từ để diễn tả thể diện (face) Hoặc như nghiêncứu của Gumperz về ứng xử ngôn từ trong các cộng đồng giao tiếp v.v
Vào thời điểm này, giả thuyết Sapir - Whorf không phải được tất cả cácnhà ngôn ngữ học công nhận và tán đồng Nhiều công trình đã được tiến hànhnhằm kiểm chứng lại giả thuyết của hai ông và cho đến nay, dường như cuộctranh luận vẫn chưa ngã ngũ
Trang 19Công trình mang tính thực nghiệm của John Lucy trên cứ liệu tiếngAnh và tiếng Yucatec Maya ở Mexico nhằm làm sáng tỏ quan điểm thường bị
hiểu nhầm của Whorf Theo Lucy, “Whorf không cho là ngôn ngữ quyết định nhận thức và văn hóa, Whorf chỉ cho là: cách nghĩ và cách nhìn nhận thế giới theo thói quen của người nói một thứ ngôn ngữ nhất định nào đó dẫn họ đến cách phân loại các sự việc, hiện tượng trên thế giới theo những kiểu nhất định Do đó, người nghiên cứu cần học các cách nhận thức cơ bản về thế giới khách quan của một dân tộc nếu muốn hiểu đúng về dân tộc đó” [25,198]
Ngoài ra, còn có thể kể ra các công trình đã được tiến hành nhằm kiểmchứng giả thiết này như: Nghiên cứu mối tương quan giữa từ chỉ màu sắc vàkhả năng ghi nhớ và phân loại màu của người nói trên cứ liệu tiếng Anh vàtiếng Zuni của Lenneberg và Robert; nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự trinhận màu sắc của con người và ngôn ngữ của Berlin và Kay trên cứ liệu 20ngôn ngữ khác nhau, của Kay và Kempton trên cứ liệu tiến Anh và tiếngTarahumara; nghiên cứu về mối tương quan giữa cấu trúc câu giả định và sựtri nhận tính chân ngụy của câu giả định trên cứ liệu tiếng Anh và tiếng Háncủa Bloom; … [131,41-43] Đặc biệt, sự tham gia của các nhà ngôn ngữ họctri nhận như Lakoff hay ngôn ngữ học tạo sinh như Chomsky trong việc kiểmchứng giả thuyết Sapir – Whorf càng chứng tỏ ảnh hưởng của giả thuyết nàyđối với ngôn ngữ học đương đại
Nhắc đến cuộc cách mạng ngôn ngữ học đó, hầu hết các tài liệu đều
nói đến bước tiến lý thuyết quan trọng là Khảo tả dân tộc học lời nói (The
ethnography of speaking) do Dell H Hymes đề xuất, và sau đó là JohnGumperz và các học trò của ông tiếp nối Các nhà nghiên cứu theo hướngnày chú trọng việc quan sát tham dự các diễn ngôn diễn ra tự nhiên trongngữ cảnh văn hóa để từ đó đánh giá năng lực giao tiếp, kỹ năng sử dụngngôn ngữ Theo họ, các kỹ năng ấy không đơn thuần là các tri thức ngữ
Trang 20pháp trừu tượng của người nói, mà nó phản ánh trật tự xã hội của cộngđồng sở hữu ngôn ngữ đó
Trong bài viết Khảo tả dân tộc học (1968), Dell H Hymes mở đầu
bằng việc nhấn mạnh vai trò của lời nói trong hành vi của con người Theoông, vai trò quan trọng của lời nói trong quá trình tri nhận và biểu cảm phụthuộc vào cá nhân và nhóm xã hội gắn liền với những cảnh huống cụ thể bảnđịa, hay ông gọi nó là bối cảnh dân tộc học của lời nói Về mặt phương pháp,phương pháp khảo tả dân tộc học lời nói là một mô hình phân tích miêu tả lờinói bao gồm việc xem xét sự kiện lời nói, các nhân tố cấu thành của sự kiệnlời nói và các chức năng của lời nói và sau đó cả ba được đặt trong khungphân tích khảo tả dân tộc học lời nói nhằm gắn các tri thức trừu tượng của
ngôn ngữ vào các tri thức về văn hóa Có thể nói, “nếu các bậc tiền bối coi ngôn ngữ và văn hóa của một cộng đồng xã hội là những thực thể tương đối thuần nhất được các thành viên trong cộng đồng chia sẻ thì các nhà nhân học ngôn ngữ 1 thế hệ “cách mạng ngôn ngữ học” lại quan tâm nhiều hơn đến sự
đa dạng của các thành tố của sự kiện ngôn từ trong các bối cảnh giao tiếp cụ thể, tức là ứng xử ngôn từ của những con người mang các đặc tính văn hóa
xã hội nhất định trong các hoàn cảnh nói năng cụ thể” [25,200] Từ đó mối
quan hệ giữa những người giao tiếp với nhau cũng như mối quan hệ giữa họvới các thành tố khác của hoạt động giao tiếp ngôn ngữ trở thành mối quantâm của các nhà ngôn ngữ học nhân chủng Chính vì lẽ đó, khi xác định đốitượng nghiên cứu của ngôn ngữ học nhân chủng, người ta nói rằng, không chỉngôn ngữ mà người nói cũng là đối tượng cần được nghiên cứu Hymes đãđóng góp nhiều khái niệm quan trọng như cộng đồng nói năng, sự kiện lờinói, hành động ngôn từ v.v cho ngôn ngữ học nhân chủng
1 Tức “Ngôn ngữ học nhân chủng” theo cách dịch của chúng tôi
Trang 21Như vậy, từ nhận thức giản đơn về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và vănhóa, giữa ngôn ngữ và xã hội bắt nguồn từ những tư tưởng mang tính hàn lâmcủa các nhà triết học Đức thế kỷ XIX, tiếp đến những tư tưởng mang tính gợi
mở của Boaz rồi đến Sapir và Whorf, trải qua gần một thế kỷ, đến nay giớinghiên cứu đã có những bước đi đáng kể trong nghiên cứu mối quan hệ phứctạp này
Ở đây cần phải nhấn mạnh rằng, nội dung nghiên cứu của ngôn ngữ họcnhân chủng, như vậy, không phải chỉ đề cập đơn thuần đến mối quan hệ giữangôn ngữ và văn hóa và/hoặc giữa ngôn ngữ và xã hội mà nó còn là việc xem
xét cách gắn kết hay tương tác giữa ba thành tố ngôn ngữ, văn hóa và xã hội trong mối liên hệ ấy Có thể nói, việc chỉ ra mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa và/hoặc giữa ngôn ngữ và xã hội cũng như việc đồng thời chỉ ra cách thức gắn kết hay tương tác giữa ba thành tố đó chính là nhiệm vụ hay nội dung nghiên cứu của ngôn ngữ học nhân chủng hiện nay.
1.2.4 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ học nhân chủng và một số chuyên ngành ngôn ngữ học khác
Ngôn ngữ học nhân chủng có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều chuyênngành ngôn ngữ học khác Nói một cách chính xác hơn là nó kế thừa rất nhiềunhững khái niệm, thuật ngữ, kết quả nghiên cứu, thậm chí cả một số nội dungnghiên cứu của các chuyên ngành khác theo cách riêng của mình Đồng thời,
do là một phân ngành ngôn ngữ học, nó cũng sử dụng những phương phápnghiên cứu chung của ngôn ngữ học như những phân ngành khác
Chẳng hạn, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học nhân chủng quan tâm đếncác diễn ngôn diễn ra trong bối cảnh tự nhiên, nên phân tích diễn ngôn và cácvấn đề liên quan đến phân tích diễn ngôn cũng nằm trong mối quan tâm của
họ Ngoài ra họ còn quan tâm đến các vấn đề liên quan đến giao tiếp, hộithoại như phân tích hội thoại, chiến lược giao tiếp, chiến lược diễn ngôn Hay
Trang 22như những vấn đề ngữ dụng như lý thuyết hành động ngôn từ, hàm ngôn hàmý.v.v và những vấn đề liên quan đến loại hình học như phổ niệm cũng đượccác nhà nghiên này chú ý đến
Là một phân ngành mới nằm trong sự giao thoa giữa những phân ngành
đã xuất hiện trước, ngôn ngữ học nhân chủng vì thế không tránh khỏi cónhững cái chung với những phân ngành gần gũi với nó Tuy nhiên, nhìn mộtcách tổng thể, người ta vẫn nhận ra sự khác biệt giữa nó với hai chuyên ngành
có mối quan hệ trực tiếp hơn cả là ngôn ngữ học xã hội và ngôn ngữ học tri nhận Dưới đây, chúng tôi xin trình bày tóm tắt những nét giúp chúng ta nhận
ra sự khác biệt ấy
1.2.4.1 Ngôn ngữ học nhân chủng và ngôn ngữ học xã hội
Ngôn ngữ học nhân chủng, như đã nói ở trên, quan tâm đến mối quan
hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa và/hoặc giữa ngôn ngữ và xã hội cũng như đồngthời quan tâm đến việc chỉ ra cách thức gắn kết hay tương tác giữa ba thành tố
đó Do vậy, nó có đối tượng nghiên cứu là ngôn ngữ dưới và trong tác độngcủa các nhân tố mang tính con người là văn hóa và xã hội Trong khi đó, ngônngữ học xã hội mặc dù cũng xem xét các hiện tượng ngôn ngữ dưới tác độngcủa các nhân tố xã hội, nhưng là xem xét và xử lý các vấn đề ngôn ngữ được
sử dụng ở từng bối cảnh cụ thể Cho nên, giữa chúng vẫn có những điểm,những sự khác biệt tương đối để khu biệt thành hai chuyên ngành độc lập
Về thời điểm, mặc dầu vào đầu thế kỷ XX Boas và các đồng nghiệp những người đặt nền móng cho nhân chủng học - đã chính thức xuất hiệnnhưng phải đến những năm 1980, cùng với sự hình thành độc lập hệ thuật ngữriêng cho ngôn ngữ học nhân chủng thì chuyên ngành này mới có một chỗđứng riêng cho mình ở Bắc Mỹ Trong khi đó, vào cuối những năm 50, 60 củathế kỷ XX, hệ thuật ngữ của ngôn ngữ học xã hội đã xuất hiện một cách chínhthức [67,9]
Trang 23-Mặt khác, người ta cũng đã từng cố gắng kết hợp ngôn ngữ học nhânchủng và ngôn ngữ học xã hội lại với nhau Mà ở đây phải kể đến những nỗlực của Gumperz và Hymes (1964) trong việc xác định một lĩnh vực liênngành xung quanh vấn đề sử dụng ngôn ngữ như là đối tượng nghiên cứu[158,13] Nhưng những cố gắng ấy vẫn chưa thành.
Trong khi đó thực tế các nhà ngôn ngữ học xã hội thì đã, đang và sẽtiếp tục nghiên cứu với các vấn đề mang tính đặc trưng như: sự lựa chọn ngônngữ của cộng đồng, sự thay đổi ngôn ngữ dưới tác động của các nhân tố xãhội, các ngôn ngữ lai tạp pidgin và creole, hay là kế hoạch hóa ngôn ngữ,chính sách ngôn ngữ, lập pháp ngôn ngữ v.v Còn những vấn đề như ngônngữ và giới, hành động nói năng, diễn ngôn tự nhiên v.v thì đã, đang và sẽ làđối tượng của ngôn ngữ học nhân chủng Như thế, xét ở mặt lĩnh vực ngônngữ là đối tượng nghiên cứu của mỗi phân ngành, chúng có những khác nhaunhất định
Tuy vậy, vẫn có những vấn đề và phạm vi nghiên cứu giữa chúng giốngnhau khiến cho ngôn ngữ học nhân chủng đôi khi có thể bị hiểu nhầm làtrùng với đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học xã hội Nhưng thực tế là tuycùng đối tượng nhưng mục tiêu của hai phân ngành này có sự phân biệt nhấtđịnh Theo đó, ngôn ngữ học nhân chủng xem xét ngôn ngữ thông qua cácđặc điểm văn hóa - xã hôi của cộng đồng, giải thích ngôn ngữ để từ đó làmsáng tỏ những đặc điểm văn hóa - xã hội đằng sau việc sử dụng ngôn ngữ,đằng sau những dạng thức của từ ngữ hay phong cách khác nhau Đó chính là
một phân ngành lột bỏ lớp vỏ bên ngoài của một ngôn ngữ để tìm ra những hiểu biết về văn hóa - xã hội ở cộng đồng sử dụng ngôn ngữ đó
Ngôn ngữ học xã hội, ngược lại, xem xét ngôn ngữ với tư cách là mộtthể chế xã hội, một trong những thể chế mà trong đó các cá nhân và các nhómngười thực hiện sự tương tác xã hội Ngôn ngữ học xã hội tìm cách lý giải các
Trang 24mô hình hành vi ngôn ngữ tương ứng với việc tạo thành các nhóm xã hội vàtạo tương quan giữa những sự khác biệt về hành vi ngôn ngữ với những biếnthể xác định của các nhóm xã hội Đó chẳng hạn như là vấn đề tuổi tác, giớitính, giai cấp, chủng tộc, trình độ học vấn v.v Có thể dẫn ra một ví dụ của
Foley để làm rõ hơn về sự phân biệt này Trong tiếng Anh running có thể có
hai cách phát âm [r ning] hoặc là [r nin] mà theo cách nói thông thường thì -g
đã bị bỏ đi Tiếp cận những biến thể này từ góc độ ngôn ngữ học xã hội người
ta sẽ hướng đến mối liên hệ giữa mỗi cách phát âm và các nhóm xã hội nhấtđịnh Ví dụ đàn ông thì thường dùng biến thể [in] trong khi đó phụ nữ thìdùng biến thể [ing] nhiều hơn Hoặc có sự so sánh tương tự giữa những nhómngười có địa vị cao và địa vị thấp trong xã hội hay giữa những nhóm có học
thức và nhóm có học vấn thấp trong xã hội Nói một cách khác, mục tiêu của phân ngành này là chỉ ra sự tương ứng giữa hiện tượng ngôn ngữ với một vấn đề xã hội cụ thể nào đó Đây có lẽ chính là cách tiếp cận điển hình của
ngôn ngữ học xã hội
Đối với ngôn ngữ học nhân chủng, trong khi chú ý đến tất cả những sosánh kể trên, các nhà nghiên cứu sẽ đặt ra một câu hỏi mang tính khác biệthay căn bản hơn: Liệu những người nói có ngụ ý gì khi họ sử dụng biến thể[in] đối lập với [ing]? Câu trả lời có thể là: đàn ông và tầng lớp lao động sửdụng biến thể [in] nhiều hơn như là một cách để khẳng định bản sắc nam giớimạnh mẽ của mình chẳng hạn [160,4] Sự khác biệt ở đây là một bên - ngônngữ học xã hội - có thể đã thỏa khi chỉ ra mối liên hệ, còn bên kia - ngôn ngữhọc nhân chủng - chỉ thực sự thỏa mãn khi chỉ ra được “nguyên do” của mốiliên hệ ấy Rõ ràng, đối tượng là như nhau nhưng mục tiêu là khác nhau
Như vậy, có thể thấy rằng, ngôn ngữ học nhân chủng và ngôn ngữ học
xã hội là hai cách tiếp cận đối tượng ngôn ngữ nhằm vào hai mục đích khácnhau Ngôn ngữ học nhân chủng hướng đến việc phản ánh thế giới khách
Trang 25quan bao gồm các đặc trưng văn hóa xã hội đã tác động đến ngôn ngữ, trongkhi ngôn ngữ học xã hội chú trọng các tương tác xã hội đã tác động để tạo ranhững biến thể ngôn ngữ và việc lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ.
Tóm lại, giữa ngôn ngữ học nhân chủng và ngôn ngữ học xã hội tuy cómột vài phạm vi nghiên cứu là chung nhau nhưng với việc khác biệt về thờiđiểm ra đời, đặc biệt là sự khác biệt về mục tiêu giải thích hay cách tiếp cậnvấn đề, chúng rõ ràng phải được coi là những phân ngành độc lập của ngônngữ học
1.2.4.2 Ngôn ngữ học nhân chủng và ngôn ngữ học tri nhận
Ngôn ngữ học tri nhận ra đời vào những năm 50 của thế kỷ XX ở Mỹ
Theo như Trần Văn Cơ “Lý thuyết này nghiên cứu cơ chế hiểu lời nói và quá trình của lời nói: con người nắm bắt được ngôn ngữ như thế nào, quá trình điều chỉnh sự tri nhận lời nói như thế nào, một nội dung khái niệm, một hiện tượng được từ ngữ hóa, ngữ pháp hóa ra sao” [14,24] Nói khác đi, ngôn ngữ
học tri nhận tập trung vào nghiên cứu mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữcủa một cộng đồng
Trong khi đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học nhân chủng cũng làngôn ngữ của con người, nhưng là ngôn ngữ xét trong bối cảnh văn hóa - xãhội của một cộng đồng dân tộc thì đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học trinhận là ngôn ngữ tự nhiên của con người trong mối quan hệ với tư duy conngười, tức là nó thực hiện chức năng làm công cụ của tư duy của con ngườinhư thế nào Như vậy, đối tượng nghiên cứu của cả hai đều là ngôn ngữ, vàđương nhiên ngôn ngữ gắn liền với nhận thức của con người
Điểm khác biệt là ở chỗ, trong khi ngôn ngữ học nhân chủng nhấnmạnh đến việc xem xét tác động của bối cảnh văn hóa xã hội của quá trìnhnhận thức thì ngôn ngữ học tri nhận nhấn mạnh bản thân quá trình nhận thức
và chức năng là công cụ của quá trình nhận thức Nói một cách đơn giản hơn,ngôn ngữ học tri nhận coi đối tượng nghiên cứu của mình (tức ngôn ngữ) là
Trang 26một hiện tượng tri nhận (hay nhận thức) của con người, còn ngôn ngữ họcnhân chủng coi đối tượng nghiên cứu của mình (ngôn ngữ) là một hiện tượngvăn hóa xã hội của con người
Trong những vấn đề nêu trên, ngôn ngữ học nhân chủng cũng quan tâmđến một số nội dung của ngôn ngữ học tri nhận, chẳng hạn như, quá trình tạosinh và hiểu ngôn ngữ, quá trình phạm trù hóa thế giới của mỗi một dân tộc,hay như nghiên cứu ẩn dụ trong ngôn ngữ Nhưng sự khác biệt là ngôn ngữhọc nhân chủng phải tiến tới chỉ ra quá trình ấy chịu sự tác động của đặc điểmvăn hóa xã hội như thế nào để quá trình phạm trù hóa thế giới của mỗi dân tộckhông giống nhau, và mỗi một dân tộc có một bức tranh về thế giới khônggiống nhau Rõ ràng, đối với ngôn ngữ học nhân chủng, điều quan trọng làngôn ngữ được coi như là một yếu tố của văn hóa và đặc điểm văn hóa xã hộicủa một công đồng tương tác với ngôn ngữ như thế nào
Không chỉ có một số nội dung nghiên cứu trùng nhau nhưng mục tiêukhác nhau, ngôn ngữ học nhân chủng còn không những không phủ nhận hayđưa ra kết quả nghiên cứu trái ngược, mà ngược lại, nó thậm chí đã và đang
kế thừa rất nhiều thành tựu nghiên cứu từ ngôn ngữ học tri nhận Những thuậtngữ cơ bản như ý niệm, ý niệm hóa, phạm trù hóa, các mô hình tri nhận v.v
đã nói lên điều đó
Tóm lại, ngôn ngữ học tri nhận và ngôn ngữ học nhân chủng haichuyên ngành độc lập Điều đó thể hiện rõ nhất ở sự khác biệt về tính chất củađối tượng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu Tuy nhiên, do là hai phânngành gần nhau nên cái này sẽ hỗ trợ cho cái kia để tìm được tiếng nói chungcuối cùng là đi đến tận cùng sự hiểu biết về bản chất của ngôn ngữ loài người
1.3 Những vấn đề liên quan đến thành ngữ nhìn từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng
1.3.1 Một số quan niệm khác nhau về thành ngữ
Trang 27Thành ngữ là một đơn vị ngôn ngữ đặc biệt trong mọi ngôn ngữ trên thếgiới Tính đặc biệt của thành ngữ không chỉ nằm ở những đặc điểm cấu trúchình thái và ngữ nghĩa mà còn nằm ở khả năng biểu đạt tinh tế những đặctrưng văn hóa tư duy của dân tộc sở hữu nó Nếu ngôn ngữ là công cụ của tưduy, phản ánh tư duy thì trong các đơn vị ngôn ngữ, thành ngữ là nơi dấu ấncủa tư duy của mỗi dân tộc được đọng lại rõ nét nhất.
1.3.1.1 Quan điểm theo hướng cấu trúc - ngữ nghĩa
Trong tiếng Anh, thuật ngữ idiom thường dịch là thành ngữ Theo quan
điểm cấu trúc - ngữ nghĩa, thuật ngữ này thường được hiểu là một cụm từmang nghĩa bóng bẩy mà nghĩa của nó thường được hiểu tách rời với nghĩacủa các thành tố tạo nên thành ngữ đó Thành ngữ được coi là bộ phận thuộc
về từ vựng của một ngôn ngữ Thành ngữ cũng có đặc điểm cấu trúc hình thái
và ngữ nghĩa giống như các đơn vị từ vựng khác
Tác giả Z Kövecses đã mô hình hóa khái niệm thành ngữ tiếng Anh theo quan điểm này thông qua ví dụ là thành ngữ “Kick the bucket” với nghĩa là “Chết” Theo đó, thành ngữ là một đơn vị bao gồm: (1) Các đơn vị từ vựng và cấu trúc của chúng; (2) Nghĩa đen của các đơn vị tạo nên nó; (3) Nghĩa đặc biệt của cả thành ngữ Thành ngữ “Kick the bucket” có thể được mô hình hóa thành sơ đồ 1.1.
Nghĩa đặc biệt của thành ngữ : “chết”
- Nghĩa của các dạng thức ngôn ngữ: “kick” “the” “bucket”
- Các dạng thức ngôn ngữ và đặc điểm cú pháp:
Kick the bucket (không bị động, v.v…)
Sơ đồ 1.1 Quan điểm về thành ngữ trong ngôn ngữ học truyền thống [165]
Trong tiếng Hán, các nhà Hán ngữ đã quan tâm đến thành ngữ từ rấtsớm Đường Tú Trân [142] cho biết, khái niệm thành ngữ đã xuất hiện trongsách vở từ thời nhà Chu Mặc dù vậy, công trình nghiên cứu về thành ngữHán sớm nhất có thể lưu lại được là trong cuốn “Từ nguyên” năm 1915 [132]
Từ đó đến nay, giới Hán ngữ đã có nhiều thành tựu trong nghiên cứu thànhngữ Tuy một số vấn đề về thành ngữ Hán chẳng hạn như thành ngữ được cấu
Trang 28tạo bằng tổ từ, đoản cú hay tổ hợp từ thì vẫn còn chưa được thống nhất Songnhìn chung các nhà nghiên cứu đều thống nhất ở tầm quan trọng và vị trí củathành ngữ trong hệ thống từ vựng tiếng Hán Chúng tôi xin dẫn lại một sốđịnh nghĩa về thành ngữ Hán của các nhà nghiên cứu Trung Quốc như sau.
Chu Tổ Mô cho rằng: “Thành ngữ là những tổ từ hoặc đoản cú định hình và người dân sử dụng trong khẩu ngữ trong thời gian dài mà có Cấu trúc của thành ngữ tương đối ổn định, thường có kết cấu bốn chữ Đây là đơn vị có tính chỉnh thể được lưu truyền lại mà người ta ước định hợp thành,
vì thế nó có tên gọi là thành ngữ” [132,10].Còn theo tác giả Hồ Dục Thụ:
“Thành ngữ là một loại tổ từ cố định, tính chất của nó gần với quán ngữ, thường được sử dụng như một đơn vị với ý nghĩa hoàn chỉnh, nhưng so với quán ngữ thì thành ngữ có tính cố định hơn Thông thường, thành ngữ có kết cấu chặt chẽ, không thể tuỳ ý thay đổi các thành phần, cũng không như quán ngữ có thể tách rời hoặc chen (xen lẫn) vào một số thành phần khác” [142].
Nhìn chung, những quan điểm vừa trình bày ở trên đều nhấn mạnh vàođặc điểm cấu tạo, hình thái ngữ nghĩa của thành ngữ Vì vậy chúng được coi
là quan điểm cấu trúc - ngữ nghĩa hay còn gọi là hướng tiếp cận truyền thống
về thành ngữ
1.3.1.2 Quan điểm theo hướng tri nhận
Từ việc tổng kết quan niệm theo hướng cấu trúc - ngữ nghĩa về thànhngữ trong tiếng Anh, Z.Kövecses nêu ra quan điểm của ngôn ngữ học trinhận về thành ngữ Ngôn ngữ học tri nhận cho rằng thành ngữ là sản phẩmcủa hệ thống tư duy và nó không chỉ đơn giản là vấn đề của riếng ngôn ngữ.Thành ngữ không chỉ là một biểu thức ngôn ngữ mang nghĩa đặc biệt có liênquan đến nghĩa của các thành tố tạo nên nó mà nghĩa đặc biệt đó bắt nguồn từtri thức khái quát về thế giới được thể hiện trong hệ thống nhận thức củachúng ta Nói một cách khác, hầu hết thành ngữ mang bản chất nhận thức chứ
Trang 29không phải là bản chất ngôn ngữ học Nghĩa của thành ngữ có thể được hiểu
là một cơ chế chứ không phải là tuỳ ý Đó là cơ chế tri nhận nhằm kết nối các
tri thức các phạm vi tri thức với nghĩa của thành ngữ Thành ngữ sẽ bao gồmcác tầng bậc như sau:
Sơ đồ 1.2 Cơ chế nhận thức của thành ngữ theo quan điểm
ngôn ngữ học tri nhận [165]
Nghĩa thành ngữ: Nghĩa đặc biệt của một thành ngữ Các cơ chế tri nhận: Ẩn dụ, hoán dụ, tri thức truyền thống
Các phạm vi nhận thức: Một hoặc nhiều phạm vi tri thức
Các cấu trúc ngôn ngữ học và nghĩa: Các từ tạo nên thành ngữ, đặc
điểm cấu tạo và nghĩa của chúng
Theo cách nhìn như vậy, thành ngữ không chỉ là một đơn vị ngôn ngữ,
nó mang bản chất của nhận thức gắn liền với các cơ chế tri nhận là ẩn dụ,hoán dụ và tri thức truyền thống Và như vậy, rõ ràng, thành ngữ sẽ gắn liềnvới đặc điểm tư duy của con người
Ví dụ, theo cách hiểu này, thành ngữ tiếng Việt Chó có váy lĩnh có thể được nhận thức thông qua các tầng bậc sau
Nghĩa thành ngữ: sự đua đòi, lố lăng, kệch cỡm Các cơ chế tri nhận: ẩn dụ (ẩn dụ hóa hình ảnh” chó, váy lĩnh”) + tri thức truyền thống (“chó” là loài động vật bị coi thường, “váy
lĩnh” là váy may bằng loại vải quý) Các phạm vi nhận thức: quan niệm của người Việt về loài “chó”, tri thức về vật dụng “váy lĩnh” trong đời sống người Việt
Các cấu trúc ngôn ngữ học và nghĩa: các từ tạo nên thành ngữ
“chó, có, váy lĩnh”, đặc điểm cấu tạo và nghĩa đen của chúng
1.3.2 Quan điểm về thành ngữ tiếng Việt
1.3.2.1 Lịch sử nghiên cứu
Thành ngữ là một trong những đối tượng được các nhà ngôn ngữ họcnói riêng và khoa học xã hội nói chung ở Việt Nam quan tâm nghiên cứu một
Trang 30cách toàn diện từ đặc điểm cấu trúc, phương thức tạo nghĩa tới nguồn gốchình thành Các công trình nghiên cứu về thành ngữ tiếng Việt thường đượctiếp cận theo những hướng sau đây.
(1) Hướng thứ nhất, nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt theo hướng từvựng ngữ nghĩa Những tác giả nghiên cứu thành ngữ theo hướng này có thể
kể ra là Nguyễn Văn Mệnh (1971, 1972, 1986), Trương Đông San (1976),Nguyễn Văn Tu (1976), Bùi Khắc Việt (1981), Cù Đình Tú (1983), NguyễnThiện Giáp (1985), Đỗ Hữu Châu (1986) và (1987), Nguyễn Công Đức(1995), Hoàng Văn Hành (2004), Nguyễn Thị Tân (2004) v.v Trong cácnghiên cứu nói trên, thành ngữ được coi là một đơn vị thuộc từ vựng của mộtngôn ngữ Nhìn chung, các định nghĩa hoặc khái niệm của các tác giả trên đềuxuất phát từ bình diện cấu trúc ngữ nghĩa của thành ngữ và thống nhất vớinhau ở mấy điểm sau:
- Về mặt cấp độ, thành ngữ là một đơn vị tương đương với từ
- Về mặt cấu trúc, thành ngữ là một đơn vị có cấu trúc hình thái chặtchẽ Đấy là lý do vì sao người ta còn gọi nó là một “cụm từ cố định” trong sựđối sánh với thuật ngữ “cụm từ tự do” theo nghĩa là những cụm từ/ ngữ/ tổhợp từ không có tính bền vững về mặt cấu trúc hình thái
- Về mặt ý nghĩa, nghĩa của thành ngữ không phải là nghĩa của từngyếu tố cấu tạo nên mà là kết quả của quá trình biểu trưng hóa các sự vật, hiệntượng, thuộc tính v.v do các yếu tố từ vựng chuyển tải Vì thế, có tác giả gọinghĩa của thành ngữ là nghĩa biểu trưng, hay nghĩa “bóng”
Ví dụ thành ngữ Ăn mày đòi xôi gấc được lý giải:
- Về mặt cấu tạo, thành ngữ này là sự kết hợp cố định của các từ ăn mày, đòi, xôi gấc Nghĩa đen của nó là do các từ này tạo ra, nhưng nghĩa biểu
trưng của thành ngữ có được không phải là sự kết hợp nghĩa của ba từ nói trên
Trang 31mà là kết quả của quá trình biểu trưng hóa: Ăn mày biểu trưng cho người có địa vị thấp kém; Xôi gấc biểu trưng cho những thứ có giá trị.
- Từ đó, nghĩa biểu trưng của thành ngữ này được hiểu là “sự mongmuốn hay đòi hỏi những điều vượt quá thân phận của mình”
(2) Hướng thứ hai, về đại thể, là nghiên cứu so sánh đối chiếu thànhngữ giữa hai ngôn ngữ và có quan tâm đến nội dung văn hóa ở thành ngữ ỞViệt Nam, có thể thấy những nghiên cứu này phần nhiều là luận án tiến sỹ.Trương Đông San, một trong những nhà nghiên cứu thành ngữ đầu tiên củaViệt Nam trên cứ liệu tiếng Nga, đã khảo sát thành ngữ tiếng Nga trong cáchnhìn của người Việt và đưa ra một số cách chuyển dịch sang tiếng Việt dựatrên các phương thức cấu tạo ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Nga Tuy nhiên,ông mới chỉ chú trọng đến làm thế nào để dịch thành ngữ từ thứ tiếng nàysang thứ tiếng khác mà chưa chú trọng nhiều đến những đặc điểm văn hóadân tộc trong thành ngữ Sau này, các luận án khác đã đã chú ý đến những đặctrưng văn hóa dân tộc trong thành ngữ như Phùng Trọng Toản (1995),Nguyễn Xuân Hòa (1996), Trần Thị Lan (2002), Ngô Minh Thuỷ (2006),Phạm Minh Tiến (2008), Nguyễn Tô Chung (2010) v.v
Chú ý đến mối quan hệ giữa ngôn ngữ - văn hóa - xã hội trong thành
ngữ, Nguyễn Công Đức cho rằng: “Ngoài những đặc điểm của một đơn vị ngôn ngữ, thành ngữ còn có những dấu ấn của một đơn vị văn hóa, còn tiềm
ẩn, trầm tích những đặc điểm văn hóa dân tộc Cho nên, cũng có thể xem, thành ngữ là những đơn vị ngôn ngữ - văn hóa” [29,35] Tuy nhiên, ở tác giả
này cũng mới chỉ là sự “chú ý đến” mà thôi
Mặc dù không chuyên nghiên cứu về thành ngữ, nhưng trong “Ngôn ngữ và văn hóa: Tri thức nền và việc giảng dạy tiếng nước ngoài”, Trịnh Thị
Kim Ngọc (1999) lại có đề cập đến thành tố văn hóa dân tộc trong thành ngữ.Xuất phát từ lý thuyết ngôn ngữ - đất nước học, tác giả chỉ ra rằng ngữ nghĩacủa từ bao gồm khái niệm từ vựng và nền từ vựng Nền từ vựng là mọi trithức có quan hệ với từ, thường trực trong ý thức của con người và có tính chất
Trang 32đại chúng đối với người bản ngữ Từ đó, ngữ nghĩa của thành ngữ bao gồmkhái niệm thành ngữ (thể hiện chức năng định danh của nó) và nền từ vựng
của thành ngữ “Đơn vị thành ngữ cùng với các từ vị của mình chính là nguồn ngữ liệu chủ yếu cho tri thức nền của một dân tộc và còn có khả năng tích luỹ các thông tin ngoài ngôn ngữ” [91,127] Nền từ vựng của thành ngữ có thể
được hiểu là các thành tố văn hóa dân tộc của thành ngữ
Nguyễn Thiện Giáp nhấn mạnh rằng: “Hơn lĩnh vực ngôn ngữ nào khác, các thành ngữ tiếng Việt thể hiện đậm nét đặc trưng văn hóa dân tộc Việt Nam… Đặc trưng văn hóa dân tộc của thành ngữ còn được thể hiện trong ý nghĩa biểu trưng của thành ngữ” [32,185-186]
Như vậy, bình diện văn hóa xã hội trong thành ngữ đã được nhiều tácgiả đề cập đến trong một vài công trình nghiên cứu về thành ngữ nói chung.Nhưng trong số đó chưa có một công trình nào nghiên cứu thành ngữ tiếngViệt từ cách tiếp cận ngôn ngữ học nhân chủng
Ngoài ra để nhận diện thành ngữ tiếng Việt, các nhà Việt ngữ học cònđặt khái niệm thành ngữ trong sự phân biệt với các đơn vị như cụm từ tự do,
từ ghép/từ phức, quán ngữ và tục ngữ Mặc dù vậy, các tác giả có quan điểmkhác nhau về những khái niệm này khiến cho việc phân biệt cũng không hềđơn giản Nhìn chung, khi đưa ra các khái niệm nói trên họ đều dựa vào haitiêu chí quan trọng là cấu trúc và ngữ nghĩa Song, do tính phức tạp củachúng, nhiều tác giả đã phải sử dụng thêm các tiêu chí khác để làm rõ hơn(chẳng hạn tiêu chí số lượng âm tiết, tiêu chí chức năng, tính độc lập/khôngđộc lập của một đơn vị ngôn ngữ, tính biểu trưng v.v) Bản thân những tiêu chínhư vậy cũng vẫn chưa có được sự thống nhất trong quan điểm giữa các nhànghiên cứu Nhưng dù sao, việc bổ sung thêm tiêu chí càng góp phần làm rõ
và khu biệt khái niệm thành ngữ với các đơn vị có liên quan
Nhìn trên tổng thể mà nói, về cơ bản, các nhà Việt ngữ học đã vạch đủcác ranh giới cần thiết để nhận diện thành ngữ Song không phải lúc nào việc
áp dụng các tiêu chí trên cũng mang lại kết quả như mong đợi Chẳng hạn, sự
Trang 33phân biệt giữa khái niệm thành ngữ với tục ngữ dường như vẫn còn rất dễ
nhầm lẫn Các đơn vị như Con giun xéo mãi cũng quằn, Cây ngay không sợ chết đứng… thường có sự lẫn lộn khi nhận diện chúng là thành ngữ hay tục ngữ Ví dụ, trong một số ngữ cảnh, Con giun xéo mãi cùng quằn nhằm chỉ ra
một tình huống Đó là tình huống bị áp bức thì sẽ có đấu tranh Trong trườnghợp này, nó có thể được coi là thành ngữ Nhưng trong một số trường hợp
khác, nó có thể được coi là tục ngữ vì đã nêu ra một phán đoán rằng nếu bị áp
bức nhiều quá thì sẽ có đấu tranh, cho nên có thể hàm ý đưa ra một lời khuyêntrong cách ứng xử
Chúng tôi đồng ý với một vài người đi trước cho rằng, việc phân biệtthành ngữ và tục ngữ phải căn cứ vào từng hoàn cảnh cụ thể, vì thành ngữ vừa
là một đơn vị ngôn ngữ, vừa là một đơn vị văn hóa Ngoài thành ngữ thì tụcngữ cũng như vậy, cho nên, nếu chỉ xét đơn thuần ở mặt ngôn ngữ học thì dù
cố gắng đến đâu cũng không thể hoàn toàn minh định được ranh giới giữathành ngữ và phân biệt nó với tục ngữ Bản thân thành ngữ và tục ngữ cónhững đặc điểm do những nhân tố ngoài ngôn ngữ quy định, do đó, các tiêuchí ngôn ngữ dù sát thực đến đâu cũng không bù được những sự đắp đổi từnhững nhân tố ngoài ngôn ngữ đưa lại Nhân tố ngoài ngôn ngữ chính là cácđặc điểm văn hóa xã hội ở dân gian Có sự xâm lấn của những nhân tố vănhóa xã hội thì hẳn sẽ có tính dị bản và có nhiều cách hiểu khác nhau
Nguyễn Trung Thành cũng có quan điểm tương tự khi cho rằng trong
sự phân biệt thành ngữ với tục ngữ phải gắn liền với ngữ cảnh - tức là bối
cảnh sử dụng Tác giả viết: “Việc xếp loại một bộ phận các đơn vị có sẵn - bộ phận nằm ở vị trí trung gian giữa thành ngữ và tục ngữ - là một công việc khó khăn Và để giải quyết khó khăn, tốt nhất là dựa vào cách sử dụng các đơn vị này trong những hoàn cảnh cụ thể” [114] Cách sử dụng thành ngữ
phụ thuộc vào việc hiểu thành ngữ, do đó, gắn liền với bối cảnh sử dụng.Trong phạm vi lớn, bối cảnh sử dụng bao giờ cũng gắn liền với đặc điểm vănhóa xã hội của cá nhân hoặc của cả cộng đồng sử dụng Do đó, những đơn vị
Trang 34như Con giun xéo mãi cùng quằn, Cây ngay không sợ chết đứng vừa kể trên
có thể là thành ngữ hoặc tục ngữ tuỳ vào ngữ cảnh sử dụng, song, đó đều lànhững đơn vị ngôn ngữ - văn hóa
Cùng với việc đưa ra khái niệm và phân biệt thành ngữ với các đơn vịkhác, các nhà Việt ngữ học đã phân chia thành ngữ theo dựa vào các tiêu chíkhác nhau tuỳ thuộc vào góc nhìn và hướng nghiên cứu của mỗi tác giả Cáctiêu chí có thể là tiêu chí chức năng, tiêu chí đặc trưng từ loại, phương thứcbiểu trưng hóa hay cơ chế cấu tạo cả về nội dung và hình thức, tiêu chí nguồngốc, … Nhìn chung, việc phân loại thành ngữ đều chủ yếu dựa vào cơ chế cấutạo và cấu trúc là phổ biến, ngoài ra khi phân loại, người ta có thể xét đến cáctiêu chí như số âm tiết, sự đối xứng hay không đối xứng v.v
1.3.2.2 Thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng
Có 3 tiêu chí cơ bản sau đây mà đa số tác giả nghiên cứu thành ngữ từbình diện ngôn ngữ học truyền thống đều thống nhất để nhận diện nó, đó là:
- Một là, về mặt cấu trúc, thành ngữ có khả năng hoạt động như một từđộc lập, tương đương với cấp độ từ
- Hai là, thành ngữ có cấu trúc bền vững, khó bị phá vỡ, thường là một
tổ hợp từ, một số ít có thể là kết cấu chủ vị
- Ba là, thành ngữ mang nghĩa biểu trưng
Như vậy, khái niệm thành ngữ có thể được hiểu bao gồm: Các từ tạonên thành ngữ bao gồm kết cấu và nghĩa đen của nó và nghĩa biểu trưng củathành ngữ Nhưng trong những trường hợp cần thiết, việc xác định thành ngữphải kết hợp nhiều tiêu chí trong ngữ cảnh cụ thể Ngay cả Saussure cũng
thừa nhận rằng: “Danh từ idiome biểu thị một cách khá đúng đắn rằng ngôn ngữ phản ánh những nét đặc thù của một cộng đồng (tiếng Hy Lạp idiōma đã
Trang 35hóa, giữa ngôn ngữ và xã hội trong thành ngữ Nhờ đó, người ta sẽ hiểu rõ sựtương tác giữa thành ngữ với đặc trưng văn hóa xã hội Trong một yêu cầunhư vậy, chúng tôi xin đưa ra một mô hình thành ngữ tiếng Việt gồm có 3 bậcnhư sơ đồ 1.3 dưới đây để “khảo sát” trong luận án của mình:
Sơ đồ 1.3 Thành ngữ từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng
1 Nghĩa biểu trưng của thành ngữ
2 Các đặc điểm văn hóa xã hội: Ẩn dụ và so sánh
3 Các từ tạo nên thành ngữ gồm kết cấu và nghĩa đen của chúng
Theo sơ đồ này, có thể hiểu (3) là dạng thức tồn tại của thành ngữ trongngôn ngữ và lời nói, (2) là cơ sở để hình thành, hiểu đúng và sử dụng đúngthành ngữ và (1) là cái mà chúng ta sử dụng thành ngữ
Cái khác so với các quan điểm đã có về thành ngữ tiếng Việt là trong sơ
đồ này, chúng tôi nhấn mạnh các đặc điểm văn hóa xã hội làm cơ sở để hìnhthành nghĩa biểu trưng của thành ngữ Và, như trong những chương sau sẽlàm sáng tỏ, các đặc điểm văn hóa xã hội được nó lưu giữ thông qua haiphương thức chủ yếu là ẩn dụ và so sánh Nhờ đó, nghĩa thành ngữ là nghĩabiểu trưng gắn liền với tri thức nền về văn hóa xã hội, gắn liền với phươngthức so sánh và đặc biệt là gắn liền với phương thức ẩn dụ Ở đây, cơ chế sảnsinh so sánh và ẩn dụ là quá trình mở rộng hệ thống ý niệm Có thể nói, kiếnthức và kinh nghiệm đã có liên quan đến đời sống văn hóa xã hội của mỗi dântộc cùng với quá trình tìm kiếm mối tương quan giữa những cái đã tồn tại làmsản sinh ra những khái niệm mới và từ đó nghĩa biểu trưng của thành ngữ sẽđược tạo ra Cho nên, khảo sát thành ngữ tiếng Việt của chúng tôi từ bìnhdiện ngôn ngữ học nhân chủng chính là cách làm sáng tỏ cơ chế đó
Cũng cần nói thêm rằng, trong định nghĩa để khảo sát, chúng tôi cũngchỉ ra hai phương thức cơ bản để tạo thành nghĩa biểu trưng của thành ngữ là
so sánh và ẩn dụ; nhưng chúng tôi không nhấn mạnh cấu trúc của ẩn dụ và sosánh mà đặc biệt quan tâm đến tính chất văn hóa của chúng Chúng tôi cũng
Trang 36biết ẩn dụ và so sánh không chỉ là của riêng ngôn ngữ mà còn là phương thứccủa tư duy Phương thức tư duy theo kiểu ẩn dụ và so sánh của con người là
cơ sở để ngôn ngữ và văn hóa xã hội phát triển, nhưng đồng thời ngôn ngữ lạiảnh hưởng ngược lại tới phương thức tư duy và văn hóa xã hội
Bởi vì có thể thấy, cùng một nguyên mẫu nhưng trong các nền văn hóakhác nhau sẽ có được những mối liên hệ khác nhau, tạo ra những ý nghĩakhác nhau Đây chính là nội dung chính mà ngôn ngữ học nhân chủng đềcập Cho nên, việc lựa chọn thành ngữ tiếng Việt để nghiên cứu từ bình diệnngôn ngữ học nhân chủng ở chương 3 chính là cách làm tốt nhất nhằm chỉ ra
sự tồn tại mối quan hệ và sự tương tác trong đó giữa ngôn ngữ - văn hóa - xãhội được phản ánh trong thành ngữ tiếng Việt
Nhưng trước khi tiếp cận thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữhọc nhân chủng để chỉ ra sự tương tác nói trên, một yêu cầu đặt ra là phải lýgiải các đặc điểm văn hóa xã hội của người Việt phản ánh trong thành ngữ.Muốn làm được điều đó, thành ngữ phải được phân loại thành các nhómthành ngữ liên quan đến các phương diện khác nhau của đời sống văn hóa xãhội Như vậy, trong nghiên cứu này, chương tiếp theo sẽ là công việc phânloại thành ngữ tiếng Việt gắn liền với sự phân chia các phương diện khácnhau trong đời sống văn hóa xã hội
Để thực hiện việc phân loại, trước hết chúng tôi tiến hành phân loại tưliệu thành hai nhóm lớn là thành ngữ liên quan đến đời sống văn hóa và thànhngữ liên quan đến đời sống xã hội Đây là một việc làm khó khăn nhưng cầnthiết Khó khăn là bởi vì, văn hóa - xã hội là hai khái niệm có nội hàm rấtrộng, liên quan đến mọi mặt của vật chất và tinh thần của con người vàthường luôn đi kèm với nhau Với tư cách là thành viên của một xã hội nhấtđịnh, con người có khả năng đặc biệt là sáng tạo nên văn hóa, định hình thếgiới của mình bằng văn hóa, tiếp thu văn hóa, bảo tồn nó đồng thời truyền đạt
nó từ thế hệ này sang thế hệ khác Việc cùng có chung một văn hóa giúp xác
Trang 37định nhóm người hay xã hội mà các cá thể là thành viên Bởi vậy, văn hóa và
xã hội luôn đi kèm với nhau Tuy nhiên, để phục vụ cho việc nghiên cứu, đờisống văn hóa và đời sống xã hội sẽ được tách rời làm tiêu chí để phân loại cácthành ngữ Như vậy, việc phân biệt này đôi chỗ sẽ không rõ ràng và sẽ cónhững thành ngữ vừa liên quan đến đời sống văn hóa, vừa liên quan đến sựphân tầng xã hội Trong sự phân loại, bao giờ cũng có nhưng đơn vị trunggian là như thế
Như vậy, thành ngữ tiếng Việt có thể phân thành hai loại lớn là thànhngữ liên quan đến đời sống văn hóa và thành ngữ liên quan đến đời sống xãhội Trong mỗi loại này lại bao gồm nhiều nhóm nhỏ hơn liên quan đến cácphương diện cụ thể của đời sống văn hóa và đời sống xã hội Việc phân chianày không nhằm mục đích nghiên cứu văn hóa, do đó, có thể không triệt để
và toàn diện như các nhà văn hóa học Cho nên ở phân nhóm đời sống vănhóa chúng được chia nhỏ thành các tiểu nhóm: liên quan đến đời sống laođộng sản xuất, liên quan đến đời sống sinh hoạt hàng ngày, liên quan đến đờisống tín ngưỡng, liên quan đến đời sống gia đình, liên quan đến đời sốngcộng đồng làng xã
Việc phân loại các thành ngữ liên quan đến đời sống xã hội có thể căn
cứ vào các nhân tố xã hội quy định sự phân tầng xã hội Tuy nhiên, có rấtnhiều tiêu chí để phân tầng một xã hội do các nghiên cứu khác nhau có những
sự lựa chọn các nhân tố xã hội khác nhau để phân tầng một xã hội cụ thể.Chẳng hạn, trong nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội, tác giả Labov cho rằng có
ba đặc điểm có giá trị để đánh giá sự phân tầng xã hội: nghề nghiệp(occupation), trình độ văn hóa giáo dục (education) và thu nhập gia đình(income) [67,134] Trong khi đó, tác giả Wolfram lại quan tâm đến các nhân
tố như tầng lớp xã hội (địa vị xã hội), giới tính, tuổi tác và nguồn gốc chủngtộc [67,139] Tác giả Trudgill thì sử dụng ba tiêu chí giống với Labov là cáctiêu chí: nghề nghiệp, thu nhập, học vấn, và bổ sung thêm 3 tiêu chí nữa là
Trang 38nhà cửa (housing), địa phương (locality) và nghề nghiệp của bố (father’soccupation) [161,161] Như vậy, có thể thấy rằng, để xem xét sự phân tầng xãhội nói chung và sự phân tầng trong xã hội Việt Nam nói riêng, có thể sửdụng nhiều nhân tố xã hội khác nhau
Quá trình khảo sát các nghiên cứu có trước và tư liệu của chúng tôi chothấy tiêu chí nổi bật trong thành ngữ tiếng Việt phản ánh sự phân tầng xã hộilà: tuổi tác, giới tính và địa vị xã hội Như vậy, các thành ngữ liên quan đếnđời sống xã hội có thể được phân loại thành các nhóm: thành ngữ liên quanđến sự phân tầng xã hội theo tuổi tác, thành ngữ liên quan đến sự phân biệtgiới tính, thành ngữ liên quan đến địa vị xã hội Căn cứ vào các tiêu chí ấy,chúng tôi đã tiến hành phân loại thành ngữ tiếng Việt thành 2 nhóm lớn:
Khẩu phật tâm xà, Ba máu sáu cơn, Gần chùa gọi Bụt bằng anh
(1c) Văn hóa gia đình
Cha già nhà giột, Chị ngã em nâng, Cá chuối đắm đuối vì con
(1d) Văn hóa cộng đồng
Làng trên xóm dưới, Khua chiêng gõ mõ, Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại
Da mồi tóc bạc, Tre già măng mọc, Dê cỏn buồn sừng
(2b) Sự phânbiệt giới tính
Chồng khôn vợ khéo, Nam thanh gái lịch, Ông chẳng bà chuộc
(2c) Địa vị xãhội
Bìm bìm leo nhà gạch, Cây cao gió cả, Thấp cổ bé họng, Trọc đầu càng mát
Trang 39Sơ đồ 1.4 Phân loại thành ngữ tiếng Việt theo văn hóa - xã hội
Thành ngữ (TN) tiếng Việt
TN liên quan đến đời sống văn hóa
TN liên quan đến đời sống
TN liên quan đến đời sống văn hóa gia đình
TN liên quan đến đời sống văn hóa cộng đồng
TN liên quan đến
sự phân chia tuổi tác
TN liên quan đến
sự phân biệt giới tính
TN liên quan đến địa vị
xã hội
Trang 40Xin một lần nữa nhắc lại rằng việc phân chia như trên chỉ mang tínhchất tương đối nhằm phục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu của chúng tôi Vì thực
tế có những thành ngữ có thể vừa biểu hiện đặc điểm văn hóa, vừa biểu hiện
đặc điểm xã hội Ví dụ thành ngữ Cương ngựa ách trâu, Đầu gà hơn đuôi trâu… vừa là những thành ngữ liên quan đến đời sống nông nghiệp vì có sử
dụng hình ảnh con trâu để biểu trưng hóa, vừa là những thành ngữ liên quanđến đời sống xã hội vì biểu trưng hóa cho địa vị xã hội
1.4 Một số vấn đề về ẩn dụ phục vụ cho nghiên cứu của luận án.
Để thực hiện nhiệm vụ đã nói ở trên, chúng tôi chỉ sẽ lựa chọn phươngthức ẩn dụ trong thành ngữ làm nội dung nghiên cứu ở chương 3 Có hai lýdo: Một là, do giới hạn của luận án, chúng tôi không có điều kiện khảo sát cảhai phương thức ẩn dụ và so sánh Hai là, tính biểu trưng của phương thức sosánh thì vẫn còn nhiều điểm chưa thống nhất, trong khi phương thức ẩn dụ làphương thức hiệu quả để tạo ra tính biểu trưng của thành ngữ đều đã được đa
số các tác giả thừa nhận Vì thế, trong mục 1.4 này, chúng tôi sẽ trình bàymột số vấn đề về ẩn dụ phục vụ cho nghiên cứu của luận án
1.4.1 Khái niệm ẩn dụ
Ẩn dụ được sử dụng rất nhiều trong ngôn ngữ và lời nói Ngay từ thời
Hy Lạp cổ đại, nhà triết học Arixtốt đã nhắc đến ẩn dụ và cho rằng nó là đặctrưng cơ bản của ngôn ngữ Trong suốt một quá trình lịch sử lâu dài kể từ đócho đến khoảng giữa thế kỷ XX, ẩn dụ vẫn được coi như là một phương tiện
tu từ và bản chất của nó là sự dịch chuyển hay sự thay thế
Ở Việt Nam, đã có nhiều nhà ngôn ngữ học thuộc các chuyên ngànhkhác nhau dành sự quan tâm đến vấn đề ẩn dụ như các nhà từ vựng học, ngữnghĩa học, phong cách học, triết học ngôn ngữ và gần đây là dụng học vàngôn ngữ học tri nhận Có thể kể tên những công trình đề cập đến ẩn dụ củacác tác giả như: Đỗ Hữu Châu (1962), Đinh Trọng Lạc (1964), Cù Đình Tú