Tính phổ biến và tính riêng biệt của phạm vi ý niệm đích

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành ngữ tiếng việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng (Trang 161)

- Ý nghĩa tiêu cực Sự độc ác, nham

3.3.2. Tính phổ biến và tính riêng biệt của phạm vi ý niệm đích

Trong thành ngữ tiếng Việt, tính phổ niệm và tính khác biệt của ý niệm đích có liên quan chặt chẽ với ý niệm nguồn và được thể hiện như sau.

Trường hợp thứ nhất. Thành ngữ tiếng Việt có cùng ý niệm nguồn nhưng lại có ý niệm đích khác thành ngữ của các ngôn ngữ khác. Ý niệm nguồn giống nhau là có thể vì chúng cùng thuộc phạm vi ý niệm nguồn thông dụng. Nhưng mỗi dân tộc có một cách cách tư duy hay đặc điểm văn hóa riêng và chính những đặc trưng văn hóa tư duy này sẽ tạo ra sự khác nhau trong việc liên tưởng giữa ý niệm nguồn và ý niệm đích, dẫn đến tính khác biệt hay tính đặc trưng của ý niệm đích. Ví dụ: Ý niệm nguồn con dao

- Ý niệm đích của những câu thành tiếng Việt có chứa ý niệm nguồn

con dao là sự việc nguy hiểm, mối nguy hiểm, nguy cơ. Ví dụ Cá nằm dưới dao; Chơi dao có ngày đứt tay; Dao kề cổ; Đâm dao sau lưng; Chơi dao có ngày đứt tay…

- So sánh với tiếng Anh, ý niệm đích trong thành ngữ tiếng Anh có hình ảnh con dao là hoàn cảnh khó khăn, sự khó khăn, gây khó khăn. Ví dụ:

+ A turn/twist of the knife: Làm hay nói điều gì đó làm cho một người

đang trong tình trạng tồi tệ càng tồi tệ hơn

+ On the knife-edge : Ở trong tình trạng khó khăn, lo lắng cho tương lai + Have your knife into someone: Gây khó khăn cho ai đó

+ Cut the atmosphere with a knife: Hoàn cảnh không tốt, mọi người sợ

hãi hay lo lắng có chuyện gì không tốt sẽ xảy ra.

Trường hợp thứ hai. Ý niệm đích trong thành ngữ tiếng Việt cũng khác biệt hoàn toàn với ý niệm đích trong các ngôn ngữ khác. Có thể gọi đấy là tính đặc trưng của phạm vi ý niệm đích. Sự khác biệt đi kèm với việc ý niệm

nguồn cũng không trùng nhau. Nói một cách khác, tính khác biệt nằm ở cả ý niệm nguồn và ý niệm đích. Về mặt lý thuyết, thì trường hợp này có thể xảy ra và có thể mang lại những ẩn dụ mang tính duy nhất của một ngôn ngữ nào đó. Tuy nhiên, chúng tôi chưa tìm thấy một ví dụ nào nằm ngoài trường hợp ý niệm đích mang tính riêng biệt và ý niệm nguồn cũng mang tính riêng biệt. Nói một cách khác, tính riêng biệt của ý niệm đích phần nhiều là do ý niệm nguồn mang lại.

Trường hợp thứ ba. Thành ngữ tiếng Việt có sự trùng hợp cả ý niệm đích và ý niệm nguồn với ngôn ngữ khác. Trường hợp này thực chất là kết quả của sự vay mượn thành ngữ (mà chủ yếu tiếng Việt vay mượn từ tiếng Hán) hoặc do sự trùng hợp tư duy liên tưởng giữa hai dân tộc. Ví dụ về những thành ngữ có cùng ý niệm nguồn và ý niệm đích trong thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Hán Thành ngữ tiếng Việt Thành ngữ tiếng Hán Cách đọc Hán Việt

Chuồn chuồn đạp nước 本本本 本 Thanh đình điểm thuỷ Nước chảy đá mòn 本本 本 本 Thuỷ trích thạch xuyên Mò trăng đáy nước 本本 本 本 Thuỷ trung lao nguyệt

Những thành ngữ này có nguồn và đích giống nhau. Xét trên bề mặt, thành ngữ tiếng Việt đã vay mượn thành ngữ tiếng Hán, và cũng không thể loại trừ khả năng ngược lại hoặc khả năng trùng hợp một cách ngẫu nhiên. Những chắc chắn một điều rằng sự trùng hợp của cả ý niệm nguồn và ý niệm đích chứng tỏ sự trùng hợp trong tư duy liên tưởng và đặc trưng văn hóa tương cận nhau của hai dân tộc.

Ví dụ về những thành ngữ có cùng ý niệm nguồn và ý niệm đích trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Nhật. Chúng có thể do trùng hợp tư duy liên tưởng hoặc do cùng vay mượn từ thành ngữ tiếng Hán. Đó là:

- Thành ngữ tiếng Việt: Miệng mật lòng dao/ Miệng nam mô bụng một

- Thành ngữ tiếng Nhật: 尝尝尝尝尝 尝尝尝尝尝Kuchi ni mitsu ari, hara ni ken ari - Trong miệng có mật ngọt nhưng trong bụng toàn kiếm

- Thành ngữ tiếng Hán: 本 本 本 本 (Khẩu phật phúc kiếm) Miệng mật lòng dao

Trường hợp thứ tư. Thành ngữ tiếng Việt có thể có ý niệm đích giống với các ngôn ngữ khác, nhưng lại được liên tưởng từ ý niệm nguồn mang tính riêng biệt. Nói một cách khác, 8 phạm trù ý niệm đích trong thành ngữ tiếng Việt theo cách phân loại của chúng tôi cũng có thể tìm thấy ở trong thành ngữ của các ngôn ngữ khác. Nhưng những ý niệm cụ thể trong từng phạm trù đó cũng như ý niệm nguồn của những phạm trù đó có thể mang tính riêng biệt. Ví dụ, chẳng hạn có ý niệm đích “Định hại người nhưng không ngờ lại hại mình”. Theo đó:

- Thành ngữ tiếng Việt: Gậy ông đập lưng ông

- Thành ngữ tiếng Anh: Give someone a dose (taste) of his own medicine (ai đó uống thuốc do chính mình kê đơn)/ Make a rod for one’s own back (Đánh một roi vào lưng của chính mình)

- Thành ngữ tiếng Pháp: s'attirer des ennuis (Tự chuốc lấy muộn phiền)

- Thành ngữ tiếng Nhật: 尝尝尝尝尝尝尝 (Ten o aoide tsubaki suru - Nhổ nước bọt lên trời)

- Thành ngữ tiếng Hán: 尝尝 尝 尝 尝 尝 尝 (Nã trượng đả liễu tự kỷ đầu - Vung gậy trúng ngay đầu mình) / 尝尝 尝 尝 (Thỉnh quân nhập ủng - Mời ngài vào chum: Nghĩa biểu trưng của câu này dựa vào truyện Võ Tắc Thiên sai Lai Tuấn Thần đi tra hỏi âm mưu của Chu Hưng, Chu chưa hay biết. Lai hỏi Chu: “Nếu tội nhân không chịu thú tội thì làm sao?” Chu đáp: “Lấy một cái chum, cho tội nhân vào đó, đốt lửa xung quanh, lo gì nó không khai”. Lai dùng ngay cách đó khiến Chu Hưng phải thú tội.

Để hiểu rõ hơn về ý niệm đích trong thành ngữ tiếng Việt, chúng tôi lựa chọn khảo sát một ý niệm tiêu biểu. Đó là ý niệm tâm lý, tình cảm, cảm xúc (emotions). Có thể nói rằng, các ý niệm cảm xúc đang được chú ý nghiên cứu trên thế giới ở các lĩnh vực như ngôn ngữ học tâm lý, ngôn ngữ học tri nhận. Sở dĩ các ý niệm và phạm trù tình cảm, cảm xúc được quan tâm nhiều là vì những nguyên nhân như sau. Tình cảm biểu thị thái độ chủ quan của con người đối với thế giới khách quan bên ngoài và nó liên quan đến nhận thức của con người. Tình cảm thường được ẩn dụ hóa dựa vào kinh nghiệm sinh lí nên và trở thành phương thức rất phổ biến ở các ngôn ngữ khác nhau nếu không muốn nói là phổ quát đối với mọi ngôn ngữ [130]. Do đó, nghiên cứu các phạm trù ý niệm tình cảm không những có thể thấy được cơ chế tri nhận của mỗi ngôn ngữ mà còn cho thấy đặc điểm văn hóa xã hội gắn liền với cơ chế tri nhận đó, điều mà ngôn ngữ học nhân chủng đang quan tâm.

Tình cảm là sự kết hợp phức tạp của cảm giác, suy nghĩ ở con người. Do vậy, có thể nhận thấy rằng để mô tả tình cảm của con người, các ngôn ngữ trên thế giới đều sử dụng vốn từ vựng liên quan đến bộ phận cơ thể và mang tính nghiệm thân. Đây là một đặc điểm mang tính phổ quát trong các ngôn ngữ nói chung. Tuy nhiên, bên cạnh những đặc điểm phổ quát, mỗi ngôn ngữ đều có cách nhìn thế giới riêng, mỗi dân tộc có đặc trưng văn hóa tư duy đặc thù. Vì vậy, ý niệm tình cảm sẽ được biểu trưng theo những cách khác nhau. Theo Nguyễn Đức Tồn [140], về phương diện lí thuyết, mỗi dân tộc có thể định vị theo quan niệm riêng về một “tình cảm” nào đó chỉ ở một bộ phận cơ thể và cùng một bộ phận cơ thể cũng có thể biểu trưng cho nhiều tình cảm khác nhau.

Khi nghiên cứu về ý niệm tình cảm, cảm xúc, các nhà nghiên cứu trên thế giới thường lựa chọn ra những ý niệm được coi là trung tâm hay là phạm trù cơ bản, phạm trù mang tính điển dạng/điển mẫu. Chẳng hạn theo Ly Lan [78], trong tiếng Anh, danh sách các ý niệm tình cảm cơ bản được các nhà nghiên cứu đề xuất ít nhất gồm có 2 phạm trù là Pleasure (Hài lòng), Pain (Đau buồn) và nhiều nhất là có 11 phạm trù. Song, đa phần các học giả cho

rằng có 6 ý niệm/phạm trù tình cảm được coi là điển hình mà trong tiếng Anh được biểu hiện bằng 9 từ cơ bản:

1. Buồn (Sadness) 2. Giận (Anger) 3. Ghét (Disgust/Hate) 4. Sợ (Fear) 5. Vui (Happiness/Joy) 6. Yêu (Desire/Love)

Lâm Thị Hoà Bình [7] đã thống kê được 387 thành ngữ tiếng Việt chỉ trạng thái tâm lí, trong đó có cả những đơn vị như Mũ ni che tai, Đầu gối tay ấp… Theo quan điểm của chúng tôi, những thành ngữ như vậy không nên

được xếp vào nhóm thành ngữ có ý niệm đích cảm xúc. Tác giả Vi Trường Phúc [104] thì thống kê được 179 thành ngữ tiếng Việt chỉ trạng thái Vui,

Buồn, Tức, Sợ. Còn chúng tôi đã thống kê được 232 thành ngữ liên quan đến

phạm trù ý niệm cảm xúc, tình cảm, trạng thái tâm lý hay nội tâm bao gồm các ý niệm trong Bảng 3.6.

Bảng 3.6. Ý niệm cảm xúc trong thành ngữ tiếng Việt

Stt Ý niệm lượngSố Ví dụ

1 Buồn (đau khổ) 51 Mặt ủ mày chau; Thở vắn than dài

2 Giận 51 Đỏ mặt tía tai; Thâm gan tím ruột

3 Sợ 50 Tái xanh tái xám; Hồn xiêu phách lạc

4 Vui 26 Mở cờ trong bụng; Tay bắt mặt mừng

5 Lo lắng 18 Rối ruột rối gan

6 Chung thuỷ 7 Lòng son dạ sắt

7 Mong mỏi 7 Mong đỏ con mắt; Mong cháy ruột gan

8 Biết ơn 6 Khắc cốt ghi xương

9 Ghét 3 Ghét cay ghét đắng; Ghét ngon ghét ngọt

10 2 cảm xúc 3 Nửa mừng nửa lo; Nửa mừng nửa tủi

11 Thèm muốn 3 Thèm nhỏ nước dãi

12 Tiếc 2 Tiếc rỏ máu mắt

13 Ghen 2 Ghen bóng ghen gió

15 Ngạc nhiên 2 Mắt tròn mắt dẹt

Tổng 232

Việc phân loại như Bảng 3.6 chỉ mang tính tương đối, vì nhiều thành ngữ tuỳ hoàn cảnh sử dụng mà có thể ý niệm hóa cho không phải một mà thậm chí là hai, ba ý niệm cảm xúc khác nhau. Như vậy, trong thành ngữ tiếng Việt có 232 câu có ý niệm đích thuộc phạm trù cảm xúc, tương ứng với 15 ý niệm khác nhau. Trong đó, 85% các thành ngữ ý niệm hóa cho các phạm trù cảm xúc là vui, buồn, giận, sợ, và lo lắng.

Xét về mô hình tri nhận, các ý niệm cảm xúc trong thành ngữ tiếng Việt cũng mang đặc điểm phổ quát giống như các ngôn ngữ khác. Đó là đặc điểm tính nghiệm thân. Có nghĩa là, các ý niệm cảm xúc đều được dựa vào kinh nghiệm sinh lí phổ biến của cơ thể. Chẳng hạn như, ẩn dụ vui là lên, buồn là xuống, tức giận là sức nóng; tức giận là chất lỏng nóng trong vật chứa

v.v. Riêng ẩn dụ tức giận là chất lỏng nóng trong vật chứa đã được Lakoff và Kövecses nghiên cứu lần đầu tiên trong tiếng Anh sau đó là một loạt các nghiên cứu trong các ngôn ngữ khác như tiếng Trung của các tác giả King (1989) và Yu (1995, 1998), tiếng Nhật của tác giả Matsuki (1995), tiếng Hungary của tác giả Bokor (1997), tiếng Wolof của tác giả Munro (1991), tiếng Zulu của tác giả Taylor và Mbense (1998) và tiếng Ba Lan của tác giả Micholajczuk (1998).

Các nghiên cứu của Phan Thế Hưng [62], Trần Bá Tiến [130], Ly Lan [79] đã phân tích các mô hình tri nhận ẩn dụ về “sự tức giận” và “niềm vui” trong tiếng Việt và tiếng Anh dựa trên lý thuyết của Lakoff, Kovecses… Cụ thể là, tiếng Việt cũng có có ẩn dụ ý niệm chủ đạo diễn đạt sự giận dữ: Xúc

cảm là chất lỏng trong vật chứa và Giận dữ là sức nóng. Các ngôn ngữ kể trên

đều giống nhau ở tiểu ẩn dụ là giận là lửa và giận dữ là “chất lỏng nóng trong vật chứa” [62,92]. Như vậy, có thể nói, các ý niệm cảm xúc trong thành ngữ tiếng Việt đều giống với các ngôn ngữ trên thế giới ở tính nghiệm thân làm cơ

sở cho ẩn dụ. Tính phổ biến còn thể hiện trong việc thành ngữ tiếng Việt đã ý niệm hóa cảm xúc thông qua màu sắc và các hiện tượng văn hóa xã hội mang tính đặc trưng của dân tộc như trong những thành ngữ Vui như Tết, Vui như trẩy hội v.v.

Tuy vậy, một đặc điểm quan trọng và nổi bật của tiếng Việt là 92% các thành ngữ chỉ cảm xúc đều liên quan đến bộ phận cơ thể. Khá nhiều trường hợp còn sử dụng màu sắc kết hợp với bộ phận cơ thể làm ý niệm nguồn. Cụ thể là, các ý niệm cảm xúc trong thành ngữ được liên tưởng từ các ý niệm nguồn được tập hợp trong Bảng 3.7.

Bảng 3.7. Các ý niệm nguồn để ý niệm hóa cảm xúc

Stt Ý niệm nguồn Vui Buồn Giận Lo Sợ

1. Đầu + 2. Mặt + + + 3. Má + 4. Mắt + 5. (Lông) mày + + + 6. Con ngươi + 7. Mồm/miệng + 8. Răng + 9. Lợi + 10. Mang tai + 11. Tai +

12. Chân + + + 13. Tay + + + 14. Bụng + + + + 15. Lòng/Dạ + + + + 16. Ruột + + + + 17. Gan + + + + 18. Phổi + 19. Mật/Đởm + + 20. Da + 21. Tóc + 22. Xương sống + 23. Máu/Tiết + + 24. Mồ hôi + 25. Nước mắt + 26. Khí + 27. Hồn/phách + 28. Vía +

29. Đỏ + 30. Xanh + 31. Tái + 32. Tím/tía + 33. Xám + 34. Bầm/thâm + 35. Vàng +

Như vậy, có 28 ý niệm nguồn là bộ phận cơ thể và 7 ý niệm nguồn là màu sắc dùng để biểu trưng hóa cho các ý niệm cảm xúc. Trong thành ngữ tiếng Việt, ý niệm cảm xúc Giận sử dụng nhiều ý niệm nguồn để biểu trưng hóa nhất: 17 ý niệm là thuộc phạm trù bộ phận cơ thể và 3 ý niệm thuộc phạm trù màu sắc. Bộ phận cơ thể được dùng nhiều nhất để biểu trưng hóa cho ý niệm cảm xúc là bụng, lòng/dạ, gan, ruột. Bụng (lòng/dạ) là 3 bộ phận cơ thể được ý niệm hóa một cách phong phú và đa dạng nhất. Ngoài ra, thành ngữ tiếng Việt cũng sử dụng hình ảnh lòng/dạ để ý niệm hóa cho ý niệm cảm xúc nói chung: Cầm lòng chẳng đậu, Của ít lòng nhiều… Nguyễn Đức Tồn [140] cho rằng người bản ngữ tiếng Việt hết sức coi trọng trục tâm thận và lấy

bụng, lòng/dạ làm biểu tượng cho tình cảm nói chung. Đây là lý do mà trong

thành ngữ, các ý niệm cảm xúc được biểu trưng hóa thông qua bụng, lòng/dạ

và các bộ phận nội tạng nhiều hơn hẳn. Giải thích cho điều này, một số tác giả như Phan Thế Hưng [62], Trần Bá Tiến [130] đã sử dụng thuyết Âm dương ngũ hành và tri thức y học cổ truyền của người Việt để giải thích lý do cho việc lựa chọn bụng, lòng/dạ và các cơ quan nội tạng như gan, mật để ý niệm hóa cảm xúc.

Bảng 3.8. Ngũ hành và bộ phận cơ thể tương ứng [130]

Ngũ hành Mộc Hoả Thổ Kim Thuỷ

Hướng Đông Nam Trung tâm Tây Bắc

Mùa Xuân Hạ Cuối hạ Thu Đông

Khí hậu Gió Nóng Ẩm Khô Lạnh

Bộ phận cơ thể

Tạng Gan (can) Tim (tâm) Lách (tì) Phổi (phế) Thận

Phủ Mật (đởm) Ruột non (tiểu trường)

Dạ dày (vị) Ruột già (Đại trường)

Bàng quang

Giác quan Mắt Lưỡi Môi Mũi Tai

Tình cảm Tức giận Vui vẻ Lo lắng Buồn Sợ

Dựa vào thuyết này, Trần Bá Tiến nhận xét: “tiếng Anh thường miêu tả

trạng thái tình cảm dựa trên hiệu ứng sinh lí của toàn bộ cơ thể, còn tiếng Việt có thiên hướng sử dụng bộ phận cơ thể nhiều hơn. Khi ý niệm hóa sự tức giận, người Việt thường sử dụng ẩn dụ về gan, mật và mắt. Các bộ phận này liên quan chặt chẽ đến trạng thái bực tức, vì theo cách lí giải của y học cổ truyền và thuyết Âm - Dương và Ngũ Hành, ba bộ phận này thuộc hành Mộc và trạng thái tức giận. Khi diễn tả niềm vui, ruột (lòng) được sử dụng trong ẩn dụ bởi lẽ ruột (non) thuộc hành Hỏa và trạng thái vui vẻ. Những tri thức y học cổ truyền đã có ảnh hưởng sâu sắc đến mô hình tri nhận của người Việt và quyết định cách lựa chọn ngôn ngữ của họ” [130,].

Còn Phan Thế Hưng nhận thấy tiếng Việt có ẩn dụ về sự giận dữ liên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành ngữ tiếng việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng (Trang 161)