Thành ngữ tiếng Việt liên quan đến sự phân chia giới tính trong xã hộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành ngữ tiếng việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng (Trang 91)

Nói về quan hệ giới trong xã hội Việt Nam truyền thống, chúng ta thấy có một vài vấn đề đã được đề cập đến sau đây. Một là, về cơ bản, do ảnh hưởng lâu dài của tư tưởng Nho giáo, người đàn ông là trụ cột trong gia đình, giữ vai trò quan trọng trong xã hội và thậm chí, ở chỗ này hay chỗ khác, trong hoàn cảnh này hay hoàn cảnh khác, tư tưởng “trọng nam khinh nữ” khá phổ biến. Đây chính là biểu hiện của cái gọi là “sự kỳ thị giới tính”. Hai là, mặc

dù vậy, người phụ nữ không hề bị rẻ rúng mà trái lại, trong xã hội nông nghiệp truyền thống từ xa xưa, người phụ nữ được tôn trọng và có nhiều bình đẳng. Có nhiều nhiều lý do lý giải cho tình trạng này:

- Do hoạt động kinh tế chính của người Việt là trồng cây lúa nước, công việc đòi hỏi cả sức khỏe của người đàn ông để cày bừa, nhưng cũng đòi hỏi sự khéo léo của người phụ nữ để gieo mạ, cấy, hái v.v

- Do lịch sử Việt Nam thường xuyên xảy ra chiến tranh liên miên nên người đàn ông thường xuyên vắng nhà. Phụ nữ phải đảm đương vừa đối nội, vừa đối ngoại, thậm chí Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh.

Vậy là, rất có thể ban đầu hoạt động kinh tế trồng cây lúa nước đã xác lập vai trò của người phụ nữ. Nhưng về sau, do ảnh hưởng của Nho giáo, gia đình truyền thống dần trở thành gia đình phụ quyền, vai trò của đàn ông được đề cao tuyệt đối. Cho nên tầm ảnh hưởng của người phụ nữ trong gia đình có thay đổi nhưng sự thay đổi ấy không mang tính tuyệt đối.

Cần phải thấy rằng, bản thân ngôn ngữ nói chung và thành ngữ nói riêng là yếu tố trung tính. Ngôn ngữ chỉ có thể phản ánh thái độ và quan niệm về các giá trị của cá nhân và của toàn xã hội. Như vậy, cùng một sự vật, hiện tượng giống nhau, mỗi người sẽ có những cách nhìn không giống với những người khác. Ở đây, nội hàm giới tính vốn không tồn tại trong thành ngữ, mà do thành ngữ chịu ảnh hưởng của các nhân tố xã hội nên nó mang hàm ẩn giới tính.

Chúng tôi đã tiến hành nhận diện, thống kê những thành ngữ liên quan đến sự phân biệt giới tính theo các tiêu chí sau:

- Những thành ngữ có sự xuất hiện của những từ liên quan đến sự phân biệt giới tính. Ví dụ: cha, mẹ, anh, chị, ông, bà, nam, nữ…

- Những thành ngữ miêu tả về ngoại hình, tình cách, phẩm chất, vai trò, đặc điểm của mỗi giới.

Trong tư liệu có 701 thành ngữ liên quan đến sự phân biệt giới tính (xem Phụ lục 5). Phân tích các thành ngữ đó, chúng tôi thu được những kết quả sau.

(1) Nhóm 1: Những thành ngữ dành để miêu tả về đặc điểm, tâm lý, tính cách, thói quen vai trò/trách nhiệm trong gia đình hoặc xã hội dành riêng cho đàn ông hoặc phụ nữ.

Bảng 2.12. Thành ngữ có nghĩa biểu trưng liên quan đến giới tính Nghĩa biểu trưng Phụ nữ Đàn ông 1. Vai trò xã hội, sự nghiệp, công việc

1. Hỗ trợ đàn ông trong việc đồng áng. Đảm nhận những công việc buôn bán nhỏ lẻ, phản ánh sự đảm đang của người phụ nữ: Buôn thúng

bán bưng; Buôn thúng bán mẹt, Buôn đầu chợ bán cuối chợ; Vai gánh tay cuốc v.v.

2. Làm những nghề không trong sạch: Buôn phấn bán

hương;Buôn nguyệt bán hoa; Bán thân nuôi miệng v.v.

3.Tham gia chống giặc ngoại xâm: Giặc đến nhà đàn bà

cũng đánh

1.Học hành thi cử, thăng tiến quan trường, xông pha ra ngoài xã hội: Công thành

danh toại; Danh chiếm bảng vàng; Bia đá bảng vàng; Cửa Khổng sân Trình; Kinh sử dùi mài; Chí tang bồng v.v

2.Vai trò trong gia đình

Vai trò quan trọng trong việc sinh nở dạy dỗ con cái, đảm đương công việc nội trợ, chăm sóc gia đình: Tề gia nội

trợ; Mang nặng đẻ đau; Con dại cái mang v.v

Đóng vai trò trụ cột trong gia đình: Con một cha, nhà

một nóc; Cha già, nhà giột

v.v.

thức Liễu yếu đào tơ; Yếu liễu tơ đào v.v

2. Xinh đẹp: Mặt hoa da

phấn; Thắt đáy lưng ong; Tóc mây mày nguyệt v.v

3. Đài các, sang trọng, quý phái: Cây quỳnh cành dao

Lá ngọc cành vàng v.v

rộng; Vai u thịt bắp; Sức dài vai rộng v.v

2. Đẹp trai ( đề cao vẻ đẹp nam tính): Hào hoa phong

nhã;

Oai phong lẫm liệt

4.Tính cách, phẩm chất

Phẩm chất: Công dung ngôn

hạnh; Tam tòng tứ đức

Ngây thơ, nông nổi: Bụng

đàn bà, dạ trẻ con

Có chí khí, tài năng: Cân

quắc anh hùng; Gái ngoan làm quan cho chồng

Tần tảo, đảm đang, khéo léo:

Khéo vào canh cửi, khéo ra thêu thùa

Yêu vợ thương con: Cơm nhà

má vợ; Cơm nhà áo vợ v.v.

Học vấn, tài năng : Tài ba lỗi

lạc; Trí dũng song toàn; Trí đức kiêm toàn; Đức rộng tài cao v.v

5.Nhược điểm, thói hư tật xấu

Đanh đá, chua ngoa, hay ghen: Ba máu sáu cơn; Bà la

sát; Cơn tam bành; Đanh đá cá cày; Sư tử Hà Đông; Chẳng chua cũng thể là chanh v.v

Lắm điều, hay buôn chuyện:

Ba bà bốn chuyện; Năm bà ba chuyện; Cả tiếng nhiều lời

Lẳng lơ: Liễu ngõ hoa tường

Lá gió cành chimv.v

Xấu xa, không ra gì: Diều tha

quạ mổ v.v.

Không chung thuỷ, chơi bời, đam mê tửu sắc: Mặn tình cát

luỹ, nhạt tình tao khang; Say hoa đắm nguyệt v.v

Cờ bạc, rượu chè, bê tha: Nam

vô tửu như kỳ vô phong; Rượu vào lời ra v.v

Vũ phu: Dập liễu vùi hoa/ Vùi

hoa dập liễu/Dập liễu vùi mai; Giày tía vò hồngv.v

Nhìn vào bảng 2.12, có thể thấy rằng, các quan niệm và đánh giá của người Việt xưa đối với nam giới và nữ giới khá khác nhau. Theo đó, mỗi giới

có những đặc điểm về ngoại hình, phẩm chất, vai trò gia đình và vai trò xã hội rất rõ ràng và rất đặc trưng. Ngoài ra, chúng ta còn nhận thấy, người Việt xưa rất chú ý đến hình thức của nữ giới. Tư liệu có đến hơn 40 thành ngữ mà nghĩa biểu trưng nhằm miêu tả, đánh giá về hình thức của người con gái, đa phần là vẻ đẹp hình thức.

Theo quan niệm về vẻ đẹp truyền thống, phụ nữ là người nhẹ nhàng, mềm yếu, đài các, có duyên. Cho nên thành ngữ thường dùng các sự vật hoa (trong đó có hoa nói chung và các loài hoa cụ thể như hoa nhài, hoa mai, hoa quỳnh…), cây liễu, trăng để biểu trưng hóa cho hình ảnh của người phụ nữ.

Người con gái nếu chỉ có hình thức xinh đẹp mà không có duyên thì cũng giống như bông hoa hữu sắc vô hương, không được đánh giá cao. Đặc biệt, chúng ta thấy rằng khi miêu tả ngoại hình, người Việt thường lựa chọn các chi tiết như da, tóc, mắt, má, lưng, eo… để biểu trưng hóa cho vẻ đẹp toàn thể của một con người. Nói một cách khác, mắt, má, lưng, eo… đã được đồng nhất hóa với toàn bộ vẻ đẹp của cơ thể. Và như vậy, điều này hình như chứng tỏ người Việt có cách miêu tả từ cái nhỏ đến cái lớn, từ chi tiết đến toàn thể.

Trong khi đó, nghĩa biểu trưng của các thành ngữ có liên quan đến việc đánh giá đàn ông nổi bật hai vấn đề. Một là, đàn ông thường được đề cao tài năng, tính cách hơn là vẻ đẹp ngoại hình. Ví dụ: Xấu mã có duyên thầm. Trong tư liệu của chúng tôi, có 24 thành ngữ có đề cập đến chữ tài (ví dụ: Tài mạo kiêm toàn, Tài cao đức trọng); có 10 thành ngữ mà nghĩa biểu trưng

của nó gắn liền với việc chê trách những người đàn ông bất tài vô dụng (ví dụ: Giá áo túi cơm, Đuổi gà cho vợ, Chó chui gầm chạn, Gán vợ đợ con v.v). Hai là, thành ngữ thường nói lên tật xấu của đàn ông. Có 16 thành ngữ nói về tật xấu này gồm tính cách không chung thuỷ, thích tán tỉnh hay chơi bời với đàn bà con gái (ví dụ: Ép trúc nài mai; Trêu hoa ghẹo nguyệt, Cười gió cợt trăng…)

“Khái niệm “kỳ thị” có thể được hiểu là sự coi thường người này và

coi trọng người kia về một mặt nào đó. Trong xã hội loài người, có nhiều hình thức kỳ thị như: kỳ thị về tuổi tác, tình trạng sức khỏe, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, hoàn cảnh kinh tế hoặc hoàn cảnh xuất thân, nơi cư trú, chủng tộc, trình độ học vấn, địa vị chính trị v.v… Tất cả những hình thức kỳ thị đó đều có thể được biểu hiện trong ngôn ngữ… KTGT là sự coi thường, giới này và coi trọng giới kia. Tư tưởng trọng nam khinh nữ chính là một biểu hiện của sự kỳ thị giới tính. Kỳ thị giới tính trong ngôn ngữ là biểu hiện bằng ngôn ngữ sự coi thường/ coi trọng về giới” [27,10].

Khác với các ngôn ngữ châu Âu, tiếng Việt không có phạm trù ngữ pháp giống. Tuy nhiên, trong tiếng Việt lại có một số danh từ chung trong một số ngữ cảnh đóng vai trò bao gộp cả 2 phái nam và nữ. Ví dụ như từ

thầy, chú, anh. Trong xã hội truyền thống, người phụ nữ không được đi học,

đương nhiên không làm nghề dạy học, không coi công việc kiếm tiền là chủ yếu, không đảm đương những nghề nghiệp nặng nhọc, nguy hiểm như thợ rèn, thợ sắt, thợ săn…. Do đó, khi nhắc đến thầy chùa, thầy bói, thầy thuốc,

chú tiểu, thợ rèn, thợ nhuộm… thì người ta thường sẽ liên tưởng ngay đến

người đàn ông. Những từ ngữ thầy, chú, anh trong tiếng Việt sở dĩ trở thành từ ngữ mang tính kỳ thị giới tính là do nó có quan hệ với đặc trưng hành vi, thói quen, nghề nghiệp của nam giới. Mối liên hệ ấy làm xuất hiện thói quen sử dụng từ ngữ và do đó từ ngữ “được cấp” cho một nội hàm giới tính.

Trong thành ngữ tiếng Việt, chúng tôi thống kê có 63 thành ngữ có danh từ chung thầy với ý nghĩa chỉ người nói chung. Ví dụ: Khỏi rên quên

thầy; Mưu thầy chước thợ; Lắm thầy rầy ma; Mượn lược thầy tu; Nhờ thầy tăng ăn trộm; Phúc chủ lộc thầy; Lừa thầy phản bạn; Ít thầy đầy đẫy v.v. Còn

có những danh từ chỉ đàn ông cũng được dùng với nghĩa chỉ người nói chung. Đó là ông, cha, chú, anh, thằng. Những thành ngữ này được chia thành:

- Thành ngữ sử dụng đại từ nhân xưng cha, chú với nghĩa chỉ người nói chung (Cha căng chú kiết; Cha vơ chú váo; Cha chài chú chớp…); sử dụng đại từ nhân xưng ông cũng với nghĩa chỉ người nói chung (Dở ông dở thằng;

Gậy ông đập lưng ông; Ngỗng ông lại tết ông; Lạy ông tôi ở bụi này…).

- Những thành ngữ sử dụng loại từ thằng là loại từ đứng trước danh từ chỉ nam giới (Chê thằng một chai, gặp thằng hai nậm; Thằng chết cãi thằng

khiêng); những thành ngữ sử dụng danh từ anh chỉ nam giới (Anh lùn xem

hội; Anh mù dắt anh lòa; Anh khố son bòn anh khố nâu)

Đồng thời số liệu cho thấy, những từ chỉ nữ giới gồm có bà, mẹ, cô, dì,

chị, mợ, vợ, đĩ, (bà) vãi, cái, gái, nữ, ả được dùng để biểu đạt nghĩa biểu

trưng trong thành ngữ cũng chiếm tỉ lệ không nhỏ. Đáng chú ý là ngoài những danh từ thân tộc, từ xưng hô, những từ liên quan đến nữ giới như váy, yếm những nghề nghiệp của nữ giới như vãi, đĩ cũng được sử dụng để diễn đạt nghĩa biểu trưng người nói chung. Ví dụ: Mẹ gà con vịt; Mẹ cú con tiên; Làm

đĩ không đủ tiền phấn sáp; Gái đĩ già mồm; Chó có váy lĩnh; Đội váy nát mẹ; Chị em nắm nem ba đồng; Con chị cõng con em; Con em lèn con chị; Nguây

nguẩy như ả quẩy tôm; Cô ả bán dầu, bôi đầu bằng nước lã; Làm như ả chơi trăng; Thơm thảo bà lão ăn thừa; Thua chị kém em; Nhắm em xem chị v.v.

Trong tiếng Việt, có 50 thành ngữ đối xứng 2 vế, mà nghĩa biểu trưng của mỗi vế được hình thành thông qua sự đối xứng giữa danh từ chỉ nam giới và danh từ chỉ nữ giới của mỗi vế: ông - bà, anh - ả, chồng - vợ, trai - gái, nam - nữ. Chẳng hạn, Ông ăn chả, bà ăn nem; Ông già bà cả; Râu ông nọ

cắm cằm bà kia; Cha sinh mẹ đẻ; Trai anh hùng, gái thuyền quyên; Tại anh tại ả; Anh khốn khó gặp chị trổ trời; Dạy đĩ vén xống, dạy ông cống vào trường v.v.

Như vậy, nhìn một cách tổng thể, về mặt sử dụng hình ảnh biểu trưng hóa, dường như thành ngữ tiếng Việt không có sự kỳ thị giới tính. Tuy nhiên,

hình như có những thành ngữ mà nghĩa biểu trưng của nó cho thấy có biểu hiện của sự kỳ thị đối với nữ giới. Những biểu hiện đó là:

- Thứ nhất, trực tiếp phản ánh quan niệm Trọng nam khinh nữ (ví dụ

Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô; Nam tôn nữ ti; Nữ nhi ngoại tộc).

- Hai là, có những thành ngữ có thái độ kỳ thị, chê trách những người phụ nữ lỡ thì nhưng không có thành ngữ nào biểu thị quan niệm tương tự đối với đàn ông. Ví dụ Hoa đào tháng ba biểu trưng cho hình ảnh người phụ nữ lỡ thì vì hoa đào đáng ra phải nở vào đầu xuân. Thành Chợ trưa dưa héo,

Thuyền không lái, gái không chồng cũng biểu trưng cho hình ảnh người phụ

nữ muộn chồng, không có chồng với sắc thái tiêu cực.

- Ba là, có 11 thành ngữ biểu thị sự phụ thuộc vào đàn ông, phụ thuộc vào chồng của người phụ nữ. Ví dụ: Có chồng như ngựa có cương, Gái có

chồng như gông đeo cổ; Ẩn bóng cây tùng, Núp bóng tùng quân.

- Bốn là, có 30 thành ngữ biểu trưng việc không tự định đoạt được số phận hoặc số phận kém may mắn của người phụ nữ. Ví dụ: Phận gái bến

nước mười hai; Phận mỏng cánh chuồn; Hoa trôi bèo dạt, Hồng nhan bạc mệnh, Nặng nợ má đào…

- Năm là, có những thành ngữ biểu trưng cho sự cô đơn, lẻ loi, trống vắng, buồn bực và thường được liên tưởng tới hình ảnh người phụ nữ phải chịu cảnh chờ đợi chồng: hoặc làm lẽ Chăn đơn gối chiếc; Gối chiếc lẻ loi;

Bực như gái chực buồng không; Ấm oái như hai gái lấy một chồng

- Sáu là, có những thành ngữ liên quan đến phẩm giá, trinh tiết của nữ giới. Có thành ngữ biểu trưng cho danh giá của nữ giới khi giữ gìn sự trinh trắng, tiết hạnh. Ví dụ: Tiết sạch giá trong, Tiết hạnh khả phong. Ngược lại, có những thành ngữ như Gọt gáy bôi vôi, Bè chuối trôi sông biểu trưng cho sự trừng phạt, miệt thị của xã hội đối với những người phụ nữ không chung thuỷ. Nghĩa biểu trưng của hai thành ngữ này bắt nguồn từ phong tục đàn bà gian

dâm, con gái chửa hoang, bị làng cạo hết tóc bôi vôi vào đầu rồi trói vào bè chuối, thả trôi sông rồi chết vì đói khát hoặc chết đuối. Người nào may mắn được dân làng khác cứu vớt thì cũng suốt đời phải sống tha phương cầu thực, không dám trở về làng cũ. Trong khi đó, như đã phân tích ở phần trên, xã hội dường như chấp nhận việc đàn ông không chung thuỷ, có vợ lẽ hoặc có thói chơi bời, đam mê tửu sắc. Và cũng không có thành ngữ nào cho thấy xã hội có sự trừng phạt đàn ông không chung thuỷ với vợ. Cũng có những thành ngữ nghĩa biểu trưng của nó phản ánh sự coi thường những người con gái không còn trong trắng. Ví dụ: Hoa tàn nhị rữa, Hoa tàn ngọc nát; Hoa thải hương thừa, Liễu chán hoa chê, Bướm chán ong chường. Hoặc có thành ngữ Bẻ hoa cuối mùa; Hái hoa cuối mùa để biểu trưng cho cuộc hôn nhân mà người phụ

nữ (biểu trưng hóa thông qua hình ảnh hoa) không còn trinh trắng. Thành ngữ

Thờ chồng nuôi con biểu thị cho trách nhiệm hay bổn phận của những người

phụ nữ góa chồng. Liên quan đến những người phụ nữ góa, có những thành ngữ biểu thị thái độ bị coi thường, mỉa mai của những người phụ nữ đã có

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành ngữ tiếng việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(193 trang)
w