Đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động Công đoàn cơ sở

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch (Trang 79 - 88)

2. Các giải pháp

2.2. Đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động Công đoàn cơ sở

Đặc điểm đội ngũ công nhân, lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay có trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp ở trong tình trạng không đồng đều; nhận thức về luật pháp, kiến thức về xã hội có nhiều hạn chế. Muốn thu hút được họ tham gia vào hoạt động Công đoàn thì nội dung hoạt động phải cụ thể, thiết thực; Kết quả của hoạt động Công đoàn phải hướng vào mục tiêu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, lao động. Do vậy, Công đoàn cần chọn nội dung, phương thức hoạt động cho phù hợp với đặc điểm và trình độ chung của công nhân, lao động trong từng doanh nghiệp.

Đổi mới hoạt động Công đoàn cơ sở trong việc chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của công nhân, lao động

Trước hết, trong việc chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động, cán bộ Công đoàn, công nhân, lao động phải nhận thức một cách đầy đủ và sâu sắc các vấn đề lợi ích của người lao động gắn liền với lợi ích Nhà nước, lợi ích tập thể và lợi ích của doanh nghiệp; sự tồn tại và vững mạnh của Nhà nước, sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp chính là một đảm bảo cơ bản

cho lợi ích lâu dài của người lao động. Hay nói cách khác Công đoàn phải làm sao trở thành người bạn đồng hành của giới chủ doanh nghiệp để cùng xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững

Sự quan tâm của người lao động ngày nay không chỉ là lợi ích kinh tế mà còn cả lợi ích chính trị, văn hóa và đời sống tinh thần; người lao động không chỉ muốn có lợi ích trước mắt mà còn quan tâm đến lợi ích lâu dài. Công đoàn phải tuyên truyền để người lao động thấm nhuần nhận thức rằng: chỉ khi đảm bảo hài hoà giữa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích của Nhà nước thì lợi ích cá nhân mới được lâu dài, bền vững.

Việc đổi mới hoạt động của Công đoàn cần hướng vào các nội dung sau: - Công đoàn hướng dẫn, giúp người lao động giao kết hợp đồng lao động cá nhân theo đúng quy định của pháp luật.

- Công đoàn chủ động xây dựng và thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể và coi đó là văn bản pháp quyảtong doanh nghiệp để bảo vệ quyền lợi của người lao động; giáo dục, vận động nâng cao nhận thức của người lao động về trách nhiệm của tập thể người lao động với người sử dụng lao động trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh của mình trong quan hệ lao động.

- Công đoàn phải bám sát tình hình sản xuất, những thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp, tham gia với người sử dụng lao động và vận động công nhân. lao động thực hiện tốt nhiệm vụ, thông qua đó người sử dụng lao động tin tưởng vào Công đoàn, tạo điều kiện và ủng hộ cho Công đoàn hoạt động. Cán bộ Công đoàn phải gần gũi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người lao động, hướng hoạt động Công đoàn vào những mục tiêu quan trọng nhằm đáp ứng tâm tư nguyện vọng của người lao động, qua đó tạo uy tín, lòng tin cho người lao động đối với tổ chức công đoàn để họ tự nguyện tham gia hoạt động Công đoàn.

- Công đoàn tham gia xây dựng và giấm sát thực hiện các chế độ chính pháp luật liên quan đến người lao động.

Thực trạng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay cho thấy, tình trạng vi phạm quyền lợi người lao động rất phổ biến như: trốn tránh trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động; không quan tõm đến cải thiện điều kiện an toàn và vệ sinh lao động; không thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; không

thực hiện đúng chế độ trả lương làm thêm giờ; một bộ phận khỏ lớn người lao động không được ký hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật …

Việc tham gia xây dựng và thực hiện thoả ước lao động tập thể và giám sát thực hiện nội quy, quy chế, giám sát thực hiện các chế độ chính sách pháp luật liên quan tới người lao động phải được coi là một nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động Công đoàn ở các cơ sở ngoài quốc doanh hiện nay.

Ngoài ra, Công đoàn còn phải yêu cầu người sử dụng lao động quan tâm đến công tác bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh môi trường; cần kiểm tra và hạn chế tối đa các nguy cơ gây mất an toàn, phòng, chống cháy nổ; hạn chế nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp đối với người lao động.

Trong quá trình hoạt động, sự gần gũi hoạt và động viên của tổ chức công đoàn với người lao động, để họ tự nguyện là kênh thông tin phản ảnh kịp thời, chính xác các hành vi xâm hại quyền và lợi ích chính đáng của người lao động tại doanh nghiệp, giúp cho Công đoàn phát huy có hiệu quả chức năng giám sát, kịp thời có các giải pháp thiết thực ngăn chặn và hạn chế những thiệt hại của người lao động và doanh nghiệp.

Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng cho phù hợp với tính chất và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp

Trong hệ thống chính trị của chúng ta hiện nay, thi đua vẫn là động lực để phát triển sản xuất. Tổ chức phong trào thi đua trong công nhân, lao động khu vực kinh tế ngoài quốc doanh để khơi dậy truyền thống thi đua yêu nước, tạo ra của cải vật chất to lớn đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống người lao động. Tuy nhiên, trong khu vực kinh tế này hầu hết chưa có chi bộ Đảng, không có tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, vì vậy Công đoàn có vai trò quan trọng để tuyên truyền, giáo dục để công nhân, lao động chấp hành tốt chế độ chính sách, tôn trọng pháp luật, tin tưởng vào các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Thông qua tổ chức phong trào thi đua do Công đoàn phát động, tổ chức để công nhân, lao động rèn luyện trở thành những người lao động giỏi, có tác phong công nghiệp, có đạo đức xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, thông qua phong trào thi đua, Công đoàn khẳng định vai trò lãnh đạo của mình đối với phong trào công nhân và người lao động.

Để tổ chức phong trào thi đua có hiệu quả, Công đoàn cần xây dựng nội dung thi đua cụ thể, thiết thực phự hợp với yêu cầu và tính chất sản xuất, kinh

doanh của cơ sở. Công đoàn cần chú trọng đặc biệt tới phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo, với nội dung cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoấ sản xuất, cải tiến nghiệp vụ, lề lối công tác. Khuyến khích việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, sáng chế, đổi mới thiết bị, phương pháp sản xuất hiện đại, đem lại hiệu quả trong sản xuất kinh doanh cho đơn vị mình và cho xã hội.

Trong điều kiện các doanh nghiệp ngoài quốc doanh với quy mô sản xuất nhỏ là chủ yếu, lao động trong mỗi doanh nghiệp ít vốn đầu tư nên đa phần công nghệ còn ở trình độ thấp … Với chức năng của mình, Công đoàn phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức phong trào thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, thực hành tiết kiệm trong sản xuất, sáng tạo trong lao động, đề cao tính kỷ luật nhằm đem lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Điều này có một ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ về mặt kinh tế mà cả lĩnh vực chính trị, xã hội. Nếu làm tốt công tác này thì Công đoàn sẽ nhận được sự đồng tình và có sức thuyết phục đối với người sử dụng lao động, làm cơ sở để xây dựng mối quan hệ hợp tác, tạo thuận lợi cho hoạt động Công đoàn. Tuy nhiên, để phong trào thi đua phát triển, Công đoàn phải chủ động tham gia với người sử dụng lao động xây dựng cơ chế thi đua, khen thưởng, động viên cả tinh thần và vật chất cho tập thể, cá nhân đạt kết quả tốt trong phong trào thi đua. Bên cạnh phong trào thi đua lao động sản xuất, Công đoàn cần tổ chức phong trào thi đua học tập, tham gia với người sử dụng lao động tạo điều kiện để người lao động được học tập nâng cao trình độ học vấn, tay nghề chuyên môn, nghiệp vụ làm sao để học tập trở thành mục tiêu và động lực để xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân, lao động lớn mạnh đáp ứng với yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục công nhân, lao động

Mục đích công tác tuyên truyền, giáo dục công nhân, viên chức, lao động không chỉ dừng ở việc tăng cường hiểu biết chính sách pháp luật mà còn phải làm cho người lao động hiểu rõ hơn về lợi ích của doanh nghiệp luôn gắn liền với lợi ích của người lao động. Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp chịu nhiều sức ép cạnh tranh để tồn tại và phát triển; sự ổn định và bền vững của doanh nghiệp cũng đồng nghĩa với lợi ích bản thân của người lao động sẽ được đảm bảo. Ngược lại, nếu doanh nghiệp thua lỗ, sản xuất kinh doanh gặp khó khăn thì bản thân người lao động không được

đảm bảo đủ việc làm và quyền lợi làm nẩy sinh các tiêu cực làm ảnh h ưởng đến doanh nghiệp cũng như xã hội.

Nội dung tuyên truyền cần hướng vào những vấn đề người lao động quan tâm như: giới thiệu các chế độ chính sách mới liên quan thiết thực tới người lao động về tiền lương, tiền thưởng; bảo hộ lao động; các chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi; kỷ luật lao động; chế độ nghỉ hưu. Trong các doanh nghiệp có đông lao động nữ, cần chú trọng nâng cao các kiến thức về giới cho nữ công nhân, lao động để có nhận thức đúng đắn về chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản, bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ.

Cần đổi mới phương pháp tuyên truyền, không chỉ giảng lý thuyết đơn thuần mà tuyên truyền cần có hình ảnh, ví dụ minh hoạ; sử dụng các công cụ hỗ trợ hiện đại; thời gian ngắn gọn, nội dung vừa phải.

Kết hợp chặt chẽ giữa thi đua với tuyên truyền, chú trọng tổ chức các hội thi tìm hiểu về lịch sử, về truyền thống của đơn vị, truyền thống của Ngành, của đất nước, mặt khác cần tổ chức các cuộc giao lưu gặp gỡ với các cá nhân xuất sắc, các điển hình tiên tiến để biểu dương, trao đổi kinh nghiệm và nhân rộng điển hình trong đơn vị, trong toàn Ngành.

Đổi mới phương pháp hoạt động Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Khác với Công đoàn trong cơ quan và doanh nghiệp nhà nước, Công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động rất khó khăn do tác động của nhiều yếu tố: thời gian hoạt động Công đoàn chủ yếu ngoài giờ làm việc; sức ép của vấn đề việc làm, tiền lương đối với người lao động rất lớn; trình độ hiểu biết của người lao động về Công đoàn lĩnh vực Thương mại, Du lịch còn hạn chế; người lao động chưa có đủ thông tin về Công đoàn. Chính vì vậy, đòi hỏi phải có phương pháp hoạt động phù hợp thì mới thu hút được đông đảo công nhân, lao động tham gia hoạt động Công đoàn, thông qua đó khẳng định vai trò và sức mạnh của tổ chức Công đoàn. Có thể vận dụng một số phương pháp sau đây:

- Phương pháp thuyết phục

Lấy thuyết phục làm phương châm chỉ đạo trong việc tuyên truyền, vận động công nhân, lao động gia nhập và tham gia hoạt động Công đoàn.

Để thuyết phục được công nhân, lao động gia nhập tổ chức Công đoàn và tích cực tham gia các hoạt động của Công đoàn, đòi hỏi cán bộ công đoàn phải gần gũi, liên hệ mật thiết với công nhân, lao động để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, những bức xúc, kiến nghị của người lao động, có biện pháp kịp thời giải quyết hoặc phối hợp với cơ quan chức năng giải quyết các vấn đề nói trên. Mặt khác, thông qua việc tiếp cận với công nhân, lao động, bám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị giúp cán bộ công đoàn am hiểu sâu sắc hơn về cơ chế, chính sách, pháp luật và các nội quy, quy chế của đơn vị, phát hiện những bất cập trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, trên cơ sở đó đề xuất, kiến nghị những giải pháp hoàn thiện kịp thời.

Để thực hiện tốt phương pháp thuyết phục đòi hỏi cán bộ công đoàn, người đi thuyết phục phải có phẩm chất, đạo đức, có tác phong quần chúng và lối sống trung thực, thẳng thắn, có khả năng tập hợp được quần chúng.

- Nắm bắt thông tin và xử lý thông tin

Cán bộ Công đoàn cơ sở phải thường xuyên bám sát thực tiễn để nắm bắt tâm tư, tình cảm và những diễn biến về tư tưởng của người lao động. Công đoàn không được chủ quan hoặc thờ ơ trước những đề xuất của người lao động. Công đoàn cơ sở cần cố gắng đáp ứng và giải quyết kịp thời những yêu cầu của người lao động nếu đó là những yêu cầu bức xúc chính đáng của họ, dù là vấn đề nhỏ. Có như vậy, người lao động mới coi Công đoàn là tổ chức tin cậy để gửi gắm, chia sẻ tâm tư tình, cảm của mình và họ sẽ dần có được niềm tin vào tổ chức Công đoàn.

- Tổ chức quần chúng tham gia các hoạt động Công đoàn

Công đoàn cần đa dạng hoá, linh hoạt hoá các phương thức hoạt động. Cần thường xuyên duy trì, phát động thi đua theo đợt, theo định kỳ; ký giao kết thi đua giữa các phòng ban, tổ sản xuất, phân xưởng ...

Tổ chức câu lạc bộ hoặc giới thiệu tham gia hội viên câu lạc bộ theo chuyên đề: khoa học kỹ thuật, cán bộ nữ quản lý, chính sách pháp luật. Tổ chức thi đấu thể thao trong tập thể nhỏ và nhân rộng trong phạm vi đơn vị, cụm, nhóm doanh nghiệp cùng ngành nghề. Tổ chức hội thi kiến thức, thi tay nghề, thi kiến thức, hiểu biết về gia đình ... vào một thời gian nhất định trong năm làm sao để những hoạt động này trở thành truyền thống gắn với sự hình thành và phát triển doanh nghiệp.

Xây dựng thư viện với một số đầu sách cơ bản về chính sách pháp luật; thường thức gia đình; kỹ năng quản lý; xây dựng Công đoàn, đoàn thanh niên... Dành một số thời gian để công nhân, lao động nghiên cứu hoặc cho mượn về nhà.

- Xây dựng hệ thống quy chế hoạt động

Hoạt động theo quy chế là nguyên tắc của nhiều tổ chức nhằm đảm bảo dân chủ và khoa học trong các mối quan hệ, phù hợp với yêu cầu của kinh tế thị trường và điều kiện hội nhập quốc tế.

Đối với tổ chức Công đoàn, nhất là Công đoàn ngoài quốc doanh, các quy chế cần xây dựng và ban hành gồm Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Ban Chấp hành Công đoàn với người sử dụng lao động; Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Công đoàn và phân công nhiệm vụ của các uỷ viên Ban Chấp hành Công đoàn; Quy chế thi đua, khen thưởng của tổ chức Công đoàn; Quy chế quản lý và sử dụng các quỹ do Công đoàn huy động để trợ giúp người lao động.

Xây dựng, củng cố mối quan hệ giữa công đoàn với chủ doanh nghiệp

Quan hệ giữa Công đoàn cơ sở với chủ doanh nghiệp ngoài quốc doanh thực chất là quan hệ giữa những người chủ sở hữu tư liệu sản xuất với đại diện của những người làm thuê trong doanh nghiệp. Mối quan hệ này có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tới việc làm và đời sống của công nhân, lao động. Giữa lợi ích của ng- ười lao động, mà Công đoàn là người đại diện, với lợi ích của người sử dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch (Trang 79 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w