1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực

266 87 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 266
Dung lượng 682,17 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHLƯU HỒNG UYÊN PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỆ AN - 2019... TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LƯU HỒNG UYÊN

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN - 2019

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LƯU HỒNG UYÊN

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC

Chuyên ngành: Quản lí giáo dục

Mã số: 9 14 01 14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS PHẠM MINH HÙNG

NGHỆ AN - 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập Các số liệu và kết quả nêu trong luận án này chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào

Tác giả luận án

Lưu Hồng Uyên

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC CÁC BẢNG viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ x

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3

6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4

7 Những luận điểm cần bảo vệ 6

8 Đóng góp mới của luận án 7

9 Cấu trúc luận án 7

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC 8

1.1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 8

1.1.1 Các nghiên cứu về giáo viên chủ nhiệm trường phổ thông 8

1.1.2 Các nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trường phổ thông 12 1.1.3 Đánh giá chung 16

1.2 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI 18

1.2.1 Giáo viên chủ nhiệm 18

1.2.2 Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm 20

1.2.3 Phát triển đội ngũ giáo viên chủ nhiệm 21 1.2.4 Phát triển đội ngũ giáo viên chủ nhiệm theo tiếp cận năng lực.21

Trang 5

1.3 GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞTRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 251.3.1 Những khó khăn, thách thức đối với giáo viên chủ nhiệm ở

trường trung học cơ sở trong bối cảnh hiện nay 251.3.2 Vai trò của giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở 291.3.3 Chức năng, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm ở trường

trung học cơ sở 321.3.4 Nội dung công tác của giáo viên chủ nhiệm 331.3.5 Khung năng lực của giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học

cơ sở 371.4 VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO TIẾP CẬN

NĂNG LỰC 451.4.1 Sự cần thiết phải phát triển đội ngũ giáo viên chủ nhiệm

ở trường trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực 451.4.2 Định hướng phát triển đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường

trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực471.4.3 Nội dung phát triển đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường

trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực481.4.4 Chủ thể phát triển đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường

trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực511.4.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giáo viên

chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực 53KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 56

Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO TIẾP CẬN

NĂNG LỰC 57

2.1 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH DÂN SỐ, KINH TẾ - XÃ HỘI

VÀ GIÁO DỤC CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 57

Trang 6

2.1.1 Tình hình dân số 57

2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội 57

2.1.3 Tình hình giáo dục 58

2.2 TỔ CHỨC KHẢO SÁT THỰC TRẠNG 61

2.2.1 Mục tiêu khảo sát thực trạng 61

2.2.2 Nội dung khảo sát thực trạng 61

2.2.3 Mẫu và đối tượng khảo sát 61

2.2.4 Phương pháp khảo sát 62

2.2.5 Cách thức xử lý số liệu và thang đánh giá 63

2.2.6 Thời gian khảo sát 64

2.3 THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 64

2.3.1 Thực trạng nhận thức về vai trò của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở 64 2.3.2 Thực trạng số lượng, trình độ đào tạo, thâm niên công tác của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở ở địa bàn khảo sát 65 2.3.3 Thực trạng phẩm chất nhà giáo của giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở67 2.3.4 Thực trạng năng lực của giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở 69 2.4 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC 92 2.4.1 Thực trạng nhận thức về sự cần thiết phải phát triển đội ngũ

giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở theo tiếp cận

năng lực 92 2.4.2 Thực trạng xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên

chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực 93

Trang 7

2.4.3 Thực trạng lựa chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm

ở trường trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực 95 2.4.4 Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm

ở trường trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực 97 2.4.5 Thực trạng đánh giá đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường

trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực99 2.4.6 Thực trạng thiết lập môi trường thuận lợi để đội ngũ

giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở phát huy

tốt vai trò của mình 101

2.4.7 Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở 103

2.5 KINHNGHIỆMQUỐCTẾVỀCÔNGTÁCGIÁOVIÊNCHỦNHIỆM .104

2.5.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc 104

2.5.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản 106

2.5.3 Kinh nghiệm của Hoa Kỳ 107

2.5.4 Kinh nghiệm của Australia 108

2.6 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG 110

2.6.1 Mặt mạnh 110

2.6.2 Mặt hạn chế 110

2.6.3 Nguyên nhân 111

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 112

Chương 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC 113

3.1 NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 113

3.1.1 Bảo đảm tính mục tiêu 113

3.1.2 Bảo đảm tính thực tiễn 113

3.1.3 Bảo đảm tính hệ thống 113

3.1.4 Bảo đảm tính hiệu quả 113

3.1.5 Bảo đảm tính khả thi 113

Trang 8

3.2 CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC 114 3.2.1 Lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên chủ nhiệm phù hợp

với quy mô của nhà trường và năng lực của giáo viên 114

3.2.2 Xây dựng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm cốt cán có sức lan tỏa và hỗ trợ đồng nghiệp 118

3.2.3 Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm theo khung năng lực 123

3.2.4 Đánh giá đội ngũ giáo viên chủ nhiệm theo khung năng lực và thực hiện sự điều chỉnh, cải tiến 130

3.2.5 Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để đội ngũ giáo viên chủ nhiệm phát huy, phát triển năng lực làm công tác chủ nhiệm lớp 134

3.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT 137

3.4 KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT 139 3.4.1 Mục đích khảo sát 139

3.4.2 Nội dung và phương pháp khảo sát 139

3.4.3 Đối tượng khảo sát 139

3.4.4 Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất 140

3.5 THỬ NGHIỆM 143

3.5.1 Tổ chức thử nghiệm 143

3.5.2 Phân tích kết quả thử nghiệm 147

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 156

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 157

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 159

TÀI LIỆU THAM KHẢO 160 PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Thống kê cơ sở giáo dục/giáo viên/học sinh của TP Hồ Chí Minh

59Bảng 2.2 Thông tin về đối tượng khảo sát 62Bảng 2.3 Thang đánh giá kết quả khảo sát về GVCN và phát triển

đội ngũ GVCN 63Bảng 2.4 Nhận thức về vai trò của đội ngũ GVCN trường THCS 64Bảng 2.5 Số lượng, trình độ đào tạo, thâm niên công tác của đội ngũ

GVCN ở trường THCS ở địa bàn khảo sát 65Bảng 2.6 Kết quả đánh giá phẩm chất nhà giáo của GVCN 67Bảng 2.7 Kết quả đánh giá năng lực chuyên môn của GVCN 69Bảng 2.8 Kết quả đánh giá năng lực nghiệp vụ của GVCN 71Bảng 2.9 Kết quả đánh giá năng lực xây dựng kế hoạch CNL của GVCN72Bảng 2.10 Kết quả đánh giá năng lực quản lý hoạt động học tập của GVCN

73Bảng 2.11 Kết quả đánh giá năng lực quản lý HS của GVCN 75Bảng 2.12 Kết quả đánh giá năng lực quản lý tổ chức, hành chính lớp học

của GVCN 76Bảng 2.13 Kết quả đánh giá năng lực quản lý cơ sở vật chất, thiết bị

dạy học của GVCN 77Bảng 2.14 Kết quả đánh giá năng lực xây dựng tập thể lớp của GVCN 78Bảng 2.15 Kết quả đánh giá năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục

của GVCN 79Bảng 2.16 Kết quả đánh giá năng lực giáo dục cá biệt của GVCN 80Bảng 2.17 Kết quả đánh giá năng lực tổ chức, phối hợp các lực lượng

giáo dục của GVCN 82Bảng 2.18 Kết quả đánh giá năng lực xây dựng môi trường giáo dục

của GVCN 83Bảng 2.19 Kết quả đánh giá năng lực tư vấn tâm lý học đường cho

học sinh của GVCN 85Bảng 2.20 Kết quả đánh giá năng lực hiểu HS của GVCN 87

Trang 12

Bảng 2.22 Kết quả đánh giá năng lực tự hoàn thiện bản thân của GVCN 89

Bảng 2.23 Đánh giá chung về năng lực của GVCN 90

Bảng 2.24 Nhận thức về sự cần thiết phải phát triển đội ngũ GVCN theo tiếp cận năng lực 92 Bảng 2.25 Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ GVCN theo tiếp cận năng lực 93 Bảng 2.26 Lựa chọn và sử dụng đội ngũ GVCN theo tiếp cận năng lực 95

Bảng 2.27 Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVCN theo tiếp cận năng lực 97

Bảng 2.28 Đánh giá đội ngũ GVCN theo tiếp cận năng lực 100

Bảng 2.29 Thiết lập môi trường thuận lợi để đội ngũ GVCN phát huy tốt vai trò của mình 101

Bảng 2.30 Ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển đội ngũ GVCN 103

Bảng 3.1 Tổng hợp các đối tượng khảo sát 140

Bảng 3.2 Đánh giá sự cấp thiết của các giải pháp đề xuất 140

Bảng 3.3 Đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất 142

Bảng 3.4 Kết quả tương quan giữa sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 143

Bảng 3.5 Kết quả khảo sát trình độ đầu vào về kiến thức của GVCN ở trường THCS 147

Bảng 3.6 Bảng phân phối tần số F về số GVCN ở trường THCS đạt điểm Xi (đầu vào) 147

Bảng 3.7 Khảo sát trình độ đầu vào về KN của GVCN ở trường THCS 148

Bảng 3.8 Bảng phân phối tần số F về số GVCN ở trường THCS đạt điểm Xi sau TN 149

Bảng 3.9 Bảng tần suất kết quả kiểm tra đầu vào và sau TN về kiến thức của GVCN ở trường THCS 150

Bảng 3.10 Phân bố tần suất f i và tần suất tích luỹ f i về kiến thức của GVCN ở trường THCS trước TN và sau TN 150

Bảng 3.11 Kết quả về trình độ KN của GVCN ở trường THCS sau TN 152

Trang 13

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Phân bố tần suất f i về kiến thức của GVCN ở trường

THCS trước TN và sau TN 151Biểu đồ 3.2 Tần suất tích lũy f i về kiến thức của GVCN ở trường

THCS trước TN và sau TN 151Biểu đồ 3.3 So sánh kết quả về trình độ KN của GVCN ở trường

THCS trước TN và sau TN 154

Trang 14

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Nghị quyết số 29/NQ-TW của BCHTW Đảng đã xác định, mụctiêu đổi mới GDPT là “tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩmchất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướngnghề nghiệp cho học sinh Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọnggiáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, nănglực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Phát triển khảnăng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời” [4]

Để thực hiện mục tiêu trên, GDPT cần đổi mới một cách căn bản, toàndiện trên tất cả phương diện: từ nội dung, chương trình đến phương pháp,hình thức tổ chức giáo dục, đánh giá kết quả học tập của HS; từ quản lý giáodục đến phát triển đội ngũ GV, CBQL Trong đó, phát triển đội ngũ GV,CBQL được xem là giải pháp trung tâm, có ảnh hưởng quyết định đến chấtlượng GDPT

1.2 Từ năm học 2020 - 2021, GDPT chính thức thực hiện chương trình

và sách giáo khoa mới, theo hướng phát triển toàn diện năng lực và phẩm

chất người học, đảm bảo hài hòa giữa “dạy chữ”, “dạy người” và từng bước

dạy nghề Chương trình và sách giáo khoa mới tạo áp lực lớn đối với đội ngũ

GV nói chung, GVCN trường THCS nói riêng; đòi hỏi đội ngũ này không chỉphải đổi mới phương pháp, hình thức dạy học mà còn phải đổi mới cách thức

tổ chức cũng như quan tâm đến hoạt động học tập hàng ngày của HS

1.3 HS lứa tuổi THCS là một giai đoạn phát triển trong cuộc đời của

một con người Đây là giai đoạn được xem là “khủng hoảng” trong sự phát triển tâm, sinh lý; kèm theo các biểu hiện “khó dạy, khó bảo” So với 10 năm

trước đây, đời sống tâm lý của HS lứa tuổi THCS đã có nhiều thay đổi màkhông phải GVCN nào cũng có thể nhận ra, đó là: Nhu cầu được tự do và tựlập cao; muốn được tôn trọng một cách đầy đủ; thách thức thẩm quyền củacha mẹ và thầy, cô giáo; nhận ra được khuyết điểm của cha mẹ và thầy, cô

Trang 15

giáo Bên cạnh đó, tác động của xã hội đến với HS ngày càng đa chiều hơn,bao gồm cả tác động tích cực đan xen những tác động tiêu cực, nhiều khi khóphân biệt một cách rạch ròi.

Trong bối cảnh đó, để giáo dục HS lứa tuổi THCS một cách hiệu quả,đòi hỏi GVCN phải có những năng lực và phẩm chất mới

1.4 GVCN là nhà giáo được giao trách nhiệm quản lý, giáo dục mộtlớp HS trong trường THCS Vì thế GVCN được xem là “linh hồn của lớphọc, là người cố vấn đáng tin cậy dẫn dắt, định hướng, giúp HS vươn lên tựhoàn thiện và phát triển nhân cách” [56] Trong bối cảnh đổi mới GDPT hiện

nay, khi vai trò của người GV có sự thay đổi căn bản, từ chỗ là “người truyền thụ tri thức có sẳn” sang đóng vai trò của người trọng tài, cố vấn cho hoạt động nhận thức của HS thì vai trò của người GVCN trường THCS cũng có

những thay đổi căn bản GVCN phải chăm lo sự phát triển toàn diện nhâncách HS lớp mình phụ trách để các em không chỉ được phát triển về trí năng

mà còn được phát triển cả về thể năng và tâm năng; không chỉ được pháttriển về mặt NL mà còn được phát triển cả về mặt phẩm chất Khi triển khaithực hiện chương trình và sách giáo khoa mới, GVCN còn là người tổ chứccác hoạt động trải nghiệm cho HS Những thay đổi trong vai trò dẫn đếnnhững thay đổi trong LĐSP của người GVCN và đặt họ trước những thách

thức lớn LĐSP của GVCN ngày càng được “tích hợp” và “phân hóa” đậm

nét Tích hợp, khi tổ chức một hoạt động giáo dục bất kỳ, GVCN phải hướngđến việc thực hiện nhiều mục tiêu phát triển khác nhau đối với HS, nhất làphát triển những phẩm chất, năng lực công dân cho HS Phân hóa, khi chú ýđến từng HS với những đặc điểm cá nhân khác biệt; tạo cơ hội bình đẳng cho

sự phát triển của tất cả HS

1.5 Hiện nay, công tác GVCN ở trường THCS còn nhiều hạn chế mànguyên nhân chủ yếu là do GVCN chưa được đào tạo, bồi dưỡng một cáchđầy đủ, hệ thống để có những năng lực cần thiết, nhất là những năng lưc như:năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; năng lực quản lý lớp học; năng lực giáo dục

HS Vì thế, phát triển đội ngũ GVCN trường THCS theo tiếp cận năng lực

Trang 16

vừa có ý nghĩa cấp thiết, vừa có ý nghĩa lâu dài; đảm bảo sự vững chắc chođội ngũ này.

Từ những lý do trên, đề tài: “Phát triển đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực” đã được chọn để làm luận án

tiến sĩ, chuyên ngành Quản lý giáo dục

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp pháttriển đội ngũ GVCN ở trường THCS theo tiếp cận năng lực; đáp ứng yêu cầuđổi mới căn bản, toàn diện GDPT

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Đội ngũ GVCN ở trường THCS trong giai đoạn hiện nay

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động phát triển đội ngũ GVCN ở trường THCS theo tiếp cậnnăng lực

4 Giả thuyết khoa học

Đội ngũ GVCN ở trường THCS hiện nay còn chưa đáp ứng được yêucầu đổi mới GDPT Nguyên nhân của hạn chế trên là do đội ngũ GVCN ởtrường THCS chưa được phát triển một cách có cơ sở khoa học và phù hợpvới thực tiễn Nếu đề xuất và thực hiện được các giải pháp phát triển đội ngũGVCN ở trường THCS theo tiếp cận năng lực trên tất cả các phương diện(xây dựng kế hoạch, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, đãi ngộ ) thì cóthể đáp ứng yêu cầu về số lượng, cơ cấu và nâng cao chất lượng của đội ngũnày

5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của phát triển đội ngũ GVCN ở trườngTHCS theo tiếp cận năng lực

5.1.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của phát triển đội ngũ GVCN ở

trường THCS theo tiếp cận năng lực trên địa bàn TP Hồ Chí Minh

Trang 17

5.1.3 Đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ GVCN ở trường trunghọc cơ sở theo tiếp cận năng lực; khảo sát sự cấp thiết, tính khả thi và thửnghiệm các giải pháp đề xuất.

5.2 Phạm vi nghiên cứu

- Đề tài tập trung nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũGVCN ở trường THCS theo tiếp cận năng lực với chủ thể quản lý chính là

Trưởng phòng GD&ĐT quận/huyện và Hiệu trưởng trường THCS

- Khảo sát thực trạng và thử nghiệm các giải pháp đề xuất ở các trường THCS tại TP Hồ Chí Minh

- Thời gian khảo sát thực trạng và thử nghiệm các giải pháp đề xuất trong các năm học 2017-2018 và 2018-2019

6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp luận

6.1.1 Quan điểm tiếp cận hệ thống - cấu trúc

Quan điểm này đòi hỏi khi nghiên cứu thực trạng, đề xuất giải phápphát triển đội ngũ GVCN ở trường THCS theo tiếp cận năng lực phải xem xétđối tượng trong trạng thái vận động và phát triển một cách toàn diện, nhiềumặt, nhiều mối quan hệ, trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể để tìm rabản chất và quy luật vận động của đối tượng

6.1.2 Quan điểm tiếp cận năng lực

Tiếp cận năng lực là một xu thế mới của giáo dục hiện đại, tập trungvào việc hình thành ở người học những năng lực theo chuẩn đầu ra Trongphát triển đội ngũ GVCN ở trường THCS theo tiếp cận năng lực đòi hỏi phảihình thành ở đội ngũ này những năng lực cần thiết, đáp ứng tốt yêu cầu củacông tác CNL ở trường THCS

6.1.3 Quan điểm tiếp cận phát triển nguồn nhân lực

Phát triển đội ngũ GVCN ở trường THCS là phát triển nguồn nhân lựcquan trọng của hệ thống giáo dục nói chung, trường THCS nói riêng Vì thế,phát triển đội ngũ GVCN ở trường THCS phải dựa trên mục đích, yêu cầu,nội dung và phương pháp phát triển nguồn nhân lực; đồng thời phải dựa trênđặc trưng lao động sư phạm của GVCN ở trường THCS

Trang 18

6.1.4 Quan điểm thực tiễn

Quan điểm này đòi hỏi quá trình nghiên cứu phải bám sát thực tiễn củacác trường THCS; phát hiện được những mâu thuẫn, những khó khăn củathực tiễn để đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ GVCN trường THCStheo tiếp cận năng lực có cơ sở khoa học và có tính khả thi

6.2 Phương pháp nghiên cứu

6.2.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

6.2.1.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

Phương pháp này được sử dụng để phân tích, tổng hợp tài liệu có liênquan đến GVCN trường THCS và phát triển đội ngũ GVCN trường THCS,làm cơ sở để khảo sát thực trạng, đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũGVCN trường THCS theo tiếp cận năng lực

6.2.1.2 Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập

Phương pháp này được sử dụng để rút ra những khái quát, nhận định riêng vềcác vấn đề nghiên cứu, trước hết là các khái niệm cơ bản của đề tài, từ những

quan điểm, quan niệm độc lập 6.2.1.3 Phương pháp mô hình hóa

Phương pháp này được sử dụng để xây dựng mô hình (lý luận và thực tiễn)

về đối tượng nghiên cứu, từ đó tìm ra bản chất vấn đề mà đề tài cần đạt được.

6.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xâydựng cơ sở thực tiễn của đề tài Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu thựctiễn có các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:

6.2.2.1 Phương pháp điều tra

Phương pháp này sử dụng để tìm hiểu sâu thêm các vấn đề về thựctrạng phát triển đội ngũ GVCN trường THCS theo tiếp cận năng lực thôngqua việc trao đổi trực tiếp với các đối tượng điều tra

6.2.2.2 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục

Phương pháp này sử dụng để thu thập các thông tin thực tế về đội ngũGVCN trường THCS và kinh nghiệm phát triển đội ngũ GVCN trườngTHCS trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và cả nước

Trang 19

6.2.2.3 Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động

Phương pháp này sử dụng để nghiên cứu các sản phẩm hoạt động của GVCN, CBQL trường THCS, TP Hồ Chí Minh liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

6.2.2.4 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Phương pháp này sử dụng để thu thập, xin ý kiến các chuyên gia vềvấn đề nghiên cứu, tăng độ tin cậy của kết quả điều tra

6.2.2.5 Phương pháp thực nghiệm

Phương pháp này sử dụng để thử nghiệm giải pháp đề xuất vào thựctiễn phát triển đội ngũ GVCN theo tiếp cận năng lực tại các trường THCS,

TP Hồ Chí Minh

6.2.3 Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng các công thức thống kê để xử lý dữ liệu thu được, phân tích vàđưa ra kết quả nghiên cứu của luận án

7 Những luận điểm cần bảo vệ

7.1 Phát triển đội ngũ GVCN ở trường THCS là nhằm làm cho đội ngũnày đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và nâng cao chất lượng Vì vậy, đểphát triển đội ngũ GVCN ở trường THCS có hiệu quả cần theo tiếp cận nănglực, đó là cách tiếp cận mà từ xây dựng kế hoạch phát triển đến bồi dưỡng,đánh giá đội ngũ GVCN ở trường THCS phải dựa trên năng lực/khung nănglực của chính đội ngũ này

7.2 Đội ngũ GVCN ở trường THCS hiện nay về cơ bản đã làm trònchức năng, nhiệm vụ của mình nhưng trước yêu cầu đổi mới GDPT còn cónhững hạn chế nhất định mà nguyên nhân chủ yếu là do đội ngũ này chưađược phát triển theo tiếp cận năng lực

7.3 Lập kế hoạch phát triển đội ngũ GVCN phù hợp với quy mô củanhà trường và năng lực của giáo viên; xây dựng đội ngũ GVCN cốt cán cósức lan tỏa và hỗ trợ đồng nghiệp; tổ chức bồi dưỡng đội ngũ GVCN theokhung năng lực; đánh giá đội ngũ GVCN theo khung năng lực và thực hiện sựđiều chỉnh, cải tiến; tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để đội ngũ GVCNphát huy, phát triển năng lực làm công tác CNL của mình là những giải

Trang 20

pháp chủ yếu để phát triển hiệu quả đội ngũ GVCN ở trường THCS theo tiếpcận năng lực.

8 Đóng góp mới của luận án

8.1 Bổ sung, hoàn thiện những vấn đề lý luận của đề tài, trên cơ sở làm rõtổng quan nghiên cứu vấn đề, các khái niệm cơ bản; đặc biệt đã xem xét vị trí,vai trò; yêu cầu về phẩm chất và năng lực của GVCN ở trường THCS; cũng nhưphát triển đội ngũ này theo một hướng tiếp cận mới so với trước đây

8.2 Xây dựng được khung năng lực của GVCN ở trường THCS trongbối cảnh đổi mới giáo dục

8.3 Việc khảo sát toàn diện, đầy đủ thực trạng phát triển đội ngũGVCN ở trường THCS trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã đem lại những đánhgiá khách quan về đội ngũ này làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các giảipháp của đề tài

8.4 Các giải pháp đề xuất của đề tài không chỉ có khả năng vận dụng vàophát triển đội ngũ GVCN ở trường THCS theo tiếp cận năng lực trên địa bàn TP

Hồ Chí Minh mà còn có thể vận dụng vào phát triển đội ngũ GVCN ở trườngTHCS theo tiếp cận năng lực trên các địa bàn khác, trên phạm vi cả nước

8.5 Luận án đã xây dựng được Chương trình bồi dưỡng GVCN ở trường THCS theo tiếp cận năng lực có cơ sở khoa học, có tính khả thi.

Chương 2: Cơ sở thực tiễn của phát triển đội ngũ giáo viên chủ nhiệm

ở trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận năng lực

Chương 3: Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường

trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực

Trang 21

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC

1.1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

1.1.1 Các nghiên cứu về giáo viên chủ nhiệm trường phổ thông

1.1.1.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Trong các công trình nghiên cứu của mình, nhiều tác giả đã nhấn mạnh

vị trí, vai trò quan trọng của GVCN

Theo tác giả Qi Shi & Leuwerke W.C [82], GVCN có vai trò rất quantrọng trong nhà trường và có ảnh hưởng lớn đối với HS Khi ai đó nhìn lạiquãng thời gian đi học của mình, người đầu tiên họ nghĩ đến chính là GVCNcủa mình

Tác giả Rhodes L.N [83] cho rằng, làm GVCN là một công việc khókhăn và tốn nhiều thời gian, nhưng rất được tôn trọng trong nhà trường vàtrong xã hội; trong nhiều trường hợp GVCN và lớp chủ nhiệm tương tác nhưmột gia đình lớn, do đó HS chịu ảnh hưởng đáng kể từ cách hành xử củaGVCN

Tác giả Tsenkharla M.S [87] đã chỉ ra các vai trò của GVCN: Duy trì

kỷ luật, sĩ số, trật tự và an toàn của lớp học; Giao nhiệm vụ cho HS; Xây dựngtinh thần đồng đội và tình bạn giữa HS; Tư vấn tâm lý cho HS; Xác định cácvấn đề và nhu cầu của HS; Thiết lập mối quan hệ GV - HS tích cực; Thựchành và khuyến khích sử dụng hiệu quả thời gian trong lớp học; Cung cấp hỗtrợ học tập cá nhân để giúp HS thành công; Giao tiếp với phụ huynh/ngườigiám hộ để trao đổi về sự tiến bộ/ thiếu hụt của con em họ, các hoạt động và

kỳ vọng

Theo tác giả Tharby A [86], người GVCN hiệu quả phải đáp ứng tốt 6vai trò: Hình mẫu về sự chuẩn mực; Giúp HS cảm thấy thoải mái trong họctập và sinh hoạt; Tạo nên mối quan hệ tích cực giữa HS với mọi người xung

Trang 22

quanh và thúc đẩy sự tôn trọng lẫn nhau; Lắng nghe HS từ những vấn đề nhỏnhặt nhất; Định hướng thành công cho HS thông qua con đường học tập;Khuyến khích HS tranh luận về những điều thiết thân đối với các em tronghiện tại và tương lai; Khuyến khích HS đọc sách giải trí và nâng cao khả nănghọc tập.

Như vậy, tuy cách diễn đạt khác nhau nhưng các tác giả được đề cập tới

ở trên đều thống nhất khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của GVCN, cho dù nhà trường hiện đại có nhiều thay đổi

Cùng với nghiên cứu vị trí, vai trò của GVCN, nhiều tác giả còn nghiêncứu về chức năng, nhiệm vụ của GVCN trường phổ thông

Theo Qi Shi & Leuwerke W.C [82], GVCN ở trường phổ thông có cácchức năng, nhiệm vụ chính sau đây: Lãnh đạo, tổ chức, quản lý lớp học mìnhchủ nhiệm theo đúng các quy định của nhà trường và nhà nước; Hướng dẫn,trợ giúp HS trong mọi mặt học tập và đời sống tinh thần, xã hội; Giáo dục đạođức, kỷ luật, tư tưởng cho HS; Cùng chia sẻ mọi trách nhiệm nuôi dưỡng,dạy dỗ trẻ em với cha mẹ HS; Trợ giúp lãnh đạo nhà trường trong việc thựchiện kế hoạch giảng dạy và các chính sách, biện pháp giáo dục; Thực hiện cácchức năng tư vấn tâm lý, tình cảm nghề nghiệp, cuộc sống cho HS

Tác giả Wang G [90] nhấn mạnh, một người GVCN tuyệt vời sẽ xâydựng những mối quan hệ tích cực giữa tất cả HS trong lớp; dùng thời gian chủnhiệm của mình để củng cố tinh thần đoàn kết và truyền cảm hứng học tậpcho HS; khuyến khích một môi trường có sự tôn trọng lẫn nhau, cũng nhưquan tâm thường xuyên, hết mức có thể đến từng cá nhân HS; thiết lập mốiliên hệ quan trọng giữa HS, nhà trường và phụ huynh

Theo Vitale J.A [89], GVCN không chỉ chịu trách nhiệm về HS củamình trong thời gian học tập trên lớp mà ngay cả thời gian HS sinh hoạt ngoàiphạm vi nhà trường; đồng thời GVCN cũng có nhiệm vụ xây dựng và duy trìbầu không khí cộng đồng tích cực trong lớp học để mọi HS có cơ hội hiểu biết

và gần gũi nhau; phát hiện các vấn đề, khó khăn của HS và phối hợp với cán

bộ tư vấn để giải quyết

Trang 23

Qua các công trình nghiên cứu nói trên, các tác giả đều thống nhất ởnhững chức năng, nhiệm vụ cơ bản của GVCN trường phổ thông, đó là quản

lý toàn diện HS của một lớp học; xây dựng tập thể lớp vững mạnh; tư vấn tâm

lý, giúp đỡ HS trong học tập và sinh hoạt; làm cầu nối giữa nhà trường với

HS và phụ huynh

1.1.1.2 Các công trình nghiên cứu ở trong nước

Các tác giả Nguyễn Văn Hộ [30], Nguyễn Dục Quang [51], PhanThanh Long [46] trong công trình nghiên cứu của mình đều khẳng định vịtrí, vai trò quan trọng của GVCN ở trường phổ thông Có thể khái quát từnghiên cứu của các tác giả nói trên về vị trí, vai trò quan trọng của GVCN ởtrường phổ thông qua một số nhận định sau đây:

Thứ nhất: GVCN là người thiết kế tổ chức quan hệ phối hợp các lực

lượng trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện,phát triển tiềm năng của xã hội và nhà trường, phát huy tốt nhất, tối đa khảnăng của HS để họ trở thành chủ thể của sự phát triển nhân cách

Thứ hai: GVCN chiếm vị trí trung tâm, trụ cột trong quá trình giáo dục

HS, là linh hồn của lớp học, là người cố vấn đáng tin cậy dẫn dắt, định hướnggiúp HS biết vươn lên tự hoàn thiện và phát triển nhân cách

Thứ ba: GVCN là người đại diện quyền lợi, nguyện vọng chính đáng

của tập thể HS, là “cầu nối” giữa các lớp với Hiệu trưởng và các thầy cô giáo

Thứ tư: GVCN có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển nhân cách HS;

HS càng nhỏ tuổi thì vai trò và ảnh hưởng của GVCN càng lớn

Thứ năm: GVCN là người chịu trách nhiệm chính và trực tiếp kết quả

học tập, rèn luyện của HS lớp mình phụ trách; có ảnh hưởng to lớn đến sựphát triển nhân cách HS

Từ các nghiên cứu nói trên cho thấy, GVCN có vị trí, vai trò và có ảnhhưởng lớn đến giáo dục HS trong nhà trường phổ thông

Chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu đối với GVCN trường phổ thông cũngđược các tác giả trong nước quan tâm nghiên cứu

Theo tác giả Hà Nhật Thăng, Nguyễn Dục Quang, Nguyễn Thị Kỉ [57],

Trang 24

sau mấy trăm năm (kể từ thời J.A Cômenxki), chức năng cơ bản nhất củaGVCN vẫn là đại diện của hiệu trưởng quản lý hoạt động học tập, sinh hoạtcủa một lớp học trong nhà trường Tuy nhiên, nội hàm của chức năng cơ bảnnhất này đã có những thay đổi quan trọng.

Tác giả Hà Nhật Thăng [59] đã so sánh chức năng, nhiệm vụ củaGVCN trước đây và hiện nay; từ đó chỉ ra những điểm khác biệt về chứcnăng, nhiệm vụ của GVCN trước đây và hiện nay, đó là: Cố vấn cho HStrong tổ chức các hoạt động giáo dục; phối hợp với các lực lượng xã hội tạođiều kiện không gian, thời gian cho HS học tập, rèn luyện; giúp HS và tập thểlớp tự đánh giá quá trình rèn luyện theo mục tiêu giáo dục; phát hiện năngkhiếu và sở thích của HS; kế hoạch hóa việc tổ chức bồi dưỡng, rèn luyện các

kỹ năng cho HS, nhất là những kỹ năng sống; xây dựng Hội cha mẹ HS thànhlực lượng tham gia trực tiếp vào các hoạt động của lớp chủ nhiệm

Xuất phát từ những vấn đề đang nổi lên trong đời sống học đường của

HS hiện nay, tác giả Phạm Minh Hùng [33] đã nêu lên 5 chức năng, nhiệm vụcủa GVCN: GVCN là người tháo gỡ những “xung đột” trong các nhóm HS;GVCN là người định hướng dư luận cho tập thể lớp học; GVCN là người tưvấn tâm lý cho học sinh; GVCN là người định hướng giá trị cho HS

Cùng với các nghiên cứu về chức năng, nhiệm vụ của GVCN, một sốtác giả cũng nghiên cứu về yêu cầu đối với GVCN trong giai đoạn hiện nay

Tác giả Phạm Khắc Chương, Hồ Thị Nhật [13] cho rằng, GVCNtrường phổ thông phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: Có đạo đức nghề nghiệp;thường xuyên phải bồi dưỡng kiến thức văn hóa khoa học để đáp ứng yêucầu nâng cao chất lượng dạy học trong xã hội hiện đại; có nhiệt tình và kỹnăng hoạt động xã hội; có khả năng hợp tác, đoàn kết thực hiện mục tiêu giáodục, đào tạo thế hệ trẻ; bảo vệ sự tôn vinh của nghề thầy giáo

Các tác giả khác như Bùi Thị Loan, Nguyễn Thành Vân [45] đã đưa ranhững yêu cầu đối với người GVCN trường phổ thông trong giai đoạn hiệnnay, đó là: Yêu nghề, yêu trẻ; lòng nhân ái, vị tha của người thầy giáo; rènluyện kỹ năng hoạt động xã hội

Trang 25

Tác giả Hà Văn Hải [24] lại phác họa mô hình người GVCN trườngphổ thông thời kì đổi mới giáo dục, với những yêu cầu về phẩm chất năng lực

như sau: 1) Về phẩm chất: Niềm tin vào cuộc sống và xã hội; sự đồng cảm

với con người; có thế giới quan khoa học, có lý tưởng nghề nghiệp trongsáng, có lòng yêu nghề; công bằng và khéo léo đối xử sư phạm; có tình yêuthương HS và say mê nghề nghiệp; luôn là tấm gương sáng cho mọi ngườinoi theo; tính cởi mở, lòng vị tha, chân thành; năng động trong cuộc sống;kiên định về đạo đức; tự chủ và tự kiềm chế; yêu cầu cao đối với bản thân và

HS 2) Về năng lực: độc lập, tự chủ, sáng tạo trong hoạt động sư phạm; chuẩn đoán nhu cầu và đặc điểm đối tượng; thiết kế, tổ chức thực hiện, đánh

giá kết quả thực hiện kế hoạch dạy học và giáo dục

1.1.2 Các nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trường phổ thông

1.1.2.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Làm thế nào để phát triển đội ngũ GVCN trường phổ thông một cách

có hiệu quả? Đó là câu hỏi được đặt ra trong rất nhiều công trình nghiên cứucủa các tác giả nước ngoài về GVCN

Theo Ross McGill [85], việc thiếu bồi dưỡng cho giáo viên về công tácCNL có thể gây nên nhiều khó khăn, đặc biệt là với các giáo viên mới Cónhiều việc GVCN phải làm hơn là chỉ xuất hiện mỗi buổi sáng và điểm danh.McGill cho rằng, một ngôi trường tốt sẽ có các hướng dẫn về công tác CNL,nhưng phần lớn chỉ là các buổi tập huấn về an toàn, chuyên cần và kỉ luật HS

Vì thế, chất lượng GVCN có sự khác biệt rất lớn Có GVCN tạo nên đượcmối quan hệ thân tình với cả lớp; nhưng có GVCN lại không làm được điều

đó, trong khi họ vẫn phải đối mặt với lớp này trong cả năm học

Từ đó, theo Ross McGill, để công tác CNL đạt hiệu quả, phải phát triển

ở GVCN các năng lực sau đây: 1) Quản lý lớp (Đảm bảo HS tuân thủ nội quy;kiểm tra chuyên cần của HS; tìm hiểu lý do dẫn đến việc vắng mặt, đi trễ của HS

và phải chú ý đến việc này có lặp đi lặp lại không ); 2) Tạo mối liên hệ với giađình HS (Tìm hiểu cách thức liên lạc với phụ huynh càng sớm càng

Trang 26

tốt và cung cấp các thông tin cho phụ huynh một cách thường xuyên; việcliên lạc với phụ huynh phải áp dụng cho toàn bộ HS chứ không chỉ cáctrường hợp cá biệt và đảm bảo không làm ảnh hưởng đến các công việc kháccủa GVCN ); 3) Giải quyết những vấn đề rắc rối (Nói chuyện riêng với HSđang gặp vấn đề khó khăn hoặc có biểu hiện, cư xử bất thường; hướng dẫncho các em nhận lời tư vấn từ các nguồn thích hợp; liên hệ với cha mẹ các emhoặc báo cáo cho nhà trường nếu thấy có nguy cơ xảy ra các sự việc nghiêmtrọng ); 4) Xây dựng mối quan hệ với các đồng nghiệp khác (Khuyến khíchcác GV khác phản ánh tình hình HS lớp chủ nhiệm; tham khảo ý kiến của các

GV khác về giáo dục HS cá biệt ); 5) Xây dựng truyền thống (Phải làm sao

để HS thấy chúng không phải là các cá nhân riêng lẻ được nhét chung vàomột chỗ, mà là một tập thể thống nhất, trong đó mọi thành viên đều có thể đạtkết quả tốt, bất kể sức học của chúng như thế nào; phải làm cho lớp học nhưmột gia đình mở rộng của GVCN )

Theo tác giả Kokemuller N [75], khi phát triển đội ngũ GVCN cần chú

ý phát triển các phẩm chất đặc trưng của người GVCN như sự sẵn sàng, tận tụy, cảm thông, chia sẻ và hết lòng vì HS

Tác giả Black P &Wiliam D [72] khẳng định trách nhiệm của Hiệutrưởng trường phổ thông đối với phát triển đội ngũ GVCN Theo các tác giảnày, để công tác CNL trong trường phổ thông được triển khai đạt kết quả cao,GVCN cần phải có đầy đủ các năng lực và phẩm chất cần thiết Những năng lực

và phẩm chất này của GVCN, một phần được hình thành trong quá trình

đào tạo ở trường sư phạm nhưng chủ yếu được phát triển trong hoạt độnghàng ngày với HS lớp chủ nhiệm Hiệu trưởng trường phổ thông chính làngười hướng dẫn và chịu trách nhiệm đối với sự phát triển đội ngũ GVCN

Theo tác giả Robbin P &Harve B [84], người Hiệu trưởng phải biếtlắng nghe tâm tư, nguyện vọng của GVCN; phải chỉ dẫn những công việc màGVCN cần phải làm; phải thường xuyên động viên, khuyến khích GVCNtrong công việc

Nghiên cứu về phát triển đội ngũ GVCN, các tác giả Bredeson P.V

Trang 27

[73], Lieberman A [76] và Little J.W [77] đã đưa ra các biện pháp để pháttriển đội ngũ này: Xem công tác CNL là nhiệm vụ chuyên môn bắt buộc đốivới tất cả GV; Phân công lớp chủ nhiệm phù hợp với khả năng của từng GV;Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập nâng cao năng lực làm công tác CNLcho GV trong từng năm học; Tăng cường khả năng xử lý tình huống trong lớphọc

Tóm lại: Trong những công trình nghiên cứu của các tác giả nướcngoài được đề cập tới đã nhấn mạnh sự cần thiết, nội dung, biện pháp và vaitrò của Hiệu trưởng đối với phát triển đội ngũ GVCN trường phổ thông

1.1.2.2 Các công trình nghiên cứu ở trong nước

Đây là vấn đề thu hút được sự quan tâm của nhiều tác giả trong nước ởnhững khía cạnh khác nhau

i) Sự cần thiết phải phát triển đội ngũ GVCN trường phổ thông

Công trình nghiên cứu của nhiều tác giả đều khẳng định sự cần thiết phảiphát triển đội ngũ GVCN trường phổ thông Các lý do được nêu lên cho sự cầnthiết phải phát triển đội ngũ GVCN trường phổ thông cũng rất đa dạng

Theo tác giả Nguyễn Thanh Bình [8], đó là những khó khăn mà GV gặpphải trong công tác CNL hiện nay: Uy tín của GV không có ảnh hưởng lớnnhư trước cùng với sự xuống cấp đạo đức trong ứng xử của HS đối với GV;GVCN trẻ nhiệt tình nhưng thiếu kiến thức và kinh nghiệm xử lý các tìnhhuống, nhất là lúng túng khi xử lý HS cá biệt; Xây dựng tập thể lớp đoàn kết,vững mạnh là một vấn đề không đơn giản đối với GVCN; Có những hiệntượng trước đây đã có (ý thức kém của HS trong học tập, lối sống, thẩmmĩ ) nhưng không nghiêm trọng và phức tạp như hiện nay; Quan hệ giữa

GV và HS thiếu tôn trọng và thân thiện; Các quy định, nội quy của nhàtrường chưa cập nhật, chưa chứa đựng những hành vi không mong đợi tiêucực của HS Sự phối, kết hợp giữa GVCN với Ban Giám hiệu, GV bộ môn vàcác đoàn thể trong trường còn nhiều vướng mắc, chồng chéo; Thời gian GVdành cho công tác CNL còn ít; Gia đình HS thiếu quan tâm đến con em mình;Công tác xã hội hóa giáo dục còn hạn chế

Trang 28

Một nghiên cứu khác [68] cũng chỉ ra sự cần thiết phải phát triển độingũ GVCN trường phổ thông là do đội ngũ này đang phải đứng trước nhữngthách thức từ sự đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT (từ chỗ là người quản lýhành chính một lớp học sang đóng vai trò của người chịu trách nhiệm chínhtrong sự phát triển toàn diện nhân cách HS; chăm lo phát hiện và bồi dưỡngnăng khiếu cho HS; định hướng nghề nghiệp cho HS); từ sự thay đổi của xãhội (xã hội của nền kinh tế tri thức; xã hội “mạng”; xã hội học tập ); từ sựthay đổi của HS (nhu cầu được tự do và tự lập cao; muốn được tôn trọng mộtcách đầy đủ; thách thức thẩm quyền của phụ huynh và giáo viên; nhận rađược khuyết điểm của phụ huynh và giáo viên ).

ii) Nội dung phát triển đội ngũ GVCN trường phổ thông

Về nội dung phát triển đội ngũ GVCN trường phổ thông, bên cạnh bồidưỡng các phẩm chất đạo đức - nghề nghiệp, nhiều công trình nghiên cứu đãtập trung làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về nâng cao năng lực củaGVCN trường phổ thông

Trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ trọng điểm (Mã số 79TĐ), nhóm tác giả của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã trình bày mộtcách khá hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn để nâng cao năng lực của GVCNtrường phổ thông

B2010-37-Trong tài liệu “Tăng cường năng lực làm công tác GVCN lớp ở trường THCS” [37], các tác giả Nguyễn Việt Hùng và Hà Thế Truyền cũng đã nêu ra

các năng lực cần được phát triển ở GVCN trường THCS: Năng lực xây dựng

kế hoạch công tác CNL; năng lực xây dựng tập thể lớp; năng lực tổ chức thựchiện các hoạt động giáo dục toàn diện HS; năng lực phối hợp các lực lượnggiáo dục; năng lực đánh giá kết quả rèn luyện của HS

Ở một nghiên cứu gần đây, tác giả Mạc Văn Trang [64] đã đưa ra khung năng lực của người GVCN trường phổ thông, bao gồm:

Thứ nhất: Năng lực chuyên môn (Nắm vững kiến thức cơ bản của môn

học; biết thiết kế môn học, các phần, chương, các bài học theo logic phát triển

để HS khám phá đối tượng; biết dạy cho HS cách học - tự học để chiếm lĩnh

Trang 29

đối tượng một cách chủ động, tích cực; Biết dạy học phân hóa, chú ý đến HS cábiệt; biết cách tổ chức HS học nhóm hiệu quả; biết tự học nâng cao trình độ ).

Thứ hai: Năng lực hiểu học sinh (Có hiểu biết về đặc điểm sinh lí, tâm

lí, xã hội của lứa tuổi HS; nắm vững phương pháp nghiên cứu đặc điểm HS;biết dự đoán sự phát triển của mỗi HS để có thể định hướng, tư vấn cho sựphát triển tối ưu ở mỗi em; biết rõ hoàn cảnh của HS cá biệt )

Thứ ba: Năng lực xây dựng tập thể lớp (Biết cùng HS xác định sứ

mệnh, mục tiêu và xây dựng kế hoạch phát triển của tập thể lớp; biết chọn rađược thủ lĩnh có uy tín thật sự đối với tập thể lớp; biết hướng dẫn cách làmviệc cho cán bộ lớp; biết xây dựng bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thểlớp )

Thứ tư: Năng lực giáo dục cá biệt (Hiểu được cá tính của từng HS; Biết được kiểu nhân cách của mỗi HS; Biết hoàn cảnh gia đình riêng tư của

mỗi HS; Biết được năng lực học tập, sở trường và triển vọng của mỗi HS )

Thứ năm: Năng lực tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục (Biết phối

hợp với các GV bộ môn để nắm được tình hình, kết quả học tập mỗi môn họccủa từng HS; Biết phối hợp với GVCN các lớp khác trong trường để tổ chứcnhững buổi sinh hoạt chung trong khối lớp hay toàn trường; Biết phối hợp vớicác lực lượng giáo dục khác để giáo dục HS )

Thứ sáu: Năng lực tự học, tự hoàn thiện (Biết tự học để nâng cao trình

độ chuyên môn nghiệp vụ; Biết tự nghiên cứu những tài liệu mới về tâm lýhọc, sư phạm học, xã hội học giáo dục để vận dụng vào nghiên cứu, thửnghiệm trong công tác CNL; Biết tự tổng kết từ thành công, thất bại trongcông tác CNL để rút kinh nghiệm và chia sẻ với đồng nghiệp )

1.1.3 Đánh giá chung

1.1.3.1 Những nội dung có thể kế thừa

Từ những nghiên cứu của các tác giả nước ngoài và trong nước, có thể

kế thừa những nội dung sau đây:

Thứ nhất: GVCN có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển nhân cách HS;

HS càng nhỏ tuổi thì vai trò và ảnh hưởng của GVCN càng lớn;

Trang 30

Thứ hai: Một người GVCN hiệu quả sẽ dùng phần lớn thời gian chủ

nhiệm của mình để xây dựng những mối quan hệ tích cực giữa tất cả HS tronglớp, củng cố tinh thần đoàn kết và truyền cảm hứng học tập cho HS;

Thứ ba: GVCN trường phổ thông đang đứng trước nhiều khó khăn, thách

thức cần phải được tháo gỡ, thông qua sự phát triển đúng hướng đội ngũ này;

Thứ tư: Phát triển đội ngũ GVCN trường phổ thông thực chất là phát

triển các năng lực đảm bảo cho công tác CNL đạt hiệu quả cao

Thứ năm: Hiệu trưởng trường phổ thông là người chịu trách nhiệm

chính đối với sự phát triển đội ngũ GVCN

1.1.3.2 Những nội dung còn chưa được đề cập nghiên cứu

1) Các nội dung về phát triển đội ngũ GVCN trường phổ thông mới chỉđược nghiên cứu trong các công trình về công tác CNL, quản lý CNL hoặc tăngcường năng lực làm công tác GVCN Rất ít các nghiên cứu cụ thể về phát triểnđội ngũ GVCN trường phổ thông, nhất là các nghiên cứu về phát triển đội ngũGVCN trường phổ thông nói chung, trường THCS nói riêng theo tiếp cận nănglực

2) Giải pháp phát triển đội ngũ GVCN trường phổ thông theo tiếp cậnnăng lực mới chỉ được đề cập sơ lược trong một số nghiên cứu gần đây về GVCN

Do đó, giải pháp phát triển đội ngũ GVCN trường phổ thông theo tiếp cận năng

lực hiện đang là vấn đề còn “bỏ ngỏ”, chưa được nghiên cứu.

1.1.3.3 Những nội dung luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết

Từ kết quả nghiên cứu tổng quan, luận án cần tập trung giải quyết những nội dung chủ yếu sau đây:

1) Nghiên cứu giải quyết những vấn đề lý luận về phát triển đội ngũ GVCN ở trường THCS theo tiếp cận năng lực

2) Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ GVCN ở trườngTHCS theo tiếp cận năng lực

Như vậy, nghiên cứu tìm kiếm giải pháp phát triển đội ngũ GVCN ởtrường THCS theo tiếp cận năng lực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dụctoàn diện của cấp học trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT và

Trang 31

hội nhập quốc tế là một vấn đề chưa được nghiên cứu sâu sắc, toàn diện vàmang tính cấp thiết.

Những kết quả nghiên cứu cũng như các vấn đề còn chưa được giảiquyết của các nhà khoa học trong và ngoài nước làm chỗ dựa quan trọng đểxây dựng cơ sở lý luận cho việc thực hiện đề tài luận án

1.2 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI

1.2.1 Giáo viên chủ nhiệm

Trong tiếng Việt, GV và nhà giáo là hai thuật ngữ được dùng với ýnghĩa như nhau để chỉ người “làm nghề dạy học”

Trong từ “nhà giáo”, từ “giáo” có nghĩa là dạy, chỉ bảo; từ “nhà” đượchiểu là người chuyên làm một nghề, một lĩnh vực hoạt động nào đó và đạtđược một trình độ nhất định Như vậy, người dạy học mà không chuyên,không thành nghề thì không phải là nhà giáo Còn người dạy học liên tục màkhông đạt đến một trình độ nào đó thì cũng không phải là nhà giáo

Theo Luật Giáo dục, nhà giáo “là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáodục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáodục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp nghề,trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp gọi là giáo viên Nhà giáo giảng dạy

ở cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng nghề gọi là giảng viên” [54], [55]

Như vậy, GV là người giảng dạy, giáo dục HS; là lực lượng cốt cán trong sự nghiệp GD&ĐT, là nhân vật trung tâm trong nhà trường, cùng với đội ngũ cán bộ quản lý quyết định chất lượng GD&ĐT, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục.

Trang 32

1.2.1.2 Giáo viên chủ nhiệm

Theo Từ điển Giáo dục học, GVCN là “nhà giáo được giao trách nhiệm

tổ chức, quản lí, giáo dục một lớp HS ngoài những giờ lên lớp của các GV bộmôn trong các nhà trường phổ thông” [26; tr.170]

Theo tác giả Mạc Văn Trang, GVCN là người “thay mặt nhà trườngquản lý, giáo dục HS; tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của lớp do mình phụtrách; phối hợp với các GV bộ môn của lớp và các lực lượng giáo dục kháctrong việc giáo dục HS” [63]

GVCN là một nhà quản lí - một nhà quản lí “không có dấu đỏ” Ở

trường phổ thông nói chung, ở trường THCS nói riêng, GVCN là linh hồncủa lớp học Nếu đội ngũ GV là lực lượng nòng cốt của sự nghiệp giáo dục

thì đội ngũ GVCN lại là lực lượng “nòng cốt của nòng cốt” GVCN là người

chịu trách nhiệm trước Ban giám hiệu và Hội đồng sư phạm nhà trường về

sự phát triển toàn diện nhân cách HS cũng như về mọi mặt giáo dục của lớpmình phụ trách GVCN là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết địnhquản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp GVCN làngười vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kếhoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của HS GVCN là người phối hợpvới các GV bộ môn quản lý HS trong lớp học tập, lao động, công tác GVCNcũng là người phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong trường, hội CMHS,

để làm tốt công tác dạy học, giáo dục HS trong lớp phụ trách

Như vậy, GVCN là người chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về tìnhhình học tập, rèn luyện của HS ở một lớp học; giữ mối liên hệ thường xuyêngiữa Ban giám hiệu với HS; đồng thời là người đảm bảo sự thống nhất cáclực lượng giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội

GVCN ở trường THCS là GV làm công tác CNL ở trường THCS, từ lớp

6 đến lớp 9 GVCN trường THCS có trách nhiệm tổ chức, quản lí, giáo dục mộtlớp HS; góp phần thực hiện mục tiêu của cấp học: “Giúp HS củng cố và pháttriển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở

và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT,trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” [54], [55]

Trang 33

1.2.1.3 Giáo viên chủ nhiệm cốt cán

GVCN cốt cán là những GV hoàn thành tốt công tác CNL ở trường phổthông; đồng thời có khả năng tổ triển khai các hoạt động bồi dưỡng, phát triểnnăng lực làm công tác CNL cho đồng nghiệp; phát hiện những tình huống, vấn

đề nảy sinh trong công tác CNL và tổ chức nghiên cứu tìm biện pháp giải quyết

Vai trò quan trọng nhất của GVCN cốt cán trong nhà trường phổ thông

là tạo nên sự lan tỏa và hỗ trợ đồng nghiệp GVCN cốt cán có những tố chấtnhất định về phẩm chất và năng lực so với các giáo viên khác Từ đó, xâydựng đội ngũ GVCN cốt cán được xem là một trong những giải pháp pháttriển đội ngũ GVCN trường THCS trong bối cảnh hiện nay

1.2.2 Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm

Trong lĩnh vực giáo dục, thuật ngữ đội ngũ được sử dụng để chỉ nhữngtập hợp người được phân biệt với nhau về chức năng trong hệ thống giáo dục

Ví dụ: đội ngũ giáo viên, đội ngũ giảng viên, đội ngũ cán quản lý trường học

1.2.2.2 Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm

Theo Điều lệ trường THCS, trường trung học phổ thông: Đội ngũGVCN là những người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trườngTHCS, trường THPT [11]

Như vậy, đội ngũ GVCN ở trường THCS là tập hợp những người làmviệc tại trường THCS, trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trongnhà trường, có cùng chung nhiệm vụ là thực hiện mục tiêu giáo dục THCS:

“Giúp HS củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có họcvấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật vàhướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc

đi vào cuộc sống lao động” [54], [55]

Trang 34

1.2.3 Phát triển đội ngũ giáo viên chủ nhiệm

1.2.3.1 Phát triển

Theo Từ điển tiếng Việt, phát triển là “biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ítđến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp” [69; tr.769]

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, phát triển là “phạm trù triết học chỉ

ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới Phát triển là mộtthuộc tính phổ biến của vật chất Mọi sự vật và hiện tượng của hiện thựckhông tồn tại trong trạng thái bất biến, mà trải qua một loạt các trạng thái từkhi xuất hiện đến lúc tiêu vong Phạm trù phát triển thể hiện một tính chấtchung của tất cả những biến đổi ấy Điều đó có nghĩa là bất kì một sự vật, mộthiện tượng, một hệ thống nào, cũng như cả thế giới nói chung không đơngiản chỉ có biến đổi, mà luôn luôn chuyển sang những trạng thái mới, tức lànhững trạng thái trước đây chưa từng có và không bao giờ lặp lại hoàn toànchính xác những trạng thái đã có, bởi vì trạng thái của bất kì sự vật hay hệthống nào cũng đều được quyết định không chỉ bởi các mối liên hệ bên trong,

mà còn bởi các mối liên hệ bên ngoài Nguồn gốc của phát triển là sự thốngnhất và đấu tranh của các mặt đối lập Phương thức phát triển là chuyển hoánhững thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất, và ngược lại theo kiểunhảy vọt Chiều hướng phát triển là sự vận động xoáy trôn ốc” [66]

Như vậy, phát triển là sự vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật.Mọi sự phát triển đều có nguồn gốc và theo một phương thức nhất định

1.2.3.2 Phát triển đội ngũ giáo viên chủ nhiệm

Phát triển đội ngũ GVCN nằm trong phát triển nguồn nhân lực nói chung,nguồn nhân lực cho giáo dục nói riêng Phát triển đội ngũ GVCN là đảm bảo chođội ngũ này đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu (độ tuổi, giới tính, trình độ) vànâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT Trong bối cảnh hiện nay,phát triển đội ngũ GVCN có ý nghĩa đặc biệt quan trọng

1.2.4 Phát triển đội ngũ giáo viên chủ nhiệm theo tiếp cận năng lực

1.2.4.1 Năng lực

Khái niệm NL được tiếp cận dưới các góc độ khác nhau, tùy thuộc cácngành khoa học, tuỳ thuộc vào bối cảnh và mục đích sử dụng các NL đó

Trang 35

Trước đây, trong Tâm lý học Xô viết (Liên Xô cũ), các nhà nghiên cứu đềuthống nhất cho rằng, NL không phải là một thuộc tính tâm lý duy nhất nào đó

mà là sự tổng hợp các thuộc tính tâm lý cá nhân, đáp ứng được những yêu cầucủa hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đó đạt được kết quả mong muốn [1]

Vấn đề NL lại tiếp tục nhận được sự quan tâm của nhiều tác giả từnhững năm 1980 trở lại đây Thuật ngữ NL cũng được xem xét đa chiều hơn

Theo tác giả Hoàng Hòa Bình [7] phần lớn định nghĩa về NL của cáctài liệu nước ngoài đều quy NL vào phạm trù khả năng (ability, capacity,possibility)

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế Thế giới (OECD) quan niệm NL

là “khả năng đáp ứng một cách hiệu quả những yêu cầu phức hợp trong một

bối cảnh cụ thể” [80]

Chương trình giáo dục trung học bang Quebec, Canada, năm 2004,

xem NL là một “khả năng hành động hiệu quả bằng sự cố gắng dựa trên nhiều

nguồn lực” [81]

Tremblay D cho rằng NL “là khả năng hành động, thành công và tiến

bộ dựa vào việc huy động và sử dụng hiệu quả tổng hợp các nguồn lực để đốimặt với các tình huống trong cuộc sống” [88; tr.5]

Theo Boyatzis R.E [71], NL như là một tổ hợp của kiến thức, kỹ năng,khả năng, động lực, niềm tin, giá trị và lợi ích của mỗi cá nhân

Còn theo tác giả Michelle R.Ennis [78], NL là khả năng áp dụng hoặc

sử dụng kiến thức, kỹ năng, hành vi và đặc điểm cá nhân để thực hiện thànhcông nhiệm vụ công việc quan trọng gắn với chức năng cụ thể, hoặc hoạtđộng trong một vai trò hay vị trí nhất định

Các tác giả khác, như Dooley, K E Paprock, I Sun và E G Gonzalez[74], P.A McLagan và D Suhadolnik [78]… cũng có đồng quan điểm trên

Ở Việt Nam, nhiều tài liệu, quy NL vào những thuộc tính cá nhân Theo

Từ điển Tiếng Việt, NL là phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con

người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao” [tr.660-661]

Trang 36

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, “NL là đặc điểm của cá nhân thểhiện mức độ thông thạo - tức là có thể thực hiện một cách thành thục và chắcchắn - một hay một số dạng hoạt động nào đó” [66].

Tác giả Phạm Minh Hạc xem NL là “một tổ hợp phức tạp những thuộctính tâm lý của mỗi người, phù hợp với những yêu cầu của một hoạt độngnhất định, đảm bảo cho hoạt động đó diễn ra có kết quả” [21; tr.334]

Tác giả Nguyễn Quang Uẩn xem NL là “tổ hợp các thuộc tính độc đáocủa cá nhân, phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảmbảo cho hoạt động đó có kết quả " [67; tr.178]

Còn theo tác giả Đặng Thành Hưng, NL là thuộc tính cá nhân cho phép

cá nhân thực hiện thành công hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốntrong những điều kiện cụ thể” [38]

Từ đó, theo tác giả Hoàng Hòa Bình, “giải thích NL là đặc điểm, phẩmchất hoặc thuộc tính của con người tỏ ra đúng hơn coi nó là một hoạt động”[7;tr.4]

Như vậy, NL là tổ hợp các thuộc tính tâm lý của cá nhân, được hìnhthành và phát triển trong một lĩnh vực hoạt động cụ thể Khái niệm NL sửdụng trong luận án của chúng tôi được hiểu là NL thực hiện, đó là việc sởhữu kiến thức, kỹ năng, thái độ và đặc điểm nhân cách mà một người cần có

để đáp ứng các yêu cầu của một nhiệm vụ cụ thể; nói cách khác, phải biết làm (know-how), chứ không chỉ biết và hiểu (know-what).

1.2.4.2 Tiếp cận năng lực

Tiếp cận năng lực xuất hiện tại Hoa Kỳ trong những năm 1970 và đượcxem xét dưới nhiều góc độ khác nhau: Tiếp cận năng lực dưới góc độ pháttriển nguồn nhân lực; tiếp cận năng lực dưới góc độ giáo dục và tiếp cận nănglực dưới góc độ quản lý

Trong luận án, vấn đề tiếp cận năng lực được xem xét dưới góc độphát triển nguồn nhân lực Cách tiếp cận này dựa theo yêu cầu, đặc điểm, biểuhiện về năng lực của người lao động (nhân lực) ở từng vị trí việc làm Cụ thể

ở đây là GVCN ở trường THCS

Trang 37

1.2.4.3 Phát triển đội ngũ giáo viên chủ nhiệm theo tiếp cận năng lực

Theo quan điểm của các chuyên gia Bộ Lao động Hoa kỳ (Employment and Training Administration), tiếp cận năng lực trong phát triển nguồn nhân

lực là phương pháp chuẩn hóa và điều khiển hành vi hoạt động của mỗingười GV để tạo ra sự khác biệt (nổi trội) về hiệu quả

Tác giả Đặng Quốc Bảo [5] cho rằng, phát triển đội ngũ GV theo tiếpcận NL là phương thức tích hợp ưu điểm và lợi thế từ các mô hình hoạt độngnghề nghiệp của người GV

Theo tác giả Nguyễn Minh Đường, để phát triển đội ngũ GV theo tiếpcận NL, trước hết cần phân tích, mô tả yêu cầu nhiệm vụ và tương ứng vớimỗi nhiệm vụ ấy cần đòi hỏi NL gì? (về giảng dạy, phát triển chuyên môn,nghiên cứu, hoạt động xã hội); từng NL cụ thể đạt yêu cầu ở cấp độ nào?(được mô tả ra sao) Từ đó, xác định các nhân tố có ảnh hưởng, tác động đếncác hoạt động phát triển đội ngũ GV [17]

Tiếp cận NL vận dụng vào phát triển đội ngũ GVCN ở trường THCS làmột phương pháp tiếp cận chuẩn hóa hệ thống các kiến thức, kỹ năng, thái độcần thiết mà người GVCN trường THCS cần phải có để thực hiện nhiệm vụcủa mình Cách tiếp cận này giúp các cơ sở giáo dục hiểu được NL của mỗiGVCN và đội ngũ GVCN và làm thế nào để giúp họ phát triển các NL đặctrưng để thực hiện vai trò, nhiệm vụ một cách tốt nhất

Xu hướng phát triển đội ngũ GV hiện đại ngày càng được nhiều quốc

gia vận dụng kết hợp 3 mô hình theo định hướng hành vi và công việc, theo quá trình hoạt động nghề nghiệp và theo cấu phần NL được gọi là phương thức tiếp cận NL.

Như vậy, phát triển đội ngũ GVCN ở trường THCS theo tiếp cận NL làmột phương pháp chuẩn hóa tích hợp các thành tố kiến thức, kỹ năng, thái độ tạothành một hệ thống chuẩn NL nghề nghiệp người GVCN trường THCS Để thựchiện phương thức quản lý phát triển đội ngũ GVCN trường THCS theo tiếp cậnnăng lực điều tiên quyết là cần có bộ chuẩn NL nghề nghiệp; tiếp đến là “chuẩnhóa” nội dung hoạt động quản lý phát triển đội ngũ GVCN theo tiến trình từ

Trang 38

khâu qui hoạch, kế hoạch phát triển, tuyển dụng, phân công sử dụng, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng GVCN, chính sách khen thưởng, đãi ngộ, tạo động lực cho đội ngũ …, tất cả đều dựa trên chuẩn NL nghề nghiệp người GVCN.

1.3 GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞTRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

1.3.1 Những khó khăn, thách thức đối với giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở trong bối cảnh hiện nay

1.3.1.1 Những khó khăn, thách thức từ áp lực công việc

Hoạt động dạy học - giáo dục HS ngày càng tạo nên những áp lực lớnđối với GV phổ thông Ngoài số giờ dạy theo quy định (đối với GV cấpTHCS là tiết/tuần), GV còn phải làm rất nhiều những công việc khác phục vụcho hoạt động dạy học - giáo dục của mình; từ chuẩn bị giáo án, tham gia cácsinh hoạt chuyên môn - nghiệp vụ đến bồi dưỡng thường xuyên theo chu kì,bồi dưỡng thăng hạng GV Đối với GVCN, áp lực đó lại càng lớn hơn.GVCN vừa phải đảm nhận giảng dạy các môn học được phân công, vừa phảichịu trách nhiệm về mọi hoạt động của HS một lớp học, không chỉ trongphạm vi nhà trường mà còn bên ngoài nhà trường

Công tác chủ nhiệm lớp được xem là “nhiệm vụ gian nan nhất” củangười GV trường THCS Bởi thế, nhiều GV sợ làm chủ nhiệm lớp Chínhđiều này đã làm cho công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS mất đi sự hứngkhởi, tự giác GVCN chưa đóng tròn vai của mình chứ chưa nói đến sự tậntâm, sáng tạo

1.3.1.2 Những khó khăn, thách thức từ sự thay đổi của xã

hội - Xã hội của nền kinh tế tri thức

Xã hội của nền kinh tế tri thức đòi hỏi mọi người dân phải coi trọng trithức và sự sáng tạo ra tri thức Trong nền kinh tế tri thức, giá trị của sản phẩmkhông phụ thuộc vào trọng lượng hay nguyên, vật liệu làm ra nó mà phụ

thuộc vào hàm lượng tri thức có trong nó Vì thế, “sản phẩm thông minh”

được xem là sản phẩm có hàm lượng tri thức cao nhất, kết tinh trí tuệ của conngười ở trình độ cao nhất

Trang 39

Trong xã hội của nền kinh tế tri thức, nhà trường không chỉ có chứcnăng dẫn dắt HS đến với tri thức mà còn phải giáo dục các em ứng dụng trithức, trân trọng những giá trị mà tri thức đem lại và cao hơn là khát vọng sángtạo tri thức Trách nhiệm đó, trước hết, thuộc về GVCN.

- Mạng xã hội

Mạng xã hội là dịch vụ kết nối các thành viên cùng sở thích trêninternet với nhiều mục đích khác nhau, không phân biệt không gian và thờigian Mạng xã hội là nơi có thể trò chuyện và gặp gỡ bạn bè, chia sẻ và tươngtác với mọi người về bất cứ vấn đề nào trong cuộc sống; cũng là nơi có thểcập nhật những tin tức mới nhất, nóng hổi nhất, nhanh nhất từ khắp nơi trênthế giới

Bên cạnh những mặt tích cực, mạng xã hội cũng chứa đựng nhiều nguy

cơ, rủi ro tiềm ẩn, có thể ảnh hưởng xấu tới công việc, mối quan hệ cá nhân

và cuộc sống của người sử dụng Những tác hại của mạng xã hội khá lớn: Giảm tương tác giữa người với người ; lãng phí thời gian và xao lãng mục tiêu thực của cá nhân ; nguy cơ mắc bệnh trầm cảm ; cản trở sự sáng tạo ; không trung thực và bạo lực trên mạng ; thường xuyên so sánh bản thân với người khác…

Giới trẻ, trong đó có cả HS THCS rất “hồ hởi” đón nhận mạng xã hội

và không ít người đã “nghiện” nó, trong khi chưa lường hết những nguy cơ,

rủi ro mà mạng xã hội có thể đem lại

GVCN phải nắm vững tình hình sử dụng mạng xã hội của HS; nhữngvấn đề các em quan tâm và chia sẻ trên mạng xã hội… để định hướng choHS; đồng thời phân tích rõ những mặt trái của mạng xã hội, từ đó giúp các em

sử dụng mạng xã hội một cách có văn hóa Đây là một thách thức không nhỏđối với GVCN

Xã hội hiện đại là xã hội học tập Trong xã hội học tập, mỗi người dân

đều là HS, cả xã hội là một ngôi trường lớn Sống là học, học tập là công việc của cả cuộc đời đã trở thành câu khẩu hiệu của thời đại.

Trang 40

Nền giáo dục trong xã hội học tập hướng vào việc xây dựng cho conngười năng lực đón nhận, xử lý, sử dụng, truyền bá… thông tin để xã hội tiếnkịp sự phát triển của tri thức nhân loại Vì thế, nền giáo dục phải tập trung vào

sự phát triển con người trên cơ sở tự chủ của mỗi người, làm cho con ngườiphát huy cao độ năng lực sáng tạo, năng động về mọi phương diện

Việc đề cao phương thức học tập suốt đời phải đi đôi với đề cao nănglực tự học của mỗi người Ngày nay trong điều kiện phát triển nhanh chóngcủa cách mạng khoa học và công nghệ, không ai có thể coi kiến thức của giáodục ban đầu lại có thể đủ cho cả đời người Vì vậy, phải tiếp tục học tập, họckhông bao giờ ngừng, phải xem giáo dục là yếu tố quyết định tương lai củamỗi dân tộc, sự phát triển của mỗi quốc gia

Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, HS đã đượcchuẩn bị để học tập suốt đời Yêu cầu này, một mặt phải được thể hiện trongchương trình của từng cấp học, bậc học; mặt khác phải được thông qua côngtác giáo dục thường xuyên, hàng ngày của nhà trường mà đại diện là GVCN.Hơn ai hết, GVCN phải là người truyền nhiệt huyết tự học, học suốt đời cho

HS của mình Vì thế, GVCN phải quan tâm đến việc học tập của HS; phốihợp với các giáo viên bộ môn để bồi dưỡng hứng thú, sự say mê trong họctập của các em

1.3.1.3 Những khó khăn, thách thức từ sự thay đổi của học sinh

Theo Mạc Văn Trang [64], so với 15 năm trước đây HS trung học hiệnnay dậy thì sớm hơn 1-2 năm, cân nặng tăng hơn 3-5 kg; chiều cao tăng hơn3-5 cm…Những thay đổi về mặt thể chất này không ảnh hưởng nhiều đếncông tác giáo dục Ảnh hưởng nhiều đến công tác giáo dục phải nói đếnnhững thay đổi trong đời sống tâm lý của HS Có thể nêu ra một số thay đổinhư sau:

- Nhu cầu được tự do và tự lập cao

Thông thường với lứa tuổi THCS, ở trẻ đã xuất hiện nhu cầu muốnđược tự do và tự lập như hiện nay, nhu cầu đó trở nên mạnh mẽ hơn, quyếtliệt hơn Nếu các bậc phụ huynh và ngay cả thầy, cô giáo vẫn đối xử với

Ngày đăng: 11/07/2019, 21:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. A.G. Côvaliôp (1971), Tâm lý học cá nhân, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học cá nhân
Tác giả: A.G. Côvaliôp
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1971
2. A.X. Macarencô (2002), Giáo dục trong thực tiễn (Thiên Giang dịch), Nxb Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục trong thực tiễn
Tác giả: A.X. Macarencô
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2002
4. BCHTW Đảng (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, Hà Nội ngày 05/11/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản,toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiệnđại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhậpquốc tế
Tác giả: BCHTW Đảng
Năm: 2013
5. Đặng Quốc Bảo (2007), Cẩm nang nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Nhà XB: Nxb Lý luận Chính trị
Năm: 2007
6. Đặng Quốc Bảo, Phạm Minh Mục (2015), Năng lực và phát triển năng lực cho học sinh, Tạp chí KHGD, số 117 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năng lực và phát triển năng lực cho học sinh
Tác giả: Đặng Quốc Bảo, Phạm Minh Mục
Năm: 2015
7. Hoàng Hòa Bình (2015), Năng lực và cấu trúc của năng lực, Tạp chí KHGD, số 117 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năng lực và cấu trúc của năng lực
Tác giả: Hoàng Hòa Bình
Năm: 2015
8. Nguyễn Thanh Bình, chủ biên (2011), Một số vấn đề trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT hiện nay, Nxb Đại học sƣ phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT hiện nay
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình, chủ biên
Nhà XB: Nxb Đại học sƣ phạm
Năm: 2011
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ trường THCS, THPT và THPT nhiều cấp học (ban hành theo Thông tƣ số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ trường THCS, THPT và THPTnhiều cấp học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2011
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Quy định Chuẩn nghề nghiệp GV các cơ sở giáo dục phổ thông (ban hành theo Thông tƣ 20/2018/TT-BGDĐT ngày 01/9/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định Chuẩn nghề nghiệp GV các cơsở giáo dục phổ thông
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2018
13. Phạm Khắc Chương và Hồ Thị Nhật (2010), Từ triết lý phương Đông phác thảo chân dung người thầy giáo chủ nhiệm lớp trong nhà trường hiện nay, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực của GVCN ở trường trung học phổ thông”, Viện KHGD Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ triết lý phương Đôngphác thảo chân dung người thầy giáo chủ nhiệm lớp trong nhà trườnghiện nay", Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Cơ sở lý luận về nâng cao năng lựccủa GVCN ở trường trung học phổ thông
Tác giả: Phạm Khắc Chương và Hồ Thị Nhật
Năm: 2010
14. Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục kết hợp với dự án THCS II, 92010); kỉ yếu hội thảo “Công tác chủ nhiệm lớp” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác chủ nhiệm lớp
15. Lê Giang Đông (2018), Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng các trường trung học trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, Tạp chí Giáo dục, số 430 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệmlớp của hiệu trưởng các trường trung học trong bối cảnh đổi mới giáodục hiện nay
Tác giả: Lê Giang Đông
Năm: 2018
16. Trần Khánh Đức (2014), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI
Tác giả: Trần Khánh Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2014
17. Nguyễn Minh Đường (2015), Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh mới, Tạp chí KHGD, số 117 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh mới
Tác giả: Nguyễn Minh Đường
Năm: 2015
18. Trần Ngọc Giao (2008), Đổi mới lãnh đạo và quản lý trường học, Kỷ yếu Hội thảo nguồn nhân lực quản lý giáo dục thế kỷ 21, Học viện quản lý giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới lãnh đạo và quản lý trường học
Tác giả: Trần Ngọc Giao
Năm: 2008
19. Đoàn Thị Thu Hà - Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2002), Khoa học quản lý (Tập 1, 2), Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học quản lý
Tác giả: Đoàn Thị Thu Hà - Nguyễn Thị Ngọc Huyền
Nhà XB: Nxb Khoa học và kỹ thuật
Năm: 2002
20. Nguyễn Thị Ngọc Hà (2017), Vai trò của văn hóa ứng xử học đường, Tạp chí KHGD, số 137 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của văn hóa ứng xử học đường
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Hà
Năm: 2017
22. Phạm Minh Hạc, chủ biên (2002), Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI
Tác giả: Phạm Minh Hạc, chủ biên
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội
Năm: 2002
23. Phạm Minh Hạc, (2016), Tâm lý học và vấn đề bạo lực học đường, Tạp chí KHGD, số 130 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học và vấn đề bạo lực học đường
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Năm: 2016
24. Hà Văn Hải (2014), Mô hình người giáo viên chủ nhiệm lớp trong nhà trường THPT thời kỳ đổi mới giáo dục, Tạp chí Thiết bị giáo dục, số 106 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình người giáo viên chủ nhiệm lớp trong nhàtrường THPT thời kỳ đổi mới giáo dục
Tác giả: Hà Văn Hải
Năm: 2014

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w