Quá trình hình thành phát triển

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch (Trang 28 - 31)

1. Tổng quan về tình hình phát triển doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch nói riêng

1.1.Quá trình hình thành phát triển

Hoạt động Thương mại, Du lịch được thực hiện bởi nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau. Từ chỗ chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc Bộ Thương mại, Tổng cục Du lịch và các Sở Thương mại - Du lịch quản lý, đến nay đã có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, của nhiều Bộ, Ngành khác nhau. Bước vào thời kỳ đổi mới, với đường lối phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói chung, trong lĩnh vực thương mại và du lịch nói riêng có sự phát triển bứt phá mạnh mẽ cả về số lượng và phạm vi hoạt động, đặc biệt từ năm 2000 đến nay, sau khi Luật Doanh nghiệp ra đời và Luật đầu tư được bổ sung sửa đổi, đã thực sự tạo điều kiện pháp lý thuận lợi khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, đã góp phần làm cho số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển mạnh mẽ; tỷ trọng đóng góp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nền kinh tế đất nước tăng trưởng cao và ổn định đã góp phần quan trọng đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, xã hội nước ta trong những năm qua. Những thành tựu trên đã khẳng định sự năng động, sáng tạo trong đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước ta.

Thương mại và Du lịch là hai ngành có nhiều lợi thế để phát triển ở Việt Nam, một đất nước mới chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đang phát triển, với hơn 80 triệu dân, với nhu cầu luân chuyển hàng hoá ngày càng lớn thì đây thực sự là một thị trường đầy tiềm năng để các nhà đầu tư quan tâm và khai thác.

Theo số liệu thống kê của Công đoàn Ngành địa phương, chỉ tính riêng tại 32 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đến cuối năm 2004, đã có 43.565 doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch đăng ký kinh doanh trên địa bàn, chiếm 92,6% tổng số doanh nghiệp ngoài quốc doanh thành lập mới hoặc đăng ký lại. Trong đó, phải kể đến những khu vực kinh tế trọng điểm như thành phố Hà Nội với 9.397 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Thương nghiệp, Dịch vụ, Du lịch, chiếm 54,4% tổng số doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn và tăng 3,5 lần so với số lượng doanh nghiệp cùng ngành nghề năm 2000 (xem bảng số 1).

Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch thuộc 32 tỉnh, thành phố

Đơn vị: doanh nghiệp

Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng số DN NQD 16.719 17.969 23.071 26.195 35.609 41.048 47.056 DN NQD TMDL 15.336 16.277 20.984 23.272 31.805 36.814 43.565 Tỷ lệ 91,7% 90,6% 90,9% 88,8% 89.3% 89,7% 92,6% Những năm gần đây, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch ngày càng quan tâm đến việc xây dựng cơ sở vật chất, thành lập mới doanh nghiệp, mở rộng sản xuất, kinh doanh, áp dụng công nghệ tiên tiến theo những mô hình và trình độ quản lý mới trong hoạt động của mình. Vì vậy, chất lượng phục vụ và sản phấm của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này ngày càng được cải thiện; khả năng thích ứng và năng lực cạnh tranh cũng ngày càng được nâng cao trên thị trường. Tỷ lệ doanh nghiệp chuyên doanh quy mô lớn ngày càng nhiều; thị trường và địa bàn hoạt động của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Thương mại, Du lịch cũng ngày càng mở rộng ra khu vực và thế giới, mô hình tổ chức và hoạt động đa dạng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

Theo số liệu Báo cáo thống kê, tổng quát về hoạt động của ngành trong thời gian qua được thể hiện như sau: tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2004 tăng 1,7 lần so với năm 2000; doanh thu của các cơ sở lưu trú, lữ hành năm 2003 tăng 1,94 lần so với năm 2000; lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng từ 2,14 triệu lượt người (năm 2000) lên 3,2 triệu lượt người (năm 2004).

Những kết quả khả quan mà các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch đạt được trong thời gian qua đã khẳng định ngoài sự nỗ lực của bản thân mỗi doanh nghiệp, phải kể đến sự cố gắng tạo môi trường pháp lý thuận lợi của cơ quan quản lý Nhà nước thuộc lĩnh vực Ngành. Trong những năm qua, trên cơ sở chiến lược phát triển, ngành Thương

mại và Du lịch đã tham mưu cho Chính phủ có những chính sách ưu đãi đầu tư vào các lĩnh vực mới, các Ngành dịch vụ có chất lượng cao và sản xuất các sản phẩm mũi nhọn; đã quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các chư- ơng trình xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, xúc tiến du lịch, giới thiệu sản phẩm ra các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế nhằm giúp các doanh nghiệp tiếp cận và khai thác có hiệu quả những lợi thế thị trường hàng hoá và môi trường du lịch đầy tiềm năng của Việt Nam.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả khả quan mà các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực Thương mại và Du lịch đạt được trong thời gian qua, vẫn còn một số hạn chế, khó khăn, trở ngại cho công tác quản lý. Tình trạng doanh nghiệp vi phạm luật bảo vệ môi trường, pháp luật lao động về hợp đồng lao động, chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động và các chính sách khác còn khá phổ biến; nhiều doanh nghiệp gian lận thương mại, trốn thuế, tình trạng buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng hoá kém phẩm chất đang tạo ra các yếu tố làm mất bình đẳng trong hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực.

Hiện nay, sức cạnh tranh của đa số doanh nghiệp nước ta còn thấp, khả năng tiếp cận nguồn tài chính, thông tin thị trường, thủ tục hành chính, mặt bằng sản xuất kinh doanh có hạn ... Đây chính là những thách thức lớn với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại và Du lịch trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tình trạng này sẽ dẫn đến một số doanh nghiệp sẽ không đủ khả năng để tự độc lập trong hoạt động sẽ phải giải thể; xu thế sáp nhập, hợp nhất thành những doanh nghiệp lớn, Công ty mẹ - Công ty con, tập đoàn kinh tế từng bước sẽ hoàn thiện, chuyên môn hoá theo nhu cầu của thị trường. Như vậy, sự biến động về số lượng trong các loại hình doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại và Du lịch nói riêng sẽ thường xuyên diễn ra.

Đối với hệ thống các doanh nghiệp nhà nước nói chung, doanh nghiệp nhà nước ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại và Du lịch nói riêng từ Trung ương đến địa phương, kể từ năm 1998, cùng với chủ trương sắp xếp nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước, hàng loạt các doanh nghiệp được thay đổi hình thức quản lý, chuyển từ hình thức sở hữu nhà nước sang hình thức đa sở hữu; phần lớn các doanh nghiệp nhà nước ngành Thương mại và Du lịch được chuyển đổi sang công ty cổ phần hoạt động theo Luật doanh nghiệp, trong đó Nhà nước không tham gia chi phối vốn.

Theo số liệu thống kê của Ban Đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Bộ Thương mại, tính đến thời điểm hết tháng 12/2005, Bộ đã thực hiện chuyển 98 doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc doanh nghiệp sang công ty cổ phần, trong đó có 11 doanh nghiệp có mức vốn góp chi phối của Nhà nước; đã thực hiện sáp nhập 05 doanh nghiệp; giao 02 doanh nghiệp cho tập thể người lao động.

Thực tiễn cho thấy, sau khi thực hiện việc chuyển đổi doanh nghiệp sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, xuất phát từ yêu cầu hoạt động sản xuất, kinh doanh trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh trong và ngoài nước ngày càng gay gắt, để tồn tại và phát triển, nhiều doanh nghiệp đã hình thành mô hình Công ty mẹ - công ty con từ việc tách các bộ phận trực thuộc công ty, thành lập các Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty cổ phần và tham gia mức chi phối vốn điều lệ. Đây là một xu thế khách quan phù hợp với sự vận động và phát triển của mỗi doanh nghiệp.

Một thực tiễn cần được nhìn nhận và đánh giá đúng, đó là sự chuyển đổi một số doanh nghiệp nhà nước mới chỉ đạt được mục đích là đa dạng hoá hình thức sở hữu doanh nghiệp, còn một vấn đề hết sức quan trọng là đổi mới nhận thức về quản lý và điều hành doanh nghiệp của chủ sở hữu và người lao động, trên thực tế, sau khi chuyển đổi, khả năng thích nghi của doanh nghiệp với mô hình và cơ chế quản lý mới còn ở mức hạn chế.

Trong thời gian tới, Bộ Thương mại sẽ tiếp tục thực hiện cổ phần hoá 10 doanh nghiệp nhà nước và tiến hành chuyển 09 doanh nghiệp sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con. Theo đó hệ thống các công ty con được hình thành từ việc cổ phần hoá các đơn vị trực thuộc; Phấn đấu đến hết năm 2007 về cơ bản Bộ Thương mại hoàn thành việc sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp trực thuộc Bộ.

Ngành Thương mại và Du lịch đang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng xuất khẩu và mở rộng liên kết công nghiệp - nông nghiệp, phát triển khu vực kinh tế tư nhân; khai thác có hiệu quả hoạt động của các làng nghề truyền thống; có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư tham gia đầu tư vào các khu du lịch, nhằm thu hút ngày càng nhiều du khách quốc tế đến Việt Nam, đồng thời tạo môi trường khai thác nhu cầu tham quan du lịch của khách trong nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch (Trang 28 - 31)