Công đoàn cơ sở tham gia với doanh nghiệp cải thiện môi trường làm việc, phát huy trí tụê đội ngũ công nhân, lao động

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch (Trang 96 - 97)

3. Nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân,lao động trong doanh nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn

3.4.Công đoàn cơ sở tham gia với doanh nghiệp cải thiện môi trường làm việc, phát huy trí tụê đội ngũ công nhân, lao động

làm việc, phát huy trí tụê đội ngũ công nhân, lao động

Phát triển sản xuất trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là một trong những điều kiện cơ bản quan trọng để phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng đội ngũ công nhân, lao động; sẽ không có đội ngũ công nhân, lao động lớn mạnh nếu không đẩy mạnh đầu tư, hiện đại hoá kỹ thuật công nghệ. Đội ngũ công nhân, lao động trong doanh nghiệp càng mạnh thì hoạt động Công đoàn sẽ càng thuận lợi và hiệu quả. Bởi vì, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường đầu tư, hiện đại hoá kỹ thuật công nghệ chẳng những là yêu cầu khách quan để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh đoanh góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống công nhân, lao động mà còn là điều kiện quan trọng để phát triển đội ngũ công nhân, lao động cả về số lượng tuyệt đối cũng như tỷ lệ cơ cấu trong dân cư và cơ cấu lao động xã hội tại từng địa phương. Mặt khác, tăng cường đầu tư, kỹ thuật công nghệ hiện đại còn tạo ra điều kiện, môi trường và có ý nghĩa quyết định liên quan trực tiếp đến công tác đào tạo, nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp, nâng cao ý thức chính trị, xây dựng tác phong công nghiệp, khắc phục thói quen, tâm lý tuỳ tiện, cẩu thả của người sản xuất nhỏ. Do vậy, cần có cơ chế khuyến khích chủ doanh nghiệp tích cực đầu tư để hiện đại hoá kỹ thuật công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Phát động sâu rộng phong trào thi đua học tập, nâng cao trình độ học vấn, nghiệp vụ, luyện tay nghề, tổ chức thi thợ giỏi theo định kỳ hàng năm để bồi dưỡng và phát hiện thường xuyên những công nhân, lao động ưu tú, giỏi nghề, tôn vinh những người có tay nghề cao, có phẩm chất đạo đức tốt để họ có thể cống hiến lâu dài, tạo nên sự nhìn nhận đúng đắn của xã hội đối với lao động kỹ thuật.

Công đoàn ngành Thương mại và Du lịch Việt Nam cần có chương trình kế hoạch chủ động phối hợp với Liên đoàn lao động, Sở Thương mại - Du lịch các tỉnh, thành phố xây dựng, nhân rộng các mô hình tổ chức học tập có hiệu quả trên cơ sở kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố, các Ngành khác và của cả nước ngoài; đề xuất với Bộ Thương mại, Tổng cục Du lịch chủ động tăng

cường đầu tư, nâng cấp hệ thống các Trường do Ngành quản lý nhằm thu hút ngày càng nhiều công nhân, lao động vào học tập, đào tạo nghề và đào tạo lại.

Công đoàn Thương mại và Du lịch Việt Nam chú trọng nghiên cứu và tập hợp trí tuệ của công nhân, lao động tham gia đề xuất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, với Ban cán sự Đảng có ý kiến với Đảng, Nhà nước ban hành, bổ sung sửa đổi các chế độ, chính sách phù hợp, tạo điều kiện và khuyến khích người lao động hăng say học tập.

Công đoàn Thương mại và Du lịch Việt Nam cần tăng cường công tác chỉ đạo công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong phạm vị Ngành; chủ động đề xuất với chủ doanh nghiệp đưa nhiệm vụ giáo dục pháp luật vào nội dung Thoả ước lao động tập thể để công tác này trở thành một trong những nhiệm vụ thường xuyên của doanh nghiệp.

4. Kiến nghị

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch (Trang 96 - 97)