1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chính sách tiền tệ ở Việt nam hiện nay

36 1,2K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 215,5 KB

Nội dung

Luận văn : Chính sách tiền tệ ở Việt nam hiện nay

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Gắn liền với công cuộc đổi mới & mở cửa của nước ta, có nhiều yêu cầucần giảI quyết cùng lúc như: vừa ổn định vừa phát triển KT trong nước,vừa mởrộng giao lưu, quan hệ quốc tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài,nhu cầu mở rộnglượng tiền cung ứng ngày càng lớn dẫn đến sự xác lập quan hệ cung-cầu mới vềtiền, trong khi đó vẫn phải tiếp tục ổn định KT Vĩ mô với hạt nhân là ổn địnhtiền tệ,tạo lập nền tảng cho sự phát triển chung

Ngày nay, không còn ai có thể phủ nhận rằng: bằng việc điều chỉnh tiền tệcho phù hợp với nhu cầu của nền KT, là một trong những vấn đề thiết yếu mà tổchức quản lý các hệ thống tiền tệ phải tuân thủ& chính sách tiền tệ phải theođuổi

Sự bùng phát của lạm phát vào những tháng đầu năm 2008 ít nhất cũngmang lại cho chúng ta một khía cạnh tích cực- làm cho nhiều người giật mình vềvai trò quan trọng của chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế Lý thuyết đượcthực tiễn làm sáng tỏ Rõ ràng với chính sách tiền tệ không thể xem thường haythờ ơ với nó

Bước vào thế kỉ 21, Việt Nam xác định mục tiêu tăng trưởng KT &côngbằng XH, vì vậy việc lựa chọn giaỉ pháp nào để xây dựng &điêù hành chínhsách tiền tệ quốc gia có hiệu quả nhất vẫn là 1 vấn đề khó khăn,phức tạp

Qua quá trình học tập &rèn luyện môn Lý thuyết tài chính tiền tệ, được sựhướng dẫn của các thầy cô giáo khoa Ngân hàng tài chính, em xin mạnh dạntrình bày Đề án môn học lý thuyết tài chính tiền tệ với đề tài “Chính sách tiền tệ

ở Việt Nam hiện nay, thực trạng và giải pháp”

Đề án này bao gồm các phần:

Phần I: Lý luận chung về chính sách tiền tệ& các công cụ của CSTTPhần II: Thực trạng điều hành Chính sách tiền tệ ở Việt Nam

Trang 2

PhầnIII: Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng CSTT

Vì điều kiện thời gian& kiến thức hạn chế, Em rất mong được sự đóng gópcủa thầy cô trong tổ bộ môn Lý thuyết TCTT để Đề án được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

VÀ CÁC CÔNG CỤ CỦA NÓ

I TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

1 Khái niệm về CSTT&Vai trò của chính sách tiền tệ.

Chính sách tiền tệ là tổng thể các biện pháp của nhà nước pháp quyềnnhằm mục đích:

- Cung ứng cho nền kinh tế phương tiện thanh toán cần thiết

- Tạo ra khuôn khổ tiền tệ cho mối quan hệ kinh tế trong và ngoài nước.Tại mỗi một quốc gia, với tư cách là thiết chế đầu não của toàn bộ hệ thốngtài chính& ngân hàng, NHTW là cơ quan chủ chốt, thiết kế và quyết định chínhsách tiền tệ Dù với tên gọi khác nhau (NHTW, NHNN, Hệ thống dự trữ lênbang ), nhưng tất cả chúng đều có chung một tính chất là cơ quan trong bộ máyquản lý Nhà nước, độc quyền phát hành tiền, thực hiện nhiệm vụ cơ bản là ổnđịnh giá trị tiền tệ, thiết lập trật tự, bảo đảm sự hoạt động an toàn, ổn định vàhiệu quả của toàn bộ hệ thống ngân hàng nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ

mô của mỗi đất nước

Hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ là nhiệm vụ trung tâm, là “linhhồn” của NHNW trong lĩnh vực tiền tệ Điều hành chính sách tiền tệ của NHTWtrong nền kinh tế thị trường mang tính chất điều tiết vĩ mô, hướng các tổ chứctín dụng vào thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ, đồng thời vẫn đảmbảo tính tự chủ trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng NHTWthường không can thiệp và không ra lệnh trực tiếp vào các quyết địng tác nghiệpcủa các tổ chức tín dụng mà chủ yếu sử dụng các biện pháp tác động gián tiếp đểđiều chỉnh môi trường và các điều kiện kinh doanh của các tổ chức tín dụng

Trang 4

như: khả năng thanh toán, lãi suất chiết khấu, dự trữ, khối lượng tiền cung ứng,

tỷ giá để thông qua đó đạt tối mục tiêu của chính sách tiền tệ

Để điều hành chính sách tiền tệ, NHTW phải hình thành và sử dụng hệthống công cụ của nó Đặc điểm của các công cụ chính sách tiền tệ là tạo choNHTW khả năng tác động có hiệu lực đến các yếu tố tiền đề buộc các tổ chứctín dụng phải tự điều chỉnh hoạt động của mình theo hướng chỉ đạo của NHTWnhưng vẫn phải đảm bảo quyền tự chủ trong kinh doanh cũng như sự bình đẳngtrong môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng

2 Mục tiêu của chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ là tổng hoà các phương thức mà Ngân hàng Trung ương(NHTW) thông qua các hoat động của mình tác động đến khối lượng tiền tệtrong lưu thông nhằm phục vụ cho mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước trongmột thời kì nhất định

Trong từng hoàn cảnh cụ thể, đồi với từng quốc gia thì việc đề ra chínhsách tiền tệ cũng có những điểm khác biệt Xét về mặt tổng thể chính sách tiền

tệ của các quốc gia trên thế giới hướng vào các mục tiêu chủ yếu là:

a Công ăn việc làm cao

Mục tiêu của việc làm cao do đó không phai là một con số không thấtnghiệp mà là một mức trên số không phù hợp với việc làm đầyđủ mà tại đó cầulao động bằng với cung lao động.Người ta gọi đó là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.Việc làm nhiều hay ít, tăng hay giảm phụ thuộc chủ yếu vào tình hình tăngtrưởng KT.Tuỳ theo tình hình đó mà NHTW phải vận dụng các công cụ củamình góp phần tăng cường mở rộng đằu tư sản xuất kinh doanh,đồng thời thamgia tích cực vào sự tăng trưởng liên tục và ổn định,khống chế tỷ lệ thất nghiệpkhông tăng quá mức tự nhiên

Trang 5

c Về ổn định giá cả,kiềm chế lạm phát.

Khi giá cả ổn định, lạm phát ở mức thấp thu nhập thực tế của người dânđược nâng cao, đời sống nhân dân được cải thiện, đầu tư cho nền KT cũng đượcđảm bảo, tăng trưởng KT thực dương Ngược lại, khi lạm phát ở mức cao,thunhập của người dân bấp bênh, nguy cơ khủng hoảng KT cao.Chính vì vậy màmục tiêu này được xem là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trongCSTT Mục tiêu tăng trưởng KT luôn luôn gắn liền với mục tiêu ổn định giá cảkiềm chế lạm phát

d Mục tiêu ổn định lãi suất:

Tất cả các quốc gia đều mong muốn một sự ổ định về lãi suất.Vì lãi suất cóảnh hưởng lớn đến đầu tư và tăng trưởng,ảnh hưởng đến các luồng vốn,ngoạitệ Chính vì thế, ổn định lãi suất tạo ra thế ổn định cho các lĩnh vực như tíndụng, đầu tư, sự di chuyển vốn dẫn đến ổn định chung cho nền KT

Lãi suất chính là một trong những công cụ quan trọng nhất của CSTT Đểcho nền KT được ổn định đòi hỏi CSTT phải đưa ra một hệ thống lãi suất mềmdẻo đúng đắn,phù hợp với sự vận động của cơ chế thị trường

Trang 6

e Về ổn định thị trường tài chính:

Việc toạ ra một nền tảng tài chính ổn định để hệ thống NH& các tổ chức tíndụng có thể hoạt động một cách có hiệu quả và hỗ trợ một cách tốt nhất cho tăngtrưởng KT cao,lạm phát thấp, cũng như hạn chế những khuyết tật của hệ thống tàIchính là mục tiêu chủ đạo của chính sách tiền tệ NHTW phải điều hoà hoạtđộng của hệ thống TC trong nước một cách gián tiếp,tăng cường hiệu quả cho nó.Bản thân hệ thống TC cũng có những mục tiêu riêng của nó và nhiều khinhững mục tiêu này lại đối chọi với các mục tiêu chung của nền KT Do đó vaitrò của CSTT là làm hài hoà một cách tối ưu giữa các mục tiêu trên,để phục vụtốt nhất cho lợi ích chung của nền KT mà không làm tổn hại hay hạn chế sự pháttriển của hệ thống TC

f Mục tiêu ổn định thị trường ngoại hối:

Nhằm ổn định giá trị đối ngoại của đồng tiền quốc gia,NHTW thực hiệncác nhiệm vụ giao dịch về TC và Tiền tệ đối ngoại bằng các phương diện: quản

lý ngoại hối,lập và theo dõi diễn biến của cán cân thanh toán quốc tế, thực hiệncác nghiệp vụ hối đoái Tổ chức và điều tiết thị trường hối đoái trong nước, xâydựng và thống nhất quản lý dự trữ ngoại hối của đất nước,tiến hành kinh doanhngoại hối trên thị trường ngoại hối quốc tế.Cần thiết lập mối quan hệ với các tổchức tài chính tiền tệ quốc tế nhằm tìm kiếm các nguồn vốn có thể huy độngđược(viện trợ,vay nợ,vay ưu đãi,thu hút đầu tư,thu hút kiều hối )

Chính sách tiền tệ góp phần nhiều vào việc thực hiện các mục tiêu trên lạimâu thuẫn nhau cụ thể chỉ có thể đạt được một mục tiêu khi chấp nhận sự cắtgiảm nhất định đối với mục tiêu khác Chẳng hạn muốn kiềm chế lạm phát thì sẽphải chấp nhận nạn thất nghiệp tăng lên Vì vậy tuỳ theo việc hướng vào mụctiêu nào là chính mà người ta có thể coi chính sách tiền tệ là chính sách ổn địnhgiá cả, chính sách tạo việc làm, chính sách cân bằng cán cân thanh toán haychính sách tăng trưởng kinh tế

Trang 7

Để đạt được những mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ NHTW phảixác định các mục tiêu trung gian Bởi lẽ NHTW sử dụng các mục tiêu trung gian

để có thể xét đoán nhanh chóng được tình hình hoạt đoọng của mình phục vụcho các mục tiêu cuối cùng, hơn là chờ cho đến khi thấy được kết quả cuối cùngcủa các mục tiêu đó Mục tiêu trung gian là điều tiết cung tiền thông qua chiphối dòng tiền chu chuyển và khối lượng tiền.Tuỳ theo đIều kiện cụ thể của từngnước mà các khối tiền tệ có thể là M1, M2, M3

3 Nội dung của chính sách tiền tệ.

Xét cho cùng NHTW có thể thực thi hai loại chính sách tiền tệ phù hợp vớitình hình thực tiễn của nền kinh tế:

- Chính sách mở rộng tiền tệ: là việc cung ứng thêm tiền cho nền kinh tếnhằm khuyến khích đầu tư phát triển sản xuát tạo công ăn việc làm

Chính sách này được đưa ra trong trường hợp nền KT trì trệ,tăng trưởngthấp.Nó tạo ra không khí tiêu dùng mạnh mẽ kích thích đầu tư và tăng trưởng KT

- Chính sách thắt chặt tiền tệ: là việc giảm cung ứng tiền cho nền kinh tếnhằm khuyến khích đầu tư, ngăn chặn sự phát triển quá đà của nền kinh tế vàkiềm chế lạm phát Chính sách này được đưa ra nhằm ngăn trặn tình trạng pháttriển quá nóng của nền KT Nó tạo ra sự khan hiếm về tiền, sự đắt đỏ về chi phí,làm giảm tốc độ tăng trưởng quá nhanh, tạo ra một sự phát triển bền vững

Trong nền KT thị trường, CSTT bao gồm 4 thành phần cơ bản gắn liền với

4 kênh dẫn nhập tiền vào lưu thông Đó là:

+Chính sách cung ứng tiền và điều hoà lưu thông tiền tệ

+Chính sách tín dụng

+Chính sách ngoại hối

+Chính sách đối với ngân sách nhà nước

a Chính sách cung ứng tiền và điều hoà lưu thông tiền tệ:

Trang 8

Việc vạch và thực thi CSTT phảI khống chế sao cho khối lượng tiền tệ cung ứngtrong một thời kỳ nhất định phảI cân với mức tăng tổng sản phẩm quốc dân danhnghĩa và vòng quay tiền tệ trong thời kỳ đó.

d Chính sách đối với ngân sách nhà nước:

Nhằm đảm bảo phương tiện thanh toán cho chính phủ trong trường hợpNgân sách nhà nước bị thiếu hụt Phương thức tối ưu là NHTW cho ngân sáchnhà nước vay theokỳ hạn nhất định, Dần dần tiến tới loạI bỏ hoàn toàn pháthành tiền để bù đắp thiếu hụt ngân sách

Ngân sách nhà nước có thể ở ba trạng thái,đó là thâm hụt ngân sách, cânbằng ngân sách & thặng dư ngân sách

II CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA NÓ.

a Công cụ tái cấp vốn

TáI cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của NHTW đối với các NHTM Khi cấpmột khoản tín dụng cho NHTM một mặt NHTW đã tăng lượng tiền cung ứng,mặt khác tạo cơ sở cho NHTM tạo bút tệ cũng như khai thông được năng lựcthanh toán cho họ.Các hình thức tái cấp vốn ngoài tái chiết khấu bao gồm:

Trang 9

- Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạnkhác.

- Cho vay dưới hình thức cầm cố, thế chấp, các chứng từ có giá ngắn hạn

- Cho vay trong thanh toán bù trừ

- Cho vay theo hình thức chỉ định

- Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng

Qua công cụ táI cấp vốn, NHTM là người cho vay cuối cùng, kiểm tra chấtlượng tín dụng của các NHTM, bơm tiền ra lưu thông theo mức độ đã đượckhống chế để kiềm chế lạm phát hoặc kích thích tăng trưởng kinh tế.Đối với cácNHTM, với tư cách là người đI vay để cho vay, khi vốn khả dụng bị đe dọa thìNHTW là chỗ dựa, là vị cứu tinh của họ.Tuy nhiên vì quyền quyết định vay haykhông vay là của NHTM nên NHTW không thể nắm chắc được kết quả của sựđiều tiết

b Lãi suất tín dụng

Lãi suất được xem là một công cụ gián tiếp thực hiện CSTT trong việc điềukhiển mức cung ứng tiền cho nền kinh tế, nó không trực tiếp làm tăng hay giảmkhối lượng tiền tệ trong lưu thông nhưng có thể kích thích hoặc kìm hãm sảnxuất,vì vậy nó là một công cụ rất lợi hại.Với công cụ này có thể áp dụng cơ chếđiều hành gián tiếp hoặc trực tiếp

Cơ chế điều hành gián tiếp: Thông qua cơ chế táI cấp vốn của NHTW đốivới các tổ choc tín dụng, NHTW thực hiện quản lý gián tiếp lãI suất cho vay củacác NHTM đối với nền kinh tế.Cơ chế điều hành lãI suất này được áp dụng phổbiến đối với các nền kinh tế có hệ thống tài chính phát triển

Cơ chế điều hành trực tiếp: Thông qua các hình thức quản lý lãI suất củacác tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế, như quy định các mức lãI suất về tiềngửi, cho vay, khung lãI suất,trần lãI suất cho vay, biên độ chênh lệch lãI suấtbình quân Nhìn chung trong các nền kinh tế phát triển, lãI suất ngày càng được

Trang 10

tự do hoá, còn các nước có hệ thống tài chính chưa phát triển, các quy địnhmang tính quản lý trực tiếp được áp dụng phổ biến hơn và xu hướng chung làngày càng giảm dần sự quản lý trực tiếp này.

d Dự trữ bắt buộc

Dự trữ bắt buộc là khoản tiền gửi của các NHTM ở NHTW, mức tiền gửinày do pháp luật qui định bằng một tỷ lệ nhất định so với các khoản nợ của ngânhàng Thông qua việc thay đổi mức dự trữ bắt buộc NHTW tác động tới việccung cấp tiện tệ cho nền kinh tế quốc dân Nếu NHTW tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộclên thì khả năng tín dụng của NHTM sẽ giảm xuống Mặt khác, để bù lại phầnlãi suất đó ( do quỹ tiền gửi NHTW không được tính lãi ) các ngân hàng phảităng lãi suất tín dụng do vậy mức tín dụng cung ứng cho nền kinh tế sẽ giảmxuống Việc tăng lên hay giảm xuống quỹ dự trữ bắt buộc sẽ làm giảm hoặc tănglương tiền cung ứng cho nền kinh tế qua cơ chế tạo tiền của hệ thống ngân hàng

Vì vậy đó là một công cụ tiềm tàng của chính sách tiền tệ Ngoài ra dự trữ bắtbuộc còn đảm bảo việc thanh toán thường xuyên của các NHTM

Trang 11

Điểm lợi chính của công cụ này là nó tác động đến tất cả các ngân hàngnhư nhau và có tác dụng đâỳ quyền lực đến cung ứng tiền tệ Tuy nhiên khi dựtrữ bắt buộc không được trả lại, chúng tương đương với một khoản thuế và cóthể dẫn đến hiện tượng phi trung gian hoá Mặt khác bự trữ bắt buộc thiếu tínhmềm dẻo bởi sẽ rất vất vả để thực hiện được những thay đổi nhỏ trong cung ứngtiền tệ bằng cách thay đổi dự trữ bắt buộc Một điểm bất lợi khác nữa của việc

sử dụng dự trữ bắt buộc để kiểm soát việc cung ứng tiền tệ là việc tăng dự trữbắt buộc cói thể gây ảnh hưởng xấu đến khả năng thanh khoản của các NHTM,gây ra tình trạng không ổn định cho các ngân hành Chính vì vậy công cụ dự trữbắt buộc thường không được khuyến khích và ít được sử dụng

e Nghiệp vụ thị trường mở

Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua và bán các giấy tờ có giá (như

cổ phiếu, trái khoán, công trái ) do NHNN trên thị trường tiền tệ và trongchừng mực hạn chế nhất định cả trên thị trường vốn Đây là môt trong nhữngcông cụ rất quan trọng được nhiều NHNN của các nước sử dụng có hiệu quảCSTT

Bằng việc bán các giấy tờ có giá cho các NHTM với lãi suất hấp dẫn,NHTW thu hồi tiền từ lưu thông làm giảm lượng tiền cung ứng, đồng thời khảnăng cho vay của các NHTM cũng giảm và già trị tín dụng tăng lên Ngược lại,Bằng việc mua các giấy tờ có giá, NHTW cung cấp tiền cho các NHTM để chovay, làm gia tăng lượng tiền cung ứng trên thị trường Điều quan trọng ở đây làthời hạn cuả các giấy tờ có giá Việc mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạn chủyếu nhằm mục đích cân bằng giao động của tỷ lệ lãi suất trên thị trường tiền tệ,trong khi đó mua bán các giấy tờ có giá dài hạn có ảnh hưởng rõ rệt tới khả năngthanh toán của các NHTM

Đây được coi là công cụ quan trọng nhất của chính sách tiền tệ vì nó cónhững ưu điểm hơn hẳn so với các công cụ khác:

Trang 12

- Phát sinh theo ý tưởng chủ đạo của NHNN trong đó NHNN hoàn toànkiểm soát được khối lượng giao dịch.

- Là công cụ linh hoạt và có tính chính xác cao giúp NHNN luôn luôn thayđổi được tình thế của mình khi mắc phải sai lầm

- Nghiệp vụ này có thể sử dụng được ở bất kì một mức độ nào khi có yêucầu căn cứ vào khối lượng các loại giấy tờ có giá bán ra

- Nghiệp vụ thị trường mở có thể tiến nhanh chóng không gây những chậmtrễ về mặt hành chính và ít tốn kém về mặt chi phí

Tuy nhiên, khi NHTW mua bán chứng khoán trên thị trường thì vẫn phảiphụ thuộc vào người mua bán ( các NHTM ) Và để sử dụng được nghiệp vụ nàythì phải có sự phát triển khá cao của của cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt,tiền trong lưu thông phần lớn nằm trong tài khoản của ngân hàng, đòi hỏi thịtrường tài chính phải tương đối phát triển.Hay nói cách khác, nghiệp vụ thitrường mở chỉ đạt được hiệu quả trong điều kiện có một thị trường chứng khoánthứ cấp sôi động,một thị trường liên NH, thị trường tiền tệ hoạt động sôi động

f Tỷ giá hối đoái

Chính sách tỷ giá tác động một cách nhạy bénvà hết sức mạnh mẽ đến sảnxuất, xuất nhập khẩu hàng hoá, tình trạng tài chính tiền tệ , cán cân thanh toánquốc tế, thu huts vốn đầu tư, dự trữ của đất nước.Về thực chất, tỷ giá không phảI

là công cụ của chính sách tiền tệ bởi lẽ tỷ giá không làm tăng hay giảm lượngtiền trong lưu thông Tuy nhiên, có nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia cónền kinh tế đang phát triển, đang chuyển đổi,lại coi tỷ giá là công cụ bổ trợ quantrọng cho điều hành chính sách tiền tệ

Các phương pháp điều hành tỷ giá gồm có chính sách hối đoái, quỹ dự trữbình quân hối đoái, phá giá tiền tệ, nâng giá tiền tệ, chính sách lãi suất chiếtkhấu

Trang 13

PHẦN II: THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Ở VIỆT NAM

1 Tình hình kinh tế Việt Nam

Năm 2008, trước sự suy thoái của nền kinh tế thế giới và cuộc khủnghoảng tài chính toàn cầu, lạm phát tăng cao, không nền kinh tế nào không bị tácđộng, chỉ nhiều hay ít, sớm hay muộn mà thôi, Việt Nam không phải là ngoại lệ.Kinh tế Việt Nam cũng chịu tác động không ít và bắt đầu thực sự bước vào giaiđoạn khó khăn Trong quý I năm 2008 với mục tiêu tăng trưởng GDP 9% nhưng

đã giảm còn 6,5%; biên độ giá của các mặt hàng dao động mạnh, lãi suất ngânhàng liên tục thay đổi, giá dầu giảm ở mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua,…tất

cả những biến đổi đó tác động mạnh đến nền kinh tế Việt Nam nói chung vàdoanh nghiệp nói riêng Nhìn lại diễn biến nền kinh tế Việt Nam năm 2008, cácnhà phân tích chia nền kinh tế ra ba giai đoạn, mỗi giai đoạn có đặc trưng vềmục tiêu và chính sách kinh tế khá rõ nét Cụ thế:

Giai đoạn 1: Cỗ xe kinh tế phi nước đại và ủ bệnh: Năm 2007, Việt Nam đạtđược những thành tựu kinh tế ấn tượng Theo Tổng cục Thống kê ngày 31/12/2007,tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tính tăng 8,48% so với năm 2006, đạt kếhoạch đề ra (8,2-8,5%) Khối lượng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2007theo giá thực tế ước đạt 461,9 nghìn tỷ đồng, bằng 40,4% GDP (đạt kế hoạch đề ra40% GDP) và tăng 15,8% so với năm 2006 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếptục tăng khá, ước tính năm 2007 đạt 20,3 tỷ USD, tăng 69,3% so với năm 2006 vàvượt 56,3% kế hoạch cả năm, trong đó vốn cấp phép mới là 17,86 tỷ USD Nềnkinh tế Việt Nam năm 2007 có sự tăng trưởng toàn diện trong hầu hết các lĩnh vực.Tuy nhiên đây là dấu hiệu của nền kinh tế tăng trưởng nóng Trước những thay đổimạnh mẽ về luồng vốn, tác động từ bên ngoài như vậy, Chính phủ đã triển khai cácbiện pháp và các công trình để đạt các mục tiêu đề ra: việc phân cấp quá mức chochính quyền địa phương cấp tỉnh về đầu tư (trong nước và ngoài nước), việc cấp

Trang 14

đất, mở khu công nghiệp đã tạo ra những chồng chéo và dư thừa về quá nhiềucông trình đầu tư vào sân golf, bất động sản, nhà máy thép, nhà máy lọc dầu lớnnhỏ Các tập đoàn kinh tế nhà nước đã nhanh chóng đa dạng hóa đầu tư sang cáclĩnh vực như chứng khoán, đầu tư tài chính, bất động sản, thậm chí cả tham gia lậpcác ngân hàng thương mại Chưa bao giờ trong một thời gian ngắn các tập đoàn lạiđua nhau thành lập nhiều công ty con, công ty cháu, công ty liên kết nhanh đến nhưvậy Tương tự, các công ty đầu tư tài chính, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tưchứng khoán cũng xuất hiện một cách ồ ạt như thế Điều tất yếu phải đến đã đến làcung tín dụng tiếp tục tăng trên 50%, lạm phát tăng vọt lên 25%, nhập siêu vượtquá mức an toàn, thị trường chứng khoán sụt giảm kỷ lục, bong bóng thị trường bấtđộng sản bị vỡ.

Giai đoạn 2: Cỗ xe kinh tế bị thắng gấp và phát bệnh: Theo nhận định củacác chuyên gia kinh tế, 5 tháng đầu năm 2008,lạm phát chính là vấn đề nổi cộmnhất đối với kinh tế Việt Nam Chính phủ đã đưa ra một loạt các biện phápnhằm kiềm chế lạm phát Lãi suất cơ bản được nâng lên, dự trữ bắt buộc với lãisuất rất thấp được áp đặt, tín phiếu bắt buộc được phân bổ, biện pháp hạn chế tíndụng hà khắc được áp đặt lên các ngân hàng thương mại, cắt giảm đầu tư Tất

cả biện pháp này gây ra gánh nặng lớn cho các ngân hàng thương mại cũng nhưdoanh nghiệp nhỏ và vừa Nguyên nhân năm 2007, tổng dư nợ cho vay tăng tới53,8%, cao gấp rưỡi tốc độ tăng vốn huy động và cao gấp trên 6 lần tốc độ tăngGDP Năm tháng đầu năm 2008, dư nợ cho vay tăng 18%, cao gấp trên 4 lần tốc

độ tăng vốn huy động và cao gấp khoảng 2,5 lần tốc độ tăng GDP Vào thờiđiểm này, các ngân hàng thương mại phải đối mặt với vấn đề thanh khoản, dẫnđến cuộc chạy đua lãi suất diễn ra quyết liệt giữa các ngân hàng Các quan hệ thịtrường bị thu hẹp rõ rệt bởi sự can thiệp hành chính, đặc biệt là các quyết định

về tăng, giảm thuế nhập khẩu, về hạn ngạch, về giá xăng dầu liên tục được đưa

ra (có thời kỳ đạt tốc độ bình quân sáu quyết định lớn, nhỏ một tuần)

Giai đoạn 3: Tập trung chữa bệnh:Bắt đầu từ quí 3/2008, một sự cộng hưởngngoài ý muốn giữa hiệu lực của các biện pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ

Trang 15

với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu đã xuấthiện Giá hàng loạt nguyên vật liệu trên thế giới giảm mạnh khiến tốc độ tăng giátiêu dùng giảm dần và chỉ số giá của hai tháng 10 và 11 lần lượt giảm thấp hơntháng trước Trong khi đó, xuất khẩu giảm cả về kim ngạch lẫn khối lượng, đối mặtvới những khó khăn dồn dập từ các nước nhập khẩu (về tín dụng, khả năng thanhtoán, sức mua, giảm giá) Nhiều doanh nghiệp đã phải giãn thợ, giảm công suất, thunhập của người lao động càng khó khăn hơn Trong bối cảnh thị trường chứngkhoán sụt giảm và đầy biến động, tín dụng bị thu hẹp, số doanh nghiệp nhà nướcđược cổ phần hóa đã xuống mức thấp nhất và khó có thể đạt mục tiêu hoàn thành

cổ phần hóa trong hai năm nữa vào năm 2010

2 Chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện nay.

Chính sách tiền tệ của NHNN là tổng hoà các giải pháp đảm bảo ổn định đồngtiền và thị trường tiền tệ, góp phần giải quyết các mục tiêu vĩ mô của nền kinh tế.Chúng ta sẽ tiến hành nghiên cứu chính sách tiền tệ ở Việt Nam 2 năm 2008-2009

Kế hoạch phát triển kinh tế,xã hội nước ta trong hai năm 2008-2009 đượcthực hiện trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động khó lường Sự lên xuốngthất thường của giá dầu thô,diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng tài chínhtoàn cầu cùng với thiên tai dịch bệnh đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinhtế,xã hội của nước ta trong năm qua Nhờ sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, thốngnhất của Đảng và nhà nước cùng sự đồng thuận cao của các tầng lớp nhân dân,cán bộ ngành, các tập đoàn kinh tế…nền kinh tế nước ta đã từng bước vượt quakho khăn thách thức, kiềm chế va đẩy lùi được lạm phát, an sinh xã hội đượcđảm bảo, nhiều vấn đề bức xúc xã hội được giải quyết

Trong giai đoạn này mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định kinh tế vĩ

mô và đảm bảo sự tăng trưởng cao của nền kinh tế Gia tăng tốc độ phát triển làmục tiêu chính trong giai đoạn này, mục tiêu kinh tế vĩ mô bao hàm nghĩa rộnghơn so với mục tiêu kiểm soát, ổn định kinh tế, tốc độ tăng trưởng đôngf đềutrong các năm , tỷ lệ lạm phát giao động không quá mạnh Cố gắng đạt cán cânthanh toán quốc tế từ thiếu hụt tới cân bằng và tiến tới thặng dư Đảm bảo trạng

Trang 16

thái cân bằng ngân sách, tăng thu giảm chi nhâts là các khoản chi điều hành đểtập trung cho đầu tư công cộng.

Một số nội dung chính trong điều hành các công cụ chính sách tiền tệ tronghai năm 2008-2009:

-Hạn mức tín dụng:

Đây là công cụ được coi là cần thiết ở Việt Nam trong những năm đầu củathời kỳ đổi mới hiệu quả của nó đã thể hiện rõ rểttong việc chống lạm phát Tuy nhiên từ năm 1998 đến nay, công cụ hạn mức tín dụng đã mất dần vaitrò của nó trong việc hạn chế sự gia tăng của tổng phương tiện thanh toán vì lạmphát có xu hướng giảm và thấp dần; mặt khác nhu cầu vốn của nền kinh tếngàycàng tăng và cần phải mở rộng tín dụng để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh

tế Do đó trong quý 2 năm 2008, NHNN đã không áp dụng công cụ này như mộtcông cụ thường xuyên để điều hành chính sách tiền tệ (mặc dù có thể coi nó nhưmột giải pháp tình thế khi càn thiết)

Công cụ này sẽ được xoá hoàn toàn khi thị trường tiên tệ ổn định, thịtrường vốn phát triển và thị trường mở đi vào hoạt động có hiệu quả

Hạn mức tín dụng 30% năm 2008 đã góp phần tăng thêm sự méo mó củaviệc phân bổ nguồn lực, khiến cho dòng vốn không lưu chuyển một cách thôngsuốt đến những nơi cần vốn và sử dụng vốn có hiệu quả

Nếu quá thiên về mức tăng dư nợ tín dụng so với hạn mức chung trong điềuhành vĩ mô, sẽ không chỉ làm mất đi cơ hội tiếp cận vốn của những doanhnghiệp có khả năng kinh doanh hiệu quả (kể cả doanh nghiệp kinh doing bấtđộng sản), mà còn tạo cơ hội tăng trưởng nóng cho những tổ chức tín dụngkhông hội đủ các chuẩn mực an toàn cần thiết, gây nên rủi ro cho toàn hệ thống

- Dự trữ bắt buộc:

ở Việt Nam,tỷ lệ dự trữ bắt buộc được quy định cho hai loại tiền gửi : tiền gửikhông kì hạn cộng với tiền gửi có kì hạn dưói một năm và tiền gửi có thời hạn 1năm đến 2 năm, trong đó tỷ lệ dự trữ bắt buộc so với tiền gửi có kì hạn từ 1 đến 2

Trang 17

năm thấp hơn Ngoài ra tỷ lệ dự trữ bắt buộc còn được quy đinh khác nhau đối vớinhững loại ngân hàng khác nhau có thể theo quy mô, tính chất hoạt động.

Ngày 16/1/2008,Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam đã kí quyêt định vềviệc tăng thêm 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các loại tiền gửi nhằm rút bớttiền từ lưu thông, chủ động kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán

và tăng trưởng tín dụng phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô

Vấn đề lạm phát vào thời điểm đầu năm 2008 là điểm nóng của kinh tế vĩ

mô Việt Nam.Việc NHNN cùng lúc thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ chốnglạm phát thông qua công cụ sử dụng các công cụ CSTT, trong đó có việc tăng

và mở rộng diện đối tượng tiền gửi tại NHTM phải trích dự trữ bắt buộc vào thờiđiểm đó tuy gây khó khăn cho tiềm lực mở rộng tín dụng của các NHTM, nhưng

là rất cần thiết và kịp thời để góp phần quyết định trong các nỗ lực của chínhphủ về chủ trương kiểm soát lạm phát ngay từ đầu năm 2008

Đến năm 2009,lạm phát đã được kiểm soát,nhưng nền kinh tế rơi vào đàtăng trưởng giảm nên từ 1/3/2009, NHNN đã quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắtbuộc đối với tiền gửi bằng VND của các tổ chức tín dụng đồng thời giữ nguyênlãi suất cơ bản VND Mục đích của việc thực hiện các giải pháp này là nhằm ổnđịnh thị trường tiền tệ, lãi suất, tỷ giá và hỗ trợ vốn khả dụng cho các tổ chức tíndụng có điều kiện mở rộng huy động huy động vốn và tín dụng có hiệu quả đốivới nền kinh tế, kể cả việc cho vay đối với các dự án đầu tư theo chương trìnhkích cầu của chính phủ

Năm 2008 do phải thực hiện các chính sách tiền tệ nhằm vùa chống lạmphát vừa ngăn đà suy giảm kinh tế nên các ngân hàng thương mại gặp khó khăn

và ngân hàng nhà nước đã hỗ trợ bằng cách trả lãI cao hơn cho dự trữ bắt buộcbằng VND Tuy nhiên trong năm 2009 tình hình đã khả quan hơn cho phép ngânhàng giảm lãI suất

- Tái cấp vốn :

Ngày 3/11/2008 NHNN đã quyết định số 2561/QĐ-NHNN về lãi suất táicấp vốn, lãi suất tái chiết khấu,lãi suât cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử

Trang 18

liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ củaNHNN Việt Nam đối với các ngân hàng, theo đó lãi suất tái cấp vốn giảm từ14% năm xuống 13% năm ; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 12% xuống 11%năm ;lãi suất cho vay qua đêm xuống từ 14% xuống 13% năm Mục đích củaviệc thực hiện các giải pháp nêu trên là nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức tíndụng đảm bảo khả năng huy động vốn và thanh toán,hoạt động kinh doanh antoàn, hiệu quả, giảm lãi suất cho vay tạo điều kiện thuận lợi cho các doanhnghiệp và các hộ sản xuất tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng, thúc đẩy đầu tư,sản xuất kinh doanh phát triển.

Tuy nhiên hiện nay hiệu lực can thiệp của công cụ này đến thị trường tiền

tệ chưa cao và mối liên hệ giữa công cụ tái cấp vốn và tổng phương tiện thanhtoán chưa rõ ràng

Thời gian hoàn thành một đề nghị cho vay cầm cố một giấy tờ cấp vốn(GTCG) của NHNN còn dài Đối với đề nghị vay vốn của các ngân hàng có trụ sởchính tại Hà Nội thì thời gian thực hiện từ khi nhận đủ hồ sơ đến khi vay vốnthường không quá 2 ngày làm việc, nhưng đối với các ngân hàng không có trụ sởchính tại Hà Nội thì thời gian này thường bị kéo dài ra, có khi lên tới 5 ngày làmviệc Đây là một trong những hạn chế cơ banr của công cụ này, làm giảm tính chất

hỗ trợ khẩn cấp của công cụ tái cấp vốn để bổ sung hỗ trợ cho ngân hàng

Ngoài ra sự quan tâm và hiểu biết của hệ thống NHTM tới nghiệp vụ táicấp vốn không đồng đều và nhìn chung chưa cao Các ngân hàng thường xuyêntiếp cận nguồn vốn này chỉ là bốn NHTM Nhà nước có trụ sở tại Hà Nội

Về cơ bản không có nhiều khác biệt giữa hình thức chiết khấu có thời hạn

và hình thức cầm cố GTCG có thời hạn

- Công cụ lãi suất.

Tháng 3/2008, Ngân hàng Nhà nước công bố loạt biện pháp cụ thể triểnkhai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về kiềm chế lạm phát Trọng tâm củanhững giải pháp trên là ổn định lãi suất trên thị trường, mở hướng linh hoạt hơn

Ngày đăng: 11/12/2012, 16:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Các nguyên lý tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính. Trần Viết Hoàng, Cung Trần Việt. NXB Thống Kê 2008 Khác
2. Đổi mới chính sách quản lý ngoại hối ở Việt Nam. TS Nguyễn Thu Thảo. NXB Chính trị quốc gia Khác
4. Giáo trình kinh tế và tài chính công. ĐHKTQD2002 Khác
5. Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ. PGS.TS. Nguyễn Hữu Tài khoa NH- TC ĐHKTQDchủ biên 2007 Khác
6. Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương 1/2000 Khác
7. Lý thuyết tài chính tiền tệ. Nguyễn Đăng Dờn. NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh 2009 Khác
8. Nghiệp vụ ngân hàng trung ương. PGS.TS. Hoàng Xuân Quế khoa NH- TC NXB thống kê 2003 Khác
9. Nghiệp vụ Ngân hàng trung ương. Nguyễn Đăng Dờn. NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh 2009 Khác
10.Thông tin tài chính số 19 tháng 10/2009 Khác
11.Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính. Prederic s.mishkin. NXB khoa học và kỹ thuật Khác
12.Tiền tệ và ngân hàng. PGS Lê Văn Tề, TS Ngô Hướng. NXB Thống kê 2000 Khác
13.Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 3/2004 và số 6/2003 Khác
14.Văn kiện đại hội Đảng 9. NXB Chính trị quốc gia 2001.15. www.vneconomy.vn16. www.saga.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Những dấu mốc thay đổi lãi suất cơ bản từ tháng 12/2005 - đến - Chính sách tiền tệ ở Việt nam hiện nay
Bảng 1 Những dấu mốc thay đổi lãi suất cơ bản từ tháng 12/2005 - đến (Trang 19)
Bảng 2: Diễn biến Lãi suất cơ bản năm 2008 - Chính sách tiền tệ ở Việt nam hiện nay
Bảng 2 Diễn biến Lãi suất cơ bản năm 2008 (Trang 20)
Bảng 3: lãi suất dự trữ bắt buộc năm 2008 - Chính sách tiền tệ ở Việt nam hiện nay
Bảng 3 lãi suất dự trữ bắt buộc năm 2008 (Trang 21)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w