Thành ngữ tiếng Việt liên quan đến sự phân tầng xã hộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành ngữ tiếng việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng (Trang 84)

Nội dung nghiên cứu chính của ngôn ngữ học nhân chủng là mối quan hệ giữa ngôn ngữ - văn hóa - xã hội. Trong mục 2.2, việc khảo sát những thành ngữ liên quan đến đời sống văn hóa đã cho thấy nghĩa biểu trưng của chúng gắn liền mật thiết với đặc điểm tư duy văn hóa dân tộc nói chung. Nhưng văn hóa cũng thường gắn liền với nhóm người cụ thể nhất định, với hoàn cảnh xã hội cụ thể. Bởi vậy, việc khảo sát các thành ngữ liên quan đến sự phân tầng xã hội cũng quan trọng và cần thiết, góp phần làm sáng tỏ hơn nữa mối qua hệ ấy. Và như đã trình bày, khi nói đến sự phân tầng xã hội, chúng tôi sẽ lựa chọn các nhân tố tuổi, giới tính và địa vị xã hội để khảo sát.

Tuổi tác là một yếu tố mang tính tự nhiên, con người không có khả

năng thay đổi hay điều chỉnh tuổi tác của mình. Mặc dù vậy, tuổi tác được coi là một nhân tố xã hội vì nó có những ảnh hưởng nhất định đối với xã hội của con người. Trong ngôn ngữ, tuổi tác cũng tạo nên những ảnh hưởng về mặt ngôn ngữ và sự phân tầng xã hội theo tuổi tác cũng đã được phản ánh trong thành ngữ tiếng Việt. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều không chọn tuổi làm nhân tố xã hội chính để nghiên cứu và tìm hiểu sự tác động của nó đối

với ngôn ngữ mà thường lựa chọn kết hợp yếu tố tuổi với các yếu tố khác để nghiên cứu. Tuy nhiên, theo Toan Ánh, trong văn hóa Việt Nam, sự phân chia tầng lớp theo tiêu chí tuổi tác mang tính phổ biến. “Người dân quê chất phác,

mặc cho ai muốn xếp hạng mình ra sao, bảo mình là trung lưu, bảo mình là bạch đinh cũng không hề gì…. Nếu có điều họ quan tâm tới, đó là tuổi tác của mỗi người trong làng, và theo họ phải có già có trẻ và sự phân hạng của họ là sự phân hạng theo niên kỷ”. [4,59].

Nhân tố thứ hai được chúng tôi lựa chọn là giới tính. Về mặt thuật ngữ,

hiện nay, có 3 trường hợp thường xuyên được nhắc đến, đó là giới tính, giới

và giống. Trong luận án này, chúng tôi sử dụng sẽ sử dụng thuật ngữ giới tính hay giới vừa để chỉ những đặc điểm sinh học không thay đổi được, vừa để chỉ những đặc điểm mang tính văn hóa xã hội do con người tự đặt ra và có thể thay đổi được. Trong nghiên cứu ngôn ngữ và giới tính, theo chúng tôi, có mấy vấn đề cơ bản sau.

Một là, vấn đề lý giải nguyên nhân vì sao lại hình thành ngôn ngữ đặc trưng của mỗi giới. Trong vấn đề này nổi lên mấy khuynh hướng chính như sau. Khuynh hướng thứ nhất gồm có các nhà nghiên cứu như Labov, Trudgill cho rằng vấn đề ngôn ngữ và giới tính là một vấn đề liên quan đến uy tín và địa vị xã hội. Khuynh hướng thứ hai gồm có Rosaldo, Chodorow… lại cho rằng, do đặc trưng sinh học và vai trò khác nhau trong cuộc sống mà phái nữ và phái nam có sự khác biệt trong ứng xử ngôn từ. Khác biệt hoàn toàn với hai cách nhìn nhận vừa nêu, khuynh hướng thứ ba cho rằng đặc trưng giới trong ngôn từ biến đổi theo hoàn cảnh giao tiếp hoặc giá trị văn hóa - xã hội.

Vấn đề thứ hai trong nghiên cứu về ngôn ngữ và giới là hầu hết các nhà nghiên cứu đều nhận thấy rằng sự khác biệt giữa những giá trị mang tính văn hóa - xã hội trong ngôn ngữ giới thì không phải là một đặc điểm chung cho tất cả các cộng đồng ngôn ngữ mà phụ thuộc vào từng cộng đồng. Điều này có

nghĩa là, trong các cộng đồng ngôn ngữ khác nhau, ngôn ngữ để nói về mỗi giới cũng như ngôn ngữ mà mỗi giới sử dụng không phải là một mẫu số chung. Vậy là, khi nghiên cứu về ngôn ngữ và giới, người ta phải làm sao chỉ ra sự khác biệt của nó ở mỗi một cộng đồng ngôn ngữ cụ thể.

Vấn đề thứ ba là các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, trong hầu hết các ngôn ngữ, đều có ít hay có nhiều “sự phân biệt giới tính” thông qua ngôn ngữ, và ưu thế của “phái” đàn ông luôn luôn thể hiện rõ ràng hơn “phái” nữ. Như vậy, ngôn ngữ có thể được coi như là “dấu hiệu” để đánh dấu giới.

Ba vấn đề đó là cơ sở để chúng tôi lựa chọn giới tính như là nhân tố thứ hai để tiến hành khảo sát, qua đó nhằm làm rõ vai trò của các giá trị văn hóa xã hội người Việt đối với thành ngữ, cụ thể là thành ngữ nói về giới.

Nhân tố thứ ba được lựa chọn là địa vị xã hội. Địa vị xã hội (social status) là vị trí, chỗ đứng của cá nhân trong một xã hội nào đó. Địa vị xã hội phụ thuộc vào nhiều tiêu chí như: vị trí chính trị, vị trí kinh tế, nghề nghiệp, học vấn v.v và phụ thuộc vào chuẩn mực văn hóa của từng xã hội cụ thể. Khái niệm địa vị xã hội có liên quan với khái niệm giai cấp (class) và giai tầng (stratification). Khái niệm giai tầng và giai cấp chỉ có sự khác biệt tương đối. Giai tầng được sử dụng thay thế giai cấp trong những xã hội có sự bình đẳng như nhau, không có sự phân biệt giai cấp (chẳng hạn như xã hội xã hội chủ nghĩa). Ngôn ngữ không mang tính giai cấp, ngôn ngữ là tài sản chung và các thành viên trong xã hội bình đẳng trong việc sử dụng ngôn ngữ. Tuy nhiên, “những giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau có ảnh hưởng tới việc sử dụng

ngôn ngữ và làm cho ngôn ngữ trong sử dụng vừa phản ánh vừa mang tính đặc thù giai cấp hoặc một lớp xã hội nào đó” [67,125]. Như vậy, địa vị xã hội

cũng sẽ có những ảnh hưởng và mối quan hệ đối với ngôn ngữ nói chung và thành ngữ nói riêng.

Trong thành ngữ tiếng Việt, các thành ngữ liên quan đến sự phân chia tuổi tác trong xã hội không có sự phân chia theo độ tuổi cụ thể, hoặc các cấp độ (như Ấu - Thanh - Trung – Cao) mà chỉ có hai lứa tuổi là thế hệ trẻ và thế

hệ già. Kết quả khảo sát những thành ngữ liên quan đến tuổi tác có kết quả

như sau.

(1) Nhóm 1: Thành ngữ thường sử dụng các bộ phận cơ thể để biểu trưng hóa lứa tuổi.

Bảng 2.10. Thành ngữ sử dụng các bộ phận cơ thể để biểu trưng hóa lứa tuổi Hình ảnh biểu trưng Số lượng Ví dụ

Lứa tuổi trẻ Lứa tuổi già

Mặt, miệng 4 Mặt búng ra sữa

Đầu tóc 7 Đầu xanh tuổi trẻ Chưa ráo máu đầu

Đầu bạc răng long Đầu hai thứ tóc

Mũi 2 Hỉ mũi chưa sạch

Thò lò mũi xanh

Da tóc (râu) 7 Da mồi tóc sương

Phờ râu bạc tóc

Các bộ phận khác

5 Đầu gối quá tai

Lưng mỏi gối chùn

Thực tế là nhìn hình thức của một người, đặc biệt là da và tóc, người ta có thể dễ dàng phỏng đoán độ tuổi của người đó. Cho nên, người Việt đã lựa chọn các bộ phận cơ thể như mắt, da, tóc, râu, mặt… để biểu trưng cho tuổi tác. Nghĩa biểu trưng của những thành ngữ này hình thành từ quan sát thực tế, sau đó lựa chọn các hình ảnh điển hình để biểu trưng hóa. Để đánh giá tuổi tác thông qua ngoại hình, người Việt đã dùng cách biểu trưng hóa thông qua lối tư duy hoán dụ, lấy cái bộ phận cơ thể để chỉ toàn bộ con người.

Tuy nhiên, thành ngữ tiếng Việt liên quan đến tuổi tác không chỉ nhằm miêu tả hay đánh giá lứa tuổi thông qua ngoại hình mà còn nhằm biểu thị

quan hệ giữa người trẻ và người già. Những trường hợp này sự biểu trưng hóa lại thông qua hình ảnh măng và tre. Măng tượng trưng cho thế hệ trẻ, và tre tượng trưng cho thế hệ già. Ví dụ: Tre già măng mọc; Măng mọc quá tre;

Măng không uốn, tre trổ vòng; Măng chẳng uốn, uốn tre sao được v.v. Có thể

giải thích sự lựa chọn hình ảnh này là do hai lý do. Một là, thực tế măng là mầm của cây tre. Không phải loại cây nào cũng có từ riêng để gọi tên mầm cây như trường hợp cây tre. Hai là, cây tre gắn bó chặt chẽ với đời sống người nông dân Việt Nam: tạo nên các đồ dùng sinh hoạt, các công cụ lao động đa dạng và phong phú, tạo ra các nhạc khí dân tộc, làm vũ khí chiến đấu v.v. Trong trường hợp này, việc lựa chọn hình ảnh tre và măng để biểu trưng hóa

xuất phát từ cả lý do ngôn ngữ và lý do văn hóa.

(2) Nhóm 2: Các thành ngữ liên quan đến đặc điểm tính cách hay đặc trưng hai độ tuổi trẻ và già.

Bảng 2.11. Những thành ngữ liên quan đến đặc điểm tính cách theo độ tuổi

Nghĩa biểu trưng Già Trẻ

Sức khỏe

Đặc điểm Sức khỏe yếu Khỏe mạnh

Số lượng Ví dụ

4

Lụ khụ như cụ bảy mươi; Mình già tuổi yếu

1

Mười bảy bẻ gãy sừng trâu

Ưu điểm

Đặc điểm Giàu kinh nghiệm Ít kinh nghiệm Số lượng

Ví dụ

1

Sống lâu lên lão làng

3

Trẻ người non dạ

Nhượ c điểm

Đặc điểm Làm những việc không phù hợp với lứa tuổi

Nông nổi, bồng bột

Số lượng Ví dụ

3

Già chơi trống bỏi Cưa sừng làm nghé

6

Ong non ngứa nọc Ngựa non háu đá

Trong nhóm thành ngữ này, để biểu trưng hóa cho lứa tuổi, thành ngữ tiếng Việt sử dụng các hình ảnh đa dạng hơn, ví dụ như hình ảnh các loài động vật để biểu trưng hóa cho lứa tuổi trẻ: ngựa non, ong non, gà giò, dê

non, nghé. Ngoài ra còn có một sự vật văn hóa đặc trưng để biểu trưng hóa

cho lứa tuổi trẻ là trống bỏi. Trống bỏi là trống bằng giấy, hai bên có hai sợi dây, đầu buộc một hạt nặng, đập vào mặt giấy thành tiếng khi xoay nhanh, thường bày bán nhiều vào dịp Trung thu. Trống bỏi là để cho trẻ con chơi,

chơi trống bỏi được biểu trưng hóa thành ý nghĩa “làm việc của trẻ con” nên

người già mà mà chơi trống bỏi thì có nghĩa là ham muốn cái không hợp với lứa tuổi.

(3) Nhóm 3: Thành ngữ mà nghĩa biểu trưng liên quan đến sự đánh giá về vai trò, vị trí, bổn phận, trách nhiệm của mỗi một lứa tuổi. Nhóm này có những nghĩa biểu trưng tiêu biểu như sau:

- Những thành ngữ biểu trưng cho cho thái độ đáng chê trách của người trẻ tranh khôn hơn cha mẹ hay người lớn tuổi, người từng trải. Ví dụ Trứng

khôn hơn vịt; Trứng khôn hơn rận; Con cháu khôn hơn ông vải; Con cháu to hơn ông vải; Một già một trẻ bằng nhau.

- Những thành ngữ biểu trưng cho việc người trẻ cần phải được giáo dục. Ví dụ: Tre non dễ uốn; Tre già khó uốn; Trâu quá tuổi khó vực; Non

chẳng uốn, già nổ đốt.

- Những thành ngữ biểu trưng cho sự nối tiếp thế hệ tất yếu giữa người trẻ và người già. Ví dụ: Tre già măng mọc, Hậu sinh khả uý

- Những thành ngữ biểu trưng cho nhau mong muốn sống lâu. Ví dụ:

Sống lâu giàu bền, Bách niên giai lão.

(4) Nhóm 4: Thành ngữ mà nghĩa biểu trưng không trực tiếp nói về lứa tuổi, nhưng tự nó thể hiện quan niệm về lứa tuổi.

- Những thành ngữ có kết hợp tính từ già với các từ chỉ sự vật, với các ý nghĩa khác nhau. Ví dụ: Mèo già thua chuột nhắt; Kẻ cắp bà già gặp nhau;

Cáo già không bắt gà hàng xóm; Đấy mây đây cũng song già. Sự kết hợp Sự vật + già biểu trưng cho ý nghĩa “có nhiều kinh nghiệm, từng trải, khôn

ngoan”. Sở dĩ thành ngữ có được những hình ảnh biểu trưng mèo già, bà già,

cáo già, song già như vậy có lẽ là xuất phát từ quan niệm xã hội cho rằng

người già là người có kinh nghiệm, từng trải, hiểu biết, khôn ngoan .

- Những thành ngữ mà kết hợp với từ non hay già mang ý nghĩa biểu trưng là cái gì đó “dưới mức hay quá mức bình thường” . Ví dụ:

+ Già kén kẹn hom, trong đó già kén = Kén chọn quá mức

+ Già néo đứt dây, trong đó già néo = Làm việc gì đó một cách thái quá

+ Già đòn non nhẽ/lẽ, trong đó già đòn = Dùng vũ lực nhiều (mà

+ Già nhân ngãi non vợ chồng, trong đó già nhân ngãi = Tình cảm hơn mức yêu đương bình thường (nhưng chưa phải là vợ chồng)

- Những thành ngữ có những kết hợp sự vật/người + già lại mang nghĩa biểu trưng rất tiêu cực như thứ bỏ đi, không có năng lực, giả dối v.v. Ví dụ:

Cà chín bầu già, Rau già cá ươn; Bầu già thì mướp cũng xơ; Chó già giữ xương; Dưa khú bầu già; Khinh khỉ lại mắc độc già; Quạ già hót tiếng vàng anh; Đĩ già đi tu; Đĩ thõa được tha, sư già phải ngục; Buồn như gái đĩ về giàv.v. Tuy vậy, theo chúng tôi, ý nghĩa biểu trưng tiêu cực này còn được góp

phần từ thực tế là rau, dưa, cà, chó, quạ, đĩ… là những sự vật bản thân nó đã mang giá trị biểu trưng tiêu cực trong tư duy người Việt. Và yếu tố già ở đây được hiểu với nghĩa có giá trị gia tăng mức độ tiêu cực, chứ nghĩa biểu trưng của toàn bộ thành ngữ không phải là chỉ do yếu tố già mang lại.

* Nhận xét. Như sự phân tích cho thấy, cả bốn nhóm thành ngữ liên quan đến sự phân biệt tuổi tác đều có điểm chung là nghĩa biểu trưng và việc lựa chọn hình ảnh để biểu trưng hóa đều chịu ảnh hưởng của cả đặc điểm văn hóa và đặc điểm ngôn ngữ tiếng Việt, đặc biệt rõ nhất là ở nhóm 1 và nhóm 4. Trong khi đó, nghĩa biểu trưng của nhóm 2 và nhóm 3 có phần chịu ảnh hưởng nhiều hơn của các quan niệm xã hội và đặc điểm văn hóa. Vậy là cả đặc điểm văn hóa và ngôn ngữ đều có vai trò quan trọng trong việc hình thành nghĩa biểu trưng của cả bốn nhóm thành ngữ này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành ngữ tiếng việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng (Trang 84)