Tính riêng biệt của phạm vi ý niệm nguồn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành ngữ tiếng việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng (Trang 134)

- Ý nghĩa tiêu cực Sự độc ác, nham

3.2.2. Tính riêng biệt của phạm vi ý niệm nguồn

Nguồn của ẩn dụ bao gồm các bộ phận cơ thể, động vật, thực vật, kinh nghiệm của con người trong tương tác với thế giới vật lý v.v nhưng không phải dân tộc nào cũng sử dụng tài sản ấy giống hệt nhau. Đó là một trong những cái để phân biệt ngôn ngữ này với ngôn ngữ khác, nền văn hóa này với nền văn hóa khác, dân tộc này với dân tộc khác. Cho nên nguồn ẩn dụ không phải lúc nào cũng trùng hợp mà lại có các đặc điểm riêng mang đậm nét văn hóa của riêng dân tộc mình. Nói một cách khác là phạm trù của phạm vi ý niệm nguồn là giống nhau nhưng các ý niệm cụ thể trong mỗi một phạm trù thì lại không hẳn là trùng nhau.

Về mặt từ vựng, theo nguyên lý chung, từ vựng trong ngôn ngữ này không thể có sự tương đương tồn tại trong các ngôn ngữ khác. Kể cả nếu có sự tương đương từ vựng đi chăng nữa thì nghĩa của chúng có thể không tương đương vì việc sử dụng từ ngữ lại phụ thuộc vào thói quen sử dụng ngôn ngữ của mỗi dân tộc. Ngôn ngữ học nhân chủng cho rằng sự không tương đương về mặt từ vựng được giải thích là do đặc điểm văn hóa xã hội của mỗi dân tộc quy định. Những ví dụ sau đây chứng minh điều đó:

Trường hợp thứ nhất. Trong tiếng Việt, trong các bộ phận cơ thể tham gia vào quá trình hình thành nghĩa biểu trưng của thành ngữ không có bộ phận mông. Nhưng mông lại được dùng trong thành ngữ tiếng Nhật, 尝 尝尝尝 (Shiri ga aoi - mông xanh). Thành ngữ này có ý nghĩa là ngây thơ, non nớt vì theo tục lệ người Nhật, trẻ con mới sinh được đánh dấu bằng một chấm xanh ở mông [129]. Như vậy, mông là thuộc phạm trù bộ phận cơ thể và phạm trù này mang tính phổ biến, nhưng trong tiếng Nhật, mông là ý niệm nguồn mang ý nghĩa văn hóa đặc trưng.

Sự khác nhau trong ý niệm nguồn còn thể hiện ở chỗ, tùy từng ngôn ngữ mà các ý niệm cụ thể trong mỗi phạm trù không phải là hoàn toàn đồng nhất mà thứ tự phổ biến của chúng lại rất khác nhau. Chẳng hạn, trong thành

ngữ tiếng Việt đối với phạm trù bộ phận cơ thể, số lượng ý niệm nguồn thuộc nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể được thống kê là 82 hình ảnh. Nhưng trong tiếng Nhật, theo Ngô Minh Thuỷ, chỉ có 60 hình ảnh [129]. Đối với phạm trù con số, trong thành ngữ tiếng Việt, các con số một, ba, mười có khả năng thay thế rất phong phú. Nhưng trong tiếng Nga, con số bảy được dùng nhiều. Trong khi đó, con số bốn được dùng nhiều trong tiếng Pháp [58].

Hoặc hình ảnh con chim khi được sử dụng làm nguồn ẩn dụ trong các ngôn ngữ khác nhau có ý nghĩa khác nhau. Chẳng hạn, trong tiếng Việt, hình ảnh con chim mang lại những ý nghĩa sau:

+ Cuộc sống tự do phóng khoáng, không bị bó buộc hoặc ổn định ở đâu, khó tìm khó gặp. Ví dụ: Cá bể chim ngàn/ Cá biển chim trời/ Cá biển

chim rừng/ Cá nước chim trời/ Chim trời cá nước/ Chim trời cá bể/ Chim trời bạt gió/ Bóng chim tăm cá/ Tăm cá bóng chim

+ Tâm địa phản trắc xấu xa, không trung thành. Ví dụ: Lòng chim dạ cá/ Lòng cá dạ chim/ Dạ cá lòng chim

+ Cảnh sống bó buộc tù túng. Ví dụ: Cá chậu chim lồng/ Chim lồng cá chậu Nhưng trong thành ngữ tiếng Anh [58], hình ảnh con chim bird mang những ý nghĩa biểu trưng sau:

+ người dậy sớm, làm sớm: an early bird + người khác thường: a rare bird

+ người cấm cung: a home bird + người đơn độc: a lone bird

+ người cùng hội cùng thuyền: birds of a feather ...

Và trong khi đó, ở thành ngữ tiếng Nga, ptica - con chim mang những nghĩa biểu trưng sau:

+ người có chức vụ cao: vazhnaja ptica

+ người có tầm ảnh hưởng cao, uy tín: ptica vysokogo poljotal + người không có địa vị trong xã hội: ptica nizkogo poljotal

+ người từng trải có nhiều kinh nghiệm: streljannaja ptica ...

Như vậy về cơ bản, theo chúng tôi, ý niệm nguồn có thể phân thành 2 nhóm: ý niệm nguồn phổ niệm (phổ thông) và ý niệm nguồn văn hóa đặc trưng. Ý niệm nguồn phổ thông thuộc các phạm trù như sự vật, đối tượng, hình ảnh, hoạt động phổ biến của con người. Về mặt từ vựng, chúng thuộc các nhóm từ như từ chỉ bộ phận cơ thể, từ chỉ con số, từ chỉ hiện tượng thiên nhiên, từ chỉ các loài động vật phổ biến (như chó, mèo, lợn, gà…), từ chỉ màu sắc, từ chỉ người v.v. Ý niệm nguồn văn hóa đặc trưng là những sự vật, hiện tượng, đối tượng chỉ có trong ngôn ngữ này mà không có trong các ngôn ngữ khác, hoặc có tồn tại trong các ngôn ngữ khác nhưng lại mang ý nghĩa văn hóa đặc trưng riêng cho từng dân tộc. Ý niệm nguồn văn hóa đặc trưng là sự vật, hiện tượng thường xuyên xuất hiện trong đời sống của một dân tộc và nó có thể tạo ra những liên tưởng đặc thù. Vì vậy ý niệm này thường có hàm nghĩa văn hóa hoặc ý nghĩa xã hội riêng. Chúng tôi gọi đây là ý niệm nguồn mang ý nghĩa văn hóa đặc trưng. Sau đây là một số ví dụ để minh họa.

- Trong tiếng Việt, có rất nhiều thành ngữ có hình ảnh cá (cá chép, cá

đối, cá chuối, cá rô, cá bống, cá mè, cá sấu…) nhưng không có hình ảnh cá hồi vì đây là loài cá sống ở vùng nước lạnh. Bộ lạc da đỏ Kwakiutl ở Bắc Mỹ

lại thường dùng hình ảnh cá hồi để hình thành ẩn dụ: a school of salmon – một đàn cá hồi mang nghĩa biểu trưng là “rất nhiều khách”; salmon weir – vũng cá hồi mang nghĩa biểu trưng là “làng xóm của mình; những chiếc đĩa bằng đồng - biểu tượng của sự giàu có được gọi là salmon - cá hồi. [156,234].

Sở dĩ họ dùng cá hồi làm nguồn ẩn dụ trong những ví dụ trên là vì những người Kwakiutl này sống trên đảo Vancouver, sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh cá và cá hồi là sản phẩm quen thuộc của họ.

- Người Trung Hoa tự nhận mình là “truyền nhân của con rồng” bởi vì rồng chiếm lĩnh một vị trí đặc biệt trong đời sống, trong ngôn ngữ và trong

văn hóa. Các hoàng đế gọi mình là “chân long thiên tử”, là biểu tượng của cát tường phú quý “long sinh long, phượng sinh phượng”, là biểu tượng cho sức mạnh thống lĩnh “long đầu sản nghiệp”… Con rồng không phải là động vật phổ biến, nó ra đời từ trí tưởng tượng và mang đậm những triết lý, quan niệm của người Trung Quốc.

Trong tiếng Việt cũng có những thành ngữ có sử dụng hình ảnh con rồng làm ý niệm nguồn: Chó cỏ rồng đất; Đầu rồng đuôi tôm, Rồng đến nhà

tôm, Vẽ rồng nên giun… và ý niệm “rồng” biểu trưng cho ý nghĩa “người

hoặc vật cao quý” chứ không ý niệm hóa cho “sự bá chủ, thống lĩnh hay vương quyền”. Vậy là, nó tuy là ý niệm nguồn văn hóa đặc trưng trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Hán nhưng giữa hai ngôn ngữ vẫn có sự khác biệt.

Trường hợp thứ hai. Trong tiếng Việt, ý niệm nguồn bộ phận cơ thể cổ thường dùng để diễn đạt một số ý nghĩa sau:

+ Sự bướng bỉnh: Cứng đầu cứng cổ; Rắn đầu cứng cổ

+ Sự đàn áp, bóc lột: Đè đầu cưỡi cổ; Cưỡi lên đầu lên cổ; Bóp cổ mổ

họng; Bóp hầu bóp cổ

+ Địa vị thấp trong xã hội: Thấp cổ bé họng; Một cổ hai tròng + Sự nguy hiểm liên quan đến tính mạng: Dao kề cổ; Gươm kề cổ + Đi lại vội vã, cấp tốc: Vắt chân lên cổ; Quàng chân lên cổ; Vắt giò lên cổ Nhưng trong thành ngữ tiếng Nhật, cổ ngoài một số ý nghĩa như chờ đợi, đồng ý hay phản đối thì phần lớn diễn đạt các ý liên quan đến công việc [129]:

+ 尝尝 尝尝尝尝 kubi ga abunai – cổ nguy hiểm -> có nguy cơ mất việc hoặc giải thể

+ 尝尝尝尝尝尝尝 kubi wo sugekaeru – thay đổi cổ -> thay đổi vị trí công tác….

+ 尝尝尝尝尝尝 kubi ga tsunagaru – cổ được nối lại -> có thể giữ được việc làm

+尝尝 尝尝 kubi ga tobu - cổ bay đi -> bị đuổi việc, mất việc +尝尝 尝尝kubi ni naru - trở thành cổ -> bị đuổi việc

+ 尝 尝 尝尝kubi wo kiru - cắt cổ ai -> đuổi việc, cách chức

Khi so sánh chúng ta sẽ thấy trong tiếng Việt, không tìm thấy thành ngữ nào sử dụng hình ảnh cổ liên quan đến công việc, còn trong tiếng Nhật thì khá phổ biến. Như vậy, cổ là ý niệm nguồn mang ý nghĩa văn hóa đặc trưng khác nhau trong tiếng Việt và tiếng Nhật.

Trường hợp thứ ba. Thành ngữ Mả táng hàm rồng. Thành ngữ này có ý nghĩa là “gặp may mắn, tự nhiên, càng ngày càng phát đạt, thịnh vượng” [148]. Ca dao có câu:

Thế gian được vợ hỏng chồng

Mả táng hàm rồng mới được cả hai

Ý niệm nguồn trong câu này bao gồm mả và hàm rồng. Hàm rồng - chỗ miệng của con rồng - trong trường hợp này được ý niệm hóa cho chỗ đất tốt theo phong thuỷ. Người Việt Nam có phong tục mai táng, khi chôn người chết thì thường phải chọn chỗ đất tốt. Sau ba năm đoạn tang hoặc lâu hơn thì tiến hành cải táng. Cải táng vì nhiều lý do, mà một trong những lý do đấy là để cầu cho sự bình an, công danh phú quý. Có những ngôi mộ không cần cải táng, người ta gọi là mộ kết hay mộ phát, có nghĩa là chỗ đất khi chôn đã là tốt đẹp rồi - chính là chỗ miệng của con rồng. Người ta thường nói những gia tộc được đại phú đại quý là nhờ có mả táng hàm rồng là vì vậy. Như vậy, ý niệm nguồn của thành ngữ này là ý niệm nguồn văn hóa đặc trưng vì nó gắn liền với đặc điểm văn hóa phong tục của người Việt.

Hay như các thành ngữ: Rán sành ra mỡ; Đạp sỏi giày sành; Rượu

nguồn là sành. “Sành” là một loại gốm, làm bằng đất nung, tương tự như sứ… Đặc điểm của đồ sành khác với sứ ở chỗ đồ sành dày dặn hơn, chắc chắn hơn và nếu có tráng men thì cũng không có sự tinh xảo như sứ. Trước đây, rất nhiều các đồ dùng sinh hoạt trong gia đình người Việt bình dân là đồ sành, đặc biệt là vật dụng, các đồ dùng ăn uống (liễn sành, bát sành, bình sành, lư hương sành, vại sành, bình vôi sành, chĩnh sành…). Và vì vậy sành cũng có thể được coi là ý niệm nguồn văn hóa đặc trưng trong thành ngữ tiếng Việt.

Trên cơ sở những phân tích ở trên, chúng tôi tóm tắt việc phân loại ý niệm nguồn trong thành ngữ tiếng Việt bằng sơ đồ sau:

Ý niệm nguồn

Ý niệm phổ thông Ý niệm đặc trưng

Bộ phận cơ thể Động vật Thực vật Hiện tượng thiên nhiên… Ý niệm mang ý nghĩa văn hóa

đặc trưng

Ý niệm văn hóa đặc trưng

Sơ đồ 3.1 .Phân loại phạm vi ý niệm nguồn trong thành ngữ

Ý niệm phổ thông thì thường sẽ mang tính phổ niệm hoặc ít nhất sẽ có sự tương đồng với nhiều ngôn ngữ khác, đó là các ví dụ đã phân tích trong mục 3.2.1. Còn ý niệm đặc trưng thì thường mang tính riêng biệt và thường là ý niệm không phổ biến trong những ngôn ngữ khác nhau. Trong khi đó, ý niệm mang ý nghĩa văn hóa đặc trưng là những ý niệm nguồn có thể có trong các ngôn ngữ khác nhau nhưng nghĩa biểu trưng trong thành ngữ tiếng Việt chỉ dường như là riêng ở nó.

Trên cơ sở phân loại ý niệm nguồn như trên, để làm rõ tính riêng biệt của ý niệm nguồn trong thành ngữ tiếng Việt, chúng tôi sẽ tiến hành thống kê và khảo sát ý niệm nguồn động vật, thực vật. Việc khảo sát hai phạm trù này nhằm chỉ ra tính riêng biệt của ý niệm nguồn trong thành ngữ tiếng Việt và lý

giải nguyên nhân của tính riêng biệt ấy. Hai phạm trù này là hai phạm trù có mặt trong thành ngữ của các ngôn ngữ. Hơn thế nữa, chúng còn liên quan chặt chẽ đến các phạm trù khác, chẳng hạn như trong phạm trù động vật còn liên quan đến phạm trù ẩm thực, phạm trù thực vật có thể liên quan đến ẩm thực, đồ dùng sản xuất, đồ dùng sinh hoạt, nhà cửa…Vì vậy, khảo sát những phạm trù này theo chúng tôi đã có thể rút ra những nhận xét về tính riêng biệt của phạm vi ý niệm nguồn trong thành ngữ tiếng Việt.

3.2.2.1. Tính riêng biệt của phạm trù ý niệm nguồn động vật

Thành ngữ tiếng Việt sử dụng 151 hình ảnh động vật làm nguồn ẩn dụ. Trong số 151 ý niệm nguồn kể trên, có 53 ý niệm là động vật thuỷ sinh, 32 ý niệm nguồn thuộc họ chim, 24 ý niệm nguồn là các côn trùng, 17 ý niệm nguồn là các loài thú sống ở rừng, 9 ý niệm nguồn thuộc loại động vật bốn chân nuôi trong nhà, 7 ý niệm nguồn thuộc loại gia cầm, 8 ý niệm nguồn là lưỡng cư, 3 ý niệm là đông vật tưởng tượng. Về mặt chủng loại thì các loại động vật thuỷ sinh chiếm số lượng lớn nhất với các hình ảnh đa dạng và phong phú qua 20 loại cá khác nhau; ngoài ra còn có nhiều ý niệm khác rất đặc sắc, chẳng hạn như tôm, tép, rươi, cua, cáy, lươn, chạch, đỉa, cà cuống,

ngao, sò, ốc, trai, hến, rùa, giải (rùa nước), ba ba, mại, vích, sứa. Có những

loài động vật khó có thể tìm thấy trong thành ngữ của các ngôn ngữ khác và do vậy chúng có thể được coi là những ý niệm văn hóa đặc trưng. Ví dụ:

- Cà cuống. Cà cuống chết đến đít còn cay; Cà cuống lội ngược… - Cáy. Cáy vào hang cua; Ăn cáy bưng tai; Dùi đục chấm mắm cáy… - Chạch. Bắt chạch đằng đuôi; Một chạch chẳng đầy đầm…

- Giải. Thi bơi với giải

Văn hóa là sản phẩm của con người và tự nhiên nên nguồn gốc sâu xa của mọi khác biệt về văn hóa chính là do những khác biệt về điều kiện tự nhiên (địa lý - khí hậu) và xã hội (lịch sử - kinh tế) quy định [121,36]. Việt

Nam vốn là vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, địa hình lại có nhiều sông ngòi kênh rạch, nền kinh tế chủ yếu sống vào hoạt động canh tác nông nghiệp trồng lúa nước. Đào Duy Anh đã nhận xét rằng: “Những vấn đề sinh tử tồn

vong của chủng tộc là thuộc về nông nghiệp, như chiếm hữu đất đai, phân phối đất bồi, khai khẩn đất hoang, cùng là việc thuỷ lợi, như khai sông đào ngòi, đắp đê xây đập” [1,45]. Nhiều nhà văn hóa cho rằng có ba đặc điểm

thường trực của bối cảnh địa lý khí hậu Việt Nam, có thể coi đó là ba hằng số tự nhiên của văn hóa Việt Nam, trong đó có hằng số sông nước. Ví dụ Trần Ngọc Thêm viết “Sông nước đã để lại dấu ấn rất quan trọng trong tinh thần

văn hóa khu vực này. Chính nó đã tạo nên nét độc đáo của nền văn hóa nông nghiệp lúa nước… Đối với người Việt Nam, ngay cả “quốc gia” cũng là Nước mà thôi!” [121,59]. Bởi vậy, có thể gọi văn hóa Việt Nam là văn hóa

sông nước. Văn hóa sông nước để lại dấu ấn trong các phương diện của đời sống như ăn, mặc, ở, đi lại… và cả trong ngôn ngữ. Trong trường hợp các ý niệm nguồn thuộc phạm trù động vật, ý niệm là các loài động vật thuỷ sinh chiếm tỉ lệ đa số có thể được giải thích là do người Việt thường xuyên tiếp xúc với môi trường sông nước, những hình ảnh, sự vật đã để lại dấu ấn sâu đậm trong tư duy và nhận thức của người Việt. Và điều này đã ảnh hưởng đến việc lựa chọn ý niệm nguồn cho phép ẩn dụ trong thành ngữ tiếng Việt.

Sau đây là kết quả thống kê tần số xuất hiện của một số ý niệm nguồn động vật trong thành ngữ tiếng Việt. Bảng này chỉ liệt kê 10 ý niệm nguồn có

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành ngữ tiếng việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng (Trang 134)