Qua phân tích tính ẩn dụ trong thành ngữ tiếng Việt, người ta sẽ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành ngữ tiếng việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng (Trang 177)

- Ý nghĩa tiêu cực Sự độc ác, nham

3. Qua phân tích tính ẩn dụ trong thành ngữ tiếng Việt, người ta sẽ

nhận thấy sâu hơn cách thức tương tác hay gắn kết giữa ngôn ngữ và văn hóa - xã hôi. Cách thức tương tác là việc lựa chọn tính phổ niệm và tính riêng biệt của các đặc điểm văn hóa xã hội trong việc hình thành nghĩa biểu trưng của thành ngữ. Tính phổ niệm hay tính riêng biệt này, đến lượt nó, lại được thể hiện thông qua quá trình liên tưởng từ ý niệm nguồn đến ý niệm đích của phép ẩn dụ. Quá trình ấy có thể mang tính quy luật chung đối với nhân loại, nhưng cũng có thể phản ánh cách tư duy và bản sắc văn hóa xã hội của một dân tộc cụ thể.

Kết quả phân tích cho thấy trong thành ngữ tiếng Việt, quá trình liên tưởng từ ý niệm nguồn đến ý niệm đích của phép ẩn dụ được thể hiện thông qua cả phạm vi ý niệm nguồn và phạm vi ý niệm đích. Tính phổ biến của tiếng Việt trong phạm vi ý niệm nguồn được thể hiện ở mấy điểm sau đây:

a, Việc lựa chọn các ý niệm nguồn không nằm ngoài 9 phạm trù cơ bản là: bộ phận cơ thể, động vật, thực vật, hoạt động, đồ dùng sinh hoạt, đồ dùng lao động, sự vật văn hóa, con người, màu sắc và con số.

b, Trong thành ngữ tiếng Việt, cũng giống với các ngôn ngữ khác, việc trải nghiệm đối với thế giới vật lý xung quanh đã cho phép lựa chọn các ý niệm về không gian như Lên/Xuống, Trong/Ngoài v.v để làm ý niệm nguồn cho ẩn dụ và chúng thường được xuất hiện thành cặp chứ không đứng riêng lẻ một mình.

c, Tính phổ biến của ý niệm nguồn trong thành ngữ tiếng Việt còn thể hiện ở việc lựa chọn những ý niệm căn bản, chẳng hạn như ý niệm bộ phận cơ thể, rồi từ đó mở rộng phạm vi nguồn thành các ý niệm mới.

c, Thành ngữ tiếng Việt có lựa chọn những cấu trúc ngữ pháp phi ngữ pháp để tạo nên tính ẩn dụ.

Tính phổ biến nói trên không chỉ thể hiện ở phạm vi ý niệm nguồn mà còn thấy có cả ở phạm vi ý niệm đích. Đặc biệt, nếu nghiêng về mô hình tri nhận, tính phổ biến ở ý niệm đích càng được thể hiện rõ nét hơn.

Trong khi đó, tính riêng biệt trong thành ngữ gắn chặt với đặc điểm văn hóa xã hội điển hình của người Việt. Đó có thể là những đặc điểm văn hóa lúa nước, văn hóa sông nước hay những đặc điểm thuộc về phong tục tập quán của dân tộc. Cái làm nên tính riêng biệt này, trước hết, thể hiện ở việc thành ngữ lựa chọn những ý niệm đích hoặc nguồn mang tính văn hóa đặc trưng duy nhất mà không tìm thấy trong thành ngữ của nhiều ngôn ngữ khác. Hoặc là, ý niệm nguồn tuy cũng có thể thuộc phạm trù sự vật cơ bản mang tính phổ biến, song do cách nhìn nhận thế giới riêng của mình mà người Việt gán cho những ý niệm đó nghĩa biểu trưng khác với nghĩa biểu trưng trong những ngôn ngữ khác.

Nói một cách hình ảnh hơn, đặc trưng văn hóa xã hội người Việt đã tạo nên một bức tranh về thế giới đa sắc màu, trong đó có những mảng màu trùng với bức tranh về thế giới giống như những dân tộc khác, nhưng cũng có những mảng màu mang tính bản sắc, độc tôn cho riêng mình. Đó chính là những mảng màu được vẽ nên bởi quan niệm của những cư dân nông nghiệp trồng lúa gắn bó với điều kiện địa lý khí hậu sông nước.

Để làm rõ hơn sự tương tác giữa ngôn ngữ và các đặc điểm văn hóa - xã hội thể hiện trong thành ngữ, luận án đã lựa chọn riêng những thành ngữ có ý niệm đích cảm xúc để khảo sát một cách chi tiết. Bởi vì, ý niệm đích cảm xúc là ý niệm đích mang tính phổ quát và ngôn ngữ trên thế giới cũng có một đặc điểm mang tính phổ quát là chủ yếu sử dụng bộ phận cơ thể và các phản ứng sinh lí của cơ thể để ý niệm hóa cảm xúc. Kết quả cho thấy thành ngữ tiếng Việt có xu hướng tập trung lựa chọn bụng, lòng/dạ và các cơ quan nội

tạng như gan, ruột để ý niệm hóa cảm xúc. Trong khi đó hình ảnh tim không hề được dùng để thực hiện điều này. Điều đó cho thấy người Việt dường như đã dùng tính chủ quan hay tư duy cảm tính của mình tuyệt đối hóa việc sử dụng của một số bộ phận này và bỏ qua bộ phận khác để biểu trưng hóa nghĩa thành ngữ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành ngữ tiếng việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng (Trang 177)