1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch

107 2,1K 23
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 1,32 MB

Nội dung

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết phải tiến hành nghiên cứu đề tài

Trải qua các thời kỳ đấu tranh cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảngcộng sản Việt Nam giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam đãcùng nhân dân cả nước viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc Trongcông lao đóng góp của giai cấp công nhân, của tổ chức Công đoàn ViệtNam có sự đóng góp của đội ngũ công nhân, Công đoàn Ngành Thương mại

và Du lịch

Trong quá trình đổi mới đất nước, Công đoàn Ngành Thương mại và Dulịch Việt Nam đã tập hợp, đoàn kết công nhân, viên chức, lao động của toànNgành vượt qua nhiều khó khăn, thách thức; tích cực đổi mới nội dung vàphương pháp hoạt động, thực hiện ngày càng tốt hơn những chức năng cơ bảncủa mình, góp phần xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn lớn mạnh.Tuy nhiên, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, đẩy mạnh sự nghiệp côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nội dung và phương pháp hoạt động Công đoàncần có sự đổi mới

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam giai đoạn 2001- 2010

đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng thông qua Trong đó

có định hướng phát triển các ngành kinh tế, các vùng kinh tế cũng như chiếnlược phát triển Thương mại và Du lịch; theo đó, hoạt động Thương mại, Dulịch, Dịch vụ sẽ là những lĩnh vực có nhiều lợi thế mà các đối tượng trong vàngoài nước tập trung khai thác

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu và sắp xếp, phân công lại lao động đangdiễn ra mạnh mẽ, phù hợp tiến trình đổi mới nền kinh tế đất nước với sự thamgia của nhiều thành phần kinh tế và lực lượng lao động Trong đó, hoạt độngThương mại, Du lịch, Dịch vụ chiếm tỷ trọng tương đối lớn và trong tương laikhu vực này sẽ thu hút ngày càng nhiều lao động tham gia

Cùng với chủ trương của Đảng và Nhà nước các doanh nghiệp nhà nước

và chuyển đổi hình thức sở hữu phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, sốlượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh sẽ ngày càng lớn Quá trình này sẽlàm tăng tỷ trọng và số lượng người lao động trong các doanh nghiệp ngoàiquốc doanh

Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy, trong quá trình đổi mới, hoạt động Côngđoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã được đề cập, nhưng chưa

Trang 2

được đầu tư nghiên cứu thoả đáng Trong khi đó, nhiều loại hình doanh nghiệp

ra đời, quan hệ lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càngtrở nên phức tạp Vấn đề bức thiết đặt ra cho các cấp Công đoàn là phải làmsao vừa bảo vệ được quyền lợi của người lao động, góp phần cải thiện quan hệlao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, vừa giúp cho doanhnghiệp phát triển Việt Nam chưa có kinh nghiệm trong việc tham gia điềuchỉnh mối quan hệ lao động trong các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tếnày Do đó, cán bộ công đoàn còn lúng túng khi nội bộ doanh nghiệp phát sinhcác mâu thuẫn về quyền và lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao

động Vì vậy, việc nghiên cứu các “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch” là hết sức cần thiết.

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Xây dựng tổ chức Công đoàn và nâng cao hiệu quả hoạt động Côngđoàn cơ sở trong các doanh nghiệp, đặc biệt tại các doanh nghiệp ngoài quốcdoanh là vấn đề luôn được Đảng, Nhà nước và các cấp Công đoàn quan tâm.Thời gian qua, công tác này đã có những chuyển biến nhất định, tuy nhiên dođây là một vấn đề mới đòi hỏi phải có những nghiên cứu sâu sắc nhằm làm rõhơn cả về lý luận và thực tiễn Để đáp ứng yêu cầu đó, đã có một số tài liệu đề

cập đến vấn đề này như “Một số vấn đề về tổ chức và hoạt động Công đoàn khu vực kinh tế ngoài quốc doanh” của Ban Tổ chức Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, xuất bản năm 1997; đề tài “Tổ chức và hoạt động Công đoàn trong công ty cổ phần” do Trường Đại học Công đoàn nghiên cứu, năm 2001 Các

công trình khoa học này đã giới thiệu khái quát những nội dung hoạt động củaCông đoàn cơ sở, những kinh nghiệm về chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tácphát triển Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh và giới thiệumột số văn bản nhằm cung cấp tài liệu cho cán bộ công đoàn các cấp thamkhảo khi thực hiện nhiệm vụ xây dựng, phát triển Công đoàn cơ sở tại doanhnghiệp ngoài quốc doanh

Tuy nhiên, cho đến nay; chưa có công trình nào tập trung nghiên cứuchuyên sâu về vấn đề củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Côngđoàn cơ sở trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thươngmại và Du lịch ở Việt Nam; đồng thời, đề ra những giải pháp cho hoạt độngcủa Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vựcThương mại, Du lịch phù hợp với yêu cầu hội nhập và sự phát triển các thànhphần kinh tế của đất nước

Trang 3

3 Mục tiêu của đề tài

- Nêu rõ và đánh giá đúng thực trạng về tổ chức và hoạt động của tổchức Công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong các lĩnhvực Thương mại, Du lịch

- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn cho phùhợp với thực tiễn và xu thế vận động, phát triển của doanh nghiệp ngoài quốcdoanh lĩnh vực Thương mại, Du lịch

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

+ Đối tượng mà đề tài tập trung nghiên cứu là:

- Chỉ thị, Nghị quyết của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, củaCông đoàn ngành Thương mại và Du lịch Việt Nam về phát triển đoàn viên,xây dựng Công đoàn cơ sở

- Thực tiễn phong trào công nhân, Công đoàn Ngành Thương mại và Dulịch Việt nam

- Nội dung, phương pháp hoạt động Công đoàn cơ sở tại các doanhnghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch

+ Phạm vi đề tài đề cập là hoạt động Công đoàn trong các doanh nghiệpngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch trên phạm vi cả nước,trong thời gian từ 1998 đến 2004

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh và các phương pháp cụ thể sau đây:

- Điều tra xã hội học;

- Khảo sát, thu thập thông tin, số liệu;

- Tổng hợp, phân tích, xử lý các thông tin, số liệu;

Trang 4

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 03chương:

Chương I Một số vấn đề lý luận về hoạt động Công đoàn trong các

doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Chương II Thực trạng hoạt động công đoàn trong các doanh nghiệp

ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch ở Việt Nam, giaiđoạn 1998 - 2004

Chương III Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ

sở trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch

Nghiên cứu “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ

sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch” là một đề tài mới và phức tạp Mặc dù thời gian nghiên cứu ngắn lại

rất thiếu thực tiến như đã trình bày ở trên nhưng Ban chủ nhiệm đề tài đãdành nhiều công sức, tâm huyết cho công trình này Trong quá trình nghiêncứu, chúng tôi đã nhận được, sự hợp tác và giúp đỡ có hiệu quả của lãnhđạo Liên đoàn Lao động Hà Nội; TP Hồ Chí Minh; tỉnh Đồng Nai, Côngđoàn Ngành Thương mại, Thương mại Du lịch các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương, một số Công đoàn cơ sở ngoài quốc doanh hoạt độngtrong lĩnh vực Thương mại, Du lịch trên phạm vi toàn quốc Ban chủnhiệm đề tài chân thành cảm ơn sự hợp tác giúp đỡ của các đồng chí lãnhđạo, các chuyên gia, các nhà khoa học đã tham gia nghiên cứu, đóng gópcho đề tài

Trang 5

Chương I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ

TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH

1 Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng

Hồ Chí Minh về tổ chức Công đoàn.

1.1 Quan điểm của C Mác và V.I Lênin về Công đoàn.

Để xây dựng học thuyết của mình, C Mác đã dày công nghiên cứu quátrình hình thành, phát triển của phong trào công nhân, công đoàn thế giới cuối

thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX, Mác đã nêu: "Công đoàn giữ vai trò trường học - loại trường học đặc biệt"1 Trường học tranh đấu giai cấp

Kế tục và phát triển học thuyết Mác về chủ nghĩa xã hội khoa học,V.I.Lênin đã làm rõ nhiều vấn đề về giai cấp công nhân và phong trào côngđoàn Theo Lênin:

"Công đoàn là trường học chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản của giai cấp công nhân, là một trường học kiểu hoàn toàn không bình thường; là trường học liên hợp, trường học đoàn kết, trường học bảo vệ quyền lợi; trường học quản lý kinh tế"2

"Công đoàn nói chung và trường học chủ nghĩa cộng sản nói riêng là trường học quản lý công nghiệp xã hội chủ nghĩa (rồi dần dần quản lý nông nghiệp) cho tất cả những người lao động" 3

"Nhiệm vụ chủ yếu của công đoàn là bảo vệ lợi ích của quần chúng lao động theo nghĩa trực tiếp nhất và chính xác nhất của danh từ đó"4

"Công đoàn là cái khâu nối liền Đảng và hàng triệu quần chúng lao động"5

Về vị trí của công đoàn, Lênin cũng chỉ rõ:

"Trong hệ thống chuyên chính vô sản, công đoàn có một vị trí giữa Đảng, chính quyền Nhà nước, công đoàn tạo ra mối liên hệ giữa đội tiên phong với quần chúng "6

Trang 6

(1) Lê Nin toàn tập 42 trang 367

(2) Lê Nin toàn tập 44 trang 423

(3) Lê Nin toàn tập 44 trang 427

(4) Lê Nin toàn tập 44 trang 296 (5) Lê Nin toàn tập 42 trang 250 (6) Lê Nin toàn tập 42 trang 250

"Công đoàn gần gũi sản xuất hơn cả và công đoàn là sự tập hợp tất yếu của công nhân để làm cho việc quản lý toàn bộ nền kinh tế trong nước tuần tự chuyển trước hết sang tay giai cấp công nhân và sau sang tay toàn thể những người lao động" 7

Ngày nay, tư tưởng và những luận điểm cơ bản về Công đoàn của Mác

và Lênin vẫn mang ý nghĩa thời sự và giá trị thực tiễn Trong điều kiện mới,Công đoàn có thể sử dụng nhiều phương pháp và hình thức hoạt động; trong

đó phương pháp tham gia quản lý (bao hàm cả đấu tranh) là rất quan trọng.Tuy nhiên giáo dục, thuyết phục tức là vận động vẫn là phương pháp côngtác cơ bản của Công đoàn Muốn thế thì Công đoàn phải liên hệ với quần

chúng, đi sâu vào quần chúng như Lênin nói: "Liên hệ với quần chúng là điều quan trọng nhất, căn bản nhất cho mọi hoạt động Công đoàn thành công Cán bộ Công đoàn phải sống lâu vào đời sống công nhân, biết tường tận đời sống công nhân, xác định một cách chắc chắn tâm trạng, nhu cầu, nguyện vọng, ý nghĩa thật sự của họ" 8 và "Chủ nghĩa quan liêu là một điều hết sức nhục nhã" 9 đối với Công đoàn.

1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về Công đoàn.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiếp thu, vậndụng sáng tạo các luận điểm của Mác và Lênin về Công đoàn vào thực tiễnViệt Nam để xác định đối tượng, xây dựng tổ chức, chỉ rõ chức năng, nhiệm

vụ, phương pháp hoạt động công đoàn và đào tạo cán bộ công đoàn

Trong cuốn "Bản án chế độ thực dân Pháp" xuất bản năm 1925, Người

đã chỉ rõ "Việc cần thiết hiện nay là phát động một cuộc tuyên truyền lớn để thành lập các tổ chức Công đoàn ở các nước thuộc địa, nửa thuộc địa và phát triển các Công đoàn hiện có dưới hình thức phôi thai" 10 Một thời giansau, trong tác phẩm "Đường cách mệnh", xuất bản năm 1927, Người đã nêutính chất, nhiệm vụ của tổ chức Công hội nay là Công đoàn và nhấn mạnh

"Tổ chức công hội trước là để công nhân đi lại với nhau cho có cảm tình, hai là để nghiên cứu với nhau, ba là để sửa sang cách sinh hoạt của công nhân cho khá hơn bây giờ, bốn là để giữ gìn quyền lợi cho công nhân, năm

là để giúp cho quốc dân, giúp cho thê'giới" 11

Trang 7

(7) Lê Nin toàn tập 38 trang 346

(8) Lê Nin toàn tập 42 trang 421

(9) Lê Nin toàn tập 44 trang 427

(10) Lê Nin toàn tập 51 trang 153 (11) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1 - NXB Sự thật 1980 trang 163

Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của Công đoàn Việt Nam là

"Công đoàn phải thực sự trở thành trường học quản lý Nhà nước, quản lý kinh tê' và văn hóa của giai cấp công nhân "12 Do đó, Công đoàn phải vận độngquần chúng tham gia ngày càng rộng rãi vào toàn bộ sự nghiệp xây dựng nềnkinh tế quốc dân, vào các kế hoạch kinh tế, sản xuất, phân phối

Về nhiệm vụ của Công đoàn, Người nêu tóm tắt: "Nhiệm vụ của công nhân và Công đoàn hiện nay là phải xây dựng chủ nghĩa xã hội Muốn thế Công đoàn phải tổ chức, giáo dục, lãnh đạo công nhân đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch của Đảng

và Nhà nước đề ra" 13

Từ nhiệm vụ chung đó, Người chỉ rõ nhiệm vụ cụ thể cho Công đoàn

Đó là:

Về công tác giáo dục chính trị - tư tưởng: Công đoàn phải tuyên truyền

đường lối chính sách của Đảng vì là Đảng của giai cấp công nhân "Công nhân không có sự lãnh đạo của Đảng thì không làm cách mạng thành công được, không thắng lợi được” 14 Do đó, mọi đường lối, chính sách của Đảng phảiđược công nhân quán triệt và thực hiện, thông qua tổ chức Công đoàn Côngđoàn phải giáo dục cho công nhân về đạo đức vô sản, đạo đức cách mạng

Về lề lối làm việc của Công đoàn, Người căn dặn các cấp Công đoàncần đổi mới cách thức làm sao cho mọi hoạt động của Công đoàn đi vào

chiều sâu và có hiệu quả thiết thực Người chỉ rõ: "Công đoàn các cấp cần cải tiến lề lối làm việc cần đi sát quần chúng, tăng cường đôn đốc, kiểm tra Cần bớt giấy tờ từng đống và hội họp lu bù Cán bộ cấp trên cần thường xuyên đi đến cơ sở để giúp đỡ họ một cách thiết thực hơn" 15

Công đoàn phải bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của ngườilao động, thường xuyên quan tâm đến lợi ích vật chất và tinh thần của ngườilao động Hồ Chí Minh căn dặn Công đoàn phải bảo vệ cho công nhân, ngườilao động có quyền thực sự trong xí nghiệp, có quyền phê bình tất cả mọi việc

và mọi người trong xí nghiệp trong sản xuất và đời sống

Trang 8

(12) Hồ Chí Minh: Giai cấp công nhân và Công đoàn - NXB Lao động Hà Nội 1985, Trang 100 (13) Hồ Chí Minh: Giai cấp công nhân và Công đoàn - NXB Lao động Hà Nội 1985, Trang 72, 75

(14) Hồ Chí Minh: Giai cấp công nhân và Công đoàn - NXB Lao động Hà Nội 1985, Trang 29 (15) Hồ Chí Minh: Giai cấp công nhân và Công đoàn - NXB Lao động Hà Nội 1985, Trang 150

Người khuyên cán bộ Công đoàn phải cùng công nhân đồng cam cộngkhổ, hòa mình với công nhân thành một khối và phải gương mẫu Cán bộCông đoàn trước hết phải phấn đấu thành người xã hội chủ nghĩa Bác nói:

"Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải có con người xã hội chủ nghĩa Công nhân phải thành người xã hội chủ nghĩa" 16

Cán bộ công đoàn cần tích cực để không ngừng nâng cao trình độ về

mọi mặt, Người nói: "Kinh tế của ta ngày càng phát triển, hàng ngũ công nhân ngày càng thêm đông Muốn làm tròn nhiệm vụ của mình thì cán bộ công đoàn phải cố gắng học tập vươn lên để không ngừng tiến bộ Có học tập mới hiểu biết được khoa học, có hiểu biết được khoa học mới tổ chức được phong trào" 17

Hồ Chí Minh căn dặn cán bộ Công đoàn phải đoàn kết Người nói "Muốn giáo dục tốt công nhân, trước hết đội ngũ cán bộ công đoàn phải đoàn kết nhất trí Phải kiên quyết xây dựng cho được sự đoàn kết nhất trí Phải kiên quyết xây dựng cho được sự đoàn kết nhất trí trong hệ thống Công đoàn… " 18

Cán bộ công đoàn phải đặc biệt chú ý bồi dưỡng cho công nhân trẻ vềmọi mặt để trở thành những người có giác ngộ giai cấp, có trình độ văn hóa,

khoa học kỹ thuật cao Người nói: "Công nhân trẻ tốt lắm Họ nghe và làm theo Đảng, Công đoàn và Đoàn thanh niên Nhưng chúng ta phải tôn trọng

họ, tin vào họ, bồi dưỡng cho họ về phẩm chất, đạo đức cách mạng, về chủ nghĩa anh hùng và cách mạng của giai cấp công nhân Bồi dưỡng văn hóa, khoa học kỹ thuật và kiến thức quản lý xí nghiệp cho họ, tạo điều kiện cho

họ phát huy vai trò làm chủ tập thể làm cho họ vừa <Hồng> vừa

<Chuyên>, đó là nhiệm vụ trước mắt và lâu dài"

Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước đã ban hành các chính sách,luật pháp có liên quan đến giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn; tiêu biểu làLuật lao động, Luật Công đoàn Trong đó xác định rõ vị trí, vai trò của tổ chứcCông đoàn trong hệ thống chính trị với tư cách là tổ chức quần chúng rộng lớnnhất, đại diện cho công nhân, lao động Đặc biệt, trong những năm thực hiệnđường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, những quan điểm tư

Trang 9

tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tổ chức, hoạt động Công đoàn vẫn đượcĐảng tiếp tục quán triệt, vận dụng một cách sáng tạo và có hiệu quả

(16) Hồ Chí Minh: Giai cấp công nhân và Công đoàn - NXB Lao động Hà Nội 1985, Trang 75 (17) Hồ Chí Minh: Giai cấp công nhân và Công đoàn - NXB Lao động Hà Nội 1985, Trang 150 (18) Hồ Chí Minh: Giai cấp công nhân và Công đoàn - NXB Lao động Hà Nội 1985, Trang 288

Từ những luận điểm cơ bản của các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoahọc và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Công đoàn, Đảng ta và các nhàlãnh đạo Công đoàn Việt Nam đã xác định vị trí, vai trò, chức năng của Côngđoàn Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, với tinh thần kế thừa phát triển,sáng tạo và khoa học

2 Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển nền kinh

tế nhiều thành phần trong thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế

Đại hội VI của Đảng (tháng 12 - 1986) đã chủ trương đổi mới đất nước,phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường,

có sự quản lý của nhà nước Tiếp tục phát triển đường lối đổi mới do Đại hộiĐảng toàn quốc lần thứ VI đề ra, Nghị quyết Đại hội VII nêu rõ:

“Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, không phân biệt đối xử, không tước đoạt tài sản hợp pháp, không gò ép tập thể hoá tư liệu sản xuất, không áp đặt hình thức kinh doanh, khuyến khích các hoạt động có lợi cho quốc tế dân sinh” và “Kinh tế cá thể, tiểu chủ có vị trí quan trọng lâu dài” và “Kinh tế tư bản tư nhân có khả năng góp phần xây dựng đất nước”.

Đại hội Đảng lần thứ IX năm 2001 đã rút ra bài học kinh nghiệm từthành công và hạn chế của 15 năm đổi mới, Đảng ta một lần nữa khẳng định

“Chủ trương thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh” Cũng từ chủ

trương này, các thành phần kinh tế ở nước ta được xác định bao gồm:

+ Kinh tế nhà nước: giữ vai trò quan trọng và là công cụ để Nhà nướcđịnh hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế; kinh tế nhà nước phát huy vai tròchủ đạo trong nền kinh tế, vì vậy doanh nghiệp nhà nước phải giữ vững được

vị trí then chốt; đi đầu trong ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nêu

Trang 10

gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế - xã hội và chấp hành phápluật.

+ Kinh tế tập thể với nhiều hình thức đa dạng, trong đó hợp tác xã lànòng cốt để liên kết rộng rãi người lao động, các hộ sản xuất kinh doanh, cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa; không giới hạn quy mô, lĩnh vực và địa bàn

+ Kinh tế cá thể, tiểu chủ ở cả nông thôn và thành thị được Nhà nước tạođiều kiện và giúp đỡ để phát triển

+ Kinh tế tư bản tư nhân được khuyến khích phát triển trong nhữngngành nghề sản xuất kinh doanh mà pháp luật không cấm; được Nhà nước tạomôi trường kinh doanh thuận lợi; có thể liên doanh, liên kết với kinh tế tập thể

và kinh tế nhà nước

+ Kinh tế tư bản nhà nước phát triển đa dạng dưới các hình thức liêndoanh liên kết giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư bản tư nhân trong nước vàngoài nước để mang lại lợi ích thiệt thực cho các bên đầu tư kinh doanh

+ Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được cải thiện môi trường kinhdoanh, tạo điều kiện phát triển thuận lợi; hướng phát triển vào lĩnh vực xuấtkhẩu và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế để thu hút công nghệ hiện đại và tạothêm nhiều việc làm

Với những định hướng phát triển nền kinh tế nước ta theo Nghị quyếtĐại hội Đảng toàn quốc từ nhiệm kỳ VI đến nay, nhiều mô hình tổ chức hoạtđộng sản xuất kinh doanh đã được hình thành và phát triển; góp phần quantrọng vào những thành tựu kinh tế - xã hội mà toàn Đảng, toàn dân ta đã đạtđược sau 20 năm đổi mới

Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng trình Đại hội

Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định: “ các thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh”, đồng thời cũng xác định: “thực hiện chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp Xây dựng một hệ thống doanh nghiệp Việt Nam nhiều về số lượng, có sức cạnh tranh cao, có thương hiệu uy tín, trong đó chủ lực là một số tập đoàn kinh tế lớn dựa trên chế độ cổ phần”.

Đảng ta là Đảng cầm quyền, thực tế lịch sử Việt Nam qua đã khẳngđịnh: ở Việt Nam chỉ có Đảng Cộng sản do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập,rèn luyện mới đủ sức lãnh đạo cách mạng, đưa dân tộc ta vững bước đi lên

Trang 11

Trải qua cách mạng dân tộc dân chủ, cách mạng xã hội chủ nghĩa và ngày

nay là công cuộc đổi mới càng chứng tỏ: "Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc" bởi vậy,

đường lối của Đảng là định hướng cho hoạt động kinh tế của các cấp, cácNgành

3 Doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Doanh nghiệp theo định nghĩa chung nhất của Luật doanh nghiệpđược Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp

thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 (Luật doanh nghiệp 2005) “là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”.

Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có thể tổ chức theo mô hìnhkhác nhau phù hợp với Luật doanh nghiệp bao gồm: Công ty trách nhiệm hữuhạn (một thành viên và hai thành viên trở lên), công ty cổ phần, công ty hợpdanh, doanh nghiệp tư nhân, nhóm công ty (công ty mẹ - công ty con, tập đoànkinh tế và một số hình thức khác)

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi chia các loại hìnhdoanh nghiệp theo 02 khu vực: Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoàiquốc doanh

Doanh nghiệp nhà nước được hiểu là các doanh nghiệp trong đó Nhànước sở hữu trên 50% vốn điều lệ (khoản 22 - Điều 4 Luật doanh nghiệp)hoạt động trong các lĩnh vực quan trọng, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh

tế quốc dân

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh được hiểu là doanh nghiệp tư nhân,doanh nghiệp liên doanh, liên kết (bao gồm cả doanh nghiệp được chuyểnđổi từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần mà Nhà nước khôngnắm chi phối vốn điều lệ), công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên,hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, doanh nghiệp có vốn đầu t ư nước ngoài

tại Việt Nam

Chúng ta lần lượt điểm qua một số loại hình trong nhóm doanh nghiệpnày để thấy rõ hơn môi trường hoạt động của tổ chức Công đoàn được thànhlập trong các loại hình doanh nghiệp đó

Trang 12

Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và

chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanhnghiệp Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyềntăng giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,

có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp

Doanh nghiệp liên doanh, liên kết: là loại hình doanh nghiệp đa hình

thức sở hữu vốn, là sự liên kết giữa tư nhân và tập thể, tư nhân và Nhà nước,giữa tư nhân, tập thể và Nhà nước

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:

Hiện nay ở nước ta có các hình thức đầu tư chủ yếu sau:

+ Hợp tác kinh doanh: Trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa

các bên của Việt Nam và nước ngoài chịu trách nhiệm và phân chia lợinhuận trong hoạt động kinh doanh mà các bên không cần thành lập mộtpháp nhân mới

+ Doanh nghiệp liên doanh: Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp

do hai bên hoặc nhiều bên (Việt Nam và nước ngoài) hợp tác thành lập tại ViệtNam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký kết giữa Chính phủViệt Nam và Chính phủ nước ngoài, hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam, hoặc do doanh nghiệp liên doanhhợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh Doanhnghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn,

có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam

+ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Là doanh nghiệp do nhà đầu tư

nước ngoài đầu tư 100% vốn, thuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài,

do nhà đầu tư thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và chịu trách nhiệm về kếtquả kinh doanh

Mặc dù doanh nghiệp được phân loại theo các hình thức khác nhau,nhưng các doanh nghiệp đó đều phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật củaViệt Nam

4 Vị trí, vai trò, chức năng của Công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Trang 13

Trong quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam, vị trí, vai trò, chứcnăng của tổ chức Công đoàn ở mỗi giai đoạn có khác nhau

4.1 Vị trí của Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Vị trí của Công đoàn Việt Nam

Điều 10 chương I Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

đã ghi rõ: Công đoàn Việt Nam là thành viên của hệ thống chính trị, là trungtâm tập hợp, đoàn kết, giáo dục, rèn luyện, xây dựng đội ngũ giai cấp côngnhân, lao động; là chỗ dựa vững chắc của Đảng Cộng sản Việt Nam Mối quan

hệ giữa Đảng với Công đoàn thể hiện vai trò lãnh đạo toàn diện của ĐảngCộng sản Việt Nam đối với Công đoàn; Công đoàn thể hiện trách nhiệm củamình trong việc thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách của Đảng và thamgia xây dựng, bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam

Vị trí Công đoàn còn thể hiện ở chỗ Công đoàn Việt Nam là sợi dây

nối liền Đảng với giai cấp công nhân và quần chúng lao động; "Công đoàn

là bộ truyền lực từ Đảng Cộng sản đến quần chúng", Công đoàn Việt Nam là người tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng

và Nhà nước đến với quần chúng Công đoàn nắm tâm tư, nguyện vọng củaquần chúng phản ánh với Đảng, góp phần để Đảng có những quyết sáchđúng đắn phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội nước nhà Công đoàn có tráchnhiệm tổ chức cho quần chúng tham gia xây dựng Đảng, bồi dưỡng côngnhân, lao động ưu tú giới thiệu cho Đảng để Đảng xem xét kết nạp; tăngthêm thành phần công nhân, lao động trong Đảng Cộng Sản Việt Nam.Công đoàn đào tạo, bồi dưỡng cung cấp cán bộ cho Đảng Công đoàn vậnđộng, tổ chức cho quần chúng công nhân, viên chức, lao động đi tiên phongtrong thực hiện đường lối chủ trương của Đảng

Công đoàn Việt Nam là người cộng tác đắc lực với Nhà nước, góp phầnxây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh và tham gia quản lý Nhà nước,quản lý xã hội Mối quan hệ của Nhà nước với Công đoàn thể hiện sự thốngnhất, cộng tác, giúp đỡ lẫn nhau Nhà nước luôn tạo mọi điều kiện vật chất,tinh thần và pháp lý cho Công đoàn hoạt động Công đoàn luôn động viên,giáo dục, tập hợp công nhân, viên chức, lao động thi đua lao động sản xuất,hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội, qua đó xây dựng Nhà nước

Việt Nam “dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh".

Công đoàn Việt Nam đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp cán bộ cho Nhà nước,

Trang 14

"không có một nền móng như tổ chức Công đoàn thì không thể thực hiện được các chức năng Nhà nước" Mối quan hệ giữa Công đoàn với Nhà nước còn thể

hiện sự bình đẳng, tôn trọng và phối hợp chặt chẽ với nhau trong mọi hoạtđộng vì lợi ích của dân tộc, Quốc gia dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sảnViệt Nam

Vị trí của Công đoàn trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Công đoàn là tổ chức chính trị xã hội của công nhân và lao động trongdoanh nghiệp, có vị trí là người đại diện hợp pháp duy nhất cho người laođộng trong quan hệ lao động với giới chủ (người sử dụng lao động) Trongmối quan hệ đó, Công đoàn và chủ doanh nghiệp đảm bảo sự bình đẳng và tôntrọng lẫn nhau, vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm giải quyết hài hoà quyền vàlợi ích của mỗi bên trong quan hệ lao động Nội dung và mục đích của mốiquan hệ giữa Công đoàn và người sử dụng lao động là nhằm làm cho doanhnghiệp phát triển, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân,lao động Công đoàn có trách nhiệm phối hợp với người sử dụng lao độngvận động đoàn viên, công nhân, lao động sản xuất với năng suất, chất lượng

và hiệu quả cao nhất đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững củadoanh nghiệp; tạo cơ sở ổn định việc làm, cải thiện điều kiện làm việc vànâng cao thu nhập cho người lao động

Theo cơ cấu tổ chức cũng như Điều lệ của Đảng, thì trong tất cả các cơquan Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội, các đoàn thể, các đơn vị hànhchính từ Trung ương đến cơ sở và các doanh nghiệp trong các thành phần kinh

tế có đủ điều kiện đều thành lập tổ chức cơ sở Đảng Nhưng đến nay, ở cácdoanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nhìn chung các đơn

vị đã thành lập tổ chức cơ sở Đảng còn ít, lực lượng công nhân, lao động làđảng viên chưa nhiều Trong tương lai, số lượng đảng viên ở khu vực này sẽphát triển nhiều hơn, phù hợp với chủ trương xây dựng và phát triển Đảngtrong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, phù hợp với nhiệm vụ xây dựnggiai cấp công nhân ngày càng vững mạnh

Theo tinh thần nghị quyết Đại hội lX của Đảng, quan hệ giữa Đảng vàCông đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh càng cần được nghiêncứu, bổ sung và điều chỉnh Cấp uỷ Đảng trong các doanh nghiệp thực hiệnchức năng, nhiệm vụ lãnh đạo chính trị, tư tưởng, tổ chức đối với Công đoàn,làm cho Công đoàn thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ giám sát, kiểm tra, đại diệnbảo vệ quyền, lợi ích, hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, laođộng, để hoạt động Công đoàn góp phần thu hút vốn đầu tư, đổi mới công

Trang 15

nghệ, phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo ra nhiều công ăn việc làm và tăngthu nhập cho người lao động Trong mối quan hệ giữa Đảng với Công đoànthể hiện rõ Công đoàn tham gia xây dựng Đảng, bảo vệ Đảng, nâng cao nănglực, sức chiến đấu và sự lãnh đạo của Đảng đối với Công đoàn ở khắp mọinơi, trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.

Giải quyết tốt mối quan hệ giữa Công đoàn với Đảng trong doanhnghiệp góp phần làm cho Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, có sứcchiến đấu cao, xứng đáng là Đảng của giai cấp công nhân, lao dộng đại biểutrung thành với lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đồngthời góp phần làm cho tổ chức Công đoàn ngày càng lớn mạnh

Trong mối quan hệ với giới chủ, Công đoàn vừa phải xây dựng quan hệđoàn kết hợp tác vừa phải đấu tranh bảo vệ cho được quyền lợi của công nhân,lao động nhưng phải theo hướng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh, góp phần giải quyết vấn đề việc làm, đời sống người lao động Đâythực sự là mối quan hệ khó khăn, tế nhị và phức tạp trong điều kiện phát triểnnền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta Để thực hiện tốt mối quan hệ vớingười sử dụng lao động thì:

- Hoạt động Công đoàn luôn phải tuân theo Hiến pháp, Pháp luật, Luật

Công đoàn, Luật lao động lấy đó làm hành lang chuẩn để giải quyết các mối

quan hệ lao động giữa công nhân, lao động với giới chủ

- Khi có vấn đề về tranh chấp lao động xảy ra tại các doanh nghiệp ngoàiquốc doanh phải giải quyết, Công đoàn cần tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ quanpháp luật, các đối tác xã hội ở Việt Nam

- Công đoàn giáo dục cho công nhân, lao động hiểu rõ và thực hiện tốtnhững quy định của pháp luật về lao động, về quan hệ với giới chủ Công đoànphải chú trọng xây dựng được mối quan hệ hợp tác và bình đẳng với giới chủ,ủng hộ chủ trương chung của giới chủ để họ xử lý tốt các mối quan hệ vớicông nhân, lao động

- Mối quan hệ của Công đoàn với giới chủ trong các doanh nghiệp ngoàiquốc doanh thực chất là mối quan hệ giữa một bên là tập thể người lao động,

mà đại diện là Công đoàn với một bên là người quản lý kinh tế, người chủkinh doanh Mối quan hệ này có tính chất quan hệ chủ - thợ, Công đoàn cầnvừa đấu tranh, vừa hợp tác vì lợi ích hợp pháp của công nhân, lao động và lợiích chung của xã hội

Trang 16

4.2 Vai trò của Công đoàn trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Khi đánh giá vai trò của Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp ngoàiquốc doanh, phải dựa trên cơ sở vai trò của Công đoàn Việt Nam, được thểhiện trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội

Trên lĩnh vực kinh tế, sự phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần

hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò Côngđoàn ngày càng mở rộng Công đoàn có mặt trong tất cả các doanh nghiệpthuộc mọi thành phần kinh tế Mọi hoạt động của Công đoàn phải gắn liền vớiđời sống kinh tế, xã hội Công đoàn vận động công nhân, viên chức, lao độngthi đua sản xuất, công tác, góp phần thúc đẩy phát triển nhanh kinh tế, nâng caođời sống người lao động, làm giàu cho đơn vị và đất nước

Trên lĩnh vực chính trị, vai trò của Công đoàn là góp phần to lớn vào

việc ổn định chính trị, hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị đang đặt ra Trên

cơ sở đó, Công đoàn phải chăm lo xây dựng giai cấp công nhân, lao động ngàycàng vững mạnh bởi đây là giai cấp tiên phong, lực lượng nòng cốt trong liênminh công, nông, trí, nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân Công đoàntham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền các cấp trong sạch, vữngmạnh, xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị xã hộichủ nghĩa, mà Công đoàn là một thành viên rất quan trọng, đáp ứng yêu cầu của

sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Trên lĩnh vực văn hoá - xã hội, hoạt động của Công đoàn góp phần

chăm lo xây dựng, bảo đảm sự thống nhất, đoàn kết của giai cấp công nhân;làm cho giai cấp công nhân thực sự là giai cấp lãnh đạo cách mạng, quyếtđịnh quá trình phát triển và tiến bộ của xã hội Nền kinh tế thị trư ờng bêncạnh những ưu điểm của mình, còn làm nẩy sinh nhiều yếu tố tiêu cực vàcác tệ nạn khác trong xã hội Hơn lúc nào hết, Công đoàn càng có vai tròquan trọng trong giáo dục công nhân viên chức, lao động nâng cao nhậnthức chính trị, lập trường giai cấp, nhận thức xã hội một cách đúng đắn.Công đoàn tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, chủ trương, đường lối của Đảng, tuyên truyền, giáo dục truyền thốngvăn hoá, văn minh của dân tộc ta nói riêng và nhân loại nói chung, góp phầnxây dựng người công nhân, lao động mới

Hiện nay, các doanh nghiệp Nhà nước và đội ngũ công nhân, lao độngtrong khu vực này có xu hướng giảm dần; công nhân, lao động trong các thànhphần kinh tế khu vực ngoài quốc doanh ngày càng tăng Tuy nhiên, sự gia tăng

Trang 17

về số lượng chưa phản ánh được đầy đủ sự lớn mạnh của giai cấp công nhân

và tổ chức Công đoàn Qua thực tế hiện nay cho thấy, một bộ phận không nhỏcông nhân, lao động trình độ giác ngộ về giai cấp còn hạn chế, ý thức và hiểubiết về pháp luật chưa cao, dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật, vi phạm nộiquy, kỷ luật lao động còn nhiều Thực trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến việclàm, thu nhập của người lao động, thậm chí trở thành nguyên nhân của các vụxung đột làm nẩy sinh mâu thuẫn và các vụ tranh chấp lao động, dẫn đến lãncông, đình công, làm ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng

và phát triển kinh tế xã hội nói chung

Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần làm nẩy sinh các tầng lớp giaicấp xã hội khác nhau, với những biến động phức tạp, làm ảnh hưởng đến tưtưởng, tình cảm, tâm lý của người lao động vốn đã quen làm việc trong các

doanh nghiệp nhà nước trước đây Là "Trường học về chủ nghĩa xã hội", hoạt

động của Công đoàn góp phần giáo dục xây dựng giai cấp công nhân, lao độngtrở thành một lực lượng đoàn kết, thống nhất, không ngừng nâng cao trình độgiác ngộ chính trị, nêu cao ý thức cảnh giác cách mạng của công nhân, viênchức, lao động, kiên quyết đấu tranh chống âm mưu diễn biến hoà bình củacác thế lực phản động, thù địch nhằm phá hoại những thành quả của sự nghiêpđổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo; Công đoàn giáo dục và rèn luyệnnâng cao ý thức tổ chức, kỷ luật, nâng cao trình độ học vấn, tay nghề và nănglực làm chủ khoa học công nghệ, đề cao và phát huy những giá trị cao đẹp củatruyền thống văn hoá dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại để xâydựng giai cấp công nhân, lao động thực sự xứng đáng là giai cấp tiên phong,lãnh đạo cách mạng Với vai trò đó, một mặt Công đoàn phải tôn trọng, đề caoquyền tự chủ sản xuất kinh doanh của người sử dụng lao động, góp phần thựchiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức quản lý kinh tế xã hội củaĐảng, Nhà nước; mặt khác phát huy dân chủ, Công đoàn tích cực tham gia xâydựng và thực hiện cơ chế quản lý kinh tế mới, góp phần làm cho kinh tế quốcdoanh giữ vững vai trò chủ đạo, phát triển, đồng thời khuyến khích các thànhphần kinh tế khác

Trong cơ chế thị trường, do cạnh tranh về kinh tế, người sử dụng laođộng dù vô tình hay cố tình, còn vi phạm lợi ích chính đáng của người laođộng Công đoàn với tư cách là người đại diện cho người lao động có tráchnhiệm tham gia xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, ổn định, bảo vệ lợi ích họppháp của người lao động Khi quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của ngườilao động được bảo vệ, người lao động sẽ tự nguyện, nhiệt tình, hăng hái hoạt

Trang 18

động Công đoàn, làm cho vai trò của Công đoàn ngày càng có ảnh hưởng tíchcực hơn đối với doanh nghiệp nói riêng và trong đời sống xã hội nói chung.

4.3 Chức năng của Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Chức năng Công đoàn mang tính khách quan, nó xuất phát từ vị trí, vaitrò của Công đoàn để hình thành chức năng Khi thực hiện tốt các chức năngthì vị trí của Công đoàn ngày càng được tăng cường, chức năng của Côngđoàn ngày càng hoàn chỉnh theo sự phát triển của tổ chức Công đoàn Trongđiều kiện lịch sử - xã hội khác nhau, chức năng đó được Công đoàn thực hiện

và phát triển ngày càng phong phú, đa dạng và hoàn thiện Chức năng côngđoàn được quy định tại Điều 2 Luật Công đoàn Việt nam Đó là chức năng đạidiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động; chứcnăng tham gia quản lý; chức năng tuyên truyền, giáo dục; trong đó chức năngđại diện bảo vệ quyền và lợi ích là trung tâm

Từ chức năng chung của tổ chức Công đoàn được pháp luật quy định,Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cần thực hiện cácchức năng một cách sáng tạo với nội dung, phương thức phù hợp để Côngđoàn cơ sở thực sự là chỗ dựa đáng tin cậy của người lao động:

Thực hiện chức năng đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân, viên chức, lao động trong Công đoàn cơ sở ngoài quốc doanh.

Chức năng đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của

người lao động là chức năng trung tâm của Công đoàn Việt Nam Tuy nhiên, ởnước ta Công đoàn thực hiện chức năng bảo vệ quyền, lợi ích công nhân, laođộng khác hẳn chức năng bảo vệ của Công đoàn dưới chế độ tư bản cả về nộidung, hình thức lẫn phương pháp, nó không mang tính đối kháng giai cấp vàđấu tranh giai cấp Trong điều kiện hiện nay ở nước ta, khi các doanh nghiệp t-

ư nhân, liên doanh, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta đãhình thành ngày một nhiều Mối quan hệ lao động ở các loại hình doanh

nghiệp này là mối quan hệ "chủ - thợ" nên đã xuất hiện tình trạng bóc lột, vi

phạm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động có xu hướng giatăng Hơn bao giờ hết, Công đoàn càng đặc biệt phải coi trọng chức năngbảo vệ lợi ích người lao động, nhất là Công đoàn trong các doanh nghiệpngoài quốc doanh

Trang 19

Nội dung Công đoàn thực hiện chức năng đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động được tập trung vào một

số vấn đề sau:

+ Công đoàn đại diện người lao động thương lượng ký thoả ước laođộng tập thể với người sử dụng lao động

+ Công đoàn hướng dẫn giúp đỡ người lao động giao kết hợp đồng

lao động theo đúng quy định của pháp luật với đầy đủ quyền lợi được pháp

luật quy định

+ Công đoàn giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách đối với

người lao động như tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động,thời gian làm việc, nghỉ ngơi và các phúc lợi xã hội khác

+ Bên cạnh việc bảo vệ quyền lợi về kinh tế, Công đoàn cần quan tâm bảo

vệ cả quyền lợi chính trị, lợi ích tinh thần, lơi ích lâu dài của người lao động,doanh nghiệp và xã hội, như Công đoàn tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao,thăm hỏi động viên, giúp đỡ công nhân, lao động lúc khó khăn, hoạn nạn

Thực hiện chức năng tham gia quản lý của Công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Đối với Công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài quốc doanh, để phát huyhiệu quả chức năng Công đoàn tham gia quản lý nhằm mục đích bảo vệ quyềnlợi người lao động, Công đoàn cơ sở cần tập trung vào những công việc sau :

+ Công đoàn cơ sở vận động, tổ chức cho công nhân, lao động thi đua

lao động sản xuất, chấp hành tốt nội quy, kỷ luật lao động; tham gia xây dựng

hệ thống các nội quy, quy chế trong đơn vị nhằm tạo ra một hành lang pháp lý

cơ bản để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, laođộng

+ Công đoàn đại diện cho công nhân - lao động, thương lượng và ký

thoả ước lao động tập thể sao cho đảm bảo quyền lợi của người lao động ởmức độ cao nhất trong khuôn khổ quy định của pháp luật hiện hành

+ Công đoàn tham gia giải quyết các khiếu nại, tố cáo của người lao

động đúng trình tự của pháp luật, giải quyết các tranh chấp lao động

Trang 20

+ Thường xuyên quan tâm giám sát việc thực hiện hợp đồng lao

động, thoả ước lao động tập thể cũng như các chính sách liên quan đếnngười lao động

+ Công đoàn đại diện người lao động tham gia đề xuất, kiến nghị giảipháp tổ chức sản xuất kinh doanh, cải thiện điều kiện làm việc

Thực hiện chức năng công đoàn tuyên truyền, giáo dục công nhân lao động.

+ Công đoàn tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng,luật pháp, chính sách của Nhà nước, nhất là các chính sách có liên quan đếnquyền, lợi ích, nghĩa vụ của công nhân, lao động như Bộ Luật Lao động,Luật công đoàn, Luật doanh nghiệp, các văn bản dưới luật, các quy trình, quyphạm trong sản xuất, nội quy của doanh nghiệp, làm cho công nhân - laođộng nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, các chiến lược phát triểnkinh tế xã hội, nắm vững các chính sách, luật pháp cũng như chủ trương pháttriển của Ngành, của doanh nghiệp để tự giác chấp hành pháp luật và tự bảo

vệ mình trước pháp luật

+ Tuyên truyền làm cho công nhân, lao động nhận thức được trách

nhiệm và lợi ích của cá nhân mỗi người gắn liền với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; muốn có lợi ích, công nhân, lao động phảithực hiện tốt nghĩa vụ, làm tròn trách nhiệm của mình, tích cực học tập nângcao trình độ tay nghề, chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức tổ chức kỷ luật, tựgiác trong lao động

-+ Đẩy mạnh các hoạt động xã hội từ thiện, qua đó giáo dục cho người

lao động tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, biết hướng tới những giá trịvăn hoá cao đẹp của dân tộc và nhân loại, biết đặt lợi ích riêng của mỗi ngườitrong lợi ích chung của doanh nghiệp, của Ngành, của đất nước

Công đoàn cơ sở là một bộ phận quan trọng nằm trong hệ thống tổ chứccủa Công đoàn Việt Nam Thông qua hoạt động của Công đoàn cơ sở, mọi chủtrương, biện pháp của Công đoàn Việt Nam đi vào thực tiễn, gắn liền với đờisống của công nhân, lao động Việc nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá vai tròcủa Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là góp phầnlàm sáng tỏ một số vấn đề về hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Trang 21

4.4 Pháp luật quy định về quyền, trách nhiệm của Công đoàn trong doanh nghiệp.

Quyền Công đoàn độc lập quyết định

Quyền độc lập quyết định của Công đoàn là quyền quyết định thành lập

và tổ chức hoạt động Công đoàn Nhà nước thừa nhận tính độc lập đó và xácnhận quyền độc lập cho Công đoàn trong các văn bản pháp luật

Người lao động có quyền thành lập và gia nhập Công đoàn, quyền hoạtđộng Công đoàn trong khuôn khổ Điều lệ Công đoàn và tuân theo pháp luật

Theo quy định của pháp luật, người lao động trong doanh nghiệp đượcphép đình công, việc đình công do Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở quyếtđịnh Khi Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc tập thể lao động không tánthành với Quyết định của Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh về giải quyếttranh chấp lao động tập thể nhưng không yêu cầu Toà án giải quyết màmuốn sử dụng quyền đình công, thì Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở tổchức lấy ý kiến tập thể lao động bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký,khi có quá 1/2 số thành viên của tập thể lao động đồng ý, thì Ban Chấp hànhCông đoàn cơ sở tổ chức đình công theo quy định pháp luật ( Điều 172,

173, 174 Bộ Luật lao động)

Quyền đại diện của Công đoàn

Trong doanh nghiệp, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở có quyền cử đạidiện của mình thay mặt cho tập thể lao động thương lượng, đối thoại vớingười sử dụng lao động để bảo vệ lợi ích của người lao động Ban Chấp hànhCông đoàn chủ động cùng với người sử dụng lao động trong doanh nghiệpthương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể Đây là một quyền năng rất lớncủa Công đoàn trong doanh nghiệp nhằm tạo ra những điều kiện lao động tốthơn cho người lao động (Điều 11 Luật Công đoàn, Điều 45 Bộ luật Laođộng)

Theo Bộ luật Lao động tại khoản a, Điều 11, Nghị định 41/CP ngày6/5/1995 quy định thì trong quá trình người sử dụng lao động xử lý kỷ

luật lao động phải “có sự tham gia của đại diện Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở, trừ trường hợp xử lý vi phạm kỷ luật theo hình thức khiển trách bằng miệng".

Quyền kiến nghị, tham gia của Công đoàn

Trang 22

Trong quan hệ lao động, pháp luật quy định Công đoàn đại diện chongười lao động tham gia, kiến nghị với người sử dụng lao động về những vấn

đề liên quan đến quyền lợi của người lao động mà người sử dụng lao động viphạm hay thực hiện chưa đầy đủ Về phía người sử dụng lao động phải cótrách nhiệm trả lời cho Công đoàn biết kết quả giải quyết những kiến nghịcủa Công đoàn Người sử dụng lao động có trách nhiệm phải thảo luận vớiBan Chấp hành Công đoàn trong doanh nghiệp trước khi quyết định nhữngvấn đề liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao độngnhư quy định thời gian làm việc, nghỉ ngơi, ban hành nội quy lao động

Theo khoản 2, Điều 82, Bộ luật Lao động thì: Trước khi ban hành nộiquy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của Ban Chấphành Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp Bất kỳ một bản nội quy nào củadoanh nghiệp cũng liên quan đến người lao động, vì thế các nội quy của doanhnghiệp cần phải được xây dựng có cơ sở khoa học và phải tuân thủ các quyđịnh của pháp luật nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những điểm bất lợi chongười lao động

Quyền kiểm tra, bảo vệ của Công đoàn

Trong quan hệ lao động ở doanh nghiệp, Công đoàn có trách nhiệm đôn

đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo hộ lao động “Khi phát hiện nơi làm việc có dấu hiệu nguy hiểm đến tính mạng người lao động, Công đoàn có quyền yêu cầu người người sử dụng lao động thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, kể cả trường hợp phải ngừng hoạt động, nếu thấy cần thiết” (Điều 6, khoản 3, Luật Công đoàn).

Khi người sử dụng lao động vi phạm pháp luật lao động, xâm phạmquyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, Công đoàn có quyền yêucầu họ phải sửa chữa sai lầm hoặc đề nghị các cơ quan Nhà nước canthiệp Khi kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động, Công đoàn yêu cầungười sử dụng lao động trả lời những vấn đề đặt ra và cho Công đoàn biếtkết quả giải quyết những kiến nghị do Công đoàn nêu ra trong thời hạn

pháp luật quy định (Điều 9, Luật Công đoàn).

Quyền pháp nhân của Công đoàn

- Công đoàn có tài sản riêng và bằng tài sản riêng của mình, Công

đoàn có trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ về tài sản của mình

Điều 17, Luật Công đoàn 1990 quy định “Tài sản của công đoàn là tài sản

Trang 23

xã hội chủ nghĩa, được pháp luật bảo vệ và khuyến khích phát triển, Công đoàn phải quản lý sử dụng đúng pháp luật Các bất động sản, động sản, các quỹ công đoàn, các phương tiện hoạt động và các tài sản khác do Công đoàn tạo nên, do nước ngoài viện trợ cho Công đoàn là tài sản thuộc quyền

sở hữu của Công đoàn ".

- Công đoàn có quyền nhân danh tổ chức mình tham gia tố tụng để bảo

vệ người lao động trước toà án: Điều 11, khoản 3 Luật Công đoàn 1990 đã xác định "Khi cơ quan có thẩm quyền hoặc Toà án xét xử tranh chấp lao động phải có đại diện Công đoàn tham dự và phát biểu ý kiến " và "Người lao động,

dù chưa là đoàn viên công đoàn cũng có quyền yêu cầu Ban Chấp hành Công đoàn đại diện và bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình trước Toà án, thủ trưởng

cơ quan, đơn vị, tổ chức hữu quan " ( khoản 4, Điều 1l).

Quyền của Công đoàn được đảm bảo điều kiện cho hoạt động Công đoàn trong doanh nghiệp

Doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp không thu tiền những phươngtiện cần thiết cho hoạt động Công đoàn, như nơi làm việc, phương tiện giao

thông, liên lạc, thời gian phù hợp với điều kiện của mỗi doanh nghiệp “Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở bàn bạc, thương lượng với người đứng đầu doanh nghiệp về từng trường hợp cụ thể để đảm bảo cho hoạt động Công đoàn được tốt” (Điều 14, Luật Công đoàn)

Trong quan hệ lao động, pháp luật quy định để bảo vệ cán bộ Công

đoàn, “khi người sử dụng lao động quyết định buộc thôi việc, cho thôi việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn và thuyên chuyển công tác đối với uỷ viên Ban Chấp hành Công đoàn thì phải được Ban Chấp hành Công đoàn cùng cấp thoả thuận; đối với Chủ tịch Ban chấp hành Công đoàn thì phải được Công đoàn cấp trên trực tiếp thoả thuận " (khoản

4, Điều 15, Luật Công đoàn) Quy định trên có ý nghĩa để ngăn chặn ngườiđứng đầu doanh nghiệp có tư tưởng cá nhân chủ nghĩa, có hành vi trù dập,trả thù khi cán bộ Công đoàn hoạt động tích cực, hoàn thành đúng chứcnăng, nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích công nhân - lao động củamình khi làm cho người sử dụng lao động không bằng lòng

Trong doanh nghiệp, người sử dụng lao động cần cộng tác với tổ chứcCông đoàn để giáo dục, chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho người laođộng làm cho người lao động yên tâm làm việc, cống hiến nhiều hơn chodoanh nghiệp Theo khoản 6, Điều 8, Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp phải "

Trang 24

Tôn trọng quyến tổ chức Công đoàn theo pháp luật về Công đoàn", nếu trong doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn thì "Người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức Công đoàn sớm được thành lập

" và "Người sử dụng lao động phải cộng tác chặt chẽ và tạo điều kiện thuận lợi để Công đoàn hoạt động theo các quy định của Bộ Luật lao động và Luật Công đoàn " (Điều 153, 154 Bộ luật Lao động).

Công đoàn hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng cộng sản ViệtNam, có cơ cấu tổ chức riêng để tồn tại và phát triển; hệ thống tổ chức đóđược xác định trong Điều lệ Công đoàn Trong hoạt động sản xuất kinh doanh,người sử dụng lao động sử dụng sức lao động của người lao động phục vụ chomục đích sinh lời Trong khi đó, người lao động là công dân, họ có quyền lợi

và nghĩa vụ được pháp luật bảo đảm Pháp luật Lao động quy định "Người lao động có quyền thành lập, gia nhập, hoạt động Công đoàn theo Luật công đoàn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình" và trong doanh nghiệp

"Người sử dụng lao động không được phân biệt đối xử vì lý do người lao động thành lập, gia nhập, hoạt động Công đoàn hoặc dùng các biện pháp kinh tế và các thủ đoạn khác để can thiệp vào tổ chức và hoạt động của công đoàn" (Điều

7, 154 Bộ luật Lao động )

Các yếu tố đó đã tạo tiền đề và hình thành mối quan hệ hữu cơ giữa tổchức Công đoàn với người sử dụng lao động trong doanh nghiệp Mối quan hệgiữa Công đoàn với doanh nghiệp được xác lập ngay từ khi doanh nghiệpđược thành lập và người lao động gia nhập Công đoàn Pháp luật về Côngđoàn xác định Công đoàn trong doanh nghiệp có quyền tham gia với người sửdụng lao động về quản lý lao động, quản lý sản xuất kinh doanh; thực hiệnquyền dân chủ và chăm lo đời sống cho người lao động Có thể khaí quát cácquyền của Công đoàn trong doanh nghiệp như sau:

Quyền đại diện cho tập thể lao động thương lượng và ký kết Thỏa ướclao động tập thể với người sử dụng lao động, lưu giữ bản Thỏa ước lao độngtập thể đã ký kết Bổ sung Thỏa ước lao động tập thể hoặc thương lượng khihết hạn Yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo pháp luật, khi Thỏa ướclao động tập thể không được thực hiện hoặc bị vi phạm

Đại diện tập thể người lao động tham gia xử lý kỷ luật lao động đốivới người lao động và quá trình giải quyết tranh chấp lao động

Tham gia hội đồng hòa giải lao động cơ sở để giải quyết tranh chấplao động cá nhân và tập thể

Quyền quyết định đình công sau khi quá nửa tập thể lao động tán

Trang 25

thành, bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký.

Quyền thỏa thuận nhất trí Quyền này được quy định cụ thể trong Bộluật Lao động như sau:

Được thỏa thuận trước khi người sử dụng lao động khấu trừ lương củangười lao động

Được thỏa thuận về thời gian làm việc của cán bộ công đoàn bán chuyêntrách, và về sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối vớingười là ủy viên Ban chấp hành Công đoàn cơ sở

Người sử dụng lao động phải trao đổi và thoả thuận với Ban chấp hànhCông đoàn cơ sở khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Thỏa thuận, nhất trí trong hoạt động của hội đồng hòa giải lao động

cơ sở

Quyền được tham khảo ý kiến: Người sử dụng lao động tham khảo ýkiến Công đoàn cơ sở trước khi công bố quyết định lịch nghỉ hàng năm; Banhành nội quy lao động; tạm đình chỉ công việc của người lao động, khi vụviệc có tình tiết phức tạp trong quan hệ lao động

4.5 Các tiêu chí đánh giá vai trò Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Đánh giá vai trò của Công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốcdoanh cần dựa vào các tiêu chí cơ bản sau :

- Một là, trong vai trò là người đại diện cho tập thể người lao động thì

Công đoàn phải là đại diện cho tập thể người lao động, đóng vai trò chủ thểmột bên của quan hệ lao động Công đoàn phải lấy việc đại diện và bảo vệquyền và lợi ích chính đáng của người lao động làm nội dung cơ bản trongmọi hoạt động của mình

- Hai là, trong quan hệ lao động giữa công nhân, lao động với giới chủ

doanh nghiệp, Công đoàn cần góp phần xây dựng củng cố quan hệ lao động ổnđịnh, tiến bộ trên cơ sở lợi ích chung của doanh nghiệp và của toàn xã hội; lợiích giữa công nhân, lao động với giới chủ doanh nghiệp Trong xây dựng,củng cố quan hệ lao động, Công đoàn phải lấy quy định của pháp luật làm tiêuchuẩn, làm chỗ dựa cơ bản

Căn cứ vào 2 tiêu chí trên, Công đoàn các doanh nghiệp ngoài quốcdoanh cần phải làm tốt các nhiệm vụ sau:

Trang 26

- Đại diện và bảo vệ quyền lợi vật chất, tinh thần cho công nhân, laođộng, không để giới chủ doanh nghiệp, nhất là giới chủ nước ngoài, vi phạmquyền dân chủ, quyền công dân của công nhân, lao động

- Đại diện cho công nhân, lao động trong thương lượng ký kết thoảước lao động tập thế, tham gia xây dựng định mức lao động, hướng dẫn chocông nhân, lao động giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng laođộng, vận động tổ chức cho công nhân, lao động thực hiện đầy đủ mọi quyđịnh của luật pháp về lao động, tham gia xây dựng, củng cố quan hệ laođộng giữa người sử dụng lao động và người lao động nhằm hạn chế, ngănchặn đình công trái pháp luật

- Tham gia giải quyết các tranh chấp lao động và các mối quan hệ kháctrong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

- Hoạt động của Công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanhcòn góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, vận động, tổ chức chocông nhân, lao động thực hiện tốt nghĩa vụ với Công đoàn Thông qua đó gópphần thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế, củng cố an ninh quốc phòng, pháttriển an sinh xã hội, tạo ra môi trường đầu tư tốt, ổn định lâu dài thông quaviệc vận động công nhân lao động tham gia hoàn thiện các mối quan hệ trongnội bộ doanh nghiệp và toàn xã hội

- Phát triển lực lượng đoàn viên, xây dựng Công đoàn cơ sở vữngmạnh trong các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, là nhiệm vụ quantrọng của hoạt động Công đoàn Việt Nam Để làm được nhiệm vụ này,Công đoàn phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động công nhân, laođộng, mà còn phải vận động, thuyết phục cả người sử dụng lao động Mặtkhác, Công đoàn phải không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp hoạtđộng, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Công đoàn để Công đoànthực sự hấp dẫn đối với người lao động và với cả người sử dụng lao động.Trên cơ sở đó, người sử dụng lao động tạo điều kiện và ủng hộ việc thànhlập công đoàn, công nhân, lao động tự giác tham gia vào hoạt động Côngđoàn

Muốn vậy, trong thời gian tới Công đoàn trong các doanh nghiệp ngoàiquốc doanh cần phải thực hiện tốt các nội dung sau :

Một là, Công đoàn phải vận động kết nạp được từ 80 - 90% số công

nhân, lao động trong doanh nghiệp vào tổ chức Công đoàn Chú ý tuyên

Trang 27

truyền vận động công nhân, lao động nâng cao trình độ tay nghề, ý thức tổchức kỷ luật, nhận thức chính trị vững vàng và tự nguyện gia nhập và hoạtđộng Công đoàn.

Hai là, thiết lập và giải quyết tốt các mối quan hệ lao động với giới chủ,

không để xảy ra các vụ tranh chấp lao động dẫn đến đình công, bãi công; mọivướng mắc trong quan hệ lao động phải được giải quyết theo trình tự của phápluật trên cơ sở hợp tác, tôn trọng và cùng có lợi

Ba là, tổ chức sinh hoạt Công đoàn đều đặn, nội dung sinh hoạt thiết

thực, hiệu quả Cần tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của cả công nhân, lao độnglẫn giới chủ trong mọi hoạt động của Công đoàn cơ sở

Bốn là, phải bám sát chủ trương, kế hoạch công tác của Công đoàn cấp

trên, quán triệt nghị quyết của cấp uỷ Đảng cùng cấp Cần phối hợp với người

sử dụng lao động và các đoàn thể cùng cấp để hoạt động có hiệu quả

Chương II THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH LĨNH VỰC

Trang 28

về số lượng và phạm vi hoạt động, đặc biệt từ năm 2000 đến nay, sau khi LuậtDoanh nghiệp ra đời và Luật đầu tư được bổ sung sửa đổi, đã thực sự tạo điềukiện pháp lý thuận lợi khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức đầu tư phát triển sảnxuất, kinh doanh, đã góp phần làm cho số lượng doanh nghiệp ngoài quốcdoanh phát triển mạnh mẽ; tỷ trọng đóng góp của các doanh nghiệp ngoàiquốc doanh trong nền kinh tế đất nước tăng trưởng cao và ổn định đã góp phầnquan trọng đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, xã hội nước ta trong nhữngnăm qua Những thành tựu trên đã khẳng định sự năng động, sáng tạo trongđường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước ta.

Thương mại và Du lịch là hai ngành có nhiều lợi thế để phát triển ở ViệtNam, một đất nước mới chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa, đang phát triển, với hơn 80 triệu dân, với nhu cầu luân chuyển hànghoá ngày càng lớn thì đây thực sự là một thị trường đầy tiềm năng để các nhàđầu tư quan tâm và khai thác

Theo số liệu thống kê của Công đoàn Ngành địa phương, chỉ tính riêngtại 32 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đến cuối năm 2004, đã có43.565 doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịchđăng ký kinh doanh trên địa bàn, chiếm 92,6% tổng số doanh nghiệp ngoàiquốc doanh thành lập mới hoặc đăng ký lại Trong đó, phải kể đến những khuvực kinh tế trọng điểm như thành phố Hà Nội với 9.397 doanh nghiệp hoạtđộng trong lĩnh vực Thương nghiệp, Dịch vụ, Du lịch, chiếm 54,4% tổng sốdoanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn và tăng 3,5 lần so với số lượng

doanh nghiệp cùng ngành nghề năm 2000 (xem bảng số 1)

Bảng số 1

Trang 29

Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch thuộc 32 tỉnh, thành phố

Đơn vị: doanh nghiệp

lý mới trong hoạt động của mình Vì vậy, chất lượng phục vụ và sản phấm củacác doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này ngày càng được cải thiện; khả năng thíchứng và năng lực cạnh tranh cũng ngày càng được nâng cao trên thị trường Tỷ

lệ doanh nghiệp chuyên doanh quy mô lớn ngày càng nhiều; thị trường và địabàn hoạt động của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Thương mại, Du lịch cũngngày càng mở rộng ra khu vực và thế giới, mô hình tổ chức và hoạt động đadạng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng

Theo số liệu Báo cáo thống kê, tổng quát về hoạt động của ngành trongthời gian qua được thể hiện như sau: tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thudịch vụ tiêu dùng năm 2004 tăng 1,7 lần so với năm 2000; doanh thu của các

cơ sở lưu trú, lữ hành năm 2003 tăng 1,94 lần so với năm 2000; lượng kháchquốc tế đến Việt Nam tăng từ 2,14 triệu lượt người (năm 2000) lên 3,2 triệulượt người (năm 2004)

Những kết quả khả quan mà các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tronglĩnh vực Thương mại, Du lịch đạt được trong thời gian qua đã khẳng địnhngoài sự nỗ lực của bản thân mỗi doanh nghiệp, phải kể đến sự cố gắng tạomôi trường pháp lý thuận lợi của cơ quan quản lý Nhà nước thuộc lĩnh vựcNgành Trong những năm qua, trên cơ sở chiến lược phát triển, ngành Thương

Trang 30

mại và Du lịch đã tham mưu cho Chính phủ có những chính sách ưu đãi đầu

tư vào các lĩnh vực mới, các Ngành dịch vụ có chất lượng cao và sản xuất cácsản phẩm mũi nhọn; đã quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các chư-ơng trình xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, xúc tiến du lịch, giới thiệu sảnphẩm ra các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế nhằm giúp các doanhnghiệp tiếp cận và khai thác có hiệu quả những lợi thế thị trường hàng hoá vàmôi trường du lịch đầy tiềm năng của Việt Nam

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả khả quan mà các doanh nghiệp ngoàiquốc doanh hoạt động trong lĩnh vực Thương mại và Du lịch đạt được trongthời gian qua, vẫn còn một số hạn chế, khó khăn, trở ngại cho công tác quản

lý Tình trạng doanh nghiệp vi phạm luật bảo vệ môi trường, pháp luật laođộng về hợp đồng lao động, chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn vệsinh lao động và các chính sách khác còn khá phổ biến; nhiều doanh nghiệpgian lận thương mại, trốn thuế, tình trạng buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, hànghoá kém phẩm chất đang tạo ra các yếu tố làm mất bình đẳng trong hoạt độngkinh doanh giữa các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực

Hiện nay, sức cạnh tranh của đa số doanh nghiệp nước ta còn thấp, khảnăng tiếp cận nguồn tài chính, thông tin thị trường, thủ tục hành chính, mặtbằng sản xuất kinh doanh có hạn Đây chính là những thách thức lớn với cácdoanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại và Du lịch trongtiến trình hội nhập kinh tế quốc tế Tình trạng này sẽ dẫn đến một số doanhnghiệp sẽ không đủ khả năng để tự độc lập trong hoạt động sẽ phải giải thể; xuthế sáp nhập, hợp nhất thành những doanh nghiệp lớn, Công ty mẹ - Công tycon, tập đoàn kinh tế từng bước sẽ hoàn thiện, chuyên môn hoá theo nhu cầucủa thị trường Như vậy, sự biến động về số lượng trong các loại hình doanhnghiệp nói chung, doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại

và Du lịch nói riêng sẽ thường xuyên diễn ra

Đối với hệ thống các doanh nghiệp nhà nước nói chung, doanh nghiệpnhà nước ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại và Du lịch nói riêng từTrung ương đến địa phương, kể từ năm 1998, cùng với chủ trương sắp xếpnâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước, hàng loạt các doanhnghiệp được thay đổi hình thức quản lý, chuyển từ hình thức sở hữu nhà nướcsang hình thức đa sở hữu; phần lớn các doanh nghiệp nhà nước ngành Thươngmại và Du lịch được chuyển đổi sang công ty cổ phần hoạt động theo Luậtdoanh nghiệp, trong đó Nhà nước không tham gia chi phối vốn

Trang 31

Theo số liệu thống kê của Ban Đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp BộThương mại, tính đến thời điểm hết tháng 12/2005, Bộ đã thực hiện chuyển 98doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc doanh nghiệp sang công ty cổ phần, trong

đó có 11 doanh nghiệp có mức vốn góp chi phối của Nhà nước; đã thực hiệnsáp nhập 05 doanh nghiệp; giao 02 doanh nghiệp cho tập thể người lao động

Thực tiễn cho thấy, sau khi thực hiện việc chuyển đổi doanh nghiệpsang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, xuất phát từ yêu cầu hoạtđộng sản xuất, kinh doanh trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, hộinhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh trong và ngoài nước ngày càng gay gắt, đểtồn tại và phát triển, nhiều doanh nghiệp đã hình thành mô hình Công ty

mẹ - công ty con từ việc tách các bộ phận trực thuộc công ty, thành lập cácCông ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty cổ phần và tham giamức chi phối vốn điều lệ Đây là một xu thế khách quan phù hợp với sựvận động và phát triển của mỗi doanh nghiệp

Một thực tiễn cần được nhìn nhận và đánh giá đúng, đó là sự chuyểnđổi một số doanh nghiệp nhà nước mới chỉ đạt được mục đích là đa dạng hoáhình thức sở hữu doanh nghiệp, còn một vấn đề hết sức quan trọng là đổi mớinhận thức về quản lý và điều hành doanh nghiệp của chủ sở hữu và người laođộng, trên thực tế, sau khi chuyển đổi, khả năng thích nghi của doanh nghiệpvới mô hình và cơ chế quản lý mới còn ở mức hạn chế

Trong thời gian tới, Bộ Thương mại sẽ tiếp tục thực hiện cổ phần hoá 10doanh nghiệp nhà nước và tiến hành chuyển 09 doanh nghiệp sang hoạt độngtheo mô hình Công ty mẹ - công ty con Theo đó hệ thống các công ty conđược hình thành từ việc cổ phần hoá các đơn vị trực thuộc; Phấn đấu đến hếtnăm 2007 về cơ bản Bộ Thương mại hoàn thành việc sắp xếp lại hệ thốngdoanh nghiệp trực thuộc Bộ

Ngành Thương mại và Du lịch đang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấukinh tế theo hướng tăng xuất khẩu và mở rộng liên kết công nghiệp - nôngnghiệp, phát triển khu vực kinh tế tư nhân; khai thác có hiệu quả hoạt độngcủa các làng nghề truyền thống; có chính sách khuyến khích các nhà đầu tưtham gia đầu tư vào các khu du lịch, nhằm thu hút ngày càng nhiều dukhách quốc tế đến Việt Nam, đồng thời tạo môi trường khai thác nhu cầutham quan du lịch của khách trong nước

1.2 Thực trạng đội ngũ công nhân, lao động doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Trang 32

Tốc độ phát triển lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sangnền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hộichủ nghĩa, cùng với sự chuyển đổi mua bán hàng hoá theo cơ chế tập trungquan liêu bao cấp sang mua bán theo cơ chế thị trường; chuyển thị trường

từ trạng thái chia cắt theo địa giới hành chính sang tự do lưu thông hànghoá theo quy luật kinh tế thị trường và theo pháp luật; chuyển từ trạng tháiđộc quyền sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp quốc doanh sang bìnhđẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; chuyển hướnghoạt động xuất khẩu theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá thị trườngngoài nước, một mặt đòi hỏi số lượng, chất lượng lao động phải khôngngừng tăng lên, mặt khác đòi hỏi cơ cấu lao động, kỹ thuật trong ngành phải

đổi mới (xem bảng số 2).

Bảng số 2 Tình hình sử dụng lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch tại 32 tỉnh, thành phố

Đơn vị: doanh nghiệp

(Nguồn: Số liệu của Công đoàn Thương mại và Du lịch)

Theo các đánh giá tổng kết của Bộ Thương mại, Tổng cục Du lịch vàcác Sở chuyên ngành tại các tỉnh, thành phố cho thấy: các doanh nghiệpngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch phát triển

đã thu hút ngày càng nhiều lao động vào làm việc tại khu vực này Thực tếcho thấy, để thành lập một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Thương

Trang 33

mại và Du lịch không chỉ đòi hỏi các nhà đầu tư phải có lượng vốn lớn, cónhà xưởng mà còn cần một lực lượng đông đảo lao động Do vậy, đã thu

hút và giải quyết việc làm cho một số lượng lớn lực lượng lao động (xem bảng số 3)

- Nhìn chung, công nhân lao động tại các doanh nghiệp ngoài quốcdoanh hoạt động trong lĩnh vực Thương mại và Du lịch có chất lượng khôngđồng đều về trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ Công nhân lao động cótrình độ học vấn cao không phân bổ đồng đều trong các ngành nghề, loại hìnhdoanh nghiệp, loại hình công việc Đặc điểm này có thể một phần do tính đặcthù của ngành nghề và do nhu cầu lao động làm việc trong khu vực này chưa

ổn định, nên chưa thu hút được đội ngũ công nhân, lao động có trình độ họcvấn và chuyên môn nghề nghiệp cao Mặt khác, do ảnh hưởng từ chính sáchđào tạo của ngành trong thời gian qua chưa có định hướng và chiến lược lâudài, đào tạo thường chạy theo xu thế Việc đào tạo, đào tạo lại lao động trongcác doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức Chính đặc điểm này lý giải

vì sao những lao động trong ngành Thương mại, Du lịch thường có ít kinhnghiệm, chưa có tác phong công nghiệp, tâm lý lao động chưa ổn định và th-ường có xu hướng chuyển nghề, chuyển công việc

Trang 34

Thâm niên nghề nghiệp của công nhân, lao động trong Ngành thấp,phần lớn công nhân có tuổi nghề dưới 5 năm, chiếm 63,3%, số công nhân cótuổi nghề từ 5 năm đến 10 năm chiếm 23,3%, số công nhân, lao động có thời

gian làm việc trên 10 năm chỉ chiếm 1,7% (xem bảng số 4).

Bảng số 4

Thâm niên nghề nghiệp của cộng nhân, lao động trong các

doanh nghiệp ngoài quốc đoanh lĩnh vực Thương mại, Du lịch

(Nguồn: Số liệu điều tra của Công đoàn Thương mại và Du lịch năm 2005)

Điều đáng lưu ý là, do không có điều kiện kinh tế để tiếp tục tham giahọc tập, do quá trình đô thị hóa nông thôn nên đã có một bộ phận lớn học sinh

và những lao động trẻ kỹ năng lao động thấp, trình độ học vấn còn hạn chế,chưa được qua đào tạo bài bản bổ sung vào lực lượng lao động các doanhnghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch nên đã phần nàoảnh hưởng không tốt tới năng suất, chất lượng và kỷ luật lao động doanh

nghiệp (xem bảng số 5).

Bảng số 5

Về độ tuổi trung bình của lao động trong các doanh nghiệp ngoài

quốc doanh thuộc lĩnh vực Thương mại, Du lịch

Trang 35

- Về nhận thức và thái độ của công nhân lao động đối với một số vấn đềkinh tế - xã hội, quan hệ lao động và Công đoàn:

Chất lượng công nhân, lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốcdoanh phần nào phản ánh thông qua nhận thức và thái độ của họ đối với cácvấn đề kinh tế và các mối quan hệ xã hội Tâm tư, nguyện vọng lớn nhất củangười lao động là mong muốn tìm kiếm được một việc làm ổn định đem lạimột nguồn thu nhập nhất định để giải quyết nhu cầu sinh hoạt hàng ngày

Họ ít có thời gian, thông tin và cơ hội quan tâm cập nhật những kiến thức vềkinh tế, xã hội vượt khỏi phạm vi công việc chuyên môn; do vậy nhận thức

và thái độ của người lao động còn nhiều hạn chế Chính thực trạng này đãhạn chế tư duy sáng tạo, năng động của người lao động trong quá trình thựchiện công việc được giao; những hạn chế về nhận thức pháp luật, đặc biệt làpháp luật lao động đã làm suy giảm khả năng tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp,chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động Đây cũng chính làmột trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tự phát đình công, lãncông của người lao động trong các doanh nghiệp, đặc biệt là trong doanhnghiệp thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh

2 Thực trạng tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch

2.1 Thực trạng công tác phát triển đoàn viên và thành lập Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch

Công tác phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở khu vựcdoanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực Thương mại, Dulịch gặp không ít khó khăn Trong thời gian qua, các cấp Công đoàn trongngành đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong vận động phát triển đoàn viên,thành lập Công đoàn cơ sở, tuy nhiên kết quả không được khả quan Theođiều tra, tổng số Công đoàn cơ sở ngoài quốc doanh được thành lập chưatương xứng với tốc độ phát triển của hệ thống các doanh nghiệp; nếu so vớitổng số doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịchthì chỉ có khoảng 5% số lượng doanh nghiệp thành lập tổ chức Công đoàn

Theo kết quả điều tra cho thấy, số nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnhvực Thương mại, Du lịch có tổ chức Công đoàn thấp, năm 2000, số doanhnghiệp có Công đoàn cơ sở là 71,5% (so với số doanh nghiệp đủ điều kiệnthành lập Công đoàn); năm 2004 tỷ lệ này là 61,8% Sở dĩ có tỷ lệ doanh

Trang 36

nghiệp đã thành lập Công đoàn cao là do Công đoàn ngành chưa nắm hếtđược số doanh nghiệp đủ điều kiện thành lập Công đoàn Số công nhântham gia công đoàn cũng chiếm tỷ lệ rất thấp: năm 1998 có 3,8% số côngnhân vào Công đoàn; năm 2001 có 5,5% công nhân, lao động vào Côngđoàn; đến năm 2004 là 12,2% Tỷ lệ này thấp hơn tỷ lệ bình quân của cả

nước (40%) về số công nhân, lao động tham gia công đoàn (xem bảng số 6).

Bảng số 6

Tổ chức Công đoàn và đoàn viên công đoàn trong các

doanh nghiệp ngoài quốc doanh thuộc lĩnh vực Thương mại

Tỷ lệ công nhân, lao

động vào công đoàn

(Nguồn: Số liệu của Công đoàn Thương mại và Du lịch)

Nguyên nhân của việc công nhân, lao động lĩnh vực Thương mại, Dulịch ít vào Công đoàn và số doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vựcThương mại, Du lịch thành lập tổ chức Công đoàn chưa nhiều là do:

+ Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phần lớn là các doanh nghiệp vừa

và nhỏ, địa điểm kinh doanh không ổn định, số lượng lao động ít lại thườngbiến động, rất khó khăn cho việc tiếp cận để vận động thành lập tổ chức Côngđoàn tại doanh nghiệp

Trang 37

+ Công đoàn cấp trên thiếu thông tin về doanh nghiệp để phân loại

doanh nghiệp có đủ điều kiện thành lập Công đoàn, do vậy chưa có chươngtrình, biện pháp thiết thực nên tỷ lệ phát triển đoàn viên và thành lập Côngđoàn so với số doanh nghiệp hiện có còn thấp và thường quá chậm so với thờigian thành lập doanh nghiệp

+ Đặc biệt chưa có chế tài bảo vệ cán bộ công đoàn nói chung và bảo vệChủ tịch công đoàn cơ sở nói riêng trước các chủ doanh nghiệp Nhà nước tuy

đã có chế tài xử lý các chủ doanh nghiệp vi phạm Luật công đoàn, Luật Laođộng khi chấm dứt hợp đồng lao động với Chủ tịch công đoàn cơ sở vì lý dohoạt động Công đoàn nhưng trên thực tế chưa được thực hiện tốt

+ Công tác tuyên truyền để làm cho chủ doanh nghiệp hiểu đúng đủ

về vai trò và chức năng của tổ chức Công đoàn còn hạn chế, nhiều chủdoanh nghiệp chưa hiểu về công đoàn nên có những chủ doanh nghiệp còngây khó khăn, không ủng hộ hoặc không tạo điều kiện thuận lợi cho việcvận động công nhân, lao động vào Công đoàn và thành lập tổ chức Côngđoàn tại doanh nghiệp

+ Một bộ phận công nhân, viên chức, lao động chưa hiểu về Công đoàn

và vai trò của tổ chức Công đoàn trong các doanh nghiệp, nên không muốn gianhập tổ chức Công đoàn, làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác vận động pháttriển đoàn viên và thành lập Công đoàn cơ sở

+ Sự phối hợp giữa tổ chức Công đoàn với chính quyền và các cơ quan

chức năng các cấp có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, việc thu thập các thông tin vềdoanh nghiệp chưa đầy đủ dẫn tới tới kết quả phát triển đoàn viên, thành lậpCông đoàn cơ sở còn hạn chế

+ Sự quan tâm của tổ chức Đảng các cấp đến công tác chỉ đạo xây dựnggiai cấp công nhân và Công đoàn có lúc, có nơi chưa được quan tâm, nên chưatạo điều kiện thuận lợi cho Công đoàn thực hiện công tác phát triển đoàn viên

và thành lập Công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

+ Đội ngũ cán bộ làm công tác vận động phát triển đoàn viên, thành lập

Công đoàn cơ sở chưa được đầu tư đủ mạnh, ngang tầm với nhiệm vụ đượcgiao nên còn lúng túng trong việc tổ chức thực hiện, thậm chí một số cán bộ

Trang 38

công đoàn còn có biểu hiện ngại làm công tác phát triển đoàn viên trong côngnhân, lao động.

+ Hoạt động Công đoàn chưa thực sự thu hút được đông đảo đội ngũđoàn viên công đoàn, mới chỉ giới hạn trong phạm vi hẹp ở đội ngũ cán bộ chủchốt của Công đoàn; do vậy chưa trở thành động lực lôi cuốn người lao độnggia nhập tổ chức Công đoàn

+ Hệ thống tổ chức Công đoàn hiện nay còn nhiều bất cập, chưa tạođược sự phối hợp đồng bộ giữa Công đoàn ngành với Công đoàn địa phương

2.2 Thực trạng công tác tổ chức, cán bộ công đoàn trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh lĩnh vực Thương mại, Du lịch

Sự phát triển về số lượng, quy mô doanh nghiệp đa dạng, mạng lướisản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong phạm vị rộng,

do vậy lực lượng lao động trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngànhThương mại và Du lịch phân tán Đây là một trong những khó khăn mà tổchức Công đoàn Thương mại, Du lịch gặp phải khi xây dựng tổ chức Côngđoàn trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Hiện nay, Công đoàn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được tổ chứctheo lãnh thổ, tức là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngành Thương mại

và Du lịch hoạt động dưới sự chỉ đạo của các Liên đoàn lao động tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương lại phân cấp cho các công đoàn quận huyện, thị xã chỉ đạo, quản

lý hoạt động Do vậy, về mặt tổ chức cấp trên trực tiếp của công đoàn doanhnghiệp ngoài quốc doanh ngành Thương mại, Du lịch chưa có mô hình thốngnhất Vai trò tổ chức, chỉ đạo theo ngành nghề của công đoàn ngành chưađược phát huy mạnh mẽ Thực trạng này đã ảnh hưởng không nhỏ tới côngtác vận động, tập hợp công nhân, lao động vào công đoàn và nâng cao chất

lượng, hiệu quả hoạt động Công đoàn (xem bảng số 7).

Trang 40

Thực trạng đội ngũ cán bộ công đoàn doanh nghiệp ngoài quốc doanh lĩnh vực Thương mại, Du lịch

Theo điều tra khảo sát, đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở trong các doanhnghiệp ngoài quốc doanh hiện nay rất mỏng cả về số lượng và chất lượng;công tác tạo nguồn cán bộ công đoàn cơ sở gặp rất nhiều khó khăn và chưathực sự được quan tâm

Do đặc điểm phổ biến của đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở khu vựcngoài quốc doanh là hoạt động kiêm nhiệm, luôn biến động lớn sau các kỳ đạihội trong khi đó khoảng thời gian giữa hai kỳ đại hội ngắn gây khó khăn chocông tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nên kỹ năng hoạt động công đoàn của cán

bộ công đoàn cơ sở còn hạn chế, đặc biệt là những cán bộ công đoàn mới thamgia nhiệm kỳ đầu tiên; điều kiện thời gian để tham gia các khoá đào tạo nghiệp

vụ hạn hẹp (xem bảng số 8)

Theo điều tra, trình độ chuyên môn của cán bộ công đoàn cơ sở: Có 13%cán bộ công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thươngmại, Du lịch có trình độ cao đẳng và đại học; 10% có trình độ trung cấp; 10 %trình độ sơ cấp Cụ thể như sau:

Bảng số 8

Trình độ chuyên môn của cán bộ công đoàn cơ sở

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch Trình độ

Ngành nghề

Tập huấn Ngắn hạn

Sơ cấp Trung

cấp

Cao đẳng Đại học

Chưa qua đào tạo

Ngày đăng: 05/04/2013, 12:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
13. Hồ Chí Minh: Giai cấp công nhân và Công đoàn, NXB Lao Động, HN 1985, tr.100 Khác
14. Hồ Chí Minh: Giai cấp công nhân và Công đoàn, NXB Lao Động, HN 1985, tr.72, 75 Khác
15. Hồ Chí Minh: Giai cấp công nhân và Công đoàn, NXB Lao Động, HN 1985, tr.29 Khác
16. Hồ Chí Minh: Giai cấp công nhân và Công đoàn, NXB Lao Động, HN 1985, tr.150 Khác
17. Hồ Chí Minh: Giai cấp công nhân và Công đoàn, NXB Lao Động, HN 1985, tr.75 Khác
18. Hồ Chí Minh: Giai cấp công nhân và Công đoàn, NXB Lao Động, HN 1985, tr.150 Khác
19. Hồ Chí Minh: Giai cấp công nhân và Công đoàn, NXB Lao Động, HN 1985, tr.288 Khác
20. Hồ Chí Minh: Giai cấp công nhân và Công đoàn, NXB Lao Động, HN 1985, tr. 205 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng số 2 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch
Bảng s ố 2 (Trang 32)
Bảng số 2 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch
Bảng s ố 2 (Trang 32)
Bảng số 4 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch
Bảng s ố 4 (Trang 34)
Bảng số 5 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch
Bảng s ố 5 (Trang 34)
Bảng số 5 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch
Bảng s ố 5 (Trang 34)
Bảng số 7 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch
Bảng s ố 7 (Trang 39)
Bảng số 7 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch
Bảng s ố 7 (Trang 39)
Bảng số 8 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch
Bảng s ố 8 (Trang 40)
Bảng số 10 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch
Bảng s ố 10 (Trang 42)
Bảng số 9 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch
Bảng s ố 9 (Trang 42)
Bảng số 9 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch
Bảng s ố 9 (Trang 42)
Bảng số 10 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch
Bảng s ố 10 (Trang 42)
Bảng số 11 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch
Bảng s ố 11 (Trang 43)
Bảng số 12 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch
Bảng s ố 12 (Trang 44)
Bảng số 12 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch
Bảng s ố 12 (Trang 44)
Bảng số 13 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch
Bảng s ố 13 (Trang 45)
Tình hình ký kết hợp đồng lao động - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch
nh hình ký kết hợp đồng lao động (Trang 48)
Bảng số 14 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch
Bảng s ố 14 (Trang 48)
Bảng số 14 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch
Bảng s ố 14 (Trang 48)
(xem bảng số 15). - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch
xem bảng số 15) (Trang 49)
Bảng số 15 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch
Bảng s ố 15 (Trang 49)
(xem bảng số 16). - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch
xem bảng số 16) (Trang 50)
Bảng số 16 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch
Bảng s ố 16 (Trang 50)
Bảng số 16 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch
Bảng s ố 16 (Trang 50)
Bảng số 17 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch
Bảng s ố 17 (Trang 50)
Bảng số 20 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch
Bảng s ố 20 (Trang 54)
Phân loại đình công theo loại hình doanh nghiệp - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch
h ân loại đình công theo loại hình doanh nghiệp (Trang 54)
Bảng số 20 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch
Bảng s ố 20 (Trang 54)
Bảng số 21 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch
Bảng s ố 21 (Trang 55)
Bảng số 21 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch
Bảng s ố 21 (Trang 55)
Bảng số 22 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch
Bảng s ố 22 (Trang 56)
Bảng số 22 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch
Bảng s ố 22 (Trang 56)
Bảng số 22 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch
Bảng s ố 22 (Trang 68)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w