Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch

MỤC LỤC

Doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Doanh nghiệp theo định nghĩa chung nhất của Luật doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 (Luật doanh nghiệp 2005) “là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có thể tổ chức theo mô hình khác nhau phù hợp với Luật doanh nghiệp bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn (một thành viên và hai thành viên trở lên), công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, nhóm công ty (công ty mẹ - công ty con, tập đoàn kinh tế và một số hình thức khác). Doanh nghiệp nhà nước được hiểu là các doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ (khoản 22 - Điều 4 Luật doanh nghiệp) hoạt động trong các lĩnh vực quan trọng, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh được hiểu là doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp liên doanh, liên kết (bao gồm cả doanh nghiệp được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần mà Nhà nước không nắm chi phối vốn điều lệ), công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, doanh nghiệp có vốn đầu t ư nước ngoài tại Việt Nam. Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền tăng giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. + Hợp tác kinh doanh: Trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa các bên của Việt Nam và nước ngoài chịu trách nhiệm và phân chia lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh mà các bên không cần thành lập một pháp nhân mới.

+ Doanh nghiệp liên doanh: Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên (Việt Nam và nước ngoài) hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài, hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam, hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. + Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn, thuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.

Vị trí, vai trò, chức năng của Công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Là "Trường học về chủ nghĩa xã hội", hoạt động của Công đoàn góp phần giáo dục xây dựng giai cấp công nhân, lao động trở thành một lực lượng đoàn kết, thống nhất, không ngừng nâng cao trình độ giác ngộ chính trị, nêu cao ý thức cảnh giác cách mạng của công nhân, viên chức, lao động, kiên quyết đấu tranh chống âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực phản động, thù địch nhằm phá hoại những thành quả của sự nghiêp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo; Công đoàn giáo dục và rèn luyện nâng cao ý thức tổ chức, kỷ luật, nâng cao trình độ học vấn, tay nghề và năng lực làm chủ khoa học công nghệ, đề cao và phát huy những giá trị cao đẹp của truyền thống văn hoá dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại để xây dựng giai cấp công nhân, lao động thực sự xứng đáng là giai cấp tiên phong, lãnh đạo cách mạng. Với vai trò đó, một mặt Công đoàn phải tôn trọng, đề cao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của người sử dụng lao động, góp phần thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức quản lý kinh tế xã hội của Đảng, Nhà nước; mặt khác phát huy dân chủ, Công đoàn tích cực tham gia xây dựng và thực hiện cơ chế quản lý kinh tế mới, góp phần làm cho kinh tế quốc doanh giữ vững vai trò chủ đạo, phát triển, đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế khác. + Công đoàn tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước, nhất là các chính sách có liên quan đến quyền, lợi ích, nghĩa vụ của công nhân, lao động như Bộ Luật Lao động, Luật công đoàn, Luật doanh nghiệp, các văn bản dưới luật, các quy trình, quy phạm trong sản xuất, nội quy của doanh nghiệp, làm cho công nhân - lao động nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, các chiến lược phát triển kinh tế xã hội, nắm vững các chính sách, luật pháp cũng như chủ trương phát triển của Ngành, của doanh nghiệp để tự giác chấp hành pháp luật và tự bảo vệ mình trước pháp luật.

Khi Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc tập thể lao động không tán thành với Quyết định của Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh về giải quyết tranh chấp lao động tập thể nhưng không yêu cầu Toà án giải quyết mà muốn sử dụng quyền đình công, thì Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở tổ chức lấy ý kiến tập thể lao động bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký, khi có quá 1/2 số thành viên của tập thể lao động đồng ý, thì Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở tổ chức đình công theo quy định pháp luật. - Công đoàn có quyền nhân danh tổ chức mình tham gia tố tụng để bảo vệ người lao động trước toà án: Điều 11, khoản 3 Luật Công đoàn 1990 đã xác định "Khi cơ quan có thẩm quyền hoặc Toà án xét xử tranh chấp lao động phải có đại diện Công đoàn tham dự và phát biểu ý kiến " và "Người lao động, dù chưa là đoàn viên công đoàn cũng có quyền yêu cầu Ban Chấp hành Công đoàn đại diện và bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình trước Toà án, thủ trưởng cơ quan, đơn vị, tổ chức hữu quan " ( khoản 4, Điều 1l). Trong quan hệ lao động, pháp luật quy định để bảo vệ cán bộ Công đoàn, “khi người sử dụng lao động quyết định buộc thôi việc, cho thôi việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn và thuyên chuyển công tác đối với uỷ viên Ban Chấp hành Công đoàn thì phải được Ban Chấp hành Công đoàn cùng cấp thoả thuận; đối với Chủ tịch Ban chấp hành Công đoàn thì phải được Công đoàn cấp trên trực tiếp thoả thuận " (khoản 4, Điều 15, Luật Công đoàn).

Pháp luật Lao động quy định "Người lao động có quyền thành lập, gia nhập, hoạt động Công đoàn theo Luật công đoàn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình" và trong doanh nghiệp "Người sử dụng lao động không được phân biệt đối xử vì lý do người lao động thành lập, gia nhập, hoạt động Công đoàn hoặc dùng các biện pháp kinh tế và các thủ đoạn khác để can thiệp vào tổ chức và hoạt động của công đoàn" (Điều 7, 154 Bộ luật Lao động ). - Đại diện cho công nhân, lao động trong thương lượng ký kết thoả ước lao động tập thế, tham gia xây dựng định mức lao động, hướng dẫn cho công nhân, lao động giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động, vận động tổ chức cho công nhân, lao động thực hiện đầy đủ mọi quy định của luật pháp về lao động, tham gia xây dựng, củng cố quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động nhằm hạn chế, ngăn chặn đình công trái pháp luật.