Một số quan niệm khác nhau về thành ngữ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành ngữ tiếng việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng (Trang 26)

Thành ngữ là một đơn vị ngôn ngữ đặc biệt trong mọi ngôn ngữ trên thế giới. Tính đặc biệt của thành ngữ không chỉ nằm ở những đặc điểm cấu trúc hình thái và ngữ nghĩa mà còn nằm ở khả năng biểu đạt tinh tế những đặc trưng văn hóa tư duy của dân tộc sở hữu nó. Nếu ngôn ngữ là công cụ của tư duy, phản ánh tư duy thì trong các đơn vị ngôn ngữ, thành ngữ là nơi dấu ấn của tư duy của mỗi dân tộc được đọng lại rõ nét nhất.

1.3.1.1. Quan điểm theo hướng cấu trúc - ngữ nghĩa

Trong tiếng Anh, thuật ngữ idiom thường dịch là thành ngữ. Theo quan điểm cấu trúc - ngữ nghĩa, thuật ngữ này thường được hiểu là một cụm từ mang nghĩa bóng bẩy mà nghĩa của nó thường được hiểu tách rời với nghĩa của các thành tố tạo nên thành ngữ đó. Thành ngữ được coi là bộ phận thuộc về từ vựng của một ngôn ngữ. Thành ngữ cũng có đặc điểm cấu trúc hình thái và ngữ nghĩa giống như các đơn vị từ vựng khác.

Tác giả Z. Kövecses đã mô hình hóa khái niệm thành ngữ tiếng Anh theo quan điểm này thông qua ví dụ là thành ngữ “Kick the bucket” với nghĩa là “Chết”. Theo đó, thành ngữ là một đơn vị bao gồm: (1) Các đơn vị từ vựng và cấu trúc của chúng; (2) Nghĩa đen của các đơn vị tạo nên nó; (3) Nghĩa đặc biệt của cả thành ngữ. Thành ngữ “Kick the bucket” có thể được mô hình hóa thành sơ đồ 1.1.

Nghĩa đặc biệt của thành ngữ : “chết”

- Nghĩa của các dạng thức ngôn ngữ: “kick” “the” “bucket” - Các dạng thức ngôn ngữ và đặc điểm cú pháp:

Kick the bucket (không bị động, v.v…)

Sơ đồ 1.1. Quan điểm về thành ngữ trong ngôn ngữ học truyền thống [165]

Trong tiếng Hán, các nhà Hán ngữ đã quan tâm đến thành ngữ từ rất sớm. Đường Tú Trân [142] cho biết, khái niệm thành ngữ đã xuất hiện trong sách vở từ thời nhà Chu. Mặc dù vậy, công trình nghiên cứu về thành ngữ Hán sớm nhất có thể lưu lại được là trong cuốn “Từ nguyên” năm 1915 [132].

Từ đó đến nay, giới Hán ngữ đã có nhiều thành tựu trong nghiên cứu thành ngữ. Tuy một số vấn đề về thành ngữ Hán chẳng hạn như thành ngữ được cấu tạo bằng tổ từ, đoản cú hay tổ hợp từ thì vẫn còn chưa được thống nhất. Song nhìn chung các nhà nghiên cứu đều thống nhất ở tầm quan trọng và vị trí của thành ngữ trong hệ thống từ vựng tiếng Hán. Chúng tôi xin dẫn lại một số định nghĩa về thành ngữ Hán của các nhà nghiên cứu Trung Quốc như sau.

Chu Tổ Mô cho rằng: “Thành ngữ là những tổ từ hoặc đoản cú định

hình và người dân sử dụng trong khẩu ngữ trong thời gian dài mà có. Cấu trúc của thành ngữ tương đối ổn định, thường có kết cấu bốn chữ. Đây là đơn vị có tính chỉnh thể được lưu truyền lại mà người ta ước định hợp thành, vì thế nó có tên gọi là thành ngữ” [132,10].Còn theo tác giả Hồ Dục Thụ:

“Thành ngữ là một loại tổ từ cố định, tính chất của nó gần với quán ngữ,

thường được sử dụng như một đơn vị với ý nghĩa hoàn chỉnh, nhưng so với quán ngữ thì thành ngữ có tính cố định hơn. Thông thường, thành ngữ có kết cấu chặt chẽ, không thể tuỳ ý thay đổi các thành phần, cũng không như quán ngữ có thể tách rời hoặc chen (xen lẫn) vào một số thành phần khác” [142].

Nhìn chung, những quan điểm vừa trình bày ở trên đều nhấn mạnh vào đặc điểm cấu tạo, hình thái ngữ nghĩa của thành ngữ. Vì vậy chúng được coi là quan điểm cấu trúc - ngữ nghĩa hay còn gọi là hướng tiếp cận truyền thống về thành ngữ.

1.3.1.2. Quan điểm theo hướng tri nhận

Từ việc tổng kết quan niệm theo hướng cấu trúc - ngữ nghĩa về thành ngữ trong tiếng Anh, Z.Kövecses nêu ra quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận về thành ngữ. Ngôn ngữ học tri nhận cho rằng thành ngữ là sản phẩm của hệ thống tư duy và nó không chỉ đơn giản là vấn đề của riếng ngôn ngữ. Thành ngữ không chỉ là một biểu thức ngôn ngữ mang nghĩa đặc biệt có liên quan đến nghĩa của các thành tố tạo nên nó mà nghĩa đặc biệt đó bắt nguồn từ

tri thức khái quát về thế giới được thể hiện trong hệ thống nhận thức của chúng ta. Nói một cách khác, hầu hết thành ngữ mang bản chất nhận thức chứ không phải là bản chất ngôn ngữ học. Nghĩa của thành ngữ có thể được hiểu là một cơ chế chứ không phải là tuỳ ý. Đó là cơ chế tri nhận nhằm kết nối các tri thức các phạm vi tri thức với nghĩa của thành ngữ. Thành ngữ sẽ bao gồm các tầng bậc như sau:

Sơ đồ 1.2. Cơ chế nhận thức của thành ngữ theo quan điểm ngôn ngữ học tri nhận [165]

Nghĩa thành ngữ: Nghĩa đặc biệt của một thành ngữ Các cơ chế tri nhận: Ẩn dụ, hoán dụ, tri thức truyền thống

Các phạm vi nhận thức: Một hoặc nhiều phạm vi tri thức

Các cấu trúc ngôn ngữ học và nghĩa: Các từ tạo nên thành ngữ, đặc

điểm cấu tạo và nghĩa của chúng

Theo cách nhìn như vậy, thành ngữ không chỉ là một đơn vị ngôn ngữ, nó mang bản chất của nhận thức gắn liền với các cơ chế tri nhận là ẩn dụ, hoán dụ và tri thức truyền thống. Và như vậy, rõ ràng, thành ngữ sẽ gắn liền với đặc điểm tư duy của con người.

Ví dụ, theo cách hiểu này, thành ngữ tiếng Việt Chó có váy lĩnh có thể được nhận thức thông qua các tầng bậc sau

Nghĩa thành ngữ: sự đua đòi, lố lăng, kệch cỡm

Các cơ chế tri nhận: ẩn dụ (ẩn dụ hóa hình ảnh” chó, váy lĩnh”) +

tri thức truyền thống (“chó” là loài động vật bị coi thường, “váy lĩnh” là váy may bằng loại vải quý)

Các phạm vi nhận thức: quan niệm của người Việt về loài “chó”,

tri thức về vật dụng “váy lĩnh” trong đời sống người Việt

Các cấu trúc ngôn ngữ học và nghĩa: các từ tạo nên thành ngữ

“chó, có, váy lĩnh”, đặc điểm cấu tạo và nghĩa đen của chúng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành ngữ tiếng việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng (Trang 26)