2. Thực trạng tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch
2.2. Thực trạng công tác tổ chức, cán bộ công đoàn trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh lĩnh vực Thương mại, Du lịch
nghiệp ngoài quốc doanh lĩnh vực Thương mại, Du lịch
Sự phát triển về số lượng, quy mô doanh nghiệp đa dạng, mạng lưới sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong phạm vị rộng, do vậy lực lượng lao động trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngành Thương mại và Du lịch phân tán. Đây là một trong những khó khăn mà tổ chức Công đoàn Thương mại, Du lịch gặp phải khi xây dựng tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Hiện nay, Công đoàn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được tổ chức theo lãnh thổ, tức là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngành Thương mại và Du lịch hoạt động dưới sự chỉ đạo của các Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lại phân cấp cho các công đoàn quận huyện, thị xã chỉ đạo, quản lý hoạt động. Do vậy, về mặt tổ chức cấp trên trực tiếp của công đoàn doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngành Thương mại, Du lịch chưa có mô hình thống nhất. Vai trò tổ chức, chỉ đạo theo ngành nghề của công đoàn ngành chưa được phát huy mạnh mẽ. Thực trạng này đã ảnh hưởng không nhỏ tới công tác vận động, tập hợp công nhân, lao động vào công đoàn và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Công đoàn (xem bảng số 7).
Bảng số 7
Số lượng đoàn viên công đoàn
TT Tên đơn vị Số lượng đoàn viên công đoàn
2000 2001 2002 2003 2004 1 TM-DL Quảng Bình 113 221 2 TM-DL Hà Giang 798 1,036 1,237 1,481 1551 3 TM-DL Thái Bình 1,310 1,405 1,504 1,702 1179 4 TM-DL Sơn La 16 178 2,019 173 399 5 TM-DL Nam Định 718 728 716 799 1016 6 TM-DL Phú Yên 888 1,038 1,045 1,292 1341 7 DL-TM Khánh Hoà 46 231 231 731 793 8 TM Hải Phòng 1,539 1,643 1,702 1,839 2581 9 TM-DL Lai Châu 21 52 11 TM-DL Điện Biên 15 15 20 20 12 TM-DL Đăc Lăk 15 32 13 TM-DL Bình Thuận 1,240 1,247 1,257 1,260 1256 14 TM-DL Lào Cai 425 548 1,096 1,580 1935
15 Thương mại Hà Tây 17130
16 TM-DL Hải Dương 2,168 1,859 1,256 3,003 10096 17 TM Bà Rịa Vũng Tàu 138 1,433 2,875 3,069 3269 18 TM-DL Long An 3,782 8,616 15,795 18,190 23355 19 TM Ninh Bình 1,695 2,420 2,960 3,854 5852 20 TM-DL Gia Lai 201 216 282 314 21 TM Thanh Hoá 2,089 2,105 2,250 2,959 3648 22 TM-DL Vĩnh Long 5,497 6,507 5,979 6,724 6592 23 TM-DL Tiền Giang 121 169 180 24 TM Lâm Đồng 2200 25 TM-DL Vĩnh Phúc 50 Tổng cộng 22.399 31.225 42,387 49,148 85,012
(Nguồn: Số liệu của Công đoàn Thương mại và Du lịch)
Thực trạng đội ngũ cán bộ công đoàn doanh nghiệp ngoài quốc doanh lĩnh vực Thương mại, Du lịch
Theo điều tra khảo sát, đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay rất mỏng cả về số lượng và chất lượng; công tác tạo nguồn cán bộ công đoàn cơ sở gặp rất nhiều khó khăn và chưa thực sự được quan tâm.
Do đặc điểm phổ biến của đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở khu vực ngoài quốc doanh là hoạt động kiêm nhiệm, luôn biến động lớn sau các kỳ đại hội trong khi đó khoảng thời gian giữa hai kỳ đại hội ngắn gây khó khăn cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nên kỹ năng hoạt động công đoàn của cán bộ công đoàn cơ sở còn hạn chế, đặc biệt là những cán bộ công đoàn mới tham gia nhiệm kỳ đầu tiên; điều kiện thời gian để tham gia các khoá đào tạo nghiệp vụ hạn hẹp (xem bảng số 8).
Theo điều tra, trình độ chuyên môn của cán bộ công đoàn cơ sở: Có 13% cán bộ công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch có trình độ cao đẳng và đại học; 10% có trình độ trung cấp; 10 % trình độ sơ cấp. Cụ thể như sau:
Bảng số 8
Trình độ chuyên môn của cán bộ công đoàn cơ sở
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch Trình độ Ngành nghề Tập huấn Ngắn hạn Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học Chưa qua đào tạo Công đoàn 60,0 % 5,0 % 0,0% 0,0% 35,0 % BHLĐ 35,0 % 0,0% 0,0% 0,0% 65,0 % Quản lý lao động 10,0 % 0,0% 0,0% 0,0% 90,0 % Xã hội học 5,0 % 0,0% 0,0% 0.0% 95,0 % Kỹ thuật 5,0% 0,0% 10,0 % 4,0 % 81,0% Quản lý hành chính 0,0% 5,0% 0,0% 0,0% 95,0 % Kinh tế 0,0% 0,0% 0,0% 9.0 % 91,0 % Ngoại ngữ, tin học 10,0 % 0,0% 0,0% 0,0% 90,0 % Kỹ năng quản lý 15,0 % 0,0% 0,0% 0,0% 85,0 % Kiến thức về kinh tế thị trường 5,0 % 0,0% 0,0% 0,0% 95,0 %
(Nguồn: Số liệu điều tra của Công đoàn Thương mại và Du lịch năm 2005)
Như vậy, cán bộ công đoàn cơ sở có trình độ cử nhân kinh tế chiếm tỷ lệ cao hơn cả (9,0%). Tiếp đó là trình độ đại học về kỹ thuật (4,0%). Tuy nhiên,
phần lớn cán bộ công đoàn cơ sở chưa được đào tạo qua các ngành quản lý hành chính, pháp luật, kinh tế. Các ngành khác mới chỉ qua tập huấn ngắn hạn.
Đặc biệt, trình độ cán bộ công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh lĩnh vực Thương mại, Du lịch mới chỉ có 60% được tập huấn ngắn hạn về công tác công đoàn, 5% có trình độ sơ cấp và có tới 35% chưa được đào tạo, bồi dưỡng về lý luận nghịêp vụ Công đoàn. 65% chưa được trang bị kiến thức về bảo hộ lao động, 60% chưa được đào tạo, tập huấn về Bộ luật lao động, 50% chưa được đào tạo, bồi dưỡng về Luật Công đoàn, 70% chưa được tập huấn, đào tạo về kỹ năng thương lượng, đàm phán về ký kết hợp đồng lao động, xây dựng Thương lượng thoả ước lao động tập thể.
Mới chỉ có 35% cán bộ công đoàn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch được tập huấn về kỹ năng giải quyết tranh chấp lao động và đình công, 5% được tập huấn kiến thức về kinh tế thị trường.
Phần lớn cán bộ công đoàn cơ sở có chức danh chuyên môn phó giám đốc, trưởng phòng tổ chức, trưởng phòng hành chính, số cán bộ công đoàn là nhân viên hay người trực tiếp sản xuất không nhiều. Về trình độ so với mặt bằng trình độ chung của cán bộ công đoàn cơ sở của cả nước thì trình độ cán bộ công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngành Thương mại, Du lịch thấp hơn.
Số liệu trên cho thấy đa số cán bộ công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh lĩnh vực Thương mại, Du lịch mặc dù ở mức độ khác nhau nhưng đều có trình độ chuyên môn nhất định. Nhưng điều đáng lưu tâm hơn cả là mới chỉ có gần hai phần ba số cán bộ công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch được trang bị kiến thức về Công đoàn thông qua tập huấn ngắn hạn và có trình độ sơ cấp Công đoàn. Còn tới hơn một phần ba (35,0%) cán bộ công đoàn cơ sở chưa hề được trang bị một chút kiến thức nào về công tác Công đoàn. Đây là một trong những lý do chủ quan khiến cho hiệu quả hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch còn hạn chế (xem bảng số 9).
Bảng số 9
Những kiến thức về Công đoàn được
trang bị cho cán bộ công đoàn cơ sở qua các lớp tập huấn Nội dung kiến thức Đã được
đào tạo
Chưa được đào tạo
Luật Công đoàn 50,0 % 50,0 %
Bộ Luật Lao động 40,0 % 60,0 %
Kỹ năng tuyên truyền vận động quần chúng, kết nạp đoàn viên
40,0 % 60,0 %
Qui định pháp luật về an toàn vệ sinh lao động
35,0 % 65,0 %
Kỹ năng giải quyết tranh chấp lao động và đình công
35,0 % 65,0 %
Kỹ năng thương lượng, đàm phán, ký kết hợp đồng lao động xây dựng thoả ước lao động tập thể
30,0 % 70,0 %
Lý luận và nghiệp vụ công đoàn 20,0 % 80,0 %
(Nguồn: Số liệu điều tra của Công đoàn Thương mại và Du lịch năm 2005) Về phẩm chất, năng lực của cán bộ công đoàn
Theo điều tra, công nhân, lao động trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch đã có Công đoàn đánh giá về phẩm chất năng lực cán bộ công đoàn (xem bảng số 10) như sau:
Bảng số 10
Công nhân lao động đánh giá phẩm chất, năng lực của cán bộ công đoàn cơ sở
Mức độ
Nội dung đánh giá Tốt Khá Trung bình
Phẩm chất đạo đức 72,1 % 25,6 % 2,3 % Năng lực công tác 53,5 % 46,5 % 4,7 %
Mức độ hoàn thành công việc
chuyên môn 51,2 % 47,2 % 2,3 %
Mức độ hoàn thành nhiệm vụ
công đoàn 48,8 % 41,9 % 9,3 %
(Nguồn: Số liệu điều tra của Công đoàn Thương mại và Du lịch năm 2005)
Như vậy, về phẩm chất đạo đức của cán bộ công đoàn thì đa số cán bộ công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch được công nhân - lao động đánh giá có phẩm chất đạo đức tốt. Nhưng đánh giá có năng lực công tác, năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn và nhiệm vụ Công đoàn của cán bộ Công đoàn thì chưa cao, mới chỉ chiếm trên dưới 50%. Đây là điều cần phải quan tâm.
Người sử dụng lao động đánh giá về năng lực của cán bộ Công đoàn
(xem bảng số 11).
Bảng số 11
Người sử dụng lao động đánh giá về năng lực cán bộ Công đoàn cơ sở
Nội dung đánh giá Tốt
Trung bình
Có khả năng hướng dẫn đoàn viên ký kết hợp đồng lao động
80,0 % 20,0%
Có khả năng thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể
60,0 % 40,0 %
(Nguồn: Số liệu điều tra của Công đoàn Thương mại và Du lịch năm 2005)
Các số liệu trên cho thấy chất lượng đội ngũ cán bộ Công đoàn trong các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ còn nhiều hạn chế. Thực trạng này đã ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động Công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh lĩnh vực Thương mại, Du lịch.
Bảng số 12
Tổng hợp số liệu xây dựng Công đoàn cơ sở và Nghiệp đoàn trong hệ thống Công đoàn Việt Nam