PHẦN III: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Một phần của tài liệu Chính sách tiền tệ ở Việt nam hiện nay (Trang 28 - 34)

- Công cụ tỷ giá.

PHẦN III: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

• Chú trọng phát triển các công cụ của chính sách tiền tệ vì đây là những phương tiện hữu hiệu giúp cho chính sách tiền tệ được thực thi có hiệu quả.

 Đối với công cụ nghiệp vụ thị trường mở.

- Cơ sở pháp lý cho hoạt động của thị trường cần được rà soát lại để kịp thời điều chỉnh theo hướng tạo điều kiện để thu hút thành viên tham gia thị trường mở.

- Ngân hàng nhà nước cần nghiên cứu để tiếp tục mở rộng thêm nhiều loại hàng hoá như: các loại trái phiếu, các chứng khoán do tổ chức tín dụng nhà nước phát hành… có thể sử dụng trong các giao dịch nghiệp vụ thị trường mở.

- Chất lượng công tác dự báo, điều hành thị trường cần từng bước hoàn thiện trên cơ sở nâng cao trình độ cán bộ dự báo, cải tiến chế độ cung cấp thông tin trong và ngoài ngành với sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị Ngân hàng nhà nước, các tổ chức tín dụng, các Bộ ngành liên quan.

- Đẩy mạnh tiến độ hiện đại hoá hệ thống thanh toán liên ngân hàng. Đây là cơ sở để nâng cao hiệu quả của hoạt động nghiệp vụ thị trường mở.

 Đối với công cụ dự trữ bắt buộc.

Để nâng cao hiệu quả điều tiết của công cụ này, Ngân hàng nhà nước cần có các giải pháp hoàn thiện công cụ theo hướng mở rộng khả năng kiểm soát tiền tệ của ngân hàng nhà nước và khuyến khích các tổ chức tín dụng sử dụng vốn linh hoạt và hiệu quả. Một số nội dung cần xem xét điều chỉnh đối với dự trữ bắt buộc như xem xét không trả lãi cho tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc và trả lãi cho tiền dự trữ bắt buộc.

- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc cần được điều chỉnh linh hoạt hơn, phối hợp đồng bộ với việc điều chỉnh đối với các công cụ khác như tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở.

 Đối với công cụ tái cấp vốn.

Công cụ tái cấp vốn cần được hoàn thiện theo hướng thực hiện vai trò là công cụ cấp tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng nhà nước cung ứng phương tiện thanh toán cho các ngân hàng thương mại và thực hiện vai trò là người cho vay cuối cùng. Quy chế tái cấp vốn cần được tiếp tục hoàn thiện, quy định rõ từng hình thức tái cấp vốn: tái chiết khấu, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn, cho vay có bảo đảm bằng cầm cố thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn… Lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu cần được điều chỉnh linh hoạt hơn trên cơ sở bám sát diễn biến thị trường và mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ.

 Đối với công cụ hỗ trợ như lãi suất, tỷ giá.

Đứng trước xu hướng hội nhập quốc tế, việc điều hành lãi suất, tỷ giá cần được thực hiện linh hoạt theo hướng tiến tới mục tiêu tự do hoá. Việc điều hành lãi suất cần tiếp tục gắn liền với điều hành tỷ giá. Riêng đối với tỷ giá, thay cho việc gắn đồng Việt Nam với đồng USD, tỷ giá chính thức gắn với rổ tiền tệ (gồm USD và các đồng tiền khác như Nhật, NEI, khối EU và các nước trong khu vực). Hơn nữa, Ngân hàng trung ương cần có các biện pháp tiếp tục phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng để tỷ giá thực sự do các lực lượng thị trường quyết định.

• Tăng cường sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và các chính sách khác trong hoạt động điều tiết kinh tế vĩ mô.

Như chúng ta đã biết, chính sách tiền tệ là một bộ phận quan trọng của chính sách kinh tế tài chính của nhà nước, nhằm kiểm soát khối lượng tiền cung ứng, đảm bảo ổn định hệ thống tiền tệ trong nền kinh tế. Nhưng chính vì là một chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách điều tiết khối lượng tiền, trong quá trình thực thi chính sách này, có thể dẫn đến mâu thuẫn với các chính sách kinh tế

khác. Do vậy, cần có sự kết hợp giữa chính sách tiền tệ với các chính sách kinh tế khác, nhằm tránh những tổn thất cho nền kinh tế. Khi chính sách tiền tệ hoạt động không hiệu quả, sẽ ảnh hưởng đến các chính sách khác.

• Điều hành chính sách tiền tệ phải có những đổi mới.

Thứ nhất phải làm đồng bộ những chính sách đã có, kể cả những chính sách mới bổ sung (khuyến khích xuất khẩu, tiêu dùng, đầu tư, chống suy giảm kinh tế…) từ đó cần phải nới chính sách tiền tệ, tăng vốn vào những nơi, dự án tạo ra xuất khẩu, việc làm, hàng tiêu dùng, thậm chí cả tín dụng cho tiêu dùng. Tiếp tục tính đến bài toán giảm lãi suất, đơn giản thủ tục hành chính để doanh nghiệp tiếp cận được vốn và sử dụng vốn này.

• Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành linh hoạt.

Chính sách tiền tệ linh hoạt là chính sách thực hiện đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, kết hợp hài hòa, linh hoạt giữa điều hành tỷ giá và lãi suất, tăng cường phối hợp với các bộ, ngành để bảo đảm nhất quán giữa các chính sách kinh tế vĩ mô, nhất là giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa; nâng cao hiệu quả công tác thống kê, dự báo, phản ứng kịp thời trước những diễn biến kinh tế, tiền tệ trong nước và quốc tế; bảo đảm tính thanh khoản của các tổ chức tín dụng

• Chính sách tiền tệ phải đảm bảo hài hoà giữa mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn, giữa mục tiêu phát triển ổn định và mục tiêu thu hút vốn, khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế.

• Cần nâng cao tính mềm dẻo, linh hoạt của các công cụ của chính sách tiền tệ để đáp ứng nhu cầu quản lý nền kinh tế, bên cạnh việc sử dụng các công cụ trực tiếp phải không ngừng tăng vai trò của các công cụ gián tiếp. trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, chúng ta đang trong lộ trình tự do hoá thương mại dẫn đến tự do hoá tài chính, nguồn vốn đầu tư nước ngoài không ngừng gia tăng đòi hỏi chính sách tiền tệ phải có nhiều đối sách kinh tế mới có thể đảm bảo được sự ổn định của nền kinh tế, tránh được những cú sốc và hạn

• Nâng cao vai trò của Ngân hàng trung ương trong lĩnh vực điều hành, quản lý tiền tệ, giám sát các hoạt động tín dụng, tăng cường năng lực của Ngân hàng trung ương về tổ chức, thể chế, pháp luật và cán bộ.

• Thực thi chính sách tiền tệ hướng tới lạm phát, giải pháp hữu hiệu để bình ổn kinh tế.

Mục tiêu lạm phát được lượng hoá bằng một con số hay một biên độ dao động của lạm phát và đặt tỷ lệ lạm phát cho một số năm hoặc nhiều năm trong tương lai. Việc hình thành mục tiêu lạm phát hàm ý xây dựng một chỉ số lạm phát cụ thể, nghĩa là phải có sự công bố về chỉ số lạm phát và được xem như mục tiêu ổn định giá cả trong tương lai.

Chính sách tiền tệ thể hiện tính rõ ràng, minh bạch và linh hoạt. Tính rõ ràng, minh bạch thể hiện mục tiêu lạm phát phải được chuyển đến công chúng một cách rõ ràng, minh bạch và hiệu quả. Do đó, Ngân hàng trung ương nên có một khuôn khổ tốt cho dự báo lạm phát, có những hiểu biết nhất định về kênh truyền dẫn giữa công cụ của chính sách tiền tệ và lạm phát, qua đó mới biết được độ trễ thời gian giữa việc điều chỉnh các công cụ chính sách tiền tệ với ảnh hưởng của nó tới tỷ lệ lạm phát.

Trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ, lạm phát dự báo được sử dụng như mục tiêu trung gian chủ yếu của chính sách tiền tệ, do vậy cần xác định rõ một cơ chế dẫn truyền của các công cụ chính sách tiền tệ hướng tới lạm phát trong tương lai.

• Duy trì quan điểm điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, kiểm soát tiền tệ chặt chẽ nhằm ổn định tiền tệ, ổn định vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Muốn làm được điều này, trước hết Ngân hàng nhà nước cần xem xét thật kỹ lưỡng khi đưa ra các quyết định về điều hành chính sách tiền tệ. Ví dụ, trong tình kinh tế như hiện này, thì lựa chọn công cụ nào là hợp lý, mức thay đổi dự

trữ bắt buộc, hạn mức tín dụng là bao nhiêu thì phù hợp. Mọi quyết định của Ngân hàng nhà nước có thể khiến cho nền kinh tế phát triển hay đi xuống. Vì vậy, thận trọng trong việc ra quyết định là hoàn toàn cần thiết. Do đó, Ngân hàng nhà nước cần chú ý tới việc điều hành lãi suất dựa trên quan điểm giữ ổn định lãi suất huy động và cho vay trên thị trường nhằm hạn chế những tác động tiêu cực. Đầu tiên cần điều chỉnh các mức lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu phù hợp với sự biến động của thị trường. Ngoài ra, công cụ dự trữ bắt buộc cần được sử dụng trong việc kiểm soát sự gia tăng của tín dụng và bảo đảm cân đối hợp lý giữa nguồn vốn nội tệ và ngoại tệ. Ngân hàng trung ương cần kiểm soát tăng trưởng tín dụng phải kết hợp đồng bộ các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của mình.

LỜI KẾT

Thông qua việc nghiên cứu các công cụ của chính sách tiền tệ và điều tiết vĩ mô của Ngân hàng trung ương, có thể thấy chính sách tiền tệ ngày càng trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách vĩ mô của các quốc gia. Nhất là trong quá trình hội nhập kinh tế như hiện nay, chính sách tiền tệ lại càng trở nên cần thiết. Toàn cầu hoá đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho các quốc gia, trong đó có những vấn đề đặt ra cho chính sách tiền tệ. Đó là làm sao để đảm bảo cho đất nước tham gia hội nhập, đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững mà vẫn đảm bảo giữ ổn định giá trị đồng nội tệ, kiềm chế lạm phát, tạo công ăn việc làm, giảm thất nghiệp. Với những thành tựu của chính sách tiền tệ ở Việt Nam đạt được trong thời gian qua, đã đem lại những hi vọng và sự tin tưởng của người dân vào đường lối chiến lược của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, đó cũng là cơ sở để hoàn thiện chính sách tiền tệ trong tương lại. Tuy nhiên, vấn đề cần đặt ra hiện nay là phải làm sao giữ vững mục tiêu và quan điểm điều hành chính sách tiền tệ của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn mới, điều đó đòi hỏi Ngân hàng nhà nước Việt Nam cần thực thị một chính sách tiền tệ linh hoạt trong từng điều kiện cụ thể và có sự phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác như chính sách tài khoá, chính sách thu nhập, chính sách kinh tế đối ngoại. Làm được tốt những điều đó, chính sách tiền tệ sẽ thực sự phát huy được vai trò điều tiết của mình, và trở thành một công cụ hữu hiệu để bình ổn kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển.

Với sự khái quát về lý thuyết cũng như thực trạng hoạt động của chính sách tiển tệ thông qua sự điều tiết của Ngân hàng trung ương hiện nay hi vọng sẽ tạo cho bạn đọc một cái nhìn xác thực hơn về hoạt động của Ngân hàng trung ương. Bên cạnh những ý kiến đóng góp chủ quan nhằm nâng cao vai trò của Ngân hàng trung ương đối với sự điều tiết nền kinh tế vĩ mô, trên tinh thần cầu thị, rất mong được sự đóng góp ý kiến từ phía các bạn.

Cuối cùng em xin được chân thành cảm ơn cô giáo đã hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành đề án này.

Một phần của tài liệu Chính sách tiền tệ ở Việt nam hiện nay (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w