2. Thực trạng tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch
2.3. Thực trạng hoạt động công đoàn cơ sở trong cácdoanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch
quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch
2.3.1. Công tác tuyên truyền, giáo dục:
Công tác tuyên truyền, giáo dục trong công nhân, lao động là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Công đoàn cơ sở; được sự quan tâm của chuyên môn, một số doanh nghiệp đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất để Công đoàn thực hiện công tác tuyên truyền thông qua việc sử dụng các hệ thống các bảng tin, tờ rơi. Hình thức này cũng đã đem lại hiệu quả nhất định, nhất là đối với một số công nhân lao động trong doanh nghiệp trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch (xem bảng số 13).
Bảng số 13
Tỷ lệ công nhân, lao động được tuyên truyền và nội dung tuyên truyền
Các nội dung tuyên truyền Tỷ lệ công nhân, lao động được tuyên truyền
Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích người lao lao động
53,3% Công đoàn tham gia xây dựng chế độ chính sách liên
liên quan đến người lao động 50,0%
Công đoàn tham gia giải quyết tranh chấp
lao động 48,3%
Công đoàn giúp người lao động ký người
lao động 50,0%
Công đoàn đại diện người lao động ký thoả ước
lao động tập thể 50,0%
Công đoàn tổ chức các phong trào thi đua lao
động sản xuất 56,0%
Công đoàn tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể
dục thể thao 55,0%
Công đoàn thăm hỏi công nhân, lao động khi ốm
đau, hoạn nạn 63,3%
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quạn và chủ quan, trong những năm qua, hoạt động tuyên truyền của tổ chức Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh lĩnh vực Thương mại, Du lịch còn nhiều hạn chế. Đa số công nhân, lao động chưa được tuyên truyền, phổ biến những chính sách luật pháp có liên quân đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ. Nhiều công nhân, lao động không nắm được quyền lợi của họ trong quan hệ lao động, không hiểu rõ về vai trò, vị trí, chức năng của Công đoàn. Đặc biệt, những chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước cũng chưa được truyền tải đầy đủ đến công nhân, lao động. Phương pháp tuyên truyền của Công đoàn thời gian qua cũng chưa đem lại hiệu quả cao; lượng kiến thức cần được truyền tải mới chỉ dừng lại ở cán bộ chủ chốt Công đoàn mà chưa đến được với người lao động. Do vậy, tình trạng thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tình trạng thờ ơ với vấn đề chính trị đang diễn ra khá phổ biến trong công nhân, lao động tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh lĩnh vực Thương mại, Du lịch.
2.3.2. Công đoàn cơ sở với công tác tham gia quản lý, tổ chức phong trào thi đua
Đối với mô hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh, công tác quản trị điều hành dựa vào quan hệ sở hữu, chức năng tham gia quản lý, tổ chức phong trào thi đua của Công đoàn có nội dung và hình thức khác biệt so với khu vực doanh nghiệp nhà nước và khu vực hành chính - sự nghiệp.
Theo kết quả điều tra, khảo sát, công tác tham gia quản lý của Công đoàn cơ sở phần lớn mới chỉ dừng lại ở hoạt động giám sát với mức độ còn rất hạn chế việc thực hiện các chính sách đối với người lao động. Mặt khác, hiện nay chế tài để Công đoàn tổ chức cho người lao động tham gia vào công tác quản lý doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa được xác lập rõ ràng; mối quan hệ giữa người sở hữu doanh nghiệp và người lao động làm công hưởng lương có sự phân tách và không được quan tâm đã tạo ra rào ngăn cách người lao động với công tác quản lý doanh nghiệp.
Riêng công ty cổ phần được chuyển đổi từ hệ thống doanh nghiệp nhà nước, do việc kế thừa có chọn lọc nội dung của Đại hội công nhân, viên chức, một số doanh nghiệp đã chủ động tổ chức hội nghị của người lao động trước khi tổ chức Đại hội cổ đông thường niên, nội dung hội nghị chủ yếu tập trung vào việc tổ chức cho người lao động dân chủ tham gia ý kiến với Hội đồng quản trị về công tác quản lý, điều hành của Giám đốc doanh nghiệp; đánh giá kết quả thực hiện thoả ước lao động tập thể. Một số doanh nghiệp vẫn duy trì nếp tổ chức các cuộc họp sơ, tổng kết theo định kỳ, trong đó người lao động là
một trong những thành phần được tham dự. Theo đánh giá chung, các hoạt động này thực sự đang phát huy được tác dụng trong việc khai thác khả năng tiềm ẩn của công nhân, lao động về công tác quản lý, góp phần nâng cao năng suất lao động và điều kiện để thiết lập quan hệ lao động ổn định trong doanh nghiệp. Mô hình hoạt động này đang nhận được sự đồng tình của đông đảo người lao động và đoàn viên công đoàn trong doanh nghiệp; có thể các hình thức hoạt động này trong thời gian tới cần nghiên cứu, duy trì, áp dụng rộng rãi trong các loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh lĩnh vực lĩnh vực Thương mại, Du lịch.
Về việc tổ chức các phong trào thi đua của Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thời gian qua chưa đem lại hiệu quả cao; chưa có sự đổi mới cho phù hợp với sự vận động, phát triển và điều kiện thực tế của doanh nghiệp; chưa tạo được sự đồng tình ủng hộ về vật chất, tinh thần của người sử dụng lao động; nội dung phong trào thi đua chưa thực sự thiết thực, chưa trở thành động lực động viên khích lệ người lao động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, chưa có sức cuốn hút và nhận được sự đồng tình hưởng ứng của đa số công nhân, lao động; nên chưa trở thành cầu nối gắn kết người lao động với doanh nghiệp.
2.3.3 Công đoàn cơ sở với hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh lĩnh vực Thương mại và Du lịch
Việc làm cho người lao động đang là mối quan tâm lớn của toàn xã hội. Trong bối cảnh luôn ở trong tình trạng cung vượt quá cầu về lao động; sự bon chen, vật lộn để tìm kiếm một chỗ làm việc có thu nhập ổn định là cả một quá trình vất vả khó khăn của người trong độ tuổi lao động chưa có việc làm. Do đời sống vật chất của công nhân, lao động còn hạn hẹp. một số công nhân, lao động trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh đành phải chấp nhận việc làm một cách “tự nguyện”. Tình trạng tạm bợ, thiếu ổn định, điều kiện lao động kém, cường độ lao động cao, quyền lợi của người lao động không được đảm bảo đầy đủ, vẫn chưa được khắc phục có hiệu quả.
Đối với Ngành Thương mại và Du lịch, tốc độ phát triển trong thời gian qua là đáng kể, thu hút gần 50% lao động trong khu vực đô thị tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hoạt động chăm lo bảo vệ lợi ích công nhân, lao động của công đoàn được thể hiện ở chỗ: công đoàn hướng dẫn, giúp đỡ công nhân, lao động ký kết hợp đồng lao động giữa
người lao động và người sử dụng lao động; Công đoàn đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể, mặc dù chất lượng và hiệu quả còn thấp.
Tình hình ký kết hợp đồng lao động
Một thực trạng đáng quan tâm là việc chấp hành quy định của pháp luật lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang bị nhiều doanh nghiệp vi phạm. Nhiều người lao động không được giao kết hợp đồng lao động hoặc không được giao kết đúng với quy định của pháp luật diễn ra khá phổ biến. Trình trạng này đã và đang tạo ra những bức xúc cho người lao động trong quá trình làm việc; một bộ phận lao động đã có những phản ứng cá nhân, chủ động rời bỏ doanh nghiệp đi tìm chỗ làm mới. Tại một số doanh nghiệp đã có thời điểm xảy ra tình trạng người lao động bỏ việc hàng loạt, gây đình đốn sản xuất kinh doanh do thiếu lao động, gây mất ổn định trong nội bộ doanh nghiệp; uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng suy giảm; sự tồn tại của doanh nghiệp bị đe dọa, dẫn đến việc làm và thu nhập của số lao động đang làm việc trong doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng (xem bảng số 14).
Bảng số 14
Tình hình việc làm của lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch tại 32 tỉnh, thành phố
Đơn vị: người Năm 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng số lao động 624.336 649.237 693.74 2 739.01 1 806.754 Lao động có việc làm ổn định từ 12 tháng trở lên 608.666 620.058 656.31 2 671.80 7 720.289 Tỷ lệ so với tổng số LĐ 97,5% 95,5% 94,6% 90,9% 89,3% Lao động có việc làm ổn định dưới 12 tháng 15.670 29.179 37.430 67.204 86.465 Tỷ lệ so với tổng số LĐ 2,5% 4,5% 5,4% 9,1% 10,7%
(Nguồn: Số liệu điều tra của Công đoàn Thương mại và Du lịch năm 2005) Việc thực hiện Thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp:
Với nguyên tắc tự nguyện, ký kết thoả ước lao động là ký giữa đại diện tập thể người lao động là Công đoàn với người sử dụng lao động. Vì vậy, một trong những điều kiện cần và đủ là phải có tổ chức Công đoàn tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát và thông tin từ Ban Chính sách kinh tế xã hội, tổ chức Công đoàn được thành lập trong khối các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực thương mại, du lịch có tỷ lệ không cao so với tổng số doanh nghiệp. Đồng nghĩa với thực trạng này là tỷ lệ các doanh nghiệp có giao kết thoả ước lao động tập thể cũng không cao; Mặt khác, một số doanh nghiệp có ký thoả ước lao động tập thể, nhưng thực tế cho thấy thoả ước lao động tập thể cũng chưa được thực hiện nghiêm túc. Thực tế này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc thể chế hoá các cam kết thực hiện bằng các điều khoản ghi trong bản thoả ước, một nội dung mang tính pháp quy áp dụng trong doanh nghiệp, làm cơ sở để giải quyết các tranh chấp lao động.
Về thoả ước lao động tập thể và giao kết hợp đồng lao động: Số công
nhân, lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch được giao kết hợp đồng lao động với chủ doanh nghiệp chiếm tỷ lệ cao 93,3%, số không được giao kết hợp đồng lao động chiếm 1,7 %, số không trả lời là 5,0%. Thời hạn hợp đồng chủ yếu là hợp đồng từ 1 đến 3 năm, chiếm 51,7%, không thời hạn chiếm 38,3%, dưới một năm chiếm 5%
(xem bảng số 15).
Bảng số 15
Thời hạn hợp đồng của công nhân, lao động doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Thời hạn Tỷ lệ CNLĐ được ký kết
Không trả lời 5% Dưới 1 năm 5% Từ 1 - 3 năm 51,7% Không thời hạn 38,3%
(Nguồn: Số liệu điều tra của Công đoàn Thương mại và Du lịch năm 2005)
Do tỷ lệ thành lập Công đoàn chưa cao, hoạt động của Công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn nhiều hạn chế nên quyền và lợi ích
hợp pháp chính đáng của công nhân, lao động các doanh nghiệp này còn bị vi phạm. Điều này thể hiện:
Về thời gian làm việc của công nhân, lao động các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch là khá cao. Công nhân, lao động chủ yếu làm việc 6 ngày trong một tuần, chiếm 71,7%, số công nhân làm việc dưới 5 ngày một tuần chỉ chiếm 3,3%, làm việc suốt cả tuần chiếm 15%
(xem bảng số 16).
Bảng số 16
Số ngày làm việc của công nhân, lao động trong tuần Số ngày làm việc / tuần Tỷ lệ chung
Không trả lời 10% Dưới 5 ngày 3,3% 6 ngày 71,7% 7 ngày 15%
(Nguồn: Số liệu điều tra của Công đoàn Thương mại và Du lịch năm 2005)
Về thời gian làm việc trong ngày, theo điều tra có 88,3% công nhân, lao động làm việc từ 8 đến 10 giờ một ngày, số công nhân, lao động phải làm trên 10 giờ một ngày chiếm 3,3%, chỉ có 3,3% số công nhân làm việc dưới 8 giờ một ngày (xem bảng số 17).
Bảng số 17
Số giờ làm việc bình quân trong ngày Số giờ làm việc / ngày Tỷ lệ chung
Không trả lời 5,0% Dưới 8 giờ 3,3% Từ 8 - 10 giờ 88,3% Trên 10 giờ 4,4%
Như vậy, phần lớn công nhân phải làm việc với thời gian lao động dài hơn quy định của pháp luật, một số phải làm việc liên tục không được nghỉ. Tình hình này đặt ra yêu cầu mới cho tổ chức Công đoàn là phải làm gì để giảm bớt cường độ làm việc cho công nhân, lao động.
Về thu nhập hàng tháng của công nhân, lao động các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch: Theo điều tra, mức thu nhập từ 500.000 đến 800.000 đồng chiếm 16,7%; Đa số công nhân có mức thu nhập hàng tháng từ 800.001 đồng đến 1.200.000 đồng, chiếm 48,3%; từ 1.200.001 đến 2.000.000 đồng chiếm 13,3% (xem bảng số18).
Bảng số 18
Thu nhập bình quân hàng tháng của công nhân, lao động
Đơn vị: ngàn đồng Mức lương Tỷ lệ chung Không trả lời 21,7% Từ 500 - 800 16,7% Từ 801 - 1.200 48,3% Từ 1.201 - 2.000 13,3%
(Nguồn: Số liệu điều tra của Công đoàn Thương mại và Du lịch năm 2005)
Người lao động trong những doanh nghiệp đã có Công đoàn có thu nhập bình quân cao hơn so với người lao động trong doanh nghiệp chưa có Công đoàn.
So với mặt bằng thu nhập của công nhân, lao động tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong cả nước thì không thấp. Tuy nhiên, so với cường độ và thời gian làm việc thì chưa tương xứng.
Qua kết quả điều tra cho thấy, hình thức trả lương phổ biến được các doanh nghiệp áp dụng là trả lương theo sản phẩm và theo thời gian. Hơn nữa việc nhiều doanh nghiệp ngoài quốc trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch không xây dựng thang bảng lương đã làm thiệt thòi cho không ít cho người lao động đã qua đào tạo mà còn không khuyến khích được người lao động học tập để nâng cao trình độ chuyên môn.
Về việc thực hiện các chính sách xã hội đối với công nhân, lao động các tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch:
Theo kết quả điều tra, 76,7% công nhân, lao động trong doanh nghiệp có Công đoàn được đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. ở các doanh nghiệp chưa có Công đoàn, tỷ lệ công nhân, lao động được đóng bảo hiểm xã hội là 64,7%, bảo hiểm y tế là 58,8% (xem bảng số 19).
Kết quả này cho thấy, Công đoàn có vai trò nhất định trong việc thực hiện các chính sách xã hội đối với công nhân, lao động.
Bảng số 19
Tỷ lệ công nhân được doanh nghiệp mua các loại bảo hiểm Loại bảo hiểm Tỷ lệ chung
Không trả lời 10,0% BHXH 69,3% BHYT 66,7%
(Nguồn: Số liệu điều tra của Công đoàn Thương mại và Du lịch năm 2005)
Trong thời gian qua, việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội cho người lao động, nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã tìm mọi cách trốn tránh, hoặc không đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Hình thức phổ biến nhất là nhiều doanh nghiệp không thực hiện ký hợp đồng lao động, hoặc ký hợp đồng ngắn hạn mặc dù công nhân, lao động vẫn làm công việc ổn định lâu dài, cũng có không ít trường hợp người sử dụng lao động thỏa thuận với người lao động trả tiền bảo hiểm xã hội vào thu nhập hàng tháng (được hiểu là trong khoản thu nhập của người lao động có chi phí bảo hiểm xã hội). Điều đáng lưu ý là tình trạng trả tiền bảo hiểm xã hội vào lương đã được nhiều công nhân, lao động đồng tình ủng hộ.
Theo kết quả khảo sát, tình trạng một bộ phận công nhân, lao động không được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế hoặc người lao động tự thoả thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội đã ảnh hưởng không nhỏ tới quyền lợi trước mắt cũng như lâu dài của công nhân, lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh lĩnh vực Thương mại và Du lịch.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với quyền lợi người lao động; các cấp các Ngành chức năng và tổ chức Công đoàn đã vào cuộc nhằm hạn chế tối đa tình trạng vi phạm pháp luật lao động về chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, hiện tượng trên vẫn còn diễn ra. Khảo sát thực tế cho thấy, do công