1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn đại học sư phạm hà nội Một số biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học ở Thị xã Thủ Dầu Một-Bình Dương giai đoạn 2005 - 2010

121 679 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

đào tạo lại và đào tạo mới đội ngũ giáo viên giỏi, có trách nhiệm, có lươngtâm, có lòng tự hào về nghề nghiệp".Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã khẳng định: “Phát triển GD-ĐT làmột trong

Trang 1

là nhà giáo - là người vẻ vang nhất Dù là tên tuổi không đăng trên báo, khôngđược thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng

vô danh Nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân, thì làm sao màxây dựng chủ nghĩa xã hội được? Vì vậy nghề thầy giáo rất là quan trọng, rất

là vẻ vang” “Muốn cho học sinh có đức thì thầy giáo phải có đức… cho nênthầy giáo, cô giáo phải gương mẫu, nhất là đối với trẻ con” Người đã giaonhiệm vụ cho đội ngũ nhà giáo Việt Nam: “Nhân dân, Đảng và Chính phủgiao nhiệm vụ giáo dục thế hệ tương lai cho các cô, các chú” [34, tr 1].Những tư tưởng đó chính là kim chỉ nam cho hoạt động của các nhà giáo ViệtNam

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khẳng định: “Nghề giáo viên là nghềsáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo” Đảng và Nhà nước ta luôn chútrọng đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo, coi giáo dục và đào tạo là quốc sáchhàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài Lịch

sử phát triển của xã hội cũng đã chứng minh rằng, một trong những quy luậtphát triển xã hội rất quan trọng không thể thiếu đó là sự nghiệp giáo dục vàđào tạo

Tại Hội nghị BCH Trung ương Đảng khoá VII (ngày 14/1/1993) thảoluận và ra Nghị quyết số 04 - NQ/HNTƯ về tiếp tục đổi mới sự nghiệp GD-

ĐT Tổng Bí thư Đỗ Mười đã phát biểu: "Để đảm bảo chất lượng của giáodục-đào tạo phải giải quyết tốt vấn đề về thầy giáo, kế thừa và phát huytruyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta Phải đổi mới hệ thống Sư phạm,

Trang 2

đào tạo lại và đào tạo mới đội ngũ giáo viên giỏi, có trách nhiệm, có lươngtâm, có lòng tự hào về nghề nghiệp".

Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã khẳng định: “Phát triển GD-ĐT làmột trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH, là điềukiện để phát huy nguồn lực con người-yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăngtrưởng kinh tế nhanh và bền vững”.[14, tr 108]

Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt "Chiến lượcphát triển giáo dục 2001-2010" đã đưa ra các giải pháp phát triển giáo dục,một trong 7 giải pháp lớn thực hiện mục tiêu là "Phát triển đội ngũ nhà giáo,đổi mới phương pháp giáo dục" [8, tr 27]

Kết luận của Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương Đảng khoá IX về tiếptục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, phương hướng phát triểnGD-ĐT, khoa học và công nghệ từ nay đến năm 2010 cũng đã nhấn mạnh:

“Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD một cách toàn diện”.[13, tr 32]

Để phát triển một cách toàn diện nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH HĐH đất nước thì công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên là cơ bảnnhất

-Trong hệ thống Giáo dục quốc dân, bậc Tiểu học là "bậc học nền tảng",

là nơi vận dụng và triển khai các hoạt động giáo dục theo định hướng chiếnlược phát triển giáo dục của Đảng Mục tiêu giáo dục Tiểu học cũng nêu rõ:

“Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho

sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các

kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”.[32, Điều 23] Vìvậy, đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên Tiểu học nói riêng cóvai trò quan trọng trong chiến lược phát triển GD-ĐT thời kỳ CNH-HĐH đấtnước

1.2 Cơ sở thực tiễn:

Thị xã Thủ Dầu Một là một trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của BìnhDương Sự nghiệp GD-ĐT của Bình Dương nói chung và giáo dục Tiểu học

Trang 3

của Thị xã Thủ Dầu Một nói riêng trong những năm gần đây có những bướcchuyển biến mạnh mẽ, mạng lưới trường lớp được duy trì và phát triển vớinhiều hình thức đa dạng, ngành giáo dục của Thị xã Thủ Dầu Một là mộttrong bảy huyện đứng đầu của toàn Tỉnh Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu pháttriển giáo dục đến năm 2010 của đất nước và của Thị xã Thủ Dầu Một , nhất

là việc đang thay sách ở các cấp ; việc tiến tới học 2 buổi mỗi ngày và nângdần tỷ lệ giáo viên Tiểu học có trình độ Cao đẳng, Đại học; tiến tới xây dựngtất cả các trường Tiểu học ở Thị xã phải đạt chuẩn quốc gia, đòi hỏi ngànhgiáo dục Tiểu học cần phải phấn đấu vươn tới một tầm cao mới Điều mà aicũng nhận thức được đó là muốn nâng cao chất lượng giáo dục trước hết làphải coi trọng công tác quy hoạch và đào tạo giáo viên, đây là lực lượng nòngcốt quyết định chất lượng giáo dục

Xuất phát từ ý nghĩa lý luận và đòi hỏi thực tiễn của sự phát triển giáo

dục ở Bình Dương, chóng tôi chọn đề tài: "Một số biện pháp xây dựng và

phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học ở Thị xã Thủ Dầu Một-Bình Dương giai đoạn 2005 - 2010".

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng, đề xuất một sốbiện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học ở Thị xã ThủDầu Một-Bình Dương, nhằm đáp ứng nguồn nhân lực phục vô sự nghiệpCNH-HĐH đất nước

3 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Trang 4

Cán bộ đảng, chính quyền và ban ngành của Thị xã Thủ Dầu Một Bình Dương.

Cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ giảng dạy lâu năm có uy tín và cán

bộ trẻ Trường CĐSP Bình Dương

3.2 Đối tượng nghiên cứu:

Một số biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học ở

Thị xã Thủ Dầu Một-Bình Dương giai đoạn 2005 - 2010

4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:

Hiện nay đội ngũ giáo viên TiÓu học ở Thị xã Thủ Dầu Một-BìnhDương tuy đã đáp ứng được yêu cầu trong công tác giảng dạy và giáo dục;nhưng đứng trước yêu cầu phát triển giáo dục đến năm 2010 của đất nước,nhất là tiến tới học 2 buổi mỗi ngày, dạy đủ các môn bắt buộc và tự chọn,nâng dần tỷ lệ giáo viên Tiểu học có trình độ Cao đẳng, Đại học thì còn nhiềubất cập Công tác xây dựng, dự báo và phát triển ĐNGV Tiểu học ở Thị xãThủ Dầu Một-Bình Dương còn những hạn chế do nhiều nguyên nhân kháchquan và chủ quan Nếu chỉ ra được những biện pháp quản lý đồng bộ, tíchcực, có tính khả thi, thì sẽ góp phần xây dựng và phát triển được ĐNGV Tiểuhọc toàn diện, đáp ứng yêu cầu về ĐNGV phục vô cho giáo dục Tiểu học củaThị xã Thủ Dầu Một-Bình Dương từ năm 2005 đến năm 2010

5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

5.1 Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về quản lý nguồn nhân lực,quản lý đội ngũ giáo viên; về xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên

5.2 Phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên và biện pháp xâydựng, phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học ở Thị xã Thủ Dầu Một-BìnhDương

5.3 Đề xuất một số biện pháp xây dựng và phát triển ĐNGV Tiểu học

ở Thị xã Thủ Dầu Một-Bình Dương giai đoạn 2005-2010

6 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

6.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận:

Trang 5

Phân tích và hệ thống hoá các tài liệu lý luận, văn bản, nghị quyết; cáccông trình đã nghiên cứu có liên quan Các phương pháp này dùng để xâydựng cơ sở lý luận, phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu của đềtài.

6.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm:

6.2.1 Phương pháp điều tra các loại khách thể bằng Anket thông qua phiếu trưng cầu ý kiến:

Bước 1: Xây dựng phiếu điều tra:

Chúng tôi xây dựng 3 phiếu điều tra dùng để trưng cầu ý kiến củaCBQL cấp Sở, Phòng GD-ĐT, Trường CĐSP, Hiệu trưởng trường Tiểu học

và trưng cầu ý kiến của giáo viên trường Tiểu học với 12 loại câu hái

Hệ thống câu hỏi ở mỗi loại phiếu điều tra được xây dựng trên cơ sởkhoa học quản lý và trong thực tiễn công tác của chúng tôi Các câu hỏi đựơcxây dựng mang tính lôgic từ khái quát cho đến cụ thể, phù hợp với mục đíchnghiên cứu nhằm khai thác những thông tin cần thiết về đối tượng nghiêncứu

Những câu hỏi điều tra gồm có câu hỏi đóng và các câu hỏi mở đượctrình bày tương đối rõ ràng, dễ hiểu, thuận lợi cho khách thể trả lời;

Số lượng phiếu điều tra dành cho CBQL gồm: 36 phiếu

- Phiếu trưng cầu ý kiến của CBQL cấp Sở GD-ĐT: 09 phiếu; cấpPhòng GD-ĐT: 05 phiếu; Trường CĐSP: 04 phiếu

- Phiếu trưng cầu ý kiến của Hiệu trưởng 18 trường Tiểu học bao gồm

18 phiếu;

Số lượng phiếu điều tra giáo viên gồm: 190 phiếu( mỗi trường từ 07đến 15 phiếu tuỳ thuộc vào số lượng giáo viên ) Trong đó có 7 trường loại tốt

và 11 trường loại khá;

Bước 2: Điều tra:

Chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến các CBQL Sở GD-ĐT, phòngGD-ĐT, trường CĐSP và 18 trường Tiểu học của Thị xã nhưng vẫn đảm bảo

Trang 6

được tính độc lập, đồng thời cũng đảm bảo được tính khách quan khi trả lờicác câu hỏi điều tra

Thời gian điều tra từ tháng 3/2005 đến tháng 5/2005

Bước 3: Thu thập phiếu điều tra và xử lý số liệu:

- Số phiếu gửi cho khách thể điều tra và số phiếu thu về đạt tỷ lệ 100%

- Phiếu trả lời của CBQL và của giáo viên được tách ra riêng lẻ đểthuận lợi cho việc phân tích, so sánh và đánh giá Sau đó xử lý số liệu điều trabằng phần mềm SPSS 10.0 for Windows

6.2.2 Phương pháp phỏng vấn:

- Người nghiên cứu trực tiếp trao đổi, quan sát, trò chuyện, lấy ý kiếntrực tiếp của các nhà khoa học, chuyên gia, CBQL có kinh nghiệm, cán bộgiảng dạy lâu năm có uy tín xung quanh vấn đề về công tác xây dựng và pháttriển đội ngũ giáo viên Tiểu học ở Thị xã Thủ Dầu Một-Bình Dương

- Thu thập các số liệu, tổng kết kinh nghiệm giáo dục và khảo sát cácbáo cáo thực tiễn

- Phương pháp kiểm chứng nhận thức về tính cần thiết và tính khả thicủa các biện pháp đã đề ra

6.3 Nhóm các phương pháp bổ trợ khác:

Phương pháp thống kê toán học và xử lý các số liệu bằng phần mềm SPSS10.0 for Windows (Statistical Package for Social Sciences) và sử dụng một sốbiện pháp kiểm định thống kê

7 GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Do những điều kiện hạn chế về khách quan và chủ quan, đề tài chỉ tậptrung nghiên cứu đề xuất một số biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũgiáo viên Tiểu học ở Thị xã Thủ Dầu Một-Bình Dương từ 2005 đến 2010

Trang 7

CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN:

- Mở đầu

- Chương 1: Cơ sở lý luận về biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ

giáo viên Tiểu học

- Chương 2: Thực trạng công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giáo

viên Tiểu học ở Thị xã Thủ Dầu Một-tỉnh Bình Dương hiện nay

- Chương 3: Mét sè biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên

Tiểu học ở Thị xã Thủ Dầu Một-Bình Dương giai đoạn 2005 - 2010

- Kết luận và kiến nghị

- Tài liệu tham khảo

- Phụ lục

CHƯƠNG 1

Trang 8

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC

1.1.VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ :

1.1.1 Ở nước ngoài:

Trong bất kỳ một lĩnh vực nào của xã hội thì giáo dục còng là lĩnh vựcliên quan mật thiết nhất tới sự phát triển toàn diện con người cũng nh sự pháttriển bền vững của một quốc gia Vì vậy, ở Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình đãphát biểu: “Phải tìm mọi cách để giải quyết tốt vấn đề giáo dục, cho dù ở cácmặt khác phải nhẫn nại một chút, thậm chí hy sinh một chút về tốc độ”, “Kếhoạch lớn trăm năm phải lấy giáo dục làm gốc”,và “Giáo dục phải phục vụxây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng chủ nghĩa xã hội phải dựa vào giáodục”.[37, tr 8]

Nhật Bản đã nhiều lần cải cách giáo dục theo hướng hiện đại hoá vànhân văn hoá nên luôn xếp vào số những nước hàng đầu về chất lượng vàhiệu quả giáo dục [44, 31]

Gần đây, trong “Thông điệp liên bang” (4/2/1997), Tổng thống Mỹ BillClinton đã nhấn mạnh: “Nước Mỹ cũng đang thực thi một chiến lược giáo dụcmới nhằm khắc phục những mặt yếu kém của mình, nâng cao trình độ họcvấn (giáo dục phổ cập 13 và 14 năm) để mở rộng cửa các trường đại học chotất cả người Mỹ, đào tạo đội ngũ giáo viên tốt nhất, coi giáo dục là vấn đề anninh quốc gia tối quan trọng”

Qua những tư tưởng trên phần nào nói lên tầm quan trọng của thể chế

xã hội đối với giáo dục trong mọi thời đại, đặc biệt là vai trò của giáo dục nóichung và của đội ngũ nhà giáo nói riêng

1.1.2 Ở Việt Nam:

Mét trong những quan điểm về xây dựng và phát triển giáo dục có giátrị cao đó là tư tưởng về giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh Lóc sinh thời,Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta luôn luôn quan tâm đặc biệt đến sựnghiệp giáo dục và đào tạo con người Cách mạng tháng Tám thành công,

Trang 9

nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đêi, mét trong các chính sách lớn củaĐảng và Nhà nước ta là xoá bỏ mọi tệ hại của chính sách ngu dân và nâng caodân trí Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố với đồng bào rằng, giặc dốt cũngnguy hại nh giặc đói Người xếp thứ tự ưu tiên: đầu tiên là giặc đói, thứ đến làgiặc dốt, rồi cuối cùng mới đến giặc ngoại xâm “Dốt” nghĩa hẹp là mù chữ,nghĩa rộng là dốt nát, không có tri thức, không hiểu biết, ngu muội, khôngnắm được quy luật khách quan “Dốt” đối nghĩa với thông thái, am hiểu, tưduy khoa học Người nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, “Phải làmcho dân tộc ta thành một dân tộc thông thái”, “làm sao ai cũng được họchành” Đó là tư tưởng chiến lược để xây dựng và phát triển nền quốc học ViệtNam, sự nghiệp giáo dục của nước nhà

Ngày 4-10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn dân chèngnạn thất học: người biết chữ phải coi học tập là quyền lợi và nghĩa vụ củamình, người biết chữ dạy người chưa biết chữ, nhất là phụ nữ lại càng phảihọc tập, thanh niên phải đi đầu trong công tác này Lời kêu gọi “Chống nạnthất học” viết:

“Muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho dân mạnh, nước giàu, mọingười Việt Nam phải biết quyền lợi, bổn phận của mình, phải có kiến thứcmới có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nhà nước, và trước hết phải biếtđọc, biết viết chữ quốc ngữ” [19, tr 25]

Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến chất lượng giáo dục, đặc biệt làđội ngũ thầy cô giáo, Người còng đã chỉ rõ: “Vấn đề then chốt, quyết địnhchất lượng giáo dục là phải xây dựng được đội ngũ đông đảo những ngườilàm công tác giáo dục yêu nghề, yêu trường, hết lòng thương yêu, chăm sóc,giáo dục học sinh, không ngừng trau dồi đạo đức, tự bồi dưỡng nâng cao taynghề để thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo” Người luôn luônđánh giá cao vai trò của cô giáo, thầy giáo trong xã hội mới, coi họ là lớpngười vẻ vang của đất nước, vì nếu không có cô giáo, thầy giáo hết lòng dạy

Trang 10

dỗ con em nhân dân lao động ngày hôm nay thì không thể xây dựng được một

xã hội tốt đẹp trong tương lai, như mọi người mong muốn [19, tr 183]

Trong toàn bộ di sản tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vấn

đề cơ bản nhất, nổi bật nhất là vấn đề xây dựng và hoàn thiện con người thôngqua hoạt động giáo dục và tự giáo dục Đối với Người, nhân tố con người, vớinhững tinh hoa, như hiểu biết, năng lực, đạo đức là yếu tố then chốt, có tínhquyết định đối với thành công của cách mạng, tiến bộ của xã hội, tiền đồ củadân tộc và hạnh phúc của nhân dân Người từng nói: “Muốn xây dựng chủnghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”, và “Vì lợiÝch mười năm thì phải trồng cây, vì lợi Ých trăm năm thì phải trồng người”

Tư tưởng giáo dục của Người có một vị trí vô cùng quan trọng Đó lànguồn ánh sáng soi đường cho sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam hơnnửa thế kỷ qua và cả về sau này

Ngoài ra, trong những năm gần đây có một số đề tài nghiên cứu vềchuyên ngành QLGD; các đề tài này chủ yếu nghiên cứu về vấn đề quản lýhoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường Tiểu học; xây dựng và phát triểnĐNGV ở các trường CĐSP, THCS:

- Luận văn thạc sỹ của Phan Thị Thắng (năm 2003): “Một số biện phápquản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường Tiểu học Quận HoànKiếm-Hà Nội”

- Luận văn thạc sỹ của Bùi Đình Phúc (năm 2003): “Một số biện phápxây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên THCS tỉnh Thanh Hoá đến năm2010”

- Luận văn thạc sỹ của Trần Viết Thạch (năm 2003): “Một số biện phápxây dùng, phát triển đội ngũ giáo viện THPT ở Thành phố Hải Phòng tronggiai đoạn hiện nay

- Luận văn thạc sỹ của Lê Quốc Băng(năm 2003): “Một số biện phápxây dùng, phát triển đội ngũ CBQL ở trường ĐHSP Hải Phòng từ 2003-2010

Trang 11

Nhìn chung, các tác giả của những luận văn trên đã góp phần bổ sungnhằm hoàn thiện cơ sở lý luận về vấn đề xây dựng và phát triển đội ngũ giáoviên ở các trường phổ thông Tuy nhiên, chưa có luận văn nào đề cập và đisâu vào nghiên cứu vấn đề xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu họcđến năm 2010

1.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC:

1.2.1 Lý luận về quản lý và quản lý giáo dục:

1.2.1.1 Khái niệm quản lý:

Lịch sử đã chứng minh rằng, để tồn tại và phát triển ngay từ khi loàingười xuất hiện trên trái đất, con người đã liên kết nhau thành các nhóm nhằmchống lại sự tiêu diệt của thú dữ và thiên nhiên Trong quá trình đó đã xuấthiện một số người có năng lực chi phối được người khác, đồng thời cũng cókhả năng điều khiển mọi hoạt động của nhóm sao cho phù hợp với mục tiêuchung Những người đó đã đóng vai trò thủ lĩnh để quản lý các nhóm Nh vậy,quản lý xuất hiện từ rất sớm và tồn tại và phát triển đến ngày nay Hoạt độngcủa con người ngày càng đa dạng, phức tạp nên quản lý cũng đa dạng vàphong phú Chính sự đa dạng và phong phú đó nên khi nói về quản lý, cácnhà lý luận về quản lý đã có nhiều khái niệm khác nhau và tư tưởng quản lýcũng khác nhau

Khái niệm về quản lý của các tác giả ở nước ngoài:

1 Afanaxev: “Quản lý con người có nghĩa là tác động đến anh ta, saocho hành vi, công việc và hoạt động của anh ta đáp ứng những yêu cầu của xãhội, tập thể, để những cái đó có lợi cho cả tập thể và cá nhân, thúc đẩy sự tiến

bộ của cả xã hội lẫn cá nhân” [1, tr 27]

2 Frederich Wiliam Taylor (1856-1915), Mỹ: “ Quản lý là nghệ thuậtbiết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó thế nào bằng phương pháptốt nhất và rẻ tiền nhất ”

Trang 12

3 Harold Koontz (người Mỹ): “Quản lý là một hoạt động thiết yếunhằm đảm bảo sự phối hợp những nỗ lực cá nhân để đạt được mục đích củanhóm, mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trường, trong đó con người

có thể đạt được mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bấtmãn cá nhân Ýt nhất” [27, tr 32]

4 Paul Hersey và Ken Blanc Hard: “Quản lý nh quá trình cùng làmviệc và thông qua các cá nhân, các nhóm cũng nh các nguồn lực khác để hìnhthành các mục đích tổ chức” [23, tr 12]

Khái niệm về quản lý của các tác giả ở Việt Nam:

“Quản lý” là từ Hán Việt được ghép giữa từ “Quản” và từ “Lý”

“Quản” là sự trong coi, chăm sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái ổn định “Lý” là

sự sửa sang, sắp xếp, làm cho nó phát triển Nh vậy, “Quản lý” là trông coi,chăm sóc, sửa sang làm cho nó ổn định và phát triển

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Quản lý là trông coi, giữ gìn theo những yêucầu nhất định” Là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầunhất định [44, tr 800]

Các tác giả Việt Nam khái niệm về quản lý nh sau:

1 GS Đặng Vũ Hoạt và GS Hà Thế Ngữ cho rằng: “Quản lý là mộtquá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống nhằm đạtđược những mục tiêu nhất định” [24, tr 17]

2 GS.TS Nguyễn Quang Uẩn: “Quản lý là quá trình tác động có mụcđích của chủ thể quản lý với tư cách là hệ thống nhằm đạt mục tiêu quản lý”.[39]

3 PGS TS Trần Kiểm: “Quản lý là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiềungười, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành nhữngthành tựu của xã hội” [25, tr 15]

4 Nguyễn Minh Đạo: “Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển,hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạttới mục đích đã đề ra” [16, tr 9]

Trang 13

5 GS.TS Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là những tác động có địnhhướng, có kÕ hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý trong tổchức để vận hành tổ chức nhằm đạt mục đích nhất định” [31, 130].

6 PGS.TS Nguyễn Bá Dương cho rằng: “Hoạt động quản lý là sự tácđộng qua lại một cách tích cực giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý quacon đường tổ chức, là sự tác động điều khiển, điều chỉnh tâm lý và hành độngcủa các đối tượng quản lý, lãnh đạo cùng hướng vào hoàn thành những mụctiêu nhất định của tập thể và xã hội” [12, tr 55]

7 PGS.TS Trần Quốc Thành: “Quản lý là sự tác động của chủ thểquản lý để chỉ huy, điều khiển hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi và hoạtđộng của con người nhằm đạt được mục đích, đúng với ý chí nhà quản lý, phùhợp với quy luật khách quan” [35, tr 1]

Từ các khái niệm về quản lý nh trên, chúng ta thấy thống nhất một sốđiểm sau:

- Trong quản lý có người chỉ huy, điều khiển Có người, đồ vật hoặc sựviệc bị chỉ huy, bị điều khiển Hai đối tượng này tác động qua lại và quy địnhlẫn nhau

- Trong quản lý phải có mục đích, nhiệm vụ hoạt động chung

Do đó, theo chóng tôi: Quản lý là quá trình tác động có định hướng, có

kế hoạch, có hệ thống của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý (đối tượng quản lý) nhằm đạt được mục tiêu nhất định

Nh vậy, khái niệm quản lý bao hàm các khía cạnh:

Hệ thống quản lý gồm 2 hệ liên kết nhau, đó là sự liên kết giữa chủ thểquản lý với đối tượng quản lý Khi chỉ ra chủ thể quản lý thì phải chỉ ra đốitượng quản lý và ngược lại

- Để trả lời được câu hỏi: Ai quản lý? Thì đó là chủ thể quản lý Do đó,chủ thể quản lý có thể là một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức do người cụthể lập nên cá nhân làm chủ thể quản lý được gọi chung là CBQL

Trang 14

- Để trả lời được câu hỏi: quản lý ai?, quản lý cái gì?, quản lý sự việcgì? thì đó là đối tượng quản lý Do đó, đối tượng quản lý có thể là một cánhân, một nhóm hay một tổ chức hoặc có thể là một vật thể (cỗ máy, khotàng) hoặc có thể là sự việc (luật lệ, quy chế) Khi đối tượng quản lý là một cánhân, một nhóm hay một tổ chức được con người đại diện có thể trở thànhchủ thể quản lý cấp dưới thấp hơn theo hệ thống cấp bậc Điều đó có nghĩa làkhi nói chủ thể hay đối tượng quản lý là người hoặc tổ chức được con ngườiđại diện phải đặt trong mối quan hệ tổ chức cụ thể

Giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý có mối quan hệ tác động qualại tương hỗ nhau Chủ thể quản lý nẩy sinh các động lực quản lý, còn kháchthể quản lý thì làm nẩy sinh các giá trị vật chất và tinh thần, đáp ứng nhu cầucủa con người, thỏa mãn mục đích của chủ thể quản lý

Công cụ quản lý là các phương tiện mà chủ thể quản lý dùng để tácđộng đến đối tượng quản lý nh các văn bản luật, quyết định, chỉ thị, chươngtrình, kế hoạch

Phương pháp quản lý là cách thức tác động của chủ thể quản lý đến đốitượng quản lý Phương pháp quản lý rất phong phú và đa dạng: Phương phápthuyết phục, phương pháp kinh tế, phương pháp hành chính-tổ chức, phươngpháp tâm lý-giáo dục ; tùy theo từng tình huống cụ thể mà sử dụng cácphương pháp khác nhau hoặc kết hợp các phương pháp với nhau Mục tiêuquản lý là tạo ra, tăng thêm và bảo vệ lợi Ých của con người

Hoạt động quản lý có thể, thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ trong quản lý

Chñ thÓ qu¶n lý

C«ng cô qu¶n lý

Ph ¬ng ph¸p qu¶n lý

Kh¸ch thÓ qu¶n lý

Môc tiªu qu¶n lý M«i tr êng qu¶n lý

Trang 15

Như vậy, quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng củachủ thể quản lý lên khách thể quản lý bằng một hệ thống luật lệ, các chínhsách, các nguyên tắc, các phương pháp và biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môitrường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng.

Quản lý thể hiện việc tổ chức, điều hành, tập hợp con người, công cụ,phương tiện, tài chính , để kết hợp các yếu tố đó với nhau nhằm đạt mục tiêuđịnh trước Chủ thể muốn kết hợp được các hoạt động của đối tượng theo mộtđịnh hướng của quản lý thì phải tạo ra được “Quyền uy” buộc đối tượng phảituân thủ Với ý nghĩa đó, chúng ta có thể khẳng định rằng quản lý không chỉ

là khoa học, nghệ thuật thúc đẩy sự phát triển xã hội mà còn đòi hỏi sự khônkhéo, linh hoạt, mềm dẻo, sáng tạo, nhạy cảm và tinh tế rất cao; phải biết

“Cương” và “Nhu”; phải có “Tài”, “Tầm” và “Tâm” Với tư cách là yếu tốquan trọng không thể thiếu được trong việc duy trì và phát triển một tổ chức;

Do đó người quản lý cần phải thực hiện 4 nhóm chức năng:

Chức năng kế hoạch hóa: là khởi điểm của một quá trình quản lý Kế

hoạch hóa là quá trình vạch ra các mục tiêu và quy định phương thức đạtđược mục tiêu (đó là con đường, cách thức, biện pháp hoạt động trong tươnglai)

Chức năng tổ chức thực hiện kế hoạch: Tổ chức là một quá trìnhphân công và phối hợp các nhiệm vụ, sắp xếp nguồn lực theo những cách thứcnhất định để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu đã được vạch ra

Để thực hiện vấn đề phân phối và sắp xếp nguồn nhân lực, chức năng

tổ chức thực hiện những nội dung sau:

- Xác định cấu trúc của tổ chức

- Xây dựng và phát triển đội ngũ nhân lực (gồm quy hoạch đội ngũ,tuyển chọn, bồi dưỡng, sử dụng, thẩm định, thuyên chuyển, đề bạt, sa thải )

- Xác định cơ chế hoạt động, các mối quan hệ của tổ chức

- Tổ chức lao động một cách khoa học của người quản lý

Trang 16

Chức năng chỉ đạo điều hành kế hoạch: Chỉ đạo là phương thức tỏcđộng của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm điều khiển tổ chức vậnhành theo đỳng kế hoạch để đạt được mục đớch, mục tiờu đề ra.

Chức năng kiểm tra đỏnh giỏ kết quả thực hiện kế hoạch: Hoạt

động kiểm tra bao gồm việc kiểm tra, giỏm sỏt, theo dừi, phỏt hiện tỡnh huống

và kết quả hoạt động kiểm tra cũng là một quỏ trỡnh tự điều khiển

Cỏc chức năng này liờn hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một chu trỡnhquản lý Trong 4 chức năng trờn, kiểm tra là chức năng cơ bản và quan trọngnhất của quản lý Theo thuyết hệ thống thỡ kiểm tra là quỏ trỡnh thiết lập mốiliờn hệ ngược trong quản lý, khụng cú kiểm tra cũng đồng nghĩa với khụng cúquản lý

Ngoài 4 chức năng cơ bản nờu trờn, trong quỏ trỡnh quản lý cũn cú 2vấn đề quan trọng là: thụng tin quản lý và quyết định quản lý

Cỏc chức năng này cú mối liờn hệ mật thiết với nhau và tạo thành mộtchu trỡnh quản lý

Quỏ trỡnh quản lý được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.2: Mối liờn hệ của cỏc chức năng quản lý ( theo Paul Hersy và

Ken Blane Hard )

1.2.1.2 Khỏi niệm quản lý giỏo dục:

Lập kế hoạch hóa

Chỉ đạo

Thông tin quản lý Quyết định quản lý

Trang 17

QLGD là một loại hình quản lý xã hội, tức là quản lý mọi hoạt độnggiáo dục trong xã hội Dựa vào khái niệm “Quản lý” một số nhà nghiên cứugiáo dục đưa ra nhiều định nghĩa về QLGD , một số định nghĩa điển hình:

Khái niệm về quản lý giáo dục của các tác giả nước ngoài:

1 P.V.Khu Đô Minx Ky cho rằng: “Quản lý giáo dục là tác động có hệthống, có kế hoạch, có mục đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đếntất cả các khâu của hệ thống giáo dục nhằm mục đích đảm bảo việc giáo dụccộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, đảm bảo sự phát triển toàn diện và hài hòacủa họ” [28, tr 50]

2 M.I.Kôn Đa Kôp: “Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp tổchức cán bộ, giáo dục, kế hoạch hoá, tài chính, cung tiêu nhằm đảm bảo sựvận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, bảo đảm sựtiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chấtlượng” [26, tr 17]

Khái niệm về quản lý giáo dục của các tác giả ở Việt Nam:

1 GS.TS Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “Quản lý giáo dục là hệthống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thểquản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lýgiáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường Xã hội chủnghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học-giáo dục thế hệ trẻ,đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [31, 7]

2 PGS.TS Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục (QLGD) theo nghĩatổng quan là điều hành, phối hợp các lực lượng nhằm đẩy mạnh công tác đàotạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội Ngày nay, với sứ mệnh pháttriển giáo dục thường xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ

mà cho mọi người Cho nên, QLGD được hiểu là sự điều hành hệ thống giáodục quốc dân” [2, tr 31]

3 GS VS Phạm Minh Hạc: “Quản lý giáo dục là quản lý trường học,thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình,

Trang 18

tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêugiáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từnghọc sinh” [18, tr 26].

Mặc dù quan niệm về QLGD có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng

đều nêu lên bản chất của QLGD là hệ thống những tác động có tính định hướng của chủ thể quản lý lên các thành tố tham gia vào quá trình hoạt động giáo dục nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục trong một môi trường luôn luôn biến động.

Các thành tố đó là:

- Mục tiêu giáo dục

- Nội dung giáo dục

- Phương pháp giáo dục

- Lực lượng giáo dục (Người dạy)

- Đối tượng giáo dục (Người học)

- Phương tiện giáo dục (điều kiện)

Trong quá trình QLGD nhà quản lý phải biết gắn kết các nhân tố vôhình (MTGD, NDGD, PPGD) với các nhân tố hữu hình (thầy-trò-điều kiện)

để hướng tới mục đích giáo dục là hình thành nhân cách cho người học, thựchiện nhiệm vụ GD-ĐT “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhântài”

Khái niệm QLGD trên đây đồng nghĩa với quản lý hệ thống giáo dục cóthể là hệ thống các trường học đóng ở một địa phương xác định hoặc hệ thốngtrường học trong phạm vi cả nước Với mục tiêu của nền giáo dục cách mạngthì QLGD phải tuân thủ các nguyên tắc:

- Quán triệt các đường lối giáo dục của Đảng

- Nguyên tắc tập trung dân chủ

- Nguyên tắc khoa học

- Nguyên tắc tính hiệu quả

1.2.1.3 Khái niệm nhà trường:

Trang 19

Theo TS Hoàng Minh Thao và TS Hà Thế Truyền: “Nhà trường làmột thiết chế chuyên biệt của xã hội, thực hiện chức năng kiến tạo các kinhnghiệm xã hội cần thiết cho một nhóm dân cư nhất định của xã hội đó Nhàtrường được tổ chức sao cho việc kiến tạo kinh nghiệm xã hội nói trên đạtđược các mục tiêu mà xã hội đó đặt ra cho nhóm dân cư được huy động vào

sự kiến tạo này một cách tối ưu theo quan niệm của xã hội” [36, tr 62]

Vì vậy, quản lý nhà trường tiểu học là phải quản lý toàn diện Đó là:

- Quản lý đội ngũ nhà giáo

- Quản lý học sinh

- Quản lý quá trình dạy học-giáo dục

- Quản lý hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường

- Quản lý mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng

1.2.2 Lý luận về quản lý nguồn nhân lực:

1.2.2.1 Khái niệm nguồn nhân lực:

Ngày nay, khi đề cập đến nguồn lực quyết định nhất đến sự phát triểnkinh tế-xã hội, người ta thường chỉ ra đó là “vốn con người” là nguồn nhânlực chứ không phải là nguồn tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất, tiền bạc

Nguồn nhân lực là một khái niệm cơ bản, là đối tượng nghiên cứu củamôn khoa học quản lý tổ chức: Môn quản trị học Từ góc độ của quản trị học,NNL được hiểu là nguồn tài nguyên nhân sự và các vấn đề nhân sự trong tổchức cụ thể Nguồn nhân lực chính là vấn đề nguồn lực con người, nhân tốcon người trong một tổ chức cụ thể nào đó Điều này có nghĩa là “Nguồnnhân lực phải được thừa nhận là nguồn vốn và là tài sản quan trọng nhất củamọi loại hình quy mô tổ chức”.[11, tr 35]

Nguồn nhân lực là chỉ những người đang và sẽ bổ sung vào lực lượnglao động xã hội đa dạng và phong phó, bao gồm các thế hệ trẻ đang được nuôidưỡng, học tập ở các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và caođẳng, đại học Nói đến NNL, mới chỉ đề cập tới tiềm lực; còn khi tiến hành

Trang 20

đào tạo, sử dụng phát huy phát triển NNL nó mới trở thành lực tác động tớiphát triển kinh tế - xã hội [45, tr 243].

Theo PGS TS Đặng Quốc Bảo: “Nguồn nhân lực được quan niệm làtổng thể tiềm năng lao động của một đất nước, một cộng đồng cả trong “độtuổi lao động” và ngoài “độ tuổi lao động”; nó được quản lý chăm sóc và pháttriển đối với cá nhân con người từ tuổi Êu thơ, tuổi vị thành niên, tuổi laođộng và cả sau thời kỳ tuổi lao động” [4, tr 69]

Nguồn nhân lực (Human resources) hay còn gọi là “vốn con người”(Human capital) chính là nguồn lực con người, nhân tố con người trong một

tổ chức, một tập hợp cụ thể

Theo UNESCO: “Con người vừa là mục đích, vừa là tác nhân của sựphát triển” và “Con người được xem như là một tài nguyên, một nguồn lựchết sức cần thiết” Ngân hàng thế giới quan niệm có 2 loại vốn: “Vốn conngười và vốn vật chất, trong đó sự phát triển vốn con người quyết định sựphát triển của mọi vốn khác”

Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực (NNL) được hiểu là toàn bộ lực lượnglao động có khả năng lao động, đang có việc làm hoặc chưa có việc làm Xéttrong phạm vi một đơn vị, một cơ quan Nhà nước hay một địa phương.Nguồn nhân lực chính là toàn bộ lực lượng lao động của đơn vị, cơ quan haymột địa phương nào đó

1.2.2.2 Quản lý nguồn nhân lực:

Theo GS.TS Nguyễn Quang Uẩn: “Quản lý nguồn nhân lực là quá trìnhhoạch định nguồn nhân lực: tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồnnhân lực; sử dụng nguồn nhân lực; xây dựng cơ chế chính sách, tạo động lựcthúc đÈy sự phát triển nguồn nhân lực nhằm làm cho đội ngũ nhân lực vữngvàng để đáp ứng yêu cầu của tổ chức” [38]

Quản lý nguồn nhân lực (NNL) là một chức năng của nhà quản lý, thểhiện trong việc lựa chọn, đào tạo, xây dựng và phát triển các thành viên của tổchức do mình phụ trách

Trang 21

Hoạt động này bao gồm việc dự báo và kế hoạch hóa NNL , tuyểnchọn, đào tạo và phát triển, thẩm định kết quả hoạt động, đề bạt, thuyênchuyển hoặc sa thải trong đó cốt lõi là đào tạo, phát triển và sử dụng đạt hiệuquả cao nhất Quản lý NNL được hiểu đầy đủ gồm 3 mặt quản lý:

- Phát triển nguồn nhân lực (Human Resources Development)

- Sử dụng hợp lý nguồn nhân lực (Human Resources Utilization)

- Nuôi dưỡng môi trường cho nguồn nhân lực phát triển (HumanResources Development Environment)

1.2.2.3 Phát triển nguồn nhân lực:

Quản lý phát triển NNL không chỉ nhấn mạnh phát triển thể lực(theoquan điểm về sức người), phát triển trí tuệ (theo quan điểm vốn người) mànhấn mạnh phát triển toàn diện con người: Thể lực, trí lực, tâm lực, thái độsống và lao động, hiệu quả lao động

Quản lý phát triển nguồn nhân lực(Human Resources DevelopmentManagement) được xem xét tổng hợp dưới các góc độ: góc độ kinh tế, góc độvăn hoá giáo dục, góc độ chính trị-xã hội

- Dưới góc độ kinh tế, việc quản lý phát triển nguồn nhân lực tập trungvào công tác qui hoạch, kế hoạch cơ cấu lao động, cơ cấu nhân lực trongtương quan với cơ cấu kinh tế

- Dưới góc độ văn hoá giáo dục, quản lý phát triển NNL tập trung vàocông tác GD-ĐT, bồi dưỡng, gắn cơ cấu nhân lực với cơ cấu giáo dục

- Dưới góc độ chính trị-xã hội, là các chính sách đảm bảo quyền tự dodân chủ, sự an ninh đối với đời sống con người, sức khoẻ của con người, giữmôi trường sống tự nhiên của con người được trong lành, đảm bảo sự bìnhđẳng giới, bình đẳng dân tộc vvv…

Theo viện nghiên cứu chiến lược phát triển giáo dục: “Phát triển nguồnnhân lực được hiểu về cơ bản là làm gia tăng giá trị của con người về mặt trítuệ, đạo đức, thể lực và thÉm mỹ; làm cho con người trở thành những ngườilao động có năng lực và phẩm chất mới, cao hơn” [45, 243]

Trang 22

Phát triển nguồn nhân lực (NNL) là tạo ra sự tăng trưởng bền vững vềhiệu suất của mỗi thành viên và hiệu quả chung của tổ chức gắn liền với việctăng lên về mặt chất lượng và số lượng của đội ngũ, cũng nh chất lượng sốngcủa nhân lực.

Theo chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) trong cuốn

“Đầu tư vào tương lai” (Investing the future) năm 1990 thì có 5 nhân tố của

sự phát triển nguồn nhân lực gồm các yếu tố: Giáo dục-Đào tạo, sức khoẻ vàdinh dưỡng, môi trường, việc làm, tù do chính trị và kinh tế Trong đó yếu tốgiáo dục và đào tạo là quan trọng nhất

Trên bình diện quản lý vĩ mô, phát triển NNL (tài nguyên nhân sự)chính là “Việc thực hiện tốt các chức năng và công cụ quản lý nhằm có đượcmột đội ngũ cán bộ công nhân viên của tổ chức phù hợp về mặt số lượng và

có chất lượng cao” [11, tr 24]

- Sử dụng hợp lý NNL: Tuyển dông, sử dông, sàng lọc, bố trí, đánh giá,đãi ngộ

- Nuôi dưỡng môi trường cho NNL phát triển: Mở rộng chủng loại, quy

mô việc làm, phát triển tổ chức

Theo Leonard Nadle (Mỹ) năm 1980, quản lý nguồn nhân lực thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.3: Quản lý nguồn nhân lực: [11, tr 26].

( Human Resources Management )

Qu¶n lý nguån nh©n lùc

Ph¸t triÓn nguån nh©n lùc

Sö dông nguån nh©n lùc M«i tr êng nguån nh©n lùc

- Më réng quy m« viÖc lµm

- Ph¸t triÓn tæ chøc

Trang 23

Đại hội Đảng VIII đã nêu: “Phương hướng chung của lĩnh vực GD-ĐT

là phát triển NNL đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH, phát huy nguồn lực con người

là điều kiện cho sự phát triển nhanh và bền vững của công cuộc CNH-HĐHđất nước” Đây là quan điểm phù hợp với xu thế chung:

Con người đứng ở trung tâm của sự phát triển Để giữ vai trò của conngười thì GD-ĐT được coi là chủ đạo Phát huy nguồn lực con người ViệtNam hướng vào mục tiêu CNH-HĐH thể hiện vào việc bồi dưỡng và phát huysức mạnh của đội ngũ nhân lực, của bộ phận nhân tài trên nền tảng của sứcmạnh dân trí

Quản lý nguồn nhân lực (NNL) trong hệ thống GD-ĐT xét theo phạm

vi rộng là quản lý đội ngũ CBQL, giáo viên, công nhân viên thuộc ngành.Nếu chỉ đề cập đến đặc điểm sư phạm thì quản lý NNL trong GD-ĐT chính làquản lý đội ngũ giáo viên và CBQL

1.2.3 Lý luận về ĐNGV Tiểu học.

1.2.3.1 Khái niệm đội ngò:

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Đội ngũ là tập hợp gồm một số đông người,cùng chức năng hoặc nghề nghiệp thành một lực lượng” [44, tr 339]

Khái niệm đội ngũ dùng cho các tổ chức trong xã hội một cách khárộng rãi nh: Đội ngũ tri thức, đội ngũ những người viết văn, đội ngũ nhà giáo.Tuy nhiên ở một nghĩa chung nhất chúng ta hiểu: Đội ngũ là tập hợp một sốđông người, hợp thành một lực lượng để thực hiện một hay nhiều chức năng,

có thể cùng nghề nghiệp hoặc khác nghề, nhưng có chung mục đích xác định;

họ làm việc theo kế hoạch và gắn bó với nhau về lợi Ých vật chất và tinh thần

cụ thể

Nh vậy, khái niệm về đội ngũ có thể diễn đạt một cách khác nhau,nhưng đều thống nhất: Đó là một nhóm người, một tổ chức, tập hợp thànhmột lực lượng để thực hiện mục đích nhất định Do đó, dù khái niệm đội ngũ

có thể diễn đạt một cách khác nhau thì người quản lý nhà trường đều phải xâydựng gắn kết các thành viên tạo ra đội ngũ, trong đó mỗi người có thể có

Trang 24

phong cách riêng, song khi đã được gắn kết thành một khối thì mỗi cá nhânphải có sự thống nhất cao về mục tiêu cần đạt tới và có cùng một nhiệm vụ.

1.2.3.2 Khái niệm ĐNGV: Điều 61 Luật giáo dục viết:

Nhà giáo: là người làm nhiệm vụ giảng dạy,giáo dục trong nhà trường

hoặc các cơ sở giáo dục khác

Nhà giáo có những tiêu chuẩn sau đây:

- Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt

- Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ

- Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp Lý lịch bản thân rõ ràng.Nhà giáo dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dụcnghề nghiệp gọi là giáo viên

Nhiệm vụ của nhà giáo: Điều 63 Luật giáo dục:

- Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý,chương trình giáo dục;

- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật

và Điều lệ nhà trường;

- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cáchcủa người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi Ýchchính đáng của người học;

- Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình

độ chuyên môn, nghiệp vụ, nêu gương tốt cho người học;

- Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật

Quyền của nhà giáo: Điều 64 Luật giáo dục:

- Được giảng dạy theo chuyên ngành đào tạo;

- Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;

- Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ

sở giáo dục và nghiên cứu khác với điều kiện bảo đảm thực hiện đầy đủchương trình, kế hoạch do nhà trường giao cho;

- Được nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của BộGiáo dục và Đào tạo;

Trang 25

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật [32, tr 43].

Đội ngũ giáo viên: là những nhà giáo dạy ở các cơ sở giáo dục Mầm

non, giáo dục Phổ thông, giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốcdân

Đội ngò giáo viên Tiểu học: là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo

dục trong nhà trường, gồm: Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, giáo viên dạy các môn học, giáo viên tổng phụ trách Đội [6, tr 23].

1.2.4 Lý luận về biện pháp xây dựng và phát triển ĐNGV :

1.2.4.1 Khái niệm về biện pháp:

Để xây dựng và phát triển ĐNGV cần có những tác động của chủ thểquản lý đến khách thể quản lý, sự tác đó chính là những cách thức, conđường, điều kiện và biện pháp để thực hiện

Theo từ điển Tiếng Việt: “Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề

cụ thể” [44, tr 64]

1.2.4.2 Khái niệm về xây dùng:

Theo từ điển Tiếng Việt: “Xây dùng là làm cho hình thành một tổ chứchay một chỉnh thể về xã hội, chính trị, kinh tế, văn hoá theo mét phươnghướng nhất định” [44, tr 1145] Ví dụ: xây dựng gia đình, xây dựng chínhquyền, xây dựng đất nước, xây dựng con người mới, xây dựng nền giáo dục

1.2.4.3 Khái niệm về phát triển:

Thuật ngữ phát triển (Development) có nhiều cách định nghĩa, xuấtphát từ những cấp độ xem xét khác nhau Ở cấp độ chung nhất, “phát triểnđược hiểu là sự thay đổi hay biến đổi tiến bộ, là một phương thức của vậnđộng, hay là quá trình diễn ra có nguyên nhân, dưới những hình thức khácnhau như tăng trưởng, tiến hoá, phân hoá, chuyển đổi, mở rộng, cuối cùng tạo

ra biến đổi về chất” [20, tr 43]

Theo từ điển Tiếng Việt: “Phát triển là biến đổi hoặc làm cho biến đổi

từ Ýt đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp”.[44,769]

Trang 26

Ví dô: phát triển KT-XH, phát triển văn hoá, phát triển giáo dục

Nh vậy, từ hai khái niệm trên ta có thể nêu lên một khái niệm có tínhchất khái quát bao trùm là: khái niệm xây dùng và phát triển Bởi vì theo phépbiện chứng duy vật thì mọi sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quankhông có gì là “nhất thành, bất biến”, mà trong quá trình vận động đi lên cùngvới thời gian nó luôn biến đổi không ngừng Theo cách hiểu về khái niệm xâydựng với nghĩa là hình thành nên một tổ chức hay một chỉnh thể xã hội, chínhtrị, kinh tế, theo một phương hướng nhất định, không có nghĩa là hình thànhnên nó là xong mà trong quá trình vận động cùng với thời gian còn phải biếtlàm cho chỉnh thể đó, tổ chức đó lớn mạnh không ngừng, làm cho biến đổikhông ngừng từ Ýt đến nhiều, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từlượng đến chất, để cho chỉnh thể đó, tổ chức đó luôn phù hợp với thực tiễn,với sự vận động của thế giới khách quan

Xét cho cùng thì làm cho sự vật, hiện tượng biến đổi lại thuộc kháiniệm phát triển Do vậy, hai khái niệm xây dựng và phát triển tự bản thân nókhông những bao hàm nhau, không tách rời nhau mà còn có mối quan hệ biệnchứng với nhau

Thực tiễn đã chứng minh rằng không thể trong xây dựng mà không có

sù phát triển và ngược lại trong phát triển không thể thiếu xây dựng được.Chóng ta thường nói: Xây dựng nền kinh tế thị trường (KTTT) theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa Nh vậy, không có nghĩa là ta đã có một nền KTTTđầy đủ, hoàn thiện nh mong muốn Có được nền KTTT chóng ta phải có thờigian, trong đó không những phải làm cho nền kinh tế luôn tăng trưởng mà cònphải phát triển nền kinh tế một cách bền vững

Theo chiến lược phát triển của ngành Giáo dục-Đào tạo tỉnh BìnhDương là: phấn đấu đến năm 2010, tất cả các trường học phải xây dựng để đạttrường chuẩn cấp Quốc gia Bé GD-ĐT cũng đã có các quyết định ban hànhtiêu chuẩn cụ thể cho một trường chuẩn của từng bậc học, cấp học Do vậy, để

có một trường học được công nhận đạt chuẩn cấp Quốc gia đòi hỏi các cấp

Trang 27

quản lý giáo dục, các nhà trường phải không ngừng nỗ lực phấn đấu về mọimặt, phải xây dựng và phát triển nhà trường theo các tiêu chuẩn mà Bộ đã quyđịnh Khi đã được công nhận là trường đạt chuẩn thì không chỉ dừng lại ở đó,

mà tự bản thân nhà trường phải phấn đấu và tiếp tục phát triển để hoàn thiện

và khẳng định mình Vì vậy, khái niệm xây dựng và phát triển có tính kháiquát chung.[30, tr 15]

1.2.4.4 Khái niệm phát triển con người:

Theo GS.VS Phạm Minh Hạc: “Sự phát triển người là sự phát triển thểxác và tinh thần, tích tụ tiềm năng, phát triển năng lực, kỹ xảo Đó là sự pháttriển tồn tại người ở các cấp độ Sự phát triển người là quyết định mọi sự pháttriển khác” [19, tr 287]

“Phát triển con người” bao quát cả những vấn đề năng lực tự nhiên vànăng lực xã hội của con người, môi trường phát triển con người, nhấn mạnhđến việc đồng thời nâng cao năng lực lựa chọn và mở rộng cơ hội lựa chọncho con người theo 3 tiêu chí cơ bản: một cuộc sống có học vấn (Phúc), mộtcuộc sống vật chất đầy đủ (Léc), một cuộc sống trường thọ (Thọ).[4, tr 71]

Trong “Báo cáo phát triển con người”(Human Deverlopment Report HDR) của Liên hợp quốc (UNDP) đã đưa ra những khuyến nghị sâu sắc đốivới việc thực thi chính sách phát triển quốc gia và thế giới cho việc nâng caonăng lực con người, vị trí của con người, sự đóng góp của con người vào quátrinh phát triển qua các chủ đề: Sức khoẻ, giáo dục, thực phẩm dinh dưỡng,thu nhập và giảm nghèo đói, phụ nữ, trẻ em, môi trường, an ninh, dân chủ xãhội, tiến bộ công nghệ Các báo cáo này tập trung vào cái “Kiềng ba chân”:

Phát triển giáo dục

- Phát triển kinh tế

- Phát triển y tế để con người có tuổi thọ dài lâu

Với các HDR, phát triển con nguời được gắn vào động thái thời gian:nhìn sự phát triển từ quá khứ, hiện tại và tương lai, khích lệ sự tiến bộ và cảnhbáo sự suy thoái về thực hiện các chính sách đối với con người

Trang 28

Phát triển con người hướng vào sự đáp ứng nhu cầu của cá nhân conngười và số phận của con người gắn với sự phát triển của cộng đồng.

Phát triển con người lấy hạt nhân là phát triển sức người, phát triển một

cơ cấu dân số, cơ cấu lao động hợp lý và tiếp đó là quan tâm phát triển vốncon người, vốn tổ chức, vốn xã hội; quản lý toàn diện các vấn đề phát triểnliên quan đến con người Sự phát triển con người quyết định mọi sự phát triểnkhác

1.2.4.5 Khái niệm xây dựng và phát triển ĐNGV:

Việc xây dựng và phát triển ĐNGV thực chất chính là phát triển nguồnnhân lực (NNL) trong lĩnh vực giáo dục

Theo GS.TSKH Nguyễn Minh Đường, phát triển(NNL) có thể hiểutheo những nghĩa sau đây:

- Với nghĩa hẹp nhất đó là “Quá trình đào tạo và đào tạo lại, trang bịhoặc bổ sung thêm những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để người laođộng có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ mà họ đang làm hoặc để đi tìm một việclàm mới”

- Với nghĩa rộng hơn bao gồm 3 mặt: “Phát triển sinh thể, phát triểnnhân cách, đồng thời tạo môi trường xã hội thuận lợi cho nguồn nhân lực pháttriển” [17, tr 15]

Một cách tổng quát, phát triển NNL là làm tăng giá trị vật chất, giá trịtinh thần, đạo đức và giá trị thể chất, cho con người

Phát triển ĐNGV trong giáo dục chính là xây dựng và phát triển một tổ chức những người gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,

có phẩm chất đạo đức trong sáng, lành mạnh, năng lực chuyên môn vững vàng, có ý chí kiên định trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, biết giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc đồng thời có khả năng tiếp thu nền văn hoá tiến bộ của nhân loại [30, tr 23].

1.2.5 Nội dung xây dựng và phát triển ĐNGV:

Trang 29

Ngày nay toàn cầu hoá là xu thế tất yếu khách quan, do sự phát triển

nh vũ bão của khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ cao và sự phát triểncủa nền kinh tế thị trường Xây dựng một chiến lược phát triển nguồn nhânlực có trình độ trí tuệ và tay nghề cao nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh là cáchlàm thông minh và chủ động hội nhập vào xu thế này.[21, tr 38]

Trong quá trình toàn cầu hoá, lợi thế cạnh tranh ngày càng nghiêng vềnhững quốc gia có nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là đội ngũ nhân tài

Trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của ĐCSVN đãkhẳng định: “Phát triển đội ngũ giáo viên, coi trọng chất lượng và đạo đức sưphạm, cải thiện chế độ đãi ngộ Bảo đảm về cơ bản đội ngũ giáo viên đạtchuẩn quốc gia và tỷ lệ giáo viên so với học sinh theo yêu của từng cấp học

Có cơ chế, chính sách đảm bảo đủ giáo viên cho các vùng miền núi cao, hảiđảo”.[14, tr 204]

Đối với giáo dục, đổi mới và phát triển ĐNGV là một trong những yếu

tố cần thiết và quan trọng cho việc đảm bảo chất lượng giáo dục “Chăm loxây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu bộ môn, đạtchuẩn đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục, khuyến khích và tạo điềukiện cho giáo viên tiếp tục nâng cao trình độ sau khi đạt chuẩn”.[9, tr 6]

UNESCO cũng khẳng định: “Chỉ có đổi mới và phát triển mạnh mẽ độingũ giáo viên mới đảm bảo chất lượng và sự phù hợp của giáo dục trong mộtthế giới đang thay đổi”

Nh vậy, nói đến xây dựng và phát triển ĐNGV, phải xây dựng và pháttriển đồng thời cả 3 yếu tố: Quy mô-số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ

1.2.5.1 Quy mô - số lượng ĐNGV:

Theo từ điển Tiếng Việt: Quy mô là “Đé rộng lớn về mặt tổ chức” được

thể hiện bằng số lượng thành viên của đội ngũ

Số lượng đội ngũ giáo viên: ĐNGV Tiểu học được xác định trên cơ sở

sè lớp học và định mức biên chế theo quy định của Nhà nước Hiện nay, Nhànước quy định định mức 1,15 giáo viên đứng lớp cho một lớp học không quá

Trang 30

35 học sinh [6, tr 12] Định mức này bao hàm cả giáo viên dạy các môn vănhoá cơ bản, dạy nhạc, dạy hoạ, dạy thể dục, dạy ngoại ngữ Đơn thuần về sốlượng thì việc xác định số giáo viên cần có cho một trường, một cấp học làgiống nhau và theo công thức: Số giáo viên cần có = Số lớp học x 1,15

Nh vậy, muốn biết được ngay số giáo viên cần có hàng năm của mộttrường hoặc cấp học nào đó trong tỉnh, ta sẽ căn cứ vào kế hoạch phát triển sốlớp học Từ đó, căn cứ vào số giáo viên hiện có; sau khi trừ đi số giáo viênnghỉ bảo hiểm xã hội (BHXH), bỏ việc, chết, thuyên chuyển ra ngoài và cộngthêm số thuyên chuyển từ ngoài vào; ta sẽ xác định được số giáo viên cần bổsung cho nhà trường hay cho cấp học Đó là cơ sở cho việc lập kế hoạch đàotạo (chó ý khi lập kế hoạch đào tạo phải tính đến số giáo sinh tốt nghiệp từngoài vào khu vực đang xem xét và những yếu tố khác có liên quan)

Số giáo viên cần đào tạo = Số GV cần có - Sè GV hiện có - Sè GVnghỉ BHXH, bỏ việc, chết, thuyên chuyển + Số GV chuyển vào - Số giáo sinhđào tạo từ nguồn khác tới

Khi xem xét về số lượng giáo viên, một nội dung quan trọng cần chú ý

đó là những biến động liên quan đến sự chi phối việc tính toán số lượng Vídụ: việc bố trí, sắp xếp đội ngũ, tình trạng sĩ số học sinh/ lớp cũng như địnhmức về giờ dạy, định mức về lao động của giáo viên, chương trình môn họcđều có ảnh hưởng đến việc chi phối đến số lượng đội ngũ giáo viên

1.2.5.2 Cơ cấu ĐNGV:

Cơ cấu ĐNGV Tiểu học cần phải được nghiên cứu trên các tiêu chí cóliên quan đến các biện pháp phát triển đội ngũ Các nội dung bao gồm:

- Cơ cấu ĐNGV theo chuyên môn:

Đó là tình trạng tổng thể về tỷ trọng giáo viên của các môn học hiện có

ở cấp Tiểu học, sự thừa, thiếu giáo viên ở các môn Anh văn, nhạc, hoạ, thểdục Nếu các tỷ lệ này vừa phải, phù hợp với định mức quy định thì ta cóđược một cơ cấu chuyên môn hợp lý NÕu ngược lại thì ta phải điều chỉnh

Trang 31

cho hợp lý, bằng không nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của các hoạt động giáodục.

- Cơ cấu ĐNGV theo trình độ đào tạo:

Cơ cấu giáo viên theo trình độ đào tạo chính là sự phân chia giáo viêntheo tỷ trọng ở các trình độ đào tạo Các trình độ đào tạo của giáo viên Tiểuhọc hiện nay có thể là: THSP, CĐSP, ĐHSP, Thạc sỹ Xác định được một cơcấu hợp lý về trình độ đào tạo và thực hiện các hoạt động liên quan để đạt đến

cơ cấu đó cũng chính là biện pháp nâng cao chất lượng ĐNGV Số giáo viênchưa đạt chuẩn đào tạo, đương nhiên là phải đào tạo để nâng lên chuẩn

- Cơ cấu ĐNGV theo độ tuổi:

Việc phân tích giáo viên theo độ tuổi, nhằm xác định cơ cấu đội ngòtheo từng nhóm tuổi, là cơ sở để phân tích thực trạng, chiều hướng phát triểncủa tổ chức Từ đó để làm cơ sở cho việc tuyển dụng và đào tạo, bổ sung

Đối với giáo viên Tiểu học, ta có thể cơ cấu nhóm tuổi theo các mốcsau:(dưới 45 tuổi),(từ 46 đến 50 tuổi),(từ 51 đến 55 tuổi),(từ 56 tuổi trở lên )

- Cơ cấu giới tính của ĐNGV:

Thường thì ĐNGV nữ luôn chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới Do vậy, phảitính đến việc bồi dưỡng thường xuyên, thời gian học tập của cá nhân, thờigian nghỉ dạy do sinh đẻ, do con bệnh, là các yếu tố có tác động đến chấtlượng của đội ngũ, mà những yếu tố này phụ thuộc vào giới tính cá nhân Do

đó, cơ cấu về giới tính của 2 đội ngũ khác nhau thì biện pháp liên quan đếntừng địa phương cũng phải khác nhau Vì vậy, nghiên cứu cơ cấu giới tính độingũ để có những tác động cần thiết thông qua quản trị nhân sự, nhằm nângcao chất lượng, hiệu quả của từng cá nhân và của cả đội ngũ

1.2.5.3 Về chất lượng của ĐNGV:

Chất lượng là khái niệm khó định nghĩa Thuật ngữ chất lượng dùng đểnói về thứ tuyệt hảo, hoàn mỹ

Trang 32

Theo từ điển Tiếng Việt: “Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trịcủa một con người, một sự vật, sự việc”.[44, tr 144] Ví dụ: nâng cao chấtlượng giảng dạy, đánh giá chất lượng giáo dục.

Theo đinh nghĩa của ISO 9000-2000 “chất lượng là mức độ đáp ứngcác yêu cầu của một tập hợp các đặc tính vốn có, trong đó yêu cầu được hiểu

là các nhu cầu hay mong đợi đã được công bố, ngầm hiểu hay bắt buộc”

Theo Crosby(1984, trang 60) coi “chất lượng là sự phù hợp với nhữngyêu cầu”

Chất lượng ĐNGV là một khái niệm rộng, nó bao hàm nhiều yếu tố:

- Trình độ được đào tạo: đạt chuẩn hay vượt chuẩn, đào tạo chính quihay không chính qui, chất lượng và uy tín của cơ sở đào tạo

- Sự hài hoà giữa các yếu tố trong đội ngũ:

+ Hài hoà giữa chức vụ, ngạch bậc và trình độ được đào tạo; giữa phẩmchất đạo đức, kiến thức và kỹ năng sư phạm

+ Sự hài hoà giữa nội dung công việc và vị trí phù hợp với năng lực mànhân viên đang đảm nhận, thâm niên công tác và trách nhiệm của nhân viên

Nh vậy, chất lượng ĐNGV được thể hiện ở phẩm chất, năng lực vàtrình độ chuyên môn được đào tạo

Sơ đồ 1.4: Nội dung xây dựng và phát triển ĐNGV:

1.3 VỊ TRÍ, VAI TRÒ, TẦM QUAN TRỌNG CỦA BẬC TIỂU HỌC:

1.3.1 Vị trí của trường Tiểu học:

l îng

Quy m«

C¬ cÊu

ChÊt l

îng X©y dùng vµ PT

§NGV

Trang 33

Vị trí của trường Tiểu học được xác định trong điều 2 của Điều lệtrường Tiểu học: “Trường Tiểu học là cơ sở giáo dục của bậc Tiểu học, bậchọc nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân Trường Tiểu học có tư cáchpháp nhân và con dấu riêng” [6, tr 5].

Điều 22 của Luật giáo dục viết: “Giáo dục Tiểu học là bậc học bắt buộcđối với mọi trẻ em từ 6 đến 14 tuổi, được thực hiện trong năm học từ lớp 1đến lớp 5, tuổi học sinh vào lớp một là 6 tuổi ”

1.3.2 Mục tiêu và nội dung của giáo dục Tiểu học:

Điều 23 của Luật giáo dụcviết: “Mục tiêu của giáo dục Tiểu học nhằmgiúp cho học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn

và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản để họcsinh tiếp tục học THCS”

Mục tiêu chung của bậc Tiểu học trong giai đoạn mới là xây dựng bậchọc lành mạnh, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển bền vững và cơ bản đạttrình độ tiên tiến Nh vậy, giáo dục Tiểu học hiện nay cần đạt được một sốmục tiêu cụ thể sau:

- Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi;

- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện:

+ ChuÈn bị tốt cho tất cả học sinh tiểu học đến năm 2010 học 2 buổimỗi ngày;

+ ChuÈn bị đủ điều kiện để triển khai đổi mới chương trình, sách giáokhoa, đổi mới phương pháp dạy học;

+ Giáo viên phải dạy đủ các môn bắt buộc và tự chọn;

+ Xây dựng và đánh giá trường Tiểu học theo chuẩn quốc gia; xâydựng các điều kiện để đảm bảo cho việc giáo dục, đào tạo học sinh về các mặtđức, trí, thể, mỹ và các kỹ năng cơ bản khác

1.3.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của trường Tiểu học:

Trường Tiểu học có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

Trang 34

- Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theochương trình giáo dục Tiểu học do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quyết định banhành;

- Huy động trẻ em đúng độ tuổi vào lớp một, vận động trẻ em bỏ họcđến trường, thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục Tiểu học và tham gia xoá

mù chữ trong phạm vi cộng đồng;

- Quản lý giáo viên, nhân viên và học sinh;

- Quản lý sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo quyđịnh của pháp luật;

- Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong cộng đồngthực hiện các hoạt động giáo dục;

- Tổ chức cho giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động

xã hội trong phạm vi cộng đồng;

- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của phápluật [6, tr 5]

1.3.4 Vai trò của bậc Tiểu học.

Bậc Tiểu học là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân củaViệt Nam, bao gồm từ lớp 1 đến lớp 5 Theo điều 2, Luật phổ cập giáo dụcTiểu học: “Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốcdân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ

và thể chất của trẻ em, nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàndiện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.[50, Điều 2] Việc đihọc của học sinh Tiểu học không còn là ý tưởng chủ quan của các gia đình cótrẻ em, mà nó đã trở thành Luật, đó là: “Bậc học bắt buộc đối với mọi trẻ em

từ 6 đến 14 tuổi; được thực hiện trong 5 năm học, từ lớp Một đến lớp Năm.Tuổi của học sinh vào lớp Một là 6 tuổi”.[32, Điều 22]

Với vị trí và tầm quan trọng của giáo dục Tiểu học trong hệ thống giáodục quốc dân, Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) về chiến lược phát triểnGD-ĐT trong thời kỳ CNH-HĐH đã xác định: “Nâng cao chất lượng toàn

Trang 35

diện bậc Tiểu học” Quán triệt quan điểm đó, Hội thảo“ Chiến lược phát triểngiáo dục Tiểu học đến năm 2020” do Bộ GD-ĐT tổ chức vào tháng 11-1997

đã thống nhất các quan điểm làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược pháttriển giáo dục Tiểu học trong thời kỳ CNH-HĐH nh sau:

Quan điểm chỉ đạo:

- Giáo dục-Đào tạo là quốc sách hàng đầu;

- Giáo dục-Đào tạo gắn với nhu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đấtnước Giáo dục-Đào tạo nhằm góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,bồi dưỡng nhân tài, gắn với 2 nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng và bảo vệ tổquốc theo định hướng xã hội chủ nghĩa;

- Giáo dục-Đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và củatoàn dân;

- Giáo dục-Đào tạo trong giai đoạn mới là nền giáo dục đa dạng, lànhmạnh và phát triển bền vững

Mục tiêu: ( mục tiêu chung )

Xây dựng bậc học lành mạnh, phát triển bền vững, về cơ bản đạt trình

độ tiên tiến

Các giải pháp chính:

- Xây dựng chiến lược phát triển giáo dục Tiểu học Xây dựng trườngTiểu học đạt chuẩn quốc gia phù hợp với từng giai đoạn Huy động nhiềunguồn lực xây dựng trường chuẩn quốc gia với những bước đi hợp lý

- Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực quản lý của cán bộ quản lýbậc học Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên.Huy động các nguồn lực để phát triển giáo dục

- Thực hiện có hiệu quả xã hội hoá giáo dục, xây dựng môi trường giáodục lành mạnh Ngành giáo dục làm nòng cốt trong sự phối hợp nhà trường-gia đình-xã hội

Chương trình hành động:

Trang 36

- Giai đoạn 1:(1997-2000) Xây dựng cơ sở ban đầu của bậc Tiểu học

mới

- Giai đoạn 2:(2001-2005) Hình thành bậc Tiểu học mới theo các quan

điểm mới, thiết kế mới về mục tiêu, kế hoạch, nội dung, phương pháp dạy học

và tổ chức giáo dục(triển khai thực hiện chương trình Tiểu học năm 2000),hình thành chuẩn trường Tiểu học mới

- Giai đoạn 3: (2006-2010) Định hình và hoàn thiện bậc Tiểu học theo

thiết kế và các chuẩn quốc gia được hình thành trong giai đoạn mới

- Giai đoạn 4: (2011-2020) Ổn định và nâng cao chất lượng có đổi

mới nhưng về cơ bản vẫn giữ được ổn định

1.3.5 Vai trò của giáo viên Tiểu học:

Điều 14, Luật Giáo dục đã nêu rõ: “Nhà giáo giữ vai trò quyết địnhtrong việc bảo đảm chất lượng giáo dục Nhà giáo phải không ngừng học tập,rèn luyện nêu gương tốt cho người học Ý thức độc lập và lương tâm, tráchnhiệm của nhà giáo là điều kiện không thể thiếu để mang lại giá trị và hiệuquả giáo dục”

Mục tiêu đào tạo của giáo dục Tiểu học được quy định trong Quyếtđịnh số 295/QĐ-GD ngày 11/10/1994 của Bộ GD-ĐT đã xác định:

- Vai trò của giáo viên Tiểu học là: “Lực lượng giáo dục chính, giữ vaitrò chủ đạo trong mọi hoạt động giáo dục; là người giáo dục, tổ chức quá trìnhphát triển của trẻ bằng phương thức nhà trường”

- Đặc điểm nghề dạy học ở Tiểu học là: “Nghề đậm đặc tính sư phạm,nghề dạy học ở Tiểu học có những điểm giống nghề dạy học ở các bậc họckhác nhưng có đặc thù riêng về mặt sư phạm mà người dạy học ở bậc họckhác không cần hoặc không có được”.[22, tr 17]

Giáo viên Tiểu học là “Ông thầy tổng thể” không chỉ vừa là giáo viênchủ nhiệm, vừa là giáo viên các bộ môn không phải năng khiếu (Thể dục,Nhạc, Hoạ) hoặc môn tự chọn (Anh văn, Tin học) mà người giáo viên Tiểuhọc còn phải trực tiếp quản lý toàn diện lớp mình phụ trách, chịu trách nhiệm

Trang 37

về kế hoạch và chương trình giảng dạy, phối hợp với các giáo viên năngkhiếu, giáo viên tự chọn, giáo viên tổng phụ trách Đội để hoàn thành kế hoạchgiáo dục Ngoài ra, giáo viên Tiểu học cần phải đạt trình dộ từ chuẩn trở lêntheo quy định của Bộ GD-ĐT.

1.3.6 Trình độ chuẩn được đào tạo: (Theo Điều lệ trường Tiểu học)

- Giáo viên Tiểu học phải đạt trình độ chuẩn THSP (9 + 3) đối với vùng

có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, THSP (12 + 2) đối với vùng còn lại

- Giáo viên Tiểu học chưa đạt trình độ chuẩn theo quy định trên phảiđược nhà trường, các cơ quan QLGD tạo điều kiện để học tập, bồi dưỡng đạttrình độ chuẩn

- Giáo viên Tiểu học có trình độ trên chuẩn được tạo điều kiện để pháthuy tác dụng của mình trong giảng dạy và giáo dục.[6, tr 25]

1.3.7 Tiêu chuẩn giáo viên Tiểu học:

Nhằm nâng cao chất lượng ĐNGV Tiểu học cần xây dựng tiêu chuẩn

cụ thể Trong tài liệu của Bộ GD-ĐT (2004), Dự án phát triển giáo viên Tiểuhọc về “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học” yêu cầu giáo viên Tiểu họcphải có 3 yếu tố cơ bản vÒ Phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị; Kiến thức;

kĩ năng sư phạm:

1.3.7.1 Về phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị:

- Có tinh thần yêu nước sâu sắc, yêu chủ nghĩa xã hội; chấp hành luậtpháp Nhà nước và qui định của ngành; thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụcủa người giáo viên tiểu học

- Yêu nghề; thương yêu, tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh

Có tinh thần trách nhiệm trong công tác, có ý thức tổ chức kỷ luật; có đạođức, lối sống lành mạnh; có tinh thần hợp tác

- Có tinh thần tự học, phấn đấu nâng cao trình độ chính trị, chuyênmôn, nghiệp vụ

1.3.7.2 Về kiến thức:

Trang 38

- Có kiến thức khoa học cơ bản để dạy các môn học trong chương trìnhtiểu học.

- Có kiến thức cơ bản về tâm lí học lứa tuổi tiểu học và am hiểu về sinh lý của học sinh tiểu học

tâm Sử dụng thông thạo các phương pháp dạy học bộ môn ở tiểu học, cóphương pháp giáo dục nhân cách cho trẻ em

- Có hiểu biết về những chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhànước đối với kinh tế, văn hoá, xã hội và giáo dục

- Có kiến thức phổ thông về những vấn đề xã hội nh: môi trường, dân

số, an ninh quốc phòng, an toàn giao thông, quyền trẻ em, y tế học đường,phòng chống ma tuý và tệ nạn xã hội

- Có hiểu biết về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của địaphương nơi trường đóng

1.3.7.3 Về kĩ năng sư phạm:

- Biết lập kế hoạch bài học

- Biết tổ chức hoạt động dạy học theo hướng đổi mới phương pháp dạyhọc nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu của bài học

- Biết làm công tác chủ nhiệm lớp và tổ chức các hoạt động giáo dụcnh: sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động của Đội thiếuniên và sao nhi đồng

- Biết giao tiếp, ứng xử với học sinh, cha mẹ học sinh, đồng nghiệp vàcộng đồng

- Biết lập hồ sơ, lưu trữ và sử dụng hồ sơ vào việc giảng dạy và

Trang 39

Đó chính là hai yếu tố: Tổng sản phẩm quốc nội(GDP: Gross DomesticProduct) và chỉ số phát triển con người (HDI: Human Development Index).

- Chỉ số GDP không những phản ánh kết quả phát triển kinh tế củavùng, lãnh thổ mà còn là chỉ tiêu phản ánh mức sống trung bình của ngườidân Còn HDI là chỉ số phát triển con người của một vùng, một địa phươnghay một quốc gia, chỉ số này cho thấy sự phát triển các yếu tố về con ngườiđến đâu và sự quan tâm của xã hội đến vấn đề phát triển nguồn lực con người

cả về yếu tố tinh thần và vật chất như thế nào

- Bên cạnh đó những quan niệm, đạo đức, thẩm mỹ, lối sống, nghềnghiệp, phong tục, tập quán, truyền thống, những quan tâm và ưu tiên của xãhội, trình độ học vấn có ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng và phát triểnĐNGV nói chung và ĐNGV Tiểu học nói riêng

1.4.2 Yếu tố về dân số và độ tuổi đến trường:

Dân số và dân số trong độ tuổi đến trường là một trong những yếu tốrất quan trọng ảnh hưởng đến các yếu tố khác trong việc xây dựng và pháttriển ĐNGV Các thông tin về dân số cung cấp những dữ liệu quan trọng choviệc xây dựng và phát triển ĐNGV theo vùng và lãnh thổ Những khía cạnhcần quan tâm của dân số là: Tổng số dân, tỷ lệ tăng dân số, kết cấu và sự thayđổi của dân số về giới tính, độ tuổi, dân tộc, tuổi thọ, tỷ lệ sinh, chuyển dịchdân số giữa các vùng, nghề nghiệp…

Dân sè trong độ tuổi đến trường ở nước ta được qui định từ 6 - 23 tuổi,

ở bậc Tiểu học từ 6 - 10 tuổi; bậc THCS từ 11 - 14 tuổi; bậc THPT từ 15 - 17tuổi (theo qui định từ năm 2000) Quyết định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT vềviệc ban hành Điều lệ trường Tiểu học ngày 11/07/2000 qui định: Tuổi củahọc sinh Tiểu học là từ 6 đến 14 tuổi Tuổi vào lớp một là 6 tuổi

Nh vậy, để xây dựng và phát triển ĐNGV đến năm 2010 thì yếu tố dân

số và dân số trong độ tuổi đến trường sẽ tác động lớn đến qui mô giáo dục,ĐNGV các cấp học, ngành học trong từng vùng, địa phương và cả nước

Trang 40

Từ những cơ sở lý luận được phân tích ở chương 1 và các vấn đề cơbản đặc trưng của ĐNGV, có thể thấy rằng việc xây dựng và phát triểnĐNGV từ nay cho đến năm 2010 là rất quan trọng Chính vì vậy trong “Chiếnlược phát triển giáo dục 2001 - 2010” đã được Chính phủ phê duyệt nhấnmạnh: “Phát triển đội ngũ Nhà giáo đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu

và chuẩn về chất lượng đáp ứng nhu cầu vừa tăng qui mô vừa nâng cao chấtlượng và hiệu quả giáo dục”.[ 8, tr 30]

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC Ở THỊ XÃ THỦ DẦU MỘT - BÌNH DƯƠNG

GIAI ĐOẠN 2001 - 2005 2.1 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KT-XH Ở THỦ DẦU MỘT:

2.1.1 Về vị trí địa lý, địa hình:

Thị xã Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương với diện tích tự nhiên là 84,8

km2, phía Bắc giáp huyện Bến Cát, phía Đông giáp huyện Tân Uyên, phía Tâygiáp sông Sài Gòn, huyện Củ Chi của Thành phố Hồ Chí Minh, phía Namgiáp huyện Thuận An

Thủ Dầu Một có 6 phường và 6 xã với tổng dân số là 170.704 người,mật độ dân số bình quân là 2.013 người/km2 Thủ Dầu Một thuộc vùng đấtbán trung du, có đất sét pha cát khá phì nhiêu do phù sa của sông Sài Gòn vànhiều rạch, suối nhỏ bồi đắp Do đó Thủ Dầu Một thích hợp cho việc trồngcây ăn trái, cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày

Nằm trong khu vực gió mùa, nhiệt độ trung bình từ 25 đến 300C, mỗinăm có hai mùa mưa nắng: mùa mưa từ tháng 5 đến cuối tháng 11, mùa nắng

từ đầu tháng 12 đến cuối tháng 4, thiên nhiên đã ưu đãi cho mảnh đất này có

đủ điều kiện để phát triển vật nuôi, cây trồng Sông Sài Gòn chạy dài từ xã

Ngày đăng: 22/04/2015, 22:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w