Quan điểm về thành ngữ tiếng Việt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành ngữ tiếng việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng (Trang 29)

Thành ngữ là một trong những đối tượng được các nhà ngôn ngữ học nói riêng và khoa học xã hội nói chung ở Việt Nam quan tâm nghiên cứu một cách toàn diện từ đặc điểm cấu trúc, phương thức tạo nghĩa tới nguồn gốc hình thành. Các công trình nghiên cứu về thành ngữ tiếng Việt thường được tiếp cận theo những hướng sau đây.

(1) Hướng thứ nhất, nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt theo hướng từ vựng ngữ nghĩa. Những tác giả nghiên cứu thành ngữ theo hướng này có thể kể ra là Nguyễn Văn Mệnh (1971, 1972, 1986), Trương Đông San (1976), Nguyễn Văn Tu (1976), Bùi Khắc Việt (1981), Cù Đình Tú (1983), Nguyễn Thiện Giáp (1985), Đỗ Hữu Châu (1986) và (1987), Nguyễn Công Đức (1995), Hoàng Văn Hành (2004), Nguyễn Thị Tân (2004) .v.v. Trong các nghiên cứu nói trên, thành ngữ được coi là một đơn vị thuộc từ vựng của một ngôn ngữ. Nhìn chung, các định nghĩa hoặc khái niệm của các tác giả trên đều xuất phát từ bình diện cấu trúc ngữ nghĩa của thành ngữ và thống nhất với nhau ở mấy điểm sau:

- Về mặt cấp độ, thành ngữ là một đơn vị tương đương với từ.

- Về mặt cấu trúc, thành ngữ là một đơn vị có cấu trúc hình thái chặt chẽ. Đấy là lý do vì sao người ta còn gọi nó là một “cụm từ cố định” trong sự đối sánh với thuật ngữ “cụm từ tự do” theo nghĩa là những cụm từ/ ngữ/ tổ hợp từ không có tính bền vững về mặt cấu trúc hình thái.

- Về mặt ý nghĩa, nghĩa của thành ngữ không phải là nghĩa của từng yếu tố cấu tạo nên mà là kết quả của quá trình biểu trưng hóa các sự vật, hiện tượng, thuộc tính v.v do các yếu tố từ vựng chuyển tải. Vì thế, có tác giả gọi nghĩa của thành ngữ là nghĩa biểu trưng, hay nghĩa “bóng”.

Ví dụ thành ngữ Ăn mày đòi xôi gấc được lý giải:

- Về mặt cấu tạo, thành ngữ này là sự kết hợp cố định của các từ ăn mày, đòi, xôi gấc. Nghĩa đen của nó là do các từ này tạo ra, nhưng nghĩa biểu

trưng của thành ngữ có được không phải là sự kết hợp nghĩa của ba từ nói trên mà là kết quả của quá trình biểu trưng hóa: Ăn mày biểu trưng cho người có địa vị thấp kém; Xôi gấc biểu trưng cho những thứ có giá trị.

- Từ đó, nghĩa biểu trưng của thành ngữ này được hiểu là “sự mong muốn hay đòi hỏi những điều vượt quá thân phận của mình”.

(2) Hướng thứ hai, về đại thể, là nghiên cứu so sánh đối chiếu thành ngữ giữa hai ngôn ngữ và có quan tâm đến nội dung văn hóa ở thành ngữ. Ở Việt Nam, có thể thấy những nghiên cứu này phần nhiều là luận án tiến sỹ. Trương Đông San, một trong những nhà nghiên cứu thành ngữ đầu tiên của Việt Nam trên cứ liệu tiếng Nga, đã khảo sát thành ngữ tiếng Nga trong cách nhìn của người Việt và đưa ra một số cách chuyển dịch sang tiếng Việt dựa trên các phương thức cấu tạo ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Nga. Tuy nhiên, ông mới chỉ chú trọng đến làm thế nào để dịch thành ngữ từ thứ tiếng này sang thứ tiếng khác mà chưa chú trọng nhiều đến những đặc điểm văn hóa dân tộc trong thành ngữ. Sau này, các luận án khác đã đã chú ý đến những đặc trưng văn hóa dân tộc trong thành ngữ như Phùng Trọng Toản (1995), Nguyễn Xuân Hòa (1996), Trần Thị Lan (2002), Ngô Minh Thuỷ (2006), Phạm Minh Tiến (2008), Nguyễn Tô Chung (2010) v.v.

Chú ý đến mối quan hệ giữa ngôn ngữ - văn hóa - xã hội trong thành ngữ, Nguyễn Công Đức cho rằng: “Ngoài những đặc điểm của một đơn vị

ngôn ngữ, thành ngữ còn có những dấu ấn của một đơn vị văn hóa, còn tiềm ẩn, trầm tích những đặc điểm văn hóa dân tộc. Cho nên, cũng có thể xem, thành ngữ là những đơn vị ngôn ngữ - văn hóa” [29,35]. Tuy nhiên, ở tác giả

này cũng mới chỉ là sự “chú ý đến” mà thôi.

Mặc dù không chuyên nghiên cứu về thành ngữ, nhưng trong “Ngôn

ngữ và văn hóa: Tri thức nền và việc giảng dạy tiếng nước ngoài”, Trịnh Thị

Kim Ngọc (1999) lại có đề cập đến thành tố văn hóa dân tộc trong thành ngữ. Xuất phát từ lý thuyết ngôn ngữ - đất nước học, tác giả chỉ ra rằng ngữ nghĩa của từ bao gồm khái niệm từ vựng và nền từ vựng. Nền từ vựng là mọi tri

thức có quan hệ với từ, thường trực trong ý thức của con người và có tính chất đại chúng đối với người bản ngữ. Từ đó, ngữ nghĩa của thành ngữ bao gồm khái niệm thành ngữ (thể hiện chức năng định danh của nó) và nền từ vựng của thành ngữ. “Đơn vị thành ngữ cùng với các từ vị của mình chính là nguồn

ngữ liệu chủ yếu cho tri thức nền của một dân tộc và còn có khả năng tích luỹ các thông tin ngoài ngôn ngữ” [91,127]. Nền từ vựng của thành ngữ có thể

được hiểu là các thành tố văn hóa dân tộc của thành ngữ.

Nguyễn Thiện Giáp nhấn mạnh rằng: “Hơn lĩnh vực ngôn ngữ nào

khác, các thành ngữ tiếng Việt thể hiện đậm nét đặc trưng văn hóa dân tộc Việt Nam… Đặc trưng văn hóa dân tộc của thành ngữ còn được thể hiện trong ý nghĩa biểu trưng của thành ngữ” [32,185-186].

Như vậy, bình diện văn hóa xã hội trong thành ngữ đã được nhiều tác giả đề cập đến trong một vài công trình nghiên cứu về thành ngữ nói chung. Nhưng trong số đó chưa có một công trình nào nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt từ cách tiếp cận ngôn ngữ học nhân chủng.

Ngoài ra để nhận diện thành ngữ tiếng Việt, các nhà Việt ngữ học còn đặt khái niệm thành ngữ trong sự phân biệt với các đơn vị như cụm từ tự do, từ ghép/từ phức, quán ngữ và tục ngữ. Mặc dù vậy, các tác giả có quan điểm khác nhau về những khái niệm này khiến cho việc phân biệt cũng không hề đơn giản. Nhìn chung, khi đưa ra các khái niệm nói trên họ đều dựa vào hai tiêu chí quan trọng là cấu trúc và ngữ nghĩa. Song, do tính phức tạp của chúng, nhiều tác giả đã phải sử dụng thêm các tiêu chí khác để làm rõ hơn (chẳng hạn tiêu chí số lượng âm tiết, tiêu chí chức năng, tính độc lập/không độc lập của một đơn vị ngôn ngữ, tính biểu trưng v.v) Bản thân những tiêu chí như vậy cũng vẫn chưa có được sự thống nhất trong quan điểm giữa các nhà nghiên cứu. Nhưng dù sao, việc bổ sung thêm tiêu chí càng góp phần làm rõ và khu biệt khái niệm thành ngữ với các đơn vị có liên quan.

Nhìn trên tổng thể mà nói, về cơ bản, các nhà Việt ngữ học đã vạch đủ các ranh giới cần thiết để nhận diện thành ngữ. Song không phải lúc nào việc

áp dụng các tiêu chí trên cũng mang lại kết quả như mong đợi. Chẳng hạn, sự phân biệt giữa khái niệm thành ngữ với tục ngữ dường như vẫn còn rất dễ nhầm lẫn. Các đơn vị như Con giun xéo mãi cũng quằn, Cây ngay không sợ

chết đứng… thường có sự lẫn lộn khi nhận diện chúng là thành ngữ hay tục

ngữ. Ví dụ, trong một số ngữ cảnh, Con giun xéo mãi cùng quằn nhằm chỉ ra một tình huống. Đó là tình huống bị áp bức thì sẽ có đấu tranh. Trong trường hợp này, nó có thể được coi là thành ngữ. Nhưng trong một số trường hợp khác, nó có thể được coi là tục ngữ vì đã nêu ra một phán đoán rằng nếu bị áp bức nhiều quá thì sẽ có đấu tranh, cho nên có thể hàm ý đưa ra một lời khuyên trong cách ứng xử.

Chúng tôi đồng ý với một vài người đi trước cho rằng, việc phân biệt thành ngữ và tục ngữ phải căn cứ vào từng hoàn cảnh cụ thể, vì thành ngữ vừa là một đơn vị ngôn ngữ, vừa là một đơn vị văn hóa. Ngoài thành ngữ thì tục ngữ cũng như vậy, cho nên, nếu chỉ xét đơn thuần ở mặt ngôn ngữ học thì dù cố gắng đến đâu cũng không thể hoàn toàn minh định được ranh giới giữa thành ngữ và phân biệt nó với tục ngữ. Bản thân thành ngữ và tục ngữ có những đặc điểm do những nhân tố ngoài ngôn ngữ quy định, do đó, các tiêu chí ngôn ngữ dù sát thực đến đâu cũng không bù được những sự đắp đổi từ những nhân tố ngoài ngôn ngữ đưa lại. Nhân tố ngoài ngôn ngữ chính là các đặc điểm văn hóa xã hội ở dân gian. Có sự xâm lấn của những nhân tố văn hóa xã hội thì hẳn sẽ có tính dị bản và có nhiều cách hiểu khác nhau.

Nguyễn Trung Thành cũng có quan điểm tương tự khi cho rằng trong sự phân biệt thành ngữ với tục ngữ phải gắn liền với ngữ cảnh - tức là bối cảnh sử dụng. Tác giả viết: “Việc xếp loại một bộ phận các đơn vị có sẵn - bộ

phận nằm ở vị trí trung gian giữa thành ngữ và tục ngữ - là một công việc khó khăn. Và để giải quyết khó khăn, tốt nhất là dựa vào cách sử dụng các đơn vị này trong những hoàn cảnh cụ thể” [114]. Cách sử dụng thành ngữ

phụ thuộc vào việc hiểu thành ngữ, do đó, gắn liền với bối cảnh sử dụng. Trong phạm vi lớn, bối cảnh sử dụng bao giờ cũng gắn liền với đặc điểm văn

hóa xã hội của cá nhân hoặc của cả cộng đồng sử dụng. Do đó, những đơn vị như Con giun xéo mãi cùng quằn, Cây ngay không sợ chết đứng vừa kể trên có thể là thành ngữ hoặc tục ngữ tuỳ vào ngữ cảnh sử dụng, song, đó đều là những đơn vị ngôn ngữ - văn hóa.

Cùng với việc đưa ra khái niệm và phân biệt thành ngữ với các đơn vị khác, các nhà Việt ngữ học đã phân chia thành ngữ theo dựa vào các tiêu chí khác nhau tuỳ thuộc vào góc nhìn và hướng nghiên cứu của mỗi tác giả. Các tiêu chí có thể là tiêu chí chức năng, tiêu chí đặc trưng từ loại, phương thức biểu trưng hóa hay cơ chế cấu tạo cả về nội dung và hình thức, tiêu chí nguồn gốc, … Nhìn chung, việc phân loại thành ngữ đều chủ yếu dựa vào cơ chế cấu tạo và cấu trúc là phổ biến, ngoài ra khi phân loại, người ta có thể xét đến các tiêu chí như số âm tiết, sự đối xứng hay không đối xứng v.v.

1.3.2.2. Thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng

Có 3 tiêu chí cơ bản sau đây mà đa số tác giả nghiên cứu thành ngữ từ bình diện ngôn ngữ học truyền thống đều thống nhất để nhận diện nó, đó là:

- Một là, về mặt cấu trúc, thành ngữ có khả năng hoạt động như một từ độc lập, tương đương với cấp độ từ.

- Hai là, thành ngữ có cấu trúc bền vững, khó bị phá vỡ, thường là một tổ hợp từ, một số ít có thể là kết cấu chủ vị

- Ba là, thành ngữ mang nghĩa biểu trưng.

Như vậy, khái niệm thành ngữ có thể được hiểu bao gồm: Các từ tạo nên thành ngữ bao gồm kết cấu và nghĩa đen của nó và nghĩa biểu trưng của thành ngữ. Nhưng trong những trường hợp cần thiết, việc xác định thành ngữ phải kết hợp nhiều tiêu chí trong ngữ cảnh cụ thể. Ngay cả Saussure cũng thừa nhận rằng: “Danh từ idiome biểu thị một cách khá đúng đắn rằng ngôn

ngữ phản ánh những nét đặc thù của một cộng đồng (tiếng Hy Lạp idiōma đã có nghĩa là “tập tục riêng”) [107,323].

Ngôn ngữ học nhân chủng sẽ nhấn mạnh đến bối cảnh sử dụng thành ngữ. Đây chính là bối cảnh văn hóa xã hội của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ.

Và đồng thời nó đặc biệt chú trọng vào mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, giữa ngôn ngữ và xã hội trong thành ngữ. Nhờ đó, người ta sẽ hiểu rõ sự tương tác giữa thành ngữ với đặc trưng văn hóa xã hội. Trong một yêu cầu như vậy, chúng tôi xin đưa ra một mô hình thành ngữ tiếng Việt gồm có 3 bậc như sơ đồ 1.3. dưới đây để “khảo sát” trong luận án của mình:

Sơ đồ 1.3. Thành ngữ từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng

1 Nghĩa biểu trưng của thành ngữ

2 Các đặc điểm văn hóa xã hội: Ẩn dụ và so sánh

3 Các từ tạo nên thành ngữ gồm kết cấu và nghĩa đen của chúng

Theo sơ đồ này, có thể hiểu (3) là dạng thức tồn tại của thành ngữ trong ngôn ngữ và lời nói, (2) là cơ sở để hình thành, hiểu đúng và sử dụng đúng thành ngữ và (1) là cái mà chúng ta sử dụng thành ngữ.

Cái khác so với các quan điểm đã có về thành ngữ tiếng Việt là trong sơ đồ này, chúng tôi nhấn mạnh các đặc điểm văn hóa xã hội làm cơ sở để hình thành nghĩa biểu trưng của thành ngữ. Và, như trong những chương sau sẽ làm sáng tỏ, các đặc điểm văn hóa xã hội được nó lưu giữ thông qua hai phương thức chủ yếu là ẩn dụ và so sánh. Nhờ đó, nghĩa thành ngữ là nghĩa biểu trưng gắn liền với tri thức nền về văn hóa xã hội, gắn liền với phương thức so sánh và đặc biệt là gắn liền với phương thức ẩn dụ. Ở đây, cơ chế sản sinh so sánh và ẩn dụ là quá trình mở rộng hệ thống ý niệm. Có thể nói, kiến thức và kinh nghiệm đã có liên quan đến đời sống văn hóa xã hội của mỗi dân tộc cùng với quá trình tìm kiếm mối tương quan giữa những cái đã tồn tại làm sản sinh ra những khái niệm mới và từ đó nghĩa biểu trưng của thành ngữ sẽ được tạo ra. Cho nên, khảo sát thành ngữ tiếng Việt của chúng tôi từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng chính là cách làm sáng tỏ cơ chế đó.

Cũng cần nói thêm rằng, trong định nghĩa để khảo sát, chúng tôi cũng chỉ ra hai phương thức cơ bản để tạo thành nghĩa biểu trưng của thành ngữ là so sánh và ẩn dụ; nhưng chúng tôi không nhấn mạnh cấu trúc của ẩn dụ và so

sánh mà đặc biệt quan tâm đến tính chất văn hóa của chúng. Chúng tôi cũng biết ẩn dụ và so sánh không chỉ là của riêng ngôn ngữ mà còn là phương thức của tư duy. Phương thức tư duy theo kiểu ẩn dụ và so sánh của con người là cơ sở để ngôn ngữ và văn hóa xã hội phát triển, nhưng đồng thời ngôn ngữ lại ảnh hưởng ngược lại tới phương thức tư duy và văn hóa xã hội.

Bởi vì có thể thấy, cùng một nguyên mẫu nhưng trong các nền văn hóa khác nhau sẽ có được những mối liên hệ khác nhau, tạo ra những ý nghĩa khác nhau. Đây chính là nội dung chính mà ngôn ngữ học nhân chủng đề cập. Cho nên, việc lựa chọn thành ngữ tiếng Việt để nghiên cứu từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng ở chương 3 chính là cách làm tốt nhất nhằm chỉ ra sự tồn tại mối quan hệ và sự tương tác trong đó giữa ngôn ngữ - văn hóa - xã hội được phản ánh trong thành ngữ tiếng Việt.

Nhưng trước khi tiếp cận thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng để chỉ ra sự tương tác nói trên, một yêu cầu đặt ra là phải lý giải các đặc điểm văn hóa xã hội của người Việt phản ánh trong thành ngữ. Muốn làm được điều đó, thành ngữ phải được phân loại thành các nhóm thành ngữ liên quan đến các phương diện khác nhau của đời sống văn hóa xã hội. Như vậy, trong nghiên cứu này, chương tiếp theo sẽ là công việc phân loại thành ngữ tiếng Việt gắn liền với sự phân chia các phương diện khác nhau trong đời sống văn hóa xã hội.

Để thực hiện việc phân loại, trước hết chúng tôi tiến hành phân loại tư liệu thành hai nhóm lớn là thành ngữ liên quan đến đời sống văn hóa và thành ngữ liên quan đến đời sống xã hội. Đây là một việc làm khó khăn nhưng cần thiết. Khó khăn là bởi vì, văn hóa - xã hội là hai khái niệm có nội hàm rất rộng, liên quan đến mọi mặt của vật chất và tinh thần của con người và

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành ngữ tiếng việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng (Trang 29)