Phân loại ý niệm đích

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành ngữ tiếng việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng (Trang 157)

- Ý nghĩa tiêu cực Sự độc ác, nham

3.3.1. Phân loại ý niệm đích

Khi phân loại thành ngữ, Cù Đình Tú căn cứ vào sự tương ứng đặc trưng từ loại giữa thành ngữ và từ để phân chia thành ngữ tiếng Việt thành: thành ngữ biểu thị sự vật, thành ngữ biểu thị tính chất, thành ngữ biểu thị hành động. Điều đó có được hiểu là nghĩa của thành ngữ nhằm biểu thị sự vật, tính chất và hành động [145]. Một vài nhà Việt ngữ học khác cho rằng, thành ngữ có thể được hiểu là những cụm từ có chức năng định danh, có nghĩa là nó gọi tên sự vật và phản ánh khái niệm thông qua quá trình biểu trưng hóa, và do đó, nghĩa của thành ngữ là gọi tên sự vật và khái niệm [29]. Ngôn ngữ học nhân chủng sẽ gọi những sự vật, tính chất, hành động theo quan niệm của Cù Đình Tú hay sự vật, khái niệm mà thành ngữ gọi tên theo cách nhìn nhận thứ 2 là ý niệm đích của thành ngữ. Vì thành ngữ là cụm từ cố định có khả năng hoạt động tương tự như từ trong câu, ý niệm đích sẽ mang ý nghĩa của từ, có nghĩa là biểu thị sự vật, biểu thị tính chất, trạng thái, biểu thị hành động. Tức là nó trả lời sự vật là gì, hoạt động ấy như thế nào, trạng thái tính chất đến

mức độ nào…Tuy nhiên, việc phân loại ý niệm đích như vậy quá sơ sài và không làm nổi rõ các đặc trưng văn hóa xã hội phản ánh trong thành ngữ.

Trong tiếng Anh, cùng với việc nêu ra danh sách ý niệm nguồn phổ biến, tác giả Kövecses [165] cũng đã dẫn ra danh sách 13 phạm vi ý niệm đích phổ biến của ẩn dụ trong tiếng Anh gồm tình cảm (emotion), mong muốn (desire), chuẩn mực đạo đức (morality), tư duy (thought), xã hội (soceity), tôn

giáo (religion), chính trị (politics), kinh tế (economy), quan hệ con người

(human relations), giao tiếp (communication), sự kiện và hành động (events and actions), thời gian (time), cuộc sống và cái chết (life and death). Phan Thế Hưng [62] về thực chất cũng dùng cách phân chia như thế. Theo đó, trong ẩn dụ có 11 phạm vi ý niệm đích thông dụng được phân thành các nhóm: Những trạng thái và những sự kiện sinh học và tâm trí (cảm xúc, ham muốn, đạo đức, tư duy), các nhóm xã hội và các quy trình (xã hội, chính trị, kinh tế, mối quan hệ giữa con người, giao tiếp), những trải nghiệm và sự kiện cá nhân (thời gian, cái chết, sự sống). Cách phân loại này tương đối cụ thể nhưng cũng chỉ là cách phân loại ý niệm đích trong ẩn dụ tiếng Anh. Dường như chưa có công trình nào tiến hành chỉ ra và phân loại ý niệm đích của ẩn dụ trong thành ngữ nói chung và nhất là trong thành ngữ tiếng Việt nói riêng.

Đặc điểm văn hóa xã hội không chỉ phản ánh trong phạm trù ý niệm nguồn mà còn phản ánh trong ý niệm đích. Và vì thế, theo chúng tôi, phạm trù ý niệm đích cũng cần phải được khảo sát. Tuy nhiên, việc khảo sát ý niệm đích trong thành ngữ tiếng Việt sẽ gặp phải những khó khăn sau.

Một là, chưa có một công trình nào phân loại ý niệm đích trong ẩn dụ tiếng Việt nói chung. Cho nên, chưa có một tiêu chí nào để chúng tôi áp dụng nhằm phân loại ý niệm đích trong thành ngữ tiếng Việt. Bởi vậy, việc tiến hành phân loại của chúng tôi sẽ là mới mẻ, nên sẽ đồng thời mang tính chủ quan và chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót. Hai là, trong thành ngữ tiếng Việt có không ít thành ngữ mà ý niệm đích phản ánh lối ứng xử trong đời sống như Liệu cơm gắp mắm; Có oản phụ xôi; Ăn nói một gióng… mà tuỳ

hoàn cảnh sử dụng, những câu này nhằm miêu tả chuẩn mực đạo đức hay quan hệ giữa người với người. Và vì vậy, sắp xếp chúng vào nhóm nào là một việc làm không đơn giản. Ba là, trong quá trình khảo sát thành ngữ tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy rằng, thành ngữ tiếng Việt có sử dụng các phạm trù tôn giáo, kinh tế, chính trị làm ý niệm nguồn nhưng ý niệm đích thì không có những ý niệm liên quan đến ba phạm trù này. Vì vậy, theo chúng tôi, đã nghiên cứu ý niệm đích trong thành ngữ tiếng Việt thì cần thiết phải đưa ra cách phân loại đối tượng này.

Lấy con người làm trung tâm, trên cơ sở kết hợp cách phân loại truyền thống và các tiêu chí của tiếng Anh, chúng tôi thử phân loại ý niệm đích thông dụng trong thành ngữ tiếng Việt theo những dấu hiệu như sau:

1. Ngoại hình và sức khỏe

2. Trạng thái tâm lý, tình cảm, cảm xúc

3. Tính cách, phẩm chất ( thuộc tính của con người) 4. Cuộc sống (vật chất & tinh thần)

5. Quan hệ giữa con người với con người 6. Thời gian

7. Hành động, sự việc, trạng thái 8. Tính chất sự vật

Do số lượng thành ngữ mà chúng tôi thu thập được là khoảng 8780 đơn vị, cho nên, chúng tôi thử áp dụng cách phân loại này trong 3 mục từ là mục từ B, T, N với tổng số 1704 đơn vị. Kết quả việc phân loại được thể hiện trong Bảng 3.5.

Bảng 3.5. Bảng phân loại ý niệm đích của ẩn dụ ở các mục từ B, N, T

Ý niệm đích MụcB Mục N MụcT Ví dụ Ngoại hình và sức khỏe 10 6 34 Tóc bạc da mồi; Nụ cà hoa mướp; Thắt đáy lưng ong;

Trạng thái tâm lý 8 39 56 Tay bắt mặt mừng; Thâm gan tím ruột; Nảy đom đóm mắt

chất rắn ráo;

Cuộc sống 7 23 28 Năm toà bảy đụn; Trướng phủ màn che; Bát cơm manh áo

Quan hệ con người 28 15 88 Nàng dâu mẹ chồng; Tay đứt ruột xót; Bằng chà bằng lứa Hành động, sự việc, trạng thái

277 281 527 Ném đá giấu tay; Nhờ gió bẻ măng; Tháo dạ đổ vạ cho váy;

Tính chất sự vật 8 27 Nồi đồng cối đá; Trăng thanh gió mát; Non xanh nước biếc;

Thời gian 7 27 Tháng ba ngày tám; Từ đầu dần đến cuối dậu

Tổng số 372 905

Việc phân loại các ý niệm đích như trên cho thấy:

- Ý niệm đích không nằm ngoài 8 nhóm kể trên. Nói một cách khác, theo chúng tôi, việc phân loại ý niệm đích trong thành ngữ thành 8 nhóm là phù hợp.

- Xét về mặt số lượng, trong các nhóm ý niệm đích thông dụng, những thành ngữ có ý niệm đích là hành động, sự việc, trạng thái chiếm số lượng nhiều hơn cả.

- Xét về mặt nội dụng, ý niệm đích trong thành ngữ tiếng Việt cũng có những điểm tương đồng và khác biệt so với các ngôn ngữ khác. Kövecses cho rằng, tính phổ niệm và tính khác biệt của ẩn dụ có thể tìm thấy trong mọi thành tố tham gia vào quá trình ẩn dụ hóa, gồm có cả ý niệm nguồn và ý niệm đích. Và sự khác biệt hay tương đồng ấy chắc chắn có liên quan đến văn hóa. “Mỗi nền văn hóa sử dụng một tập hợp những phạm vi nguồn khác nhau cho

một phạm vi đích nhất định và ngược lại một nền văn hóa có thể sử dụng một phạm vi nguồn nhất định để ý niệm hóa một tập hợp ý niệm đích khác. Trường hợp khác là có một tập hợp ẩn dụ ý niệm cho một phạm vi đích nhất định giống nhau trong hai ngôn ngữ, nhưng một ngôn ngữ có cách hiểu khác về một vài ẩn dụ ý niệm được sử dụng. Cuối cùng, có một vài ẩn dụ ý niệm

dường như là duy nhất trong một ngôn ngữ/một nền văn hóa nhất định”

[163,67- 68].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành ngữ tiếng việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng (Trang 157)