Tiểu kết chương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành ngữ tiếng việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng (Trang 48)

Ngôn ngữ học nhân chủng đang ngày càng trở thành một hướng nghiên cứu được quan tâm trên thế giới. Nội dung hay nhiệm vụ nghiên cứu của ngôn ngữ học nhân chủng là mối quan hệ cũng như cách tương tác giữa ngôn ngữ - văn hóa - xã hội. Việc quan tâm đến sự tồn tại của mối quan hệ cũng như những nghiên cứu hướng đến việc xác định mối quan hệ này đã có lịch sử rất lâu đời nhưng chỉ đến khi giả thuyết Sapir - Whorf ra đời, nó mới được chỉ ra một cách cụ thể theo cách của mình.

Theo giả thuyết này, ngôn ngữ có vai trò quyết định đối việc lựa chọn các đặc điểm văn hóa từ duy của một cộng đồng người. Nhưng giả thuyết Sapir - Whorf cũng đã bị lung lay bởi nhiều tác giả trong nhiều công trình nghiên cứu nhằm chỉ ra rằng, không phải lúc nào ngôn ngữ cũng có vai trò quyết định và là yếu tố “khuôn đúc” cho văn hóa và tư duy. Do vậy, điểm khác biệt của ngôn ngữ học nhân chủng so với các hướng nghiên cứu ngôn ngữ học khác ở chỗ hướng tiếp cận này đặc biệt nhấn mạnh vào tác động (sự

tương tác hay cách thức gắn kết) của các nhân tố văn hóa xã hội đối với các

hiện tượng ngôn ngữ, trong đó có thành ngữ.

Thành ngữ là một đơn vị đặc biệt. Nó không chỉ đơn thuần là một đơn vị ngôn ngữ có các đặc điểm hình thái, có cấu trúc, có các quan hệ tầng bậc với các đơn vị ngôn ngữ khác; nó còn được coi là một đơn vị văn hóa. Vì thế, quá trình biểu trưng hóa nghĩa của thành ngữ phản ánh tác động của đặc điểm văn hóa, xã hội và tư duy của mỗi một dân tộc. Từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng, việc nghiên cứu tính ẩn dụ thể hiện quá trình biểu trưng hóa nghĩa của thành ngữ sẽ góp phần chỉ ra mối quan hệ cũng như cách tương tác giữa ngôn ngữ với văn hóa xã hội của dân tộc Việt Nam phản ánh trong thành ngữ tiếng Việt.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành ngữ tiếng việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng (Trang 48)