Chính sách tiền tệ quốc gia
Trang 1SỬ DỤNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TRONG VIỆC ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY
Trang 2Thành viên của nhóm 5:
1 Nguyễn Minh Phương
2 Lê Ngọc Lưu Ly
3 Nguyễn Vũ Hạnh
4 Hồ Nguyễn Hoàng Oanh
5 Đào Mạnh Linh
6 Huỳnh Đỗ Quốc Thái
Trang 3A TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA
I. Khái niệm :
Theo điều 2 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 12/12/1997
Chính sách tiền tệ quốc gia là một bộ phận của chính sách kinh tế -tài chính của nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân
II. Mục tiêu :
Mục tiêu chính sách tiền tệ là mục tiêu mà ngân hàng Trung ương hoạch định phải đạt được trong suốt quá trình điều hành chính sách tiền tệ Thông thường chính sách tiền tệ có hai loại mục tiêu chính: mục tiêu tiền tệ và mục tiêu kinh tế
1. Mục tiêu tiền tệ:
Mục tiêu tiền tệ là một hệ thống các mục tiêu về phương diện tiền tệ cần đạt được bao gồm điều hòa khối tiền tệ, kiểm soát tổng số thanh toán bằng tiền (MV), bảo vệ giá trị quốc nội và quốc ngoại của đồng tiền bằng cách ổn định giá
Mục tiêu điều hòa khối tiền tệ: là mục tiêu nhằm giữ vững mối quan hệ cân đối giữa tiền và hàng Nguyên tắc chung để đạt được mục tiêu này là giữ nguyên, tăng hay giảm khối lượng tiền tệ tùy theo tình hình các nền kinh tế tăng trưởng hay suy thóai Thành phần của khối tiền tệ gồm có tiền giấy, tiền cắc do Ngân hàng Trung ương phát hành và bút tệ được sáng tạo ra từ ngân hàng thương mại Do vậy để điều hòa khối tiền tệ ngoài việc kiểm sóat việc phát hành, ngân hàng Trung ương còn phải kiểm soát khối dự trữ của ngân hàng thương mại với tổng số tiền gởi mà nó huy động được
Mục tiêu kiểm soát tổng số thanh toán bằng tiền: việc kiểm soát khối tiền tệ đơn thuần như trên có nhược điểm là không lưu ý đến tốc độ lưu thông tiền tệ Điều này làm cho việc kiểm sóat giá cả thiếu cơ sở vững chắc vì ngoài yếu tố khối tiền tệ còn
có yếu tố tốc độ lưu thông tiền tệ tác động đến vật giá Bởi vậy cần thiết phải kiểm soát tổng số thanh toán hay tổng số lượng tiền tệ dùng để chi trả trong các cuộc giao dịch và trong khoảng thời gian nhất định
Tuy nhiên, trong một quốc gia nếu như tổng số thanh toán qua ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trên tổng số thanh toán của các tầng lớp dân cư thì việc kiểm soát này tương đối dễ.Trái lại, nếu việc thanh toán giữa tầng lớp dân cư chủ yếu dùng tiền mặt, thực hiện chi trả ngoài ngân hàng, thì việc kiểm soát tổng số thanh toán bằng tiền rất khó
Do vậy, để kiểm soát tổng số thanh toán bằng tiền thì vấn đề quan trọng là phải phát triển hệ thống thanh toán qua ngân hàng đủ mạnh để thu hút dân chúng thực hiện hầu hết các khoản thanh toán qua ngân hàng Trong những năm gần đây, do nỗ lực của hệ thống ngân hàng không ngừng cải thiện chất lượng dịch vụ thanh toán nên tỷ lệ thanh toán qua ngân hàng so với tổng số thanh toán bằng tiền trong toàn nền kinh tế đã gia tăng đáng kể
Bảo vệ giá trị quốc nội của đồng tiền: Giá trị quốc nội của đồng tiền chính là sức mua đối nội của nó được đánh giá thông qua giá cả hàng hóa trong nước Do đó, muốn bảo
Trang 4vệ giá trị quốc nội của đồng tiền, chính sách tiền tệ phải nhằm vào mục tiêu ổn định vật giá nói chung Mức vật giá gia tăng, sức mua đồng tiền giảm từ đó tác hại đến giá trị quốc nội của đồng tiền.Mức vật giá giảm, sức mua đồng tiền tăng điều này có lợi hay hại còn tùy nguyên nhân hay hoàn cảnh dẫn đến sự sụt giảm giá cả Nếu giá cả hàng hóa giảm do năng suất chung tăng là điều đáng mừng Nhưng nếu vật giá chung giảm do mức cầu trên thị trường giảm lại là điều đáng lo.Vì vật giá giảm sức mua của đồng tiền tuy có tăng nhưng chỉ là tạm thời Nếu quá trình sụt giảm giá cả kéo dài dễ dẫn đến tình trạng suy thoái kinh tế.Tình hình này có thể khiến cho sản xuất lỗ dẫn đến thu hẹp quy mô sản xuất và thất nghiệp trầm trọng
Ổn định giá trị quốc ngoại của đồng tiền: Giá trị quốc ngoại của đồng tiền chính là sức mua đối ngoại của nó được đo lường bởi tỷ giá hối đoái thả nổi Thực chất tỷ giá hối đoái chính là giá cả của đối ngoại của đồng tiền Bởi vậy sự biến động tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến sức mua đồng tiền, từ đó tác động ít hay nhiều đến hoạt động của nền kinh tế tùy theo mức độ hướng ngoại của nền kinh tế đó Do vậy,chính sách tiền tệ cũng cần nhắm đến mục tiêu ổn định tỷ giá hối đoái để góp phần vào việc ổn định nền kinh tế nói chung
2. Mục tiêu kinh tế
Mục tiêu kinh tế của chính sách tiền tệ là hệ thống các mục tiêu cuối cùng mà nền kinh
tế phải đạt được nhờ việc áp dụng chính sách tiền tệ đem lại Đó là các mục tiêu: tăng trưởng kinh tế; tăng mức nhân dụng và giảm thiểu những thăng trầm chu chuyển kinh tế
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế: Khối tiền tệ tăng hay giảm đều có tác động mạnh đến lãi suất và số cầu tổng quát, từ đó tác động đến sự gia tăng đầu tư sản xuất và cuối cùng tác động lên tổng sản lượng quốc gia, tức tác động lên sự tăng trưởng của nền kinh tế Bởi vậy, chính sách tiền tệ phải nhằm vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế thông qua việc tăng hay giảm khối lượng tiền tệ thích hợp
Mục tiêu tăng mức nhân dụng: khi gia tăng đầu tư sản xuất và gia tăng sản xuất, các
xí nghiệp thu dụng thêm nhiều nhân công Để đạt mục tiêu này chính sách tiền tệ nhằm vào việc mở rộng và gia tăng khối tiền tệ để vừa làm cho sức tiêu thụ tăng lên, vừa làm cho nhà sản xuất mở rộng đầu tư nhằm thu hút thêm nhân công
Mục tiêu giảm thiểu những thăng trầm chu kỳ kinh tế: Trong kinh tế thị trường, sự phát triển kinh tế thường biến chuyển qua nhiều giai đọan mang tính chất chu kỳ, có lúc tăng trưởng, có lúc ngừng trệ và có lúc suy thoái Những thăng trầm mang tính chất chu kỳ đó có thể giảm bớt về cường độ hoặc rút ngắn về thời gian nhờ vào một chính sách tiền tệ thích hợp Cụ thể là mở rộng khối tiền tệ trong giai đoạn suy thoái
để sớm chuyển sang giai đoạn phục hưng, tiết chế khối tiền tệ thế nào để vừa chống lạm phát vừa không xảy ra tình trạng ngưng trệ và sớm chuyển sang giai đoạn tăng trưởng kinh tế với một tỷ lệ lạm phát có thể chấp nhận được
III Công cụ chính sách tiền tệ:
1 Công cụ trực tiếp:
Đây là công cụ tác động trực tiếp vào khối lượng tiền trong lưu thông Công cụ trực tiếp được áp dụng phổ biến ở các nước trong thời kỳ hoạt
Trang 5động tài chính được điều tiết chặt chẽ là hạn mức tín dụng Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà NHTW buộc các tổ chức tín dụng phải tơn trọng khi cấp tín dụng cho nền kinh tế Bên cạnh hạn mức tín dụng, NHTW cĩ thể điều tiết trực tiếp các mục tiêu trung gian thơng qua việc ấn định lãi suất hoặc tỷ giá
2 Cơng cụ gián tiếp:
2.1 Dự trữ bắt buộc
Là số tiền mà các NHTM buộc phải duy trì trên một tài khoản tiền gửi khơng hưởng lãi tại NHTW Nĩ được xác định bằng một tỷ lệ phần trăm nhất định trên tổng số dư tiền gửi tại một khoảng thời gian nào đĩ Mức
dự trữ bắt buộc được quy định khác nhau căn cứ vào thời hạn tiền gửi, vào quy mơ và tính chất hoạt động của NHTM
2.2 Chính sách tái chiết khấu
Bao gồm các quy định và điều kiện cho vay của NHTW đối với các NHTM NHTW cho vay ngắn hạn trên cơ sở chiết khấu các chứng từ cĩ giá ngắn hạn: chủ yếu là tín phiếu kho bạc và thương phiếu
2.3 Nghiệp vụ thị trường mở
Nghiệp vụ thị trường mở là các hoạt động của NHTW trên thị trường
mở thơng qua việc mua bán các chứng khốn (giấy tờ cĩ giá) Các hoạt động này ảnh hưởng trực tiếp đến dự trữ của các NHTM và ảnh hưởng gián tiếp đến các mức lãi suất Trong tiểu luận này nhĩm sẽ nghiên cứu việc sử dụng nghiệp vụ thị trường mở trong việc điều hành chính sách tiền
tệ quốc gia
B SỬ DỤNG NGHIỆP VỤ TTM ĐỂ THỰC THI CSTTQG
1 Các nghiệp vụ trên thị trường mở :
Định nghĩa:
Theo Luật ngân hàng nhà nước Việt nam
Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua, bán các giấy tờ cĩ giá ngắn hạn do
NHTW thực hiện trên thị trường tiền tệ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
Các cơng cụ tài chính được phép giao dịch trên NVTTM bao gồm các loại giấy tờ cĩ giá phát hành bằng đồng Việt Nam như: Tín phiếu NHNN, trái phiếu chính phủ (tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu cơng trình trung ương, trái phiếu đầu tư do Quỹ Hỗ trợ phát hành cơng trái) và trái phiếu chính quyền địa phương do UBND TP.HCM và TP Hà Nội phát hành
Theo Quyết định 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành về Quy chế nghiệp vụ thị trường mở
Trang 6Nghiệp vụ thị trường mở: Là việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện mua, bán ngắn hạn các loại giấy tờ cĩ giá với các tổ chức tín dụng.
Như vậy đã cĩ điểm khác biệt và thay đổi tích cực, giấy tờ cĩ giá được giao dịch khơng phân biệt giấy tờ cĩ giá ngắn hạn hay dài hạn mà chỉ quy định về thời gian, tức là các giao dịch đối với giấy tờ cĩ giá diễn ra trong ngắn hạn đã được gọi là nghiệp vụ thị trường mở.
Các nghiệp vụ trên thị trường mở
Nghiệp vụ thị trường mở của các ngân hàng trung ương chủ yếu cĩ hai loại: mua bán giấy
tờ cĩ giá dài hạn và mua bán giấy tờ cĩ giá ngắn hạn Ở Mỹ, nghiệp vụ thị trường mở chủ yếu được thực hiện đối với trái phiếu chính phủ dài hạn Ở Việt nam, theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt nam, nghiệp vụ thị trường mở chỉ là việc mua bán giấy tờ cĩ giá ngắn hạn như tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các giấy tờ cĩ giá ngắn hạn khác
Khi NHTW mua/bán các chứng khốn, nĩ sẽ làm tăng/giảm ngay lập tức dự trữ của các NHTM, dù người bán là NHTM hay khách hàng của NHTM Vì thế khả năng tạo tiền gửi thơng qua cung ứng tín dụng của hệ thống ngân hàng tăng/giảm xuống, từ đĩ ảnh hưởng đến lượng tiền cung ứng
Khi vốn khả dụng của từng ngân hàng cá nhân giảm/tăng do tác động của hoạt động thị trường mở, mức cung vốn trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng giảm xuống/tăng lên, trong điều kiện các yếu tố liên quan khơng đổi, lãi suất thị trường liên ngân hàng tăng lên (hoặc giảm xuống) Thơng qua các hoạt động arbitrage về lãi suất, ảnh hưởng này được truyền đến các mức lãi suất của các cơng cụ thị trường mở và lãi suất thị trường trái phiếu Kết quả là chi phí cơ hội đối với người cĩ vốn dư thừa và giá vốn đầu tư đối với người thiếu hụt vốn tăng lên/giảm xuống, làm giảm/tăng nhu cầu đầu tư và nhu cầu tiêu dùng của xã hội
và do đĩ giảm/tăng sản lượng, giá cả và cơng ăn việc làm
2 Sử dụng các nghiệp vụ mở để thực hiện CSTTQG :
Sử dụng nghiệp vụ thị trường mở để điều hành chính sách tiền tệ
Nghiệp vụ thị trường mở được coi là cơng cụ quan trọng nhất trong điều hành chính sách tiền
tệ của NHTW bởi vì:
Thứ nhất: Nĩ là nhân tố quyết định đầu tiên cĩ thể làm thay đổi lãi suất hoặc cơ sở của tiền tệ - nguồn gốc chính làm thay đổi việc cung ứng tiền của NHTW và trực tiếp tác động đến nguồn dự trữ của các NHTM, từ đĩ ảnh hưởng đến nguồn cung ứng tín dụng cho nền kinh tế
Khi mục tiêu của NHTW là thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển NHTW sẽ gia tăng tiền tệ trong lưu thơng
NHTW sẽ mua vào một lượng chứng khốn nhất định
NHTM hoặc cơng chúng bán chứng khốn cho nhà nước sẽ làm cho dự trữ của NHTM
Trang 7tăng lên do:
NHTM nhận được tiền của NHTW về việc mua chứng khoán
Người dân sau khi bán được chứng khoán và chuyển tiền vào tài
khoản tiền gửi của họ tại NHTM
Khi mục tiêu của NHTW là kiềm chế lạm phát, NHTW sẽ giảm bớt khối lượng tiền tệ trong lưu thông
NHTW thực hiện bán chứng khoán ra
NHTM mua chứng khoán sẽ làm giảm dự trữ của mình hoặc công chúng rút tiền từ tài khoản để mua chứng khoán sẽ làm giảm dự trữ của NHTM
Nếu muốn tăng tiền tạm thời thì NHTW sử dụng phương thức mua có kỳ hạn bằng hợp đồng mua lại chứng khoán từ các tổ chức tín dụng.
Nếu muốn giảm tiền tạm thời thì NHTW sử dụng phương thức bán có kỳ hạn bằng các hợp đồng mua lại chứng khoán của NHTM.
=>Việc tăng giảm liên tục hoặc tăng giảm có kỳ hạn sẽ tác động lên khả năng mở rộng hay thu hẹp tín dụng liên tục hay tạm thời và từ đó tác động đến lãi suất trên thị trường vốn ngắn hạn
Thứ hai: Nghiệp vụ thị trường mở vừa linh hoạt nhưng vừa chính xác, có thể sử dụng ở bất kỳ quy mô nào
Khi có yêu cầu thay đổi về dự trữ hoặc cơ sở tiền tệ dù ở mức nhỏ như thế nào đi nữa, nghiệp vụ thị trường mở cũng có thể đạt được bằng cách mua hay bán một lượng nhỏ chứng khoán và ngược lại
Với tính linh hoạt của nghiệp vụ thị trường mở, NHTW có thể sử dụng nó để nới lỏng hoặc thắt chặt tiền tệ bất cứ mức độ nào qua việc mua hoặc bán chứng khoán với số lượng phù hợp
C MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT :
THỰC TRẠNG
Ngày 30/3/2007, NHNN Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động nghiệp vụ thị trường mở năm 2006 và triển khai giải pháp điều hành năm 2007
Theo đánh giá của nhiều ngân hàng thương mại, năm 2006, NVTTM đã được điều hành linh hoạt, góp phần hạn chế những bất cập của thị trường Đặc biệt, hoạt động NVTTM đã phát huy vai trò điều tiết vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, đáng chú ý là sự gia tăng mạnh về số phiên giao dịch, doanh số giao dịch, và xu hướng mua bán 2 chiều ngày càng thể hiện rõ
Theo báo cáo của Ban điều hành NVTTM, năm 2006, NHNN đã thực hiện 133 phiên chào bán giấy tờ có giá Tổng doanh số bán ra đạt khoảng 87.400 tỷ đồng, tăng mạnh so với
Trang 8các năm 2005 và 2004 (năm 2004: 950 tỷ đồng, năm 2005: 1.800 tỷ đồng) Việc chào bán giấy tờ có giá chủ yếu được thực hiện đối với tín phiếu NHNN theo phương thức bán hẳn Cũng trong năm 2006, tổng doanh số giao dịch 2 chiều mua/bán giấy tờ có giá lên tới khoảng 124.234 tỷ đồng, tăng khoảng 21% so với năm 2005 và tăng 101% so với năm 2004 Doanh
số giao dịch bình quân một phiên khoảng 767 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2005 và 52% so với năm 2004
Bên cạnh sự gia tăng mạnh mẽ về doanh số giao dịch, số lượng tổ chức tín dụng tham gia giao dịch trong năm 2006 cũng tăng lên đáng kể với 19 tổ chức, tăng 26% so với năm
2005 (14 tổ chức) Các phiên chào bán có sự tham gia chủ yếu của các ngân hàng thương mại nhà nước Đối với các phiên chào mua, ngoài sự tham gia của các ngân hàng thương mại nhà nước còn có sự tham gia đặt thầu của một số ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài
DIỄN BIẾN THỰC TẾ TRONG NĂM 2007
Trong 6 tháng đầu 2007, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào dự trữ 7 tỷ USD và một lượng tiền tương đương 112 nghìn tỷ đồng được “bơm” ra lưu thông (Theo TS Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhànước)
Theo một số chuyên gia nhận định số ngoại tệ này được hình thành chủ yếu từ đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán và kiều hối
Vậy tại sao Ngân hàng Nhà nước phải mua số ngoại tệ đó? PGS.TS Nguyễn Văn Lịch, Viện trưởng Viện Thương mại nói: “Cứ cho rằng hàng giữ ở mức như cũ và tiền thì nhiều hơn, đương nhiên, tiền sẽ bị giảm giá Vì lý do e ngại, Chính phủ đã mua toàn bộ số ngoại tệ này và một lượng nội tệ tương đương được đưa ra lưu thông”
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Phùng Khắc Kế, cho biết: “Nhà đầu tư nước ngoài đưa tiền vào không phải mục đích mua hàng hoá mà họ mua chứng khoán đầu tư vào doanh nghiệp Do nguyên tắc, họ không được dùng tiền ngoại tệ mà phải chuyển đổi ra VND Tuy nhiên, số tiền đó không đi ra ngoài lưu thông một cách trực tiếp”
Cũng theo ông Phùng Khắc Kế, sau khi đã chuyển đổi thành VND, trong khi nhà đầu tư
chưa sử dụng để mua cổ phiếu, Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng các biện pháp nghiệp vụ
thị trường mở thông qua các giấy tờ có giá như trái phiếu công trình, trái phiếu chính phủ để hút tiền về Trong trường hợp cần thiết, nếu những giấy tờ có giá của Chính phủ không đủ khả năng hút hết số tiền về thì Ngân hàng Nhà nước sẽ phát hành tín phiếu, hối phiếu để thu tiền về
Tuy nhiên, nếu sử dụng công cụ tín phiếu, hối phiếu ngân hàng thì số tiền sau khi hút
về hoàn toàn không thể mang đi đầu tư chỗ khác được, mặc dù Ngân hàng Nhà nước vẫn phải chịu lỗ để chi trả lãi suất cho nhà đầu tư đã mua những giấy tờ có giá của ngân hàng
Vào thời điểm tháng 10/2007, khi lạm phát có xu hướng vượt trên hai con số, Ngân
Trang 9hàng nhà nước cũng đã bán ra nhiều giấy tờ có giá để thu hút tiền về Nghiệp vụ bán giấy
tờ có giá được NHNN thực hiện liên tục, có ngày giao dịch đến 02 phiên.
NHẬN XÉT
Trong 6 tháng qua Nhà nước đã mua vào 7 tỷ USD, một lượng ngoại tệ bằng cả 10 năm trước đây Như thế chỉ với riêng việc mua này đã làm tổng lượng cung tiền ít nhất phải thêm hơn 112 ngàn tỷ đồng (đó là chưa tính đến hệ số nhân, hệ số tạo ra tiền của hệ thống ngân hàng thương mại có thể phát sinh liên quan đến bất cứ sự mua sắm tài sản nào của NHNN, và chưa kể lượng tăng cung tiền khác) Chưa nói đến thâm hụt ngân sách không nhỏ cũng là nhân tố có thể gây lạm phát Tăng tổng cung tiền là nguyên nhân chủ yếu của lạm phát ở nước ta vì tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ vẫn tăng
Có thể thấy về cơ bản lạm phát (ở mọi nơi) chủ yếu là do Nhà nước gây ra, ở ta cũng vậy Và theo một ý nghĩa nào đấy lạm phát do Nhà nước gây ra cũng là một loại “thuế” trá hình mà tất cả người dân đều phải chịu, nhưng người dân lại nghĩ là do khách quan gây ra
Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính là bộ đầu tiên đã quyết định dùng những liệu pháp “sốc” cắt giảm thuế nhập khẩu đối với hàng loạt mặt hàng
Như trên đã phân tích, NHNN phải là cơ quan chủ chốt trong việc ổn định giá cả, chống lạm phát Thế nhưng hình như vai trò của NHNN chưa thực sự được coi trọng Thực ra NHNN đã có các biện pháp mạnh để giảm lượng cung tiền như bắt các ngân hàng thương mại phải tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Tuy nhiên các hoạt động thị trường mở dường như chưa phát huy được tác dụng NHNN mua vào (bất cứ thứ gì, kể cả USD) đều làm tăng lượng cung tiền, nay muốn giảm lượng cung tiền, thì ngoài việc hạn chế hệ số tạo tiền của các ngân hàng thương mại (bằng tăng dự trữ bắt buộc, bằng chính sách lãi suất), những hoạt động thị trường mở như việc bán
ra (trái phiếu chính phủ, trái phiếu NHNN, v.v.) của NHNN để thu tiền về là cũng hết sức quan trọng Rất tiếc việc bán ra này để thu tiền về chưa hoạt động hiệu quả
Thay vào đó Chỉ thị lại yêu cầu Bộ Tài chính phát hành ngay trái phiếu Chính phủ, trái phiếu KBNN và tín phiếu kho bạc Đúng là việc làm này sẽ thu được tiền về, nhưng không phải cho NHNN (để rút bớt tiền khỏi lưu thông), mà là cho Kho bạc Nhà nước để đưa vào lưu thông bằng cách “giải ngân nhanh, có hiệu quả” số tiền này vào đầu tư (chắc chắn cho các tập đoàn hay công trình), như thế trừ thời gian trễ từ khi thu được tiền đến khi giải ngân, lượng cung tiền không thay đổi nên không có tác động gì đến chống lạm phát cả, mà cùng với giảm thuế có thể còn mang nguy cơ ngân sách càng thâm hụt, hiệu quả sử dụng thấp, có thể gây ra tác động lạm phát trong tương lai
Việc giảm thuế nhập khẩu, đẩy mạnh sản xuất, khắc phục dịch bệnh, v.v để làm tăng tổng lượng hàng hóa và dịch vụ có tác động làm tăng cung hàng và dịch vụ cũng là tốt để kiềm chế lạm phát, song vẫn phải lưu ý nhiệm vụ chính là của NHNN
Ở nước ta, NHNN nằm trong bộ máy hành pháp, Thống đốc là thành viên chính phủ, và
Trang 10vai trò của NHNN trong chống lạm phát chưa thật sự được coi trọng (80% công việc này phải là của NHNN), nên không rõ kết quả của việc ổn định giá theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ sẽ ra sao Việc cố gắng đạt mục tiêu tăng trưởng về số lượng bằng mọi giá, việc vẫn giành quá nhiều nguồn lực tài chính ưu ái cho các DN quốc doanh hoạt động không mấy hiệu quả (dẫu có được gọi là tập đoàn), và có chính sách gây lạm phát có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường
Như vậy: Để kiểm soát tốt lạm phát ở nước ta, cần xác định trách nhiệm chính vẫn thuộc về ngân hàng nhà nước Ngân hàng nhà nước phải phát huy tối đa vai trò của mình thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ nói chung (đã trình bày ở trên) cũng như công cụ nghiệp vụ thị trường mở nói riêng.
ĐỀ XUẤT
Xây dựng nghiệp vụ thị trường mở thực sự là một kênh đầu tư hấp dẫn đối với các thành viên tham gia
Mặc dù thị trường mở được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, tức là những người kinh doanh chứng khoán không bị bắt buộc mua hoặc bán theo một giá ấn định, nhưng NHTW có thể thực hiện được yêu cầu của mình bằng việc điều chỉnh giá sao cho nó trở nên hấp dẫn đối tác Khi muốn thu hút ngay một lượng tiền trong lưu thông để kìm chế lạm phát thì lãi suất giấy tờ có giá phải cao, phải hấp dẫn để có thể thu hút thành viên tham gia Mặt khác cần phải phát triển thị trường thứ cấp nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng
Đa dạng hàng hóa trên thị trường mở
Theo điều 8 quyết định 01/2007/QĐ - NHNN giấy tờ có giá được giao dịch qua nghiệp vụ thị trường mở:
Các loại giấy tờ có giá được Ngân hàng Nhà nước chấp nhận giao dịch qua nghiệp vụ thị trường mở phải có đủ các điều kiện sau đây:
* Có thể mua, bán được và nằm trong danh mục các loại giấy tờ có giá được giao dịch qua nghiệp vụ thị trường mở;
* Được phát hành bằng đồng Việt Nam;
* Được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước trước khi đăng ký bán;
* Giấy tờ có giá được mua hẳn hoặc bán hẳn có thời hạn còn lại tối đa là 90 ngày
Theo điều 8 quyết định số 85/2000/QĐ-NHNH14 ngày 09/03/2000 của Thống đốc NHNN
Các loại giấy tờ có giá được giao dịch thông qua thị trường mở
* Tín phiếu Kho bạc
* Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước
* Các loại giấy tờ có giá ngắn hạn khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định
cụ thể trong từng thời kỳ
Ở VN các công cụ tài chính chủ yếu giao dịch trên NVTTM bao gồm các loại giấy tờ có giá phát hành bằng đồng Việt Nam như: Tín phiếu NHNN, trái phiếu chính phủ (tín phiếu