Ẩn dụ trong thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành ngữ tiếng việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng (Trang 44)

chủng

Từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng, ẩn dụ sẽ được lý giải không phải chỉ thuần túy dựa trên sự hiểu biết về ngữ nghĩa, về sự chuyển hóa giữa các nghĩa trong quá trình sử dụng mà còn dựa trên cả sự hiểu biết về quan niệm thế giới và nhân sinh và đặc biệt chú ý đến các đặc điểm văn hóa xã hội phản ánh trong phép ẩn dụ.

Về cơ chế (hay phương thức) sản sinh ẩn dụ, ngôn ngữ học nhân chủng có sự thống nhất với cách nhìn nhận của hai tác giả Lakoff và Johnson trong cuốn Metaphors we live by. Theo đó, ban đầu, chúng ta sống trong thế giới hàng ngày với những phương thức chung và có được một hệ thống ẩn dụ cơ bản khổng lồ một cách tự động và vô ý thức. Dần dần, trong đời sống hình thành những mối liên hệ tinh thần giữa con người với nhau, kinh nghiệm chủ quan ăn khớp với kinh nghiệm vận động cảm giác, do đó, mà hình thành nên những ẩn dụ phức tạp hơn.

Tuy nhiên, khác với ngôn ngữ học tri nhận ở chỗ, ngôn ngữ học nhân chủng lý giải việc sản sinh ẩn dụ dựa vào cả sự hiểu biết về quan niệm thế giới và nhân sinh, tức gắn tri nhận với nhân học. Cho nên, ẩn dụ được xem như là “những lý thuyết dân gian của/về thế giới” (metaphors as folk theories of the world) [158,38].

Trong cuốn Linguistics Anthropology của Duranti, văn hóa có thể coi là sự giao tiếp. Điều này có nghĩa là văn hóa cũng được coi như một hệ thống ký hiệu. Theo đó, văn hóa đại diện cho một thế giới, một cách hiểu hiện thực bằng cách cụ thể hóa thế giới thông qua các câu chuyện, huyền thoại, tục ngữ. Quan điểm này cho rằng, các sản phẩm mang tính văn hóa của con người như thần thoại, nghi lễ, phân loại thế giới tự nhiên và xã hội đều có thể coi là những ví dụ cho thấy con người tư hữu thiên nhiên thông qua khả năng thiết lập các mối quan hệ mang tính biểu tượng giữa các cá nhân, nhóm cá nhân hay các cộng đồng. Theo cách nhìn nhận đó, ẩn dụ cũng có thể xem như là

một trường hợp phản ánh quan điểm coi văn hóa là quá trình giao tiếp thông qua các dạng thức ngôn ngữ, hay ẩn dụ là các dạng thức ngôn ngữ làm phương tiện chuyển tải các thông điệp. Ẩn dụ là “cách chúng ta hiểu và cấu

trúc hóa một lĩnh vực kinh nghiệm này dưới dạng một lĩnh vực của loại khác”

[158,38] và vì thế, các dạng thức ẩn dụ chính là các chỉ dẫn về kinh nghiệm của chúng ta đối với thế giới. Như vậy, ẩn dụ - một sản phẩm văn hóa của con người - có thể được sơ đồ hóa thành các giản đồ; hay các giản đồ này chính là các thông điệp giao tiếp, được ngôn ngữ chuyển tải thông qua ẩn dụ.

Z.Kövecses [163] không chỉ nghiên cứu cơ chế ẩn dụ theo quan điểm tri nhận mà ông còn chú ý đến các phương diện văn hóa xã hội trong ẩn dụ và vì vậy ông đã có cách tiếp cận gần giống với ngôn ngữ học nhân chủng. Ông cho rằng, nếu văn hóa được hiểu là một tập hợp các hiểu biết được chia sẻ nhằm đặc trưng hóa một nhóm người nhỏ hơn hay lớn hơn (a set of shared understandings that characterize smaller or larger groups of people), và nếu ẩn dụ theo quan điểm của Lakoff và John không phải thuộc về ngôn ngữ mà thuộc về tư duy thì những hiểu biết được chia sẻ (shared understandings) có thể là những hiểu biết mang tính ẩn dụ (metaphorical understandings). Từ đó, ông đi đến nhận định rằng, mối quan hệ giữa ẩn dụ và văn hóa là ở chỗ: có những ẩn dụ mang tính phổ niệm (univerality) và có những biến thể mang

tính riêng biệt (variation) trong các nền văn hóa khác nhau. Nhận định này

của ông đã mang lại hai gợi ý rất quan trọng cho việc nghiên cứu ẩn dụ trong thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng.

Một là, những đặc trưng văn hóa xã hội tạo nền tảng cho việc hình thành nghĩa biểu trưng của ẩn dụ chính là những tri thức mang tính ẩn dụ. Như vậy, những thành ngữ như Cá nằm trên thớt, Vắt cổ chày ra nước… là những thành ngữ dễ dàng nhận thấy tính ẩn dụ thể hiện ở từng yếu tố cấu tạo nên thành ngữ và bao trùm lên toàn bộ thành ngữ. Nhưng những thành ngữ như Mặt vàng như nghệ, Như ngồi phải tổ kiến… về mặt hình thức là những thành ngữ so sánh, song nghĩa biểu trưng của chúng lại mang tính ẩn dụ. Nói

một cách khác, nghĩa biểu trưng của chúng hình thành thông qua hai bước. Ví dụ, bước một, mặt vàng được so sánh trực tiếp với nghệ nhằm tạo ra tri thức “mặt rất vàng”. Bước hai, “mặt rất vàng” biểu trưng cho sự sợ hãi. Tính ẩn dụ bao trùm lên toàn bộ thành ngữ chứ không nằm (hay “thể hiện”) ngay trong từng yếu tố một cách trực tiếp như các thành ngữ ẩn dụ “chính danh”.

Hai là, những đặc trưng mang tính ẩn dụ đó vừa có thể phản ánh tính phổ niệm vừa có thể phản ánh tính riêng biệt trong văn hóa xã hội của mỗi dân tộc sở hữu nó.

Từ gợi ý đó, chúng tôi đưa ra một cách hiểu về ẩn dụ để làm việc trong luận án và nó có thể được tóm tắt lại thông qua sơ đồ 1.5. dưới đây.

Với cách hiểu như vậy, chúng tôi đặt vấn đề cho chương ba là nghiên cứu tính ẩn dụ trong thành ngữ tiếng Việt nhằm qua đó chỉ ra tính phổ niệm và tính riêng biệt của các đặc điểm văn hóa xã hội trong thành ngữ. Điều này giúp cho việc nhận ra cách thức tương tác hay gắn kết giữa ngôn ngữ và văn hóa, giữa ngôn ngữ và xã hội. Và như đã phân tích ở các tiểu mục 1.2.3 và 1.2.4, đó chính là nhiệm vụ đánh dấu sự khu biệt giữa ngôn ngữ học nhân chủng với ngôn ngữ học xã hội và ngôn ngữ học tri nhận.

Sơ đồ 1.5. Cách hiểu ẩn dụ từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng

Kế thừa mô hình tri nhận: Đích Nguồn

Phát triển và nhấn mạnh: Sự lựa chọn Sự lựa chọn

(của ngôn ngữ học nhân chủng)

Phụ thuộc

Đặc điểm văn hóa - xã hội (tri thức nền, phương thức tư duy dân tộc)

Tính khác biệt Tính phổ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành ngữ tiếng việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng (Trang 44)