Thực trạng công tác phát triển đoàn viên và thành lập Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch (Trang 35 - 38)

2. Thực trạng tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch

2.1.Thực trạng công tác phát triển đoàn viên và thành lập Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực

Thương mại, Du lịch

Công tác phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch gặp không ít khó khăn. Trong thời gian qua, các cấp Công đoàn trong ngành đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong vận động phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, tuy nhiên kết quả không được khả quan. Theo điều tra, tổng số Công đoàn cơ sở ngoài quốc doanh được thành lập chưa tương xứng với tốc độ phát triển của hệ thống các doanh nghiệp; nếu so với tổng số doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch thì chỉ có khoảng 5% số lượng doanh nghiệp thành lập tổ chức Công đoàn.

Theo kết quả điều tra cho thấy, số nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch có tổ chức Công đoàn thấp, năm 2000, số doanh nghiệp có Công đoàn cơ sở là 71,5% (so với số doanh nghiệp đủ điều kiện thành lập Công đoàn); năm 2004 tỷ lệ này là 61,8%. Sở dĩ có tỷ lệ doanh

nghiệp đã thành lập Công đoàn cao là do Công đoàn ngành chưa nắm hết được số doanh nghiệp đủ điều kiện thành lập Công đoàn. Số công nhân tham gia công đoàn cũng chiếm tỷ lệ rất thấp: năm 1998 có 3,8% số công nhân vào Công đoàn; năm 2001 có 5,5% công nhân, lao động vào Công đoàn; đến năm 2004 là 12,2%. Tỷ lệ này thấp hơn tỷ lệ bình quân của cả nước (40%) về số công nhân, lao động tham gia công đoàn (xem bảng số 6).

Bảng số 6

Tổ chức Công đoàn và đoàn viên công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thuộc lĩnh vực Thương mại

và Du lịch 32 tỉnh, thành phố Năm 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng số DN 20.984 23.272 31.805 36.814 43.565 Số DN đủ điều kiện thành lập công đoàn 1.210 1.600 1.990 2.558 3.454 Số DN đã thành lập công đoàn 866 1.067 1.258 1.545 2.135 Tỷ lệ DN có công đoàn 71,5% 66,7% 63,2% 60,4% 61,8%

Số lượng đoàn viên công đoàn

25.649 35.616 49.145 58.156 98.612

Tỷ lệ công nhân, lao động vào công đoàn

4,1% 5,5% 7,0% 7,9% 12,2%

(Nguồn: Số liệu của Công đoàn Thương mại và Du lịch)

Nguyên nhân của việc công nhân, lao động lĩnh vực Thương mại, Du lịch ít vào Công đoàn và số doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch thành lập tổ chức Công đoàn chưa nhiều là do:

+ Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phần lớn là các doanh nghiệp vừa

và nhỏ, địa điểm kinh doanh không ổn định, số lượng lao động ít lại thường biến động, rất khó khăn cho việc tiếp cận để vận động thành lập tổ chức Công đoàn tại doanh nghiệp.

+ Công đoàn cấp trên thiếu thông tin về doanh nghiệp để phân loại

doanh nghiệp có đủ điều kiện thành lập Công đoàn, do vậy chưa có chương trình, biện pháp thiết thực nên tỷ lệ phát triển đoàn viên và thành lập Công đoàn so với số doanh nghiệp hiện có còn thấp và thường quá chậm so với thời gian thành lập doanh nghiệp.

+ Đặc biệt chưa có chế tài bảo vệ cán bộ công đoàn nói chung và bảo vệ Chủ tịch công đoàn cơ sở nói riêng trước các chủ doanh nghiệp. Nhà nước tuy đã có chế tài xử lý các chủ doanh nghiệp vi phạm Luật công đoàn, Luật Lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động với Chủ tịch công đoàn cơ sở vì lý do hoạt động Công đoàn nhưng trên thực tế chưa được thực hiện tốt.

+ Công tác tuyên truyền để làm cho chủ doanh nghiệp hiểu đúng đủ

về vai trò và chức năng của tổ chức Công đoàn còn hạn chế, nhiều chủ doanh nghiệp chưa hiểu về công đoàn nên có những chủ doanh nghiệp còn gây khó khăn, không ủng hộ hoặc không tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận động công nhân, lao động vào Công đoàn và thành lập tổ chức Công đoàn tại doanh nghiệp.

+ Một bộ phận công nhân, viên chức, lao động chưa hiểu về Công đoàn

và vai trò của tổ chức Công đoàn trong các doanh nghiệp, nên không muốn gia nhập tổ chức Công đoàn, làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác vận động phát triển đoàn viên và thành lập Công đoàn cơ sở.

+ Sự phối hợp giữa tổ chức Công đoàn với chính quyền và các cơ quan

chức năng các cấp có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, việc thu thập các thông tin về doanh nghiệp chưa đầy đủ dẫn tới tới kết quả phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở còn hạn chế.

+ Sự quan tâm của tổ chức Đảng các cấp đến công tác chỉ đạo xây dựng giai cấp công nhân và Công đoàn có lúc, có nơi chưa được quan tâm, nên chưa tạo điều kiện thuận lợi cho Công đoàn thực hiện công tác phát triển đoàn viên và thành lập Công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

+ Đội ngũ cán bộ làm công tác vận động phát triển đoàn viên, thành lập

Công đoàn cơ sở chưa được đầu tư đủ mạnh, ngang tầm với nhiệm vụ được giao nên còn lúng túng trong việc tổ chức thực hiện, thậm chí một số cán bộ

công đoàn còn có biểu hiện ngại làm công tác phát triển đoàn viên trong công nhân, lao động.

+ Hoạt động Công đoàn chưa thực sự thu hút được đông đảo đội ngũ đoàn viên công đoàn, mới chỉ giới hạn trong phạm vi hẹp ở đội ngũ cán bộ chủ chốt của Công đoàn; do vậy chưa trở thành động lực lôi cuốn người lao động gia nhập tổ chức Công đoàn.

+ Hệ thống tổ chức Công đoàn hiện nay còn nhiều bất cập, chưa tạo được sự phối hợp đồng bộ giữa Công đoàn ngành với Công đoàn địa phương.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch (Trang 35 - 38)