1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận Mối quan hệ Việt Nam – UNESCO từ năm 1976 đến nay

128 1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 547 KB

Nội dung

Lịch sử vấn đề Từ trước đến nay đã có nhiều sách, công trình khoa học viết về quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới như TrungQuốc, Mĩ, Nga, Nhật Bản… Tuy nhiên

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Toàn cầu hóa và hội nhập đang là xu thế tất yếu trong quan hệ quốc

tế hiện nay Bất cứ quốc gia dù lớn hay nhỏ nào cũng không thể tồn tại vàphát triển nếu tách biệt với thế giới, mà ngược lại bản thân mỗi quốc giachính là một thành viên không thể tách rời của cộng đồng quốc tế Chính vìvậy nhu cầu hợp tác giữa các quốc gia dân tộc ngày càng được chú trọng và

mở rộng Trên thế giới dần chấm dứt tình trạng đối đầu, chuyển sang cụcdiện vừa đấu tranh, vừa hợp tác cùng tồn tại hòa bình Xu thế này tác độngtới Việt Nam Từ sau năm 1975, đặc biệt từ năm 1986, Việt Nam đã từngbước điều chỉnh chính sách đối ngoại sao cho phù hợp với xu thế ấy

Việt Nam mở rộng các mối quan hệ song phương, đa phương vớinhiều nước trên thế gới và các tổ chức quốc tế khác Các lĩnh vực hợp táccũng được mở rộng từ kinh tế, chính trị cho đến khoa học kĩ thuật, văn hóa,giáo dục, nghệ thuật…Một trong những lĩnh vực được quan tâm nhiềutrong giai đoạn ngày nay đó là hội nhập về văn hóa Hội nhập về văn hóalàm cơ sở cho sự hội nhập về kinh tế chính trị và “Văn hóa …không thểđứng ngoài mà phải ở trong kinh tế chính trị” (Dẫn theo Phạm Xuân Nam -

Sự đa dạng văn hóa và đối thoại giữa các nền văn minh tr516).Vấn đề đặt

ra là làm sao để một dân tộc vẫn có thể giữ được bản sắc văn hóa của mìnhtrong quá trình hội nhập? đang là một câu hỏi đặt ra cho không chỉ ViệtNam mà với nhiều nước khác trên thế giới

Ra đời vào năm 1946 với mục đích “góp phần duy trì hòa bình và anninh quốc tế bằng cách thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục,khoa học và văn hóa…” UNESCO – tổ chức văn hóa, khoa học, giáo dụccủa Liên Hợp Quốc chính là “nhịp cầu giao lưu quốc tế”, góp phần làm

Trang 2

cho thế giới hiểu nhau, tôn trọng nhau hơn, nhân ái hơn Hoạt động của tổchức này liên quan tới nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia yêu chuộng hòa bình, tôn trọng bình đẳng

và đấu tranh không mệt mỏi chống ngoại xâm, áp bức bóc lột chính vì vậy

mà ngay sau khi thống nhất nước nhà năm 1975 Chính phủ nước cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã gia nhập UNESCO từ năm 1976 Từ đó chođến nay mối quan hệ đó ngày càng có những bước tiến vững đáng ghi nhận

và đạt được nhiều thành tựu quan trọng Thông qua UNESCO Việt Nam đãkhai thác được tri thức chất xám, kinh nghiệm, tài chính trong các lĩnh vựckhoa học, văn hóa, giáo dục…Mặt khác thông qua tổ chức này, Việt Namngày càng có nhiều cơ hội thuận lợi để hội nhập sâu rộng với thế giới

Mặc dù mối quan hệ của Việt Nam với tổ chức này của Liên HợpQuốc có một vị trí quan trọng trong chính sách ngoại giao của Đảng và nhànước ta, nhưng cho đến nay chưa có một công trình khoa học nào đề cậpmột cách toàn diện, hệ thống về vấn đề đặt ra Với mong muốn được hiểuthêm về mối quan hệ trên nhiều lĩnh vực giữa Việt Nam và UNESCO, hiệuquả của mối quan hệ đó, thấy được những mặt tích cực và hạn chế để gópphần thúc đẩy mối quan hệ UNESCO – Việt Nam phát triển hơn nữa,

người viết chọn đề tài “Mối quan hệ Việt Nam – UNESCO từ năm 1976 đến nay” làm đề tài cho luận văn cho luận văn của mình.

2 Lịch sử vấn đề

Từ trước đến nay đã có nhiều sách, công trình khoa học viết về quan

hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới như TrungQuốc, Mĩ, Nga, Nhật Bản… Tuy nhiên lại có rất ít các công trình viết vềmối quan hệ Việt nam với các tổ chức mang tính quốc tế như UNESCO, cóchăng cũng chỉ là những công trình viết về Liên Hợp Quốc mà trong đóviết về UNESCO chỉ là những phần nhỏ

Trang 3

Mối quan hệ giữa UNESCO và nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam đã được hình thành tương đối sớm Ngay từ khi Việt Nam giànhđược độc lập và thông nhất nước nhà năm 1975, Việt Nam đã gửi đơn xingia nhập tổ chức này, đến tháng 10/1976 nước ta chính thức trở thành viêncủa tổ chức giáo dục khoa học và văn hóa của Liên Hợp Quốc Trong suốtthời gian đó đã có rất nhiều công trình báo cáo tổng kết từng giai đoạn, vànhiều lĩnh vực của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, của các bộ ngành

có liên quan Các bài viết của các nhà lãnh đạo, các nhà ngoại giao về vấn

đề này Đã có một số sách đề cập đến vấn đề mối quan hệ Việt Nam –UNESCO như:

“UNESCO là gì?” của Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam, đượcxuất bản từ khá sớm, sách chủ yếu giới thiệu về tổ chức UNESCO (như cơcấu, tổ chức, quá trình phát triển, các mối quan hệ của UNESCO…) Sáchcũng tóm tắt mối quan hệ mối quan hệ Việt Nam – UNESCO cho đến năm

1978 Nhưng nội dung này mới ở mức độ khái quát tiến trình lịch sử vàmới chỉ dừng lại năm 1978

“Hệ thống Liên Hợp Quốc” của Võ Anh Tuấn, Sách chủ yếu giớithiệu về tổ chức Liên Hợp Quốc, trong đó có một phần đề cập đến tổ chứcUNESCO và mối quan hệ của tổ chức này với Việt Nam, tuy nhiên phầnnày chỉ mang tính chất mở rộng chứ không phải nội dung chính của sách

“Vai trò của UNESCO trong thế kỷ XXI” của Kichiro Matsuura.Đây là một cuốn sách bao gồm các bài phát biểu của tổng giám đốcUNESCO Kichiro Matsuura về các vấn đề mà UNESCO quan tâm hiện naynhư quá trình toàn cầu hóa, giáo dục, khoa học, văn hóa, truyền thông…Những bài viết này liên quan nhiều đến những nội dung hoạt động củaUNESCO trong giai đoạn hiện nay chứ không đề cập tới mối quan hệ giữaUNESCO với riêng một quốc gia nào

Trang 4

Đáng chú ý nhất là cuốn “Việt Nam và UNESCO”của Ủy banUNESCO Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập Ủy ban quốc gia UNESCOViệt Nam (tài liệu lưu hành nội bộ) Sách cũng đã khái quát về tổ chứcUNESCO, tổng kết quá trình phát triển của Ủy ban quốc gia UNESCO, mốiquan hệ với tổ chức UNESCO và những thành tựu đạt được Tuy nhiên sáchnày chủ yếu đánh giá sự trưởng thành của Ủy ban UNESCO Việt Nam,những thành tựu đạt được Tuy nhiên, những thành tựu đó mới chỉ ở mức độkhái quát chứ chưa đi đánh giá được những ảnh hưởng của nó.

Như vậy vấn đề quan hệ Việt Nam - UNESCO từ năm 1976 - 2008 vẫnchưa được nghiên cứu nhiều

3 Nội dung nghiên cứu

Trọng tâm đi sâu tìm hiểu quan hệ Việt nam – UNESCO từ năm

1976 đến nay, trên các góc độ biểu hiện, kết quả đạt được Tuy nhiên đểlàm rõ những vấn đề đó luận văn còn giới thiệu về tổ chức UNESCO, bốicảnh lịch sử đất nước trước khi Việt Nam Gia nhập tổ chức này

- Giai đoạn từ năm 1976 – 1986

- Giai đoạn từ năm 1986 đến nay

Nêu đặc điểm, thành tựu, và ý nghĩa của mối quan hệ đó

4 Giới hạn của đề tài.

Quan hệ Việt Nam – UNESCO có từ rất sớm (1951) dưới sự bảo trợcủa Pháp sau đó là Mĩ đến năm 1975 Tuy nhiên giới hạn của đề tài này chỉtập trung nghiên cứu mối quan hệ Việt Nam – UNESCO từ năm 1976, khiViệt nam với tư cách là một quốc gia thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ chođến ngày nay, qua hai giai đoạn phát triển của quá trình đó (trước và saukhi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới đất nước)

5 Phương pháp nghiên cứu.

Nghiên cứu đề tài Việt nam – UNESCO từ năm 1976 đến nay, chúngtôi dựa vào phương pháp luận sử học Mác xít kết hợp với phương pháp lịch

Trang 5

sử, phương pháp logic là những phương pháp chủ yếu được sử dụng trongquá trình thực hiện đề tài.

Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác như thu thập tư liệu,chọn lọc, phân tích so sánh đối chiếu để giải quyết những vấn đề đặt ratrong luận văn

6 Đóng góp của luận văn.

Đề tài cho chúng ta thấy được mối quan hệ trên nhiều lĩnh vực của tổchức này đối với Việt nam Những kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại,đồng thời đề tài cho chúng ta thấy vai trò của UNESCO đối với quá trìnhhội nhập của Việt Nam

7 Tài liệu nghiên cứu.

Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã sử dụng những tư liệu sau:

- Các văn kiện của Đảng và Nhà nước

- Các bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng nhà nước ta

- Các sách tham khảo về quan hệ quốc tế, văn hóa đối ngoại

- Báo, tạp chí chuyên ngành như: tạp chí nghiên cứu lịch sử, tạp chíChân trời UNESCO, Người đưa tin UNESCO và các loại báo tạp chí khác…

- Các đề tài nghiên cứu các cấp luận án tiến sĩ, thạc sĩ

- Nguồn từ internet, các trang web của Bộ ngoại giao, ủy banUNESCO Việt Nam

- Các tài liệu nước ngoài

8 Bố cục của đề tài.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung đề tài chia làm 3 chương:

Chương I: Quan hệ UNESCO - Việt Nam giai đoạn 1976 -1986 Chương II: Quan hệ UNESCO – Việt Nam giai đoạn 1986 đến nay Chương III: Kết quả của quá trình hợp tác.

Trang 6

Chương 1 QUAN HỆ UNESCO – VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1976 – 1986

1.1 Khái quát về tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá (UNESCO) của Liên Hợp Quốc

1.1.1 Sự ra đời của tổ chức UNESCO.

Chiến tranh đã mang đến cho nhân loại sự chết chóc, đổ nát, hoangtàn Từ đó, nỗi sợ hãi chiến tranh len lỏi trong đầu óc của con người Saumỗi cuộc chiến tranh đó những người đứng đầu các nhà nước, đặc biệt làcường quốc lớn, các nước thắng trận ngồi lại cùng thiết lập cơ chế để bảo

vệ hoà bình, tránh một cuộc chiến tương tự Chính vì vậy, các tổ chức(nhằm thiết lập trật tự hoà bình) được ra đời sau mỗi cuộc chiến tranh thếgiới: như Hội Quốc Liên ra đời sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1918),Liên Hợp Quốc sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945)

Khi chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối, tại tháng

2-1945, tại hội nghị ở Ianta, Mĩ- Liên Xô- Anh đã nhất trí về việc thành lập

tổ chức Liên Hợp Quốc Đến ngày 25-4-1945 đã diễn ra hội nghị các quốcgia liên hiệp về các tổ chức quốc tế họp tại Xanphranxico được gọi là hộinghị Xanphranxico soạn thảo hiến chương Liên Hợp Quốc Ngày 25-6-

1945 Hiến chương Liên Hợp Quốc được thông qua Một ngày sau đó

26-6-1945, 51 quốc gia đã công nhận bản Hiến chương Liên Hợp Quốc, đâychính là mốc đánh dấu sự ra đời của tổ chức này

Liên Hợp Quốc ra đời thể hiện mong mỏi của không chỉ các cườngquốc thắng trận mà nó còn thể hiện nguyện vọng của nhân dân toàn thế giớinhằm mục đích “Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế”, và “Phát triển mốiquan hệ hữu nghị giữa các dân tộc…thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việcgiải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hoá, nhân đạo” (tríchhiến chương Liên Hợp Quốc tr) Để thực hiện những mục đích này Liên

Trang 7

Hợp Quốc thành lập nhiều tổ chức chuyên môn như: FAO (Tổ chức Lươngthực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc, thành lập ngày 16 – 10 - 1945), IMF(Quỹ tiền tệ Quốc tế ra đời ngày 27 -12 - 1945), UNESCO (Giáo dục,Khoa học và Văn hoá Liên Hợp Quốc ra 16 -11-1946), WHO ( Tổ chức y

tế Thế giới ra đời 10-7-1948)…phụ trách các lĩnh vực cụ thể gắn liền vớiLiên Hợp Quốc

Một trong những tổ chức chuyên môn lớn nhất của Liên Hợp Quốc,

đó là tổ chức “Giáo dục, Khoa học và Văn hoá” (tiếng Anh United NationsEducational, Scientific and Cultural Organization – viết tắt là UNESCO).UNESCO ra đời có nguồn gốc ý tưởng từ “Viện hợp tác trí tuệ quốc tế” củaHội Quốc Liên, thành lập vào năm 1924 tại Pari “Viện hợp tác trí tuệ quốctế” làm nhiệm vụ tăng cường, thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dântộc và sự hợp tác quốc tế về trí tuệ Tuy nhiên tổ chức này chỉ dựa vào lựclượng tư nhân nên những hoạt động còn nhiều hạn chế

Trong những năm chiến tranh thế giới thứ hai còn đang tiếp diễn(1942 và 1943) Bộ trưởng giáo dục Anh, Pháp cùng với Bộ trưởng giáo dụccủa các nước Đồng minh đã họp nhiều lần ở Luân Đôn để bàn về việc giữgìn hoà bình thiết lập một trật tự thế giới mới tăng cường sự hiểu biết, sựhợp tác giữa các nước…Đến năm 1944, Bộ trưởng giáo dục một số nướcĐồng minh lại họp ở Luân Đôn để bàn về việc đưa những hoạt động nóitrên vào một tổ chức có tính chất Chính phủ, nhằm khắc phục những hạnchế của “Viện hợp tác trí tuệ quốc tế” trong giai đoạn trước

Ngày 1-8-1945, sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, dự thảo

về tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên Hợp Quốc được chuyểncho nhiều Chính phủ, để chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng giáo dục các nướcĐồng minh họp tại Luân Đôn vào tháng 11-1945 Hội nghị này bao gồm đạibiểu của 44 nước tham gia Căn cứ theo đề nghị của Pháp và Anh, là hainước được coi là chịu thiệt hại nặng nề trong cuộc chiến tranh vừa qua, các

Trang 8

đại biểu đã đi đến nhất trí về việc thành lập một tổ chức quốc tế tiêu biểu,xứng đáng với một nền văn hoá vì hoà bình Các quốc gia mong mỏi tổ chứcnày hướng tới việc thiết lập “một tình đoàn kết về trí tuệ và lương tri củatoàn nhân loại” và hành động nhằm loại bỏ nguy cơ chiến tranh.

Kết thúc hội nghị, các nước đã quyết định thành lập Tổ chức Giáodục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc Ngày 16-11-1945 Côngước thành lập đã được 37/44 quốc gia thông qua Một năm sau Công ướcbắt đầu có hiệu lực ngày 4/11/1946, sau khi được 20 trong số 37 quốc giatham gia phê chuẩn Như vậy ngày 16-11-1945 đánh dấu sự ra đời của tổchức UNESCO Hai mươi quốc gia đầu tiên phê chuẩn Công ướcUNESCO được coi là các thành viên ban đầu (Sáng lập viên) củaUNESCO, đó là: Ai Cập, Vương Quốc Anh, Ấn Độ, Australia, Brazil,Canada, Đan Mạch, Cộng hoà Dominican, Tiệp Khắc, Pháp, Hoa Kỳ, HyLạp, Lebanon, Mexico, Na Uy, Nam Phi, New Zealand, Saudi Arabia, ThổNhĩ Kỳ và Trung Quốc Đại hội đồng đầu tiên của UNESCO được tổ chứctại Paris, Pháp từ ngày 19-11 đến 10-12-1946 với sự tham gia của đại diện

30 chính phủ thành viên có quyền bầu cử

1.1.2 Mục đích, chức năng, nhiệm vụ của UNESCO

Lời mở đầu Công ước UNESCO viết rằng “Chiến tranh nảy sinhtrong tinh thần của con người vậy thì phải nuôi dưỡng ý thức bảo vệ hòabình ngay trong tinh thần của con người” và “Một nền hòa bình chỉ xâydựng trên các hiệp định kinh tế và chính trị của các chính phủ thì không thểlôi cuốn sự tham gia nhất trí, lâu dài và chân thành của các dân tộc và vì thếhòa bình cần phải được xây dựng trên cơ sở đoàn kết trí tuệ và tinh thần củanhân loại” [UNESCO là gì? Tr 31,32] Vì thế mục đích của UNESCO là:

“Góp phần duy trì hòa bình và an ninh quốc tế bằng cách thắt chặt sựhợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hóa để đảm bảo sựtôn trọng của tất cả các nước về công lý, pháp luật, quyền con người và tự

Trang 9

do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngônngữ , tôn giáo mà Hiến chương Liên Hợp Quốc đã công nhận đối với tất cảcác dân tộc”.

Vì những mục đích ấy công ước thành lập UNESCO quy định nhiệm

vụ của UNESCO như sau:

“a, Khuyến khích sự hiểu biết và thông cảm lẫn nhau giữa các dântộc thông qua những phương tiện thông tin rộng rãi; khuyến nghị nhữnghiệp định quốc tế cần thiết để khuyến khích tự do giao lưu tư tưởng bằngngôn từ và hình ảnh

b, Thúc đẩy mạnh mẽ việc giáo dục quần chúng và truyền bá văn hóa:

- Bằng cách hợp tác với các nước hội viên trong việc phát triển các hoạt động giáo dục theo yêu cầu của từng nước;

- Bằng sự hợp tác giữa các quốc gia nhằm thực hiện từng bước lý tưởng bình đẳng vì giáo dục cho mọi người, không phân biệt chủng tộc, nam nữ, hoặc bất cứ một sự phân biệt nào khác về kinh tế hay xã hội;

- Bằng cách đề xuất những phương pháp giáo dục thích hợp nhất để luyện tập thiếu nhi toàn thế giới về trách nhiệm của con người tự do;

c, Duy trì, tăng cường và truyền bá kiến thức:

- Bằng cách bảo tồn và bảo vệ di sản thế giới về sách báo tác phẩm nghệ thuật và các di tích lịch sử hay khoa học, và bằng cách khuyến nghị với các nước hữu quan về các công ước quốc tế cần thiết;

- Bằng cách khuyến khích hợp tác giữa các quốc gia về tất cả các nghành hoạt động trí óc, kể cả việc trao đổi quốc tế những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, khoa học và văn hóa, và việc trao đổi sách báo xuất bản, tác phẩm nghệ thuật, dụng cụ thí nghiệm và các tư liệu có ích;

- Bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các dân tộc thưởng thức xuất bản phẩm của mỗi nước thông qua những phương pháp hợp tác quốc tế thích hợp” [UNESCO là gì tr7,8].

Trang 10

Trong giai đoạn hiện nay bên cạnh các lĩnh vực truyền thống theocông ước thành lập, UNESCO mở rộng thêm một số lĩnh vực hoạt độngquan trọng đó là thông tin – truyền thông Có thể nói “Ngày nay UNESCOhoạt động như một trung tâm thí điểm các ý tưởng và định chuẩn nhằmthúc đấy việc ký kết các thỏa thuận quốc tế về các vấn đề đạo đức đang nổilên UNESCO cũng hoạt động như một trung tâm sàng lọc thông tin phục

vụ cho việc truyền bá và chia sẻ thông tin, kiến thức giúp các nước thànhviên trong quá trình xây dựng năng lực thể chế và cá nhân trên các lĩnh vựckhác nhau Tóm lại UNESCO thúc đẩy hợp tác quốc tế giữa các nước thànhviên trên lĩnh vực giáo dục, khoa học, văn hóa và truyền thông” [Nửa thế

kỷ tồn tại và phát triển của UNESCO – Quan hệ Việt Nam UNESCO- 1995tr3]

Thông qua mục đích và hoạt động thực tiễn trong mấy chục năm quaUNESCO có các chức năng cơ bản sau:

i UNESCO là một cở sở thí nghiệm các ý tưởng (laboratory of

ideas), với “nhiệm vụ trí tuệ của nó là đoán định những vấn đề đang nổi lênquan trọng nhất là các lĩnh vực hoạt động của mình và đề ra những chiếnlược và chính sách phù hợp để giải quyết những vấn đề đó” (Vai trò củaUnesco trong TK XXI tr 35)

ii UNESCO là một tổ chức soạn thảo quy chuẩn (standard – setter),

xây dựng những văn kiện quy chuẩn thu thập được sức cố kết và hỗ trợquốc tế, và nhất là những văn kiện sẽ được hội nhập vào pháp luật và quytắc quốc gia

iii UNESCO là một trung tâm giao dịch (clearing house),

“UNESCO đóng một vai trò quan trọng trong việc tập hợp, chuyển giao,truyền bá, chia sẻ các thông tin, tri thức và những kinh nghiệm thực tiễn tốtnhất” (Vai trò của Unesco tr37)

Trang 11

iiii.UNESCO là một tổ chức tạo dựng năng lực (capacity – builder),

tạo dựng năng lực cho con người và cho các thiết chế trong các lĩnh vựcgiáo dục, khoa học, văn hóa, truyền thông

iiiii UNESCO là nhân tố xúc tác cho hợp tác quốc tế (catalyst for

international cooperation) không những giữa các nước thành viên mà cảgiữa những tổ chức phi chính phủ

1.1.3 Cơ cấu tổ chức.

- Đại hội đồng.

Đại hội đồng là cơ quan quyền lực cao nhất, gồm đại biểu các nướcthành viên Hội đồng quyết định đường lối chính sách, kết nạp thành viênmới, bầu hội đồng chấp hành và tổng giám đốc, thông qua chương trình vàbiểu quyết ngân sách

Kỳ họp thứ nhất của Đại hội đồng diễn ra ở Pari (11/1946), họp mỗinăm một lần Đến năm 1952, cứ sau hai năm Đại hội đồng lại họp một lần.Ngôn ngữ làm việc tại Đai hội đồng gồm tiếng Ả Rập, Trung Quốc, Anh,Pháp, Nga, Tây Ban Nha

- Hội đồng chấp hành.

Hội đồng chấp hành là cơ quan thay mặt Đại hội đồng trong thờigian giữa hai kỳ họp Đại hội đồng có nhiệm vụ: giám sát thực hiện chươngtrình và quản lý ngân sách; duy trì quan hệ tham khảo ý kiến với Liên HợpQuốc, tòa án quốc tế và các tổ chức quốc tế khác thuộc Liên Hợp Quốc; lậpchương trình nghị sự và chuẩn bị cho Đại hội đồng, nghiên cứu và dự thảochương trình và ngân sách do tổng giám đốc đệ trình và đưa dự thảo này raĐại hội đồng với những ý kiến cần thiết; đề nghị kết nạp thành viên mới,giới thiệu người ứng cử vào chức vụ tổng giám đốc

Hội đồng chấp hành gồm 58 ủy viên với nhiệm kỳ 4 năm Để đảmbảo tính liên tục của Hội đồng chấp hành sau 2 năm Đại hội đồng bầu lạimột nửa số ủy viên Hội đồng chấp hành Việc bầu ủy viên Hội đồng chấp

Trang 12

hành có tính đến sự đa dạng văn hóa cung như khu vực địa lý mà ứng viên

đó đại diện Các ủy viên Hội đồng chấp hành có vai trò quan trọng trongviệc vạch chiến lược và xây dựng chương trình hành động của UNESCO.Hội đồng chấp hành họp 2 năm một lần

- Ban thư ký.

Ban thư ký là cơ quan thường trực, bảo đảm hoạt động thường xuyêncủa UNESCO, thi hành quyết định của Đại hội đồng và Hội đồng chấphành nhất là việc thực hiện các chương trình đã được Đại hội đồng thôngqua

Về nguyên tắc, Ban thư ký được tuyển chọn trên cơ sở địa lý rộng rãigồm những người có năng lực và hiệu suất công tác cao Các nước thànhviên có quyền đề cử người để được tuyển lựa làm viên chức trong ban thư

ký theo số lượng nhất định quy định theo theo tỉ lệ đóng góp niên liễm củamỗi nước Ban thư ký do tổng giám đốc lãnh đạo, tổ chức, tuyển dụng Chođến tháng 1/2007, Ban thư ký gồm 2100 thành viên từ 170 nước

Tổng giám đốc là viên chức cao nhất của UNESCO do Đại hội đồngbầu ra với nhiệm kỳ 6 năm (có thể tái cử) Tổng giám đốc có nhiệm vụ đảmbảo hoạt động thường xuyên của UNESCO, dự thảo chương trình và ngânsách, thực hiện chương trình và quản lý ngân sách, chịu trách nhiệm về mọisáng kiến và quyết định trong phạm vi quyền hạn của mình Từ khi thànhlập đến nay, UNESCO đã có 9 tổng giám đốc và hiện nay ông KoichiroMatsuura người Nhật đảm nhiện chức vụ này, thông qua hai nhiệm kỳ I,1999- 2005 và nhiệm kỳ II, từ 2005 đến nay

- Văn phòng khu vực.

Theo chính sách phi tập trung hóa nên ngoài trụ sở chính củaUNESCO ở Pari, UNESCO còn có 58 văn phòng khu vực với hơn 700nhân viên ở nhiều quốc gia khu vực trên thế gới

Trang 13

Văn phòng khu vực có nhiệm vụ triển khai các nội dung chươngtrình của UNESCO theo đặc thù tình hình của khu vực và các quốc gia mà

nó phụ trách Ở Châu Á, có văn phòng khu vực tại Băng cốc Thái Lan (Phụtrách giáo dục, văn hóa); tại Jakarta – Inđônêxia (phụ trách về khoa học);Văn phòng tại New Đêli (phụ trách về truyền thông) và một số các vănphòng quốc gia khác

1.1.4 Các mối quan hệ của UNESCO.

- UNESCO với Liên Hợp Quốc và các tổ chức thuộc hệ thống Liên Hợp Quốc.

Theo thỏa ước được Đại hội đồng UNESCO lần thứ nhất thông quangày 6/12/1946 và được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc chấp thuận ngày14/12/1946, UNESCO là cố vấn kỹ thuật của Liên Hợp Quốc về các lĩnhvực thuộc thẩm quyền của UNESCO: giáo dục, khoa học, văn hóa, thôngtin Đồng thời UNESCO cũng là cơ quan thực hiện các nghị quyết của LiênHợp Quốc về những lĩnh vực đó

Khác với các cơ quan trực thuộc của Liên Hợp Quốc khác nhưUNDP (Chương trình hỗ trợ Phát triển của Liên Hợp Quốc), UNCTAD(Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển), UNICEF (QuỹNhi đồng Liên Hợp Quốc) …có quyền quan hệ trực tiếp với Đại hội đồngLiên Hợp Quốc, UNESCO cũng như các cơ quan chuyên môn khác quan

hệ với Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua Hội đồng Kinh tế và Xã hội(ECOSOC) và hàng năm gửi báo cáo lên hội đồng này UNESCO và LiênHợp Quốc thường xuyên tham khảo ý kiến và tham dự những hội nghị củanhau nhưng không có quyền biểu quyết

UNESCO có quan hệ ngang với các tổ chức chuyên môn khác nhưFAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc), ICAO (Tổchức Hàng không Dân dụng Quốc tế), ILO (Tổ chức lao động Quốc tế),WHO (Tổ chức y tế Thế giới), IMF (Quỹ tiền tệ Quốc tế) cũng như với

Trang 14

các cơ quan trực thuộc của Liên Hợp quốc, chủ yếu là về các vấn đề chínhsách và những “chương trình hành động phối hợp” Các “Chương trìnhngoài ngân sách” của UNESCO chủ yếu do các tổ chức khác của Liên HợpQuốc tài trợ (UNDP, UNICEF, UNCTAD, FAO ) nhưng việc thiết kế vàthực hiện do các đơn vị nghiệp vụ của UNESCO đảm nhiệm.

- UNESCO với các nước thành viên.

Tất cả các nước thành viên của Liên Hợp Quốc đều có thể là thànhviên của UNESCO Các nước ngoài Liên Hợp Quốc có thể gia nhậpUNESCO nếu được 2/3 Đại hội đồng UNESCO chấp nhận Ngoài thànhviên chính thức, UNESCO còn có một số thành viên liên kết Nước thànhviên nào bị khai trừ khỏi Liên Hợp Quốc mặc nhiên sẽ không còn là thànhviên của UNESCO Bất cứ nước thành viên hoặc thành viên liên kết nàocũng có thể xin ra khỏi UNESCO theo những thủ tục và điều kiện nhấtđịnh Trong lịch sử UNESCO đã từng có các nước xin ra khỏi UNESCOnhư Mỹ (năm 1984), Anh và Singapore (năm 1985) Sau một thời gian rútkhỏi UNESCO, Mỹ và Anh đã quay trở lại Tổ chức này (Anh năm 1997

và Mỹ năm 2003) Với việc gia nhập UNESCO của Cộng hoà Montenegrotháng 3/2007, hiện nay UNESCO gồm 192 nước thành viên và 6 thànhviên liên kết

Công ước thành lập UNESCO quy định tại mỗi nước thành viên cómột Ủy ban quốc gia gồm đại diện của chính phủ, các bộ/ngành liên quan

và các nhân vật có khả năng hoạt động về giáo dục, khoa học, văn hóathông tin Đối với UNESCO, Ủy ban quốc gia có chức năng tư vấn, liênlạc, thông tin và thực hiện Nhiệm vụ của UBQG do chính phủ mỗi nướcquy định.Các nước thành viên cử phái đoàn thường trực của mình bên cạnh

tổ chức đảm bảo quyền liên hệ trực tiếp với UNESCO

- Các mạng lưới chuyên môn của UNESCO.

Trang 15

UNESCO hoạt động dựa trên sự hợp nhất giữa giữa những ngườihoạt động đa dạng trong một cộng đồng phù hợp với cộng đồng quốc tế.Các mạng lưới của UNESCO và các đối tác là hạt nhân của cộng đồng này.Tất cả ăn ý với nhau sẽ hiện thực hoá được các ý tưởng của UNESCO vàcác giá trị chân chính của thế giới này, ở mức độ địa phương, quốc gia vàquốc tế UNESCO hợp tác với mạng lưới đối tác để triển khai các hoạtđộng của mình Hiện nay UNESCO có: Khoảng 100 ủy ban tư vấn, các ủyban quốc tế và các hội đồng liên chính phủ được thành lập để thực hiệnnhững nhiệm vụ cụ thể của UNESCO; Có khoảng 4000 các Hiệp hội,Trung tâm, các Câu lạc bộ UNESCO ở 100 nước truyền bá ý tưởngUNESCO và thực hiện các hoạt động UNESCO cơ sở; Có 7900 cácTrường liên kết ở 176 nước giúp thế hệ trẻ hình thành thái độ khoan dung

và hiểu biết quốc tế; Hơn 355 tổ chức phi chính phủ (NGO) duy trì quan hệtrực tiếp với UNESCO; Một nhóm gồm hơn 40 nhân vật nổi tiếng – Đại sứthiện chí UNESCO – dùng tài năng và địa vị của mình để giúp mọi ngườithế giới chú ý đến công việc và nhiệm vụ mà UNESCO thực hiện; Hơn 580Giáo sư đại học và 65 các trường kết nghĩa bao gồm mạng lưới UNITWIN/UNESCO khuyến khích việc nghiên cứu, đào tạo và phát triển giáo dục đạihọc;179 nước thành viên có phái đoàn thường trực bên cạnh UNESCO;Các nghị sĩ có vai trò quan trọng đối với UNESCO trong quan hệ với các tổchức khu vực và quốc tế nhằm thúc đẩy hòa bình và phát triển thông quagiáo dục và dân chủ

So với các tổ chức khác trong hệ thống Liên Hợp Quốc UNESCO cónhững điểm khác biệt: Do tính chất và phạm vi hoạt động đa dạng trênnhiều lĩnh vực chuyên môn nên UNESCO đã tạo được một mạng lưới hợptác rộng rãi với hàng trăm đầu mối quốc gia và quốc tế, bao gồm các tổchức liên chính phủ, các tổ chức phi chính phủ; Là tổ chức liên chính phủduy nhất hoạt động trên cơ sở hệ thống các Uỷ ban Quốc gia tại các nước

Trang 16

thành viên; Là tổ chức chuyên môn duy nhất trong hệ thống Liên HợpQuốc có mạng lưới quốc gia và quốc tế gồm các tổ chức của quần chúnghoạt động theo tiêu chí của UNESCO mà được mang tên của UNESCO đểhoạt động, đó là các Câu lạc bộ UNESCO, các Trung tâm UNESCO và cácHội UNESCO, tập hợp thành Hiệp hội UNESCO ở các quốc gia, Hiệp hộiUNESCO khu vực ở các khu vực địa lý và Hiệp hội UNESCO thế giới.

1.5 Nguồn tài chính.

Tài chính UNESCO được xây dựng từ hai nguồn ngân sách:

- Nguồn ngân sách thường xuyên: thu từ đóng góp tài chính bắt buộccủa các nước thành viên Mức đóng góp của các nước căn cứ tiềm năngkinh tế của mỗi quốc gia Năm 2000 số lượng các quốc gia thành viênnghèo nhất chỉ phải đóng góp 0,001% ngân sách thường xuyên củaUNESCO (có khoảng 40 nước) Mức đóng góp cao hơn một chút (cókhoảng vài chục quốc gia) đóng góp 2% Với mức đóng góp 25% trongtổng ngân sách thường xuyên Nhật Bản trở thành nhà bảo trợ tài chính chủyếu của UNESCO Ngân sách Thường xuyên hai năm 2002-2003 củaUNESCO là 544 triệu USD, cho giai đoạn 2004-2005 là 610 triệu USD, vànhững con số này vẫn rất khiêm tốn nếu so sánh với ngân sách thườngxuyên của các tổ chức quốc tế khác như UNICEF hoặc UNHCR (cả hai tổchức này có nguồn ngân sách riêng lớn gấp bốn lần của UNESCO) Nguồnngân sách thường xuyên được sử dụng để duy trì bộ máy hoạt động củaBan Thư ký UNESCO, phần còn lại dành cho các chương trình hoạt động

đã được Đại hội đồng thông qua, gọi là các Chương trình Ngân sách

- Nguồn ngoài ngân sách: Ngoài ra nhiều chương trình hoạt động củaUNESCO được triển khai nhờ các nguồn đóng góp ngoài ngân sách (đónggóp không bắt buộc, không thường xuyên, đột xuất) từ các quốc gia hoặccác tổ chức, cá nhân khác hoặc do UNESCO tiến hành vận động để giúpcác quốc gia thực hiện các dự án ngoài ngân sách Nguồn ngân sách này

Trang 17

gọi là Ngân sách Không thường xuyên Các chương trình hoạt động bằngnguồn ngân sách này gọi là các Chương trình Ngoài ngân sách Đây là mộtnguồn tài chính đáng kể hàng năm bổ sung vào ngân sách của UNESCO đểtriển khai các chương trình và dự án ở các quốc gia thành viên dưới cáchình thức viện trợ kỹ thuật, thiết bị, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Tuynhiên UNESCO không có toàn quyền quyết định việc sử dụng nguồn đó.Ngân sách Không thường xuyên của UNESCO trong khoá ngân sách 2002-

2003 đạt được là 400 triệu USD

Ngoài ra còn có quỹ đặc biệt: Do vận động sự đóng góp tự nguyệncủa quốc tế Đây là nguồn ngân sách được sử dụng trong việc viện trợ khẩncấp, do thiên tai, chiến tranh gây ra đối với các công trình văn hóa hoặctrường học…

1.1.6 Quá trình phát triển.

Trong khoảng thời gian 10 đầu sau khi thành lập (từ năm 1945 đếnnăm 1958) Đây là giai đoạn UNESCO hoàn toàn bị các nước đế quốc màchủ yếu là Mĩ khống chế Trong giai đoạn này UNESCO biến thành mộtcông cụ để thực hiện chính sách đế quốc về văn hóa, tuyền truyền chốngchủ nghĩa cộng sản và gây chiến tranh lạnh Trong thời gian này các chức

vụ chủ chốt của UNESCO đều nằm trong tay các nước Phương Tây, địabàn hoạt động ở các nước tư bản Tuy nhiên trong giai đoạn này UNESCO

đã đưa ra những chính sách có tiến bộ như: năm 1948, UNESCO khuyếnnghị với các nước thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc và miễn phí trênphạm vi toàn cầu đối với trình độ tiểu học; năm 1952, một Hội nghị liênchính phủ đã được UNESCO triệu tập để thông qua Công ước Quốc tế vềQuyền tác giả Công ước này góp phần tăng cường khả năng bảo vệ quyềntác giả đối với một số quốc gia trước đây chưa có điều kiện tham gia côngước Berne về Bảo vệ các tác phẩm văn học và Nghệ thuật (được ký từ năm

Trang 18

1886) Một sự kiện quan trọng trong lịch sử UNESCO giai đoạn này đó làvào năm 1958 khu nhà trụ sở của UNESCO tại Pari đã được khánh thành.

Từ năm 1960, hàng loạt các nước Châu Phi giành được độc lập và ranhập UNESCO chỉ tính riêng trong hai năm 1960 -1962 đã có tới 24 quốcgia Châu Phi được kết nạp thành thành viên UNESCO Việc các nước mớigiải phóng tham gia UNESCO đã góp phần làm giảm dần từng bước địa vịthống trị của các nước tư bản trong tổ chức UNESCO Trong giai đoạn nàyUNESCO thực hiện nhiều chương trình thiết thực tiêu biểu việc UNESCO

đã phát động chiến dịch Nubia ở Ai Cập nhằm dịch chuyển Đền thờ vĩ đại

ở Abu Simbel đến vị trí an toàn để bảo tồn sau khi Ai Cập xây dựng đậpnước Aswan năm 1960, chiến dịch này thực hiện thành công trong vòng 20năm Bên cạnh đó trong giai đoạn này lần đầu tiên Hội nghị liên chính phủ

đã được tổ chức năm 1968, hướng tới việc giải quyết mối quan hệ giữamôi trường và phát triển, mà hiện nay thường gọi là “phát triển bền vững”.Hội nghị này là cơ sở đưa tới sự ra đời chương trình toàn cầu của UNESCOmang tên “Con người và Sinh quyển”

Từ năm 1972, có thêm nhiều nước mới giành được độc lập, các nướcdân chủ tham gia UNESCO Đại Hội đồng lần thứ 18, năm 1974 có đạibiểu của 135 nước hội viên tham gia Trong giai đoạn này UNESCO thôngqua nhiều nghị quyết tích cực như: Ủng hộ phong trào giải phóng Palextin,lên án tập đoàn Pi- nô - chê ở Chi Lê vi phạm nhân quyền…Năm 1972,UNESCO thông qua một công ước quan trọng liên quan đến việc bảo vệcác Di sản văn hóa và Di sản thiên nhiên thế giới Sau đó, Ủy ban di sản thếgiới được thành lập vào năm 1976 và những Di sản đầu tiên được đưa vàodanh sách di sản thế giới năm 1988 Năm 1980, Hai tập sách đầu tiên Lịch

sử Đại cương về Châu Phi của UNESCO được phát hành, tiếp sau đó cáctập sách tương tự về các khu vực khác như Lịch sử vùng Trung Á vàCaribê cũng được ra đời Mặc dù giai đoạn này UNSCO cũng đã có nhiều

Trang 19

chính sách tiến bộ Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của các nước lớn, UNESCOđưa ra bản tuyên bố về Chủng tộc và thành kiến về chủng tộc, đi ngược với

xu thế tiến bộ và có những ảnh hưởng không tốt đến uy tín của tổ chức

Năm 1984, do sự bất đồng quan điểm mà Hoa Kỳ đã rút khỏiUNESCO, sau đó một năm các nước Anh và Singapo cũng rút khỏi tổchức Đây là 3 nước có đóng góp tài chính lớn mang tính sống còn đối vớihoạt động của UNESCO Việc rút lui của Mĩ, Anh đã gây nhiều sóng gió

về chính trị và tài chính cho UNESCO trong một thời gian dài Tuy nhiênUNESCO vượt qua những khó khăn này và tiếp tục đưa ra những ý tưởngnhững chương trình hoạt động thiết thực Năm 1990, UNESCO tổ chức Hộinghị về “Giáo dục cho tất cả mọi người tại Jomtiem, Thái Lan Hội nghịcũng đã phát động phong trào quốc tế về tạo điều kiện phổ cập học tập cơbản cho trẻ em, thanh niên và người lớn Năm 1992, UNESCO thành lập

“bộ nhớ” cho các chương trình quốc tế trên lĩnh vực bảo quản các thư việngồm những sản phẩm văn hóa không thể thay thế được và bảo quản các bộsưu tầm đang được lưu giữ

Năm 1999 là mốc đánh dấu quá trình cải cách cử Tổng giám đốcKochiro Matsuura Ông đã tiến hành cải cách tổng thể cơ cấu và thực hiệnchính sách phi tập trung hóa bộ máy công chức và hoạt động nghiệp vụ củaUNESCO Năm 2001, Đại Hội đồng UNESCO thông qua Bản tuyên bốQuốc tế về tính đa dạng văn hóa Đến năm 2004 Hoa Kỳ quay lạiUNESCO

Hơn nửa thế kỷ tồn tại và phát triển, UNESCO trải qua những giaiđoạn thăng trầm, có lúc UNESCO rơi vào tình trạng khủng hoảng trầmtrọng cả về tổ chức và tài chính Tuy nhiên, vượt ra tất cả những khó khăn

ấy UNESCO vẫn tiếp tục phát triển và ngày càng lớn mạnh, từ 37 quốc giaban đầu đến ngày nay tổ chức này đã quy tụ tới 191 quốc gia thành viên, sựtham gia đông đảo này làm cho uy tín của UNESCO không ngừng nâng

Trang 20

cao, nhiều chương trình, ý tưởng tiến bộ về văn hóa, khoa học, giáo dục,thông tin truyền thông đã đạt được sự nhất trí của cao tại diễn đàn đaphương này Không chỉ đưa ra các ý tưởng, UNESCO còn là nơi có khảnăng đạt được những giải pháp phối hợp hành động có hiệu lực mang tínhquốc tế Nhờ những nội dung và phương pháp hành động mà UNESCO đề

ra không những đáp ứng được đòi hỏi của các quốc gia thành viên mà cònmang tính giải pháp quốc tế Đó chính là cơ sở UNESCO tồn tại và tiếp tụcphát triển trong tương lai

1.1.7 Vai trò của UNESCO trong giai đoạn hiện nay.

Từ sau chiến tranh lạnh kết thúc nhất là từ đầu thế kỷ XXI, mỗi cánhân, mỗi cộng đồng, quốc gia đã và đang chịu tác động rất sâu sắc của quátrình toàn cầu hóa Với một tốc độ thay đổi đáng kinh ngạc – toàn cầu hóa,cộng thêm thành những tựu trong cuộc cách mạng công nghệ và truyềnthông, làm cho thế giới dường như nhỏ bé hơn Thời gian và không giankhông còn là rào cản như xưa nữa Tuy nhiên quá trình này chỉ mang lại lợiích cho một nhóm người tương đối nhỏ bé Còn mặt trái của nó ngày càng

rõ nét như nó làm rộng khoảng cách chênh lệch giữa các quốc gia và trongnội bộ từng quốc gia Chính vì thế UNESCO đã triển khai một hành độngbền vững và đồng bộ nhằm nhân đạo hóa quá trình toàn cầu hóa Tại Đạihội UNESCO ở Pari năm 2001, tổ chức này đã đặt nhiệm vụ “Nhân đạohóa quá trình toàn cầu hóa” lên hàng đầu của chương trình nghị sự nhữngnăm tới Tại đây đã nhất trí rằng chủ đề thống nhất của “Chiến lược trunghạn 2002 -2007” của UNESCO sẽ là: Góp phần vào hòa bình và phát triểncon người trong kỷ nguyên toàn cầu hóa thông qua giáo dục, khoa học, vănhóa, truyền thông

Tuy nhiên, vai trò của UNESCO chỉ thể hiện ở việc “cung cấp và tưvấn những thử nghiệm và kinh nghiệm thành công cũng như thất bại để cácnước thành viên tự trao đổi, phân tích đúng sai nhằm áp dụng vào thực tế

Trang 21

nước mình”, ngoài ra “UNESCO cũng đảm nhiệm việc cung cấp, giới thiệuchuyên gia giỏi trong nhiều lĩnh vực chuyên môn để giúp các nước thànhviên thực hiện các chương trình, dự án hợp tác về kinh tế, khoa học và vănhóa”,[nửa thế kỷ tồn tại và phát triển – quan hệ Việt Nam UNESCO tr5]Chứ UNESCO hoàn toàn không áp đặt các mô hình của mình để buộc cácnước thành viên phải chấp nhận một cách máy móc.

Trong giáo dục, UNESCO đã thực hiện nhiều sáng kiến và cácchương trình chiến lược dài hạn nhằm thúc đẩy sự nghiệp xóa mù chữ, phổcập giáo dục tiểu học đối với các nước đang phát triển ở Châu Phi, Châu Á

và các nước Mĩ La Tinh Những năm 80, 90 của thế kỷ trước UNESCOthực hiện các chương trình giáo dục cho mọi người Hiện nay, ưu tiên củaUNESCO trong giáo dục đó là xúc tiến giáo dục cơ sở với chất lượng tốtcho hết thảy mọi người đúng như chủ trương giáo dục tại “Diễn đàn giáodục thế giới” họp tại Daka Sênêgan tháng 4/ 2000 Thực tế chứng minhrằng “Toàn cầu hóa không vận hành để phục vụ cho 113 triệu trẻ em khôngđược truy cập bậc sơ học, 880 triệu người lớn đang mù chữ và rất nhiềutriệu phụ nữ và trẻ em gái vì nạn phân biệt giới mà không tranh thủ được cơhội giáo dục và cơ may trong cuộc sống” [Vai trò của UNesco tr20]

Diễn đàn giáo dục tại Dakar, đã đạt được sự nhất trí cao của cộngđồng quốc tế về các mục tiêu và mục đích đặc thù của nền giáo dục, vì thế

mà nguồn viện trợ sẽ được trực tiếp chuyển tới các nước Châu Phi NamSahara và Nam Á, các nước chậm phát triển nhất ở các khu vực khác, cũngnhư các quốc gia đang lâm vào khủng hoảng hoặc vừa mới thoát khỏikhủng hoảng

Trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, vai trò của UNESCO thể hiệntrong việc bảo vệ nguồn tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên nước và hệ sinhthái Trên thực tế hiện nay, nước là loại tài nguyên đang bị suy giảm mộtcách nghiêm trọng, do tình trạng chặt phá rừng và nhiều nguyên nhân khác

Trang 22

Trong khi đó nhu cầu nước của thế giới lại tăng Để bảo vệ tài nguyên nước

và hệ sinh thái, UNESCO đã và đang thực hiện nhiều chương trình như:Chương trình thủy văn quốc tế, Chương trình Hải dương học liên chínhphủ, Chương trình quốc tế Liên hệ địa chất, Chương trình “con người vàsinh quyển”… Ngoài ra UNESCO còn thành lập “Viện giáo dục về nướcUNESCO – IHE” (Institute for water education) tại Hà Lan; UNESCO bảotrợ cho việc thành lập Trung tâm khu vực về quản lý nguồn nước đô thị tạiTêhêran; Trung tâm khu vực về đào tạo và nghiên cứu nguồn nước tại cácvùng khô hạn và nửa khô hạn tại Ai Cập cũng do UNESCO bảo trợ

Trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, UNESCO đặc biệt chútrọng vào đạo đức trong khoa học và công nghệ, đảm bảo cho khoa họcđược sử dụng cho hòa bình và cuộc sống con người UNESCO là tổ chức đitiên phong trong việc hậu thuẫn cho bản “Tuyên ngôn toàn thế giới về bản

đồ gien người và quyền con người” được Đại hội Đông Liên Hợp Quốc phêchuẩn thành văn kiện chính thức năm 1998 Bên cạnh đó UNESCO đãnghiên cứu một cách tổng quát những vấn đề cơ bản của thế giới, từ đó đề

ra những dự báo về xu hướng phát triển xã hội trong các thập kỷ tới đâynhư: Vấn đề phụ nữ, thanh niên, tình trạng phân biệt đối xử về giới; sự pháttriển chênh lệch giữa các vùng nông thôn và thành thị

Vai trò của UNESCO trong lĩnh vực văn hóa và di sản văn hóa.UNESCO chủ trương bảo vệ đa dạng văn hóa, xúc tiến đa phương văn hóa

và đối thoại liên văn hóa Tại đại hội UNESCO năm 2001 đã ra “Tuyênngôn toàn thế giới về đa dạng văn hóa” Sau đó “công ước bảo vệ và pháthuy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa” cũng được Đại họi đồng thôngqua vào năm 2005

UNESCO đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy các giá trị

di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể), các di sản thiên nhiên thế giới Chođến nay “UNESCO đã công nhận 830 khu di sản thế giới (trong đó có 644

Trang 23

di sản văn hóa, 162 di sản thiên nhiên và 24 di sản hỗn hợp văn hóa – thiênnhiên của 184 quốc gia) và 90 kiệt tác di sản phi vật thể và truyền khẩu củanhân loại” [trích thông tin cơ bản về Unesco và quan hệ với Việt Nam _trang web www.mofa.gov.vn] Việc công nhận công nhận các di sản thếgiới góp phần tôn vinh các giá trị văn hóa của các quốc gia, giúp cho việcphục hồi và bảo vệ những di sản đó UNESCO có đóng góp to lớn trongviệc góp phần nâng cao nhận thức chung của cộng đồng quốc tế trong việcgiữ gìn bảo vệ di sản văn hóa, và thấy được vai trò, vị trí của văn hóa trong

sự phát triển kinh tế - xã hội

Trên lĩnh vực thông tin và truyền thông, UNESCO nhấn mạnh hơnhết vào việc xác tiến tự do lưu thông tư tưởng và đảm bảo cho mọi ngườiđược truy cập thông tin Theo ước tính trên thế giới có đến 60% dân số chođến nay chưa từng một lần gọi điện thoại Vì thế mà UNESCO xúc tiếntriển khai chương trình “Thông tin cho tất cả mọi người” với mục tiêu mởrộng sự tham gia của tất cả mọi người trong xã hội tri thức, góp phần thuhẹp hố ngăn cách giàu nghèo giữa các nước các cộng đồng trên lĩnh vựcthông tin

Trong giai đoạn hiện nay, khi mà quá trình toàn cầu hóa phát triểnsâu rộng làm nảy sinh nhiều vấn đề mà bản thân mỗi cộng đồng mỗi quốcgia không thể tự giải quyết được, vai trò của UNESCO – với tư cách là một

tổ chức quốc tế liên chính phủ, ngày càng được thể hiện rõ nét UNESCO

đã và đang giúp cho thế giới giảm bớt sự chênh lệch giàu nghèo, đảm bảocho con người những quyền cơ bản, mọi người đều có cơ hội để đếntrường, UNESCO giúp cho việc giải quyết những vấn đề mang tính toàncầu như: các vấn đề ô nhiễm môi trường cạn kiệt nguồn tài nguyên, đạidịch HIV/AIDS… Quan trọng hơn cả, UNESCO tôn vinh các di sản vănhóa của các quốc gia không phân biệt lớn nhỏ, góp phần vào việc bảo vệ,

Trang 24

tôn tạo các di sản văn hóa của nhân loại, nâng cao nhận thức của ngườidân, xúc tiến sự hợp tác liên văn hóa…

Chắc chắn rằng quá trình toàn cầu hóa vẫn chưa được hoàn tất, nó sẽđặt ra nhiều vấn đề cho tương lai, để giải quyết những “bài toán” đó rất cầnđến những tổ chức như UNESCO Vì thế, vai trò của UNESCO ngày càngtrở lên cần thiết cho sự phát triển bền vững của thế giới

1.1.8 Quá trình cải tổ và những thách thức mà UNESCO phải đối mặt.

- Quá trình cải tổ.

Bước vào những năm 90, tình hình quốc tế thay đổi “Trật tự hai cựcIanta” được thiết lập từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã bị sụp đổ hoàntoàn, trật tự thế giới mới đang dần được hình thành Trong khi Mĩ đang cốgắng điều khiển thế giới theo một trật tự của mình, các nước Tây Âu, NhậtBản, Trung Quốc … vươn lên mạnh mẽ cạnh tranh khốc liệt với Mĩ Tìnhhình quốc tế có thay đổi buộc Liên Hợp Quốc tiến hành cải tổ bộ máy,phương thức làm việc, các chương trình hành động tăng cường hiệu quảcủa tổ chức Là nột tổ chức chuyên môn lớn của Liên Hợp Quốc,UNESCOtiến hành quá trình cải tổ Năm 1999, ông Koichiro Matsuura người Nhậtgiữu chức Tổng giám đốc UNESCO và đã tiến hành công cuộc cải tổ Chođến nay cuộc cải tổ, đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ UNESCOngày càng tỏ rõ tính thích ứng của mình trong việc giải quyết các vấn đềtoàn cầu như thúc đẩy hòa bình thông qua đối thoại giữa các nền văn hóa

và văn minh, ngăn ngừa thiên tai thông qua giáo dục và chia xẻ kiến thứckhoa học, và là tổ chức điều phối hiệu quả của các chương trình lớn của hệthống Liên Hợp Quốc ở cấp quốc gia và quốc tế Các nước lớn như Mỹ,Pháp, EU, Nhật, Trung quốc đang cố gắng gây ảnh hưởng đối với cáchoạt động của UNESCO và trong một số vấn đề cụ thể đã xuất hiện nhữngmâu thuẫn giữa một số nước, như giữa Mỹ và EU trong việc thông qua Dựthảo “Công ước về bảo vệ và thúc đẩy sự đa dạng các biểu đạt văn hóa”

Trang 25

Hai nội dung thành công nhất của quá trình cải tổ là sắp xếp lại tổchức trong Ban thư ký và triển khai thực hiện phi tập trung hóa.

+ Chính sách cán bộ và điều hành công việc

Kể từ khi tiến hành cải tổ cho đến nay, UNESCO đã đạt được nhữngthành tựu đáng kể trong chính sách cán bộ Với tổng số 11 chính sách mới

về vấn đề cán bộ, UNESCO đã trở thành tổ chức đi đầu trong hệ thốngLiên Hợp Quốc về cải tổ bộ máy UNESCO đã đưa ra được các chính sáchtuyển dụng cán bộ dựa trên chất lượng; hệ thống báo cáo quá trình giảiquyết công việc dựa vào kết quả; chính sách nâng cao trình độ chuyên môn,điều động cán bộ và đào tạo lại một cách hợp lý; chính sách phân bổ các vịtrí làm việc đáp ứng các mục tiêu chiến lược của UNESCO trong thập kỷtới, nhằm đảm bảo UNESCO thực sự trở thành một tổ chức của thế kỷ 21.Tuy nhiên, còn một số vấn đề tồn tại, đó là việc nâng cao nhận thức, thôngtin và đào tạo cùng với chính sách luân chuyển tích cực cần phải thúc đẩy,tạo điều kiện cho một “văn hóa cộng tác” trong làm việc vẫn còn thiếu.+ Quá trình phi tập trung hóa

Với việc đưa ra mô hình các văn phòng phụ trách một số nước cótính liên ngành mà ở đó, các chương trình hoạt động chính được triển khai

ở các nước thành viên, cơ cấu hợp tác này của UNESCO đã được các nướcthành viên chấp nhận, thể hiện tính thích ứng của việc phi tập hóa này Tuynhiên, cần có một số điều chỉnh như tăng thêm nhân lực, trao thêm thẩmquyền, đưa ra các phương tiện quản lý điều hành mới, và cần tham khảothường xuyên với trụ sở chính và với các Ủy ban quốc gia

Hiện nay UNESCO đang tham gia vào chương trình cải tổ của LiênHợp Quốc với mô hình “Một Cơ quan Liên Hợp Quốc” mà Việt Nam đượcchọn là một trong 8 quốc gia thực hiện thí điểm chương trình này Thựcchất của công cuộc cải tổ này là thay đổi cách thức hoạt động của Liên HợpQuốc ở Trụ sở chính, ở mỗi khu vực và mỗi nước Chương trình cải tổ này

Trang 26

chú trọng hơn vào việc thực hiện các hoạt động, tính hiệu quả, tính gắn kết

và kết quả trong nội bộ hệ thống Liên Hợp Quốc và tăng cường vai trò vàtiếng nói của các nước đang phát triển

- Những thách thức đang đặt ra.

Như đã trình bày, UNESCO là một tổ chức quốc tế, quy tụ tới 191quốc gia thành viên, các quốc gia này có thể chế chính trị khác nhau, tôngiáo khác nhau, có mức độ phát triển khác nhau do vậy việc thống nhấtquan điểm giữa các quốc gia là một thách thức lớn đối với tổ chức này.Trong nhiều trường hợp, các cam kết, công ước tiến bộ của UNESCO đãkhông được ban hành, bởi vì có sự đụng chạm đến quyền lợi của các nhómnước khác nhau, vì thế không đạt được sự đồng thuận của tất cả các quốcgia

Giống như các tổ chức quốc tế khác các, UNESCO luôn chịu sự ảnhhưởng, chi phối của các nước lớn (như Mĩ, Nhật, Tây Âu) vốn là nhữngnước có nền kinh tế mạnh, có đóng góp tài chính lớn Các nước lớn đãkhông ít lần gây tác động bất lợi cho xu thế tiến bộ chung của UNESCO.Mặt khác khi các nước này không đạt được mục đích của mình liền rút rakhỏi tổ chức tạo ra sự khủng hoảng sâu sắc cho UNESCO, ví dụ nhưtrường hợp của Mĩ năm 1984 và Anh năm 1985

Một thách thức nữa của UNESCO đó là mâu thuẫn giữa các chươngtrình đồ sộ với nguồn vốn hạn hẹp của UNESCO (chủ yếu dựa vào tiềnđóng niên liễm của các nước thành viên và nguồn tài trợ của các cườngquốc lớn) Ngoài ra công cuộc cải tổ để có thể thích nghi với sự phát triểncủa thế giới cũng là một thách thức lớn đối với tổ chức này

Mặc dù còn tồn tại những khó khăn, thách thức nhưng chúng ta cóquyền tin tưởng rằng, UNESCO ngày càng phát huy vai trò của mình và làmột tổ chức không thể thiếu được trong tương lai

Trang 27

1.2 Quan hệ UNESCO – Việt Nam giai đoạn 1976 -1986.

1.2.1 Tình hình quốc tế và trong nước sau khi nước Việt Nam thống nhất.

- Những thuận lợi

Nửa cuối thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, thế giới vẫncòn hoàn toàn phụ thuộc vào trật tự hai cực Ianta, mà trong đó Liên Xô vẫngiữ vai trò là một đối trọng với Mĩ Trong giai đoạn này Liên Xô vẫn tiếptục viện trợ cho Việt Nam trong quá trình khôi phục đất nước sau chiếntranh Mặt khác, đây cũng là giai đoạn phong trào giải phóng dân tộc tiếptục phát triển mạnh mẽ, làm sụp đổ từng mảng lớn hệ thống thuộc địa củachủ nghĩa đế quốc đưa tới sự ra đời của nhiều quốc gia độc lập khác.Những nước này ngày càng khẳng định được vai trò của mình trên trườngquốc tế

Về phí Mĩ, sau thất bại trong chiến tranh Việt Nam năm 1975, Mĩlâm vào tình trạng khủng hoảng “hậu chiến tranh Việt Nam” Trong lĩnhvực kinh tế Mĩ không còn giữ vị trí độc quyền như những năm 50, thay vào

đó Mĩ phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt của Nhật Bản và các nước Tây Âu.Trong chính sách đối ngoại của Mĩ đối với Việt Nam cũng có sự thay đổi,đặc biệt dưới thời Gimi Catơ Chính quyền của Catơ xu hướng nới lỏng cáclệnh cấm buôn bán với Việt Nam Tháng 3/1977 phái đoàn của Hoa Kỳ đãtới Hà Nội để thăm dò và thoả thuận các vấn đề liên quan tới triển vọngbình thường hoá quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ - Việt Nam Cũng trong năm

đó hai bên đã tiến hành 3 vòng đám phán về việc bình thường hoá quan hệ.Mặc dù các vòng đám phán chưa đạt được kết quả, nhưng cũng mở ra triểnvọng trong quan hệ hợp tác của Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành viêncủa Liên Hợp quốc

Khu vực Đông Nam Á, khối ASEAN đã đạt được nhiều thành tựu

Trang 28

nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ nhất được tổ chức tại Bali (Inđônêxia).Tại hội nghị này đã thông qua nghị quyết “Hiệp ước thân thiện và hợp tácĐông Nam Á và tuyên bố về sự hoà hợp ASEAN” Tuyên bố Bali đã “đểngỏ” cơ hội cho các nước Đông Nam Á khác tham gia tổ chức này Trongtháng 9 và tháng 10/1978, thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có chuyến thămcác nước Đông Nam Á, điều đó mở ra khả năng phát triển hơn nữa trongquan hệ Việt Nam – ASEAN.

Tình hình quốc tế trên đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho Việt Namtrong quan hệ ngoại giao Tuy nhiên từ năm 1979 Việt Nam phải đứngtrước hàng loạt những khó khăn trên lĩnh vực ngoại giao mà bắt đầu từcuộc chiến tranh xâm lược của lực lượng Khơ me đỏ

- Những khó khăn.

Ngay sau khi giải phóng Phnômpênh (17/4/1975), Khơ me đỏ đã tiếnhành phản bội nhân dân trong nước, phản bội lại tình đồng chí anh em đốivới nhân dân Việt Nam Lực lượng này đã thực hiện chính sách diệt chủng

ở trong nước đồng thời gây nên cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam

Ngày 1/5/1975, Khơ me đỏ tấn công xâm nhập Hà Tiên (KiênGiang) nhưng bị lực lượng địa phương của Việt Nam đẩy lui Sau nhiều lầnphía Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiến hành các cuộc thương lượngnhưng không thành Ngày 24/9/1977 Khơ me đỏ tiến hành tấn công suốtchiều dài 240 km dọc tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia Ngày22/12/1978 Khơ me đỏ đã huy động tổng lực 19 sư đoàn tấn công vào cáctỉnh Nam Bộ của Việt Nam Chính thức gây nên cuộc chiến tranh xâm lượcViệt Nam

Thực hiện quyền tự vệ chính đáng của mình, quân đội Việt Nam vớilực lượng lớn đã tổ chức phản công và tiến công mạnh mẽ tiêu diệt toàn bộcánh quân xâm lược vừa tiến vào lãnh thổ Việt Nam

Trang 29

Về phía nhân dân Campuchia, dưới sự lãnh đạo của “Mặt trận đoànkết dân tộc cứu nước” (FUNSK) thành lập ngày 3/12/1978, được sự phốihợp chiến đấu, sự ủng hộ và giúp đỡ hết lòng của quân và dân Việt Nam.Quân và dân Cam puchia đã đồng loạt tiến công và nổi dậy đập tan chínhquyền phản động Khơ me đỏ giải phóng đất nước ngày 7/1/1979 Ngày8/1/1979, nước Công hoà nhân dân Campuchia thành lập Sau đó đượcnhiều quốc gia trên thế giới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao Điều

đó cho thấy việc quân tình nguyện Việt Nam giúp Campuchia là việc làmchính nghĩa phù hợp với hiến chương Liên Hợp Quốc Nhưng tuy nhiên từđây cái được gọi là “vấn đề Campuchia” bùng phát

Song song với vấn đề Campuchia, mối quan hệ Việt Nam - Cộng hoànhân dân Trung Hoa cũng trở nên căng thẳng Từ tháng 4/1978, cộng hoànhân dân Trung Hoa đã gây ra vụ “nạn Kiều” thúc đẩy người Việt gốc Hoarời Việt Nam Ngày 14/5/1978, Trung Quốc đã cắt 72/111 công trình việntrợ kinh tế cho Việt Nam và rút chuyên gia về nước Ngày 17/2/1979Trung Quốc đã huy động 32 sư đoàn tương đương với 60 vạn quân cùngnhiều xe tăng, pháo,súng hạng nặng…mở cuộc tấn công Việt Nam dọc theobiên giới phía Bắc từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu)chiều dài hơn nghìn cây số

Trước tinh thần chiến đấu anh dũng của quân và dân ta cộng với sựphản đối mạnh mẽ của dư luận thế giới Trung Quốc buộc phải tuyên bố rútquân khỏi nước ta bắt đầu từ ngày 5/3 đến ngày 18/3/1979 thì rút hết

Từ cuộc chiến tranh Biên giới phía Tây Nam (việc đưa quân tìnhnguyện Việt Nam sang Cappuchia) cho đến cuộc chiến tranh biên giới phíaBắc với Trung Quốc Việt Nam đã trực tiếp hoặc gián tiếp đối đầu với cácnước như Trung Quốc, các nước ASEAN, Mĩ, và các nước Châu Âu khác.Khi “cái gọi là vấn đề Campuchia” xảy ra, Hoa Kỳ đã đơn phương chấmdứt các cuộc đám phán về bình thường hoá quan hệ Mĩ - Việt công khai

Trang 30

chính sách thù địch với Việt Nam Từ năm 1979 -1989, Hoa Kỳ thực hiệnchính sách “ba không”: không quan hệ ngoại giao, không buôn bán, khôngviện trợ Lệnh cấm vận của Mĩ được siết chặt khắt khe nhất đối với ViệtNam từ sau năm 1975 Đối với các quốc gia ASEAN, từ năm 1979 quan hệViệt Nam – ASEAN trở nên đối đầu thù địch ASEAN yêu cầu Hội đồngbảo an Liên Hợp Quốc lên án Việt Nam “xâm lược” Campuchia (bởi vì vấn

đề lớn nhất mà ASEAN lo ngại là chiến tranh có thể lan sang khu vực này)

Chúng ta phải thừa nhận một lịch sử là trong giai đoạn này hình ảnhđẹp của một đất nước Việt Nam kiên cường, anh dũng sau kháng chiếnchống Mĩ đã bị suy giảm ít nhiều Việt Nam hầu như bị cô lập trên trườngquốc tế (trừ các nước xã hội chủ nghĩa) Tình hình này hoàn toàn bất lợicho sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta

Thắng lợi của dân tộc Việt Nam trong chiến tranh chống Mĩ đã làmcho thế giới biết đến dân tộc Việt Nam, một dân tộc nhỏ bé mà đánh bạihai cường quốc lớn bảo vệ tự do và độc lập Thắng lợi này, giúp cho dântộc ta có thêm niềm tin vào con đường mà mình đã chọn, hăng hái bắt tayvào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Nhưng tuy nhiên hậu quả củahai cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc, đặc biệt là cuộc chiến tranh phá hoạibằng không quân và hải quân Mĩ đã để lại là hậu quả, nặng nề, lâu dài đốivới đất nước Chiến tranh đã tàn phá những thành quả mà nhân dân ta đãxây dựng trong nhiều năm, các thành phố và thị xã đều bị phá huỷ, tất cảcác khu công nghiệp đều bị đánh phá, hầu hết hệ thống cầu cảng, đườnggiao thông các kho tàng đều bị bắn phá, nhiều bệnh viện và trường học bịsan bằng… Từ trong những khó khăn ấy nhân dân cả nước đã tiến hànhkhắc phục hậu quả chiến tranh, bước vào thời kỳ đi lên chủ nghĩa xã hội

Trong giai đoạn 1976 – 1985 nhiệm vụ của cách mạng việt Nam là:khôi phục kinh tế sau chiến tranh, tổ chức lại nền kinh tế vốn nghèo nàn lạchậu, sản xuất nhỏ và từng bước xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ

Trang 31

nghĩa Nhiệm vụ vô cùng khó khăn phức tạp đã đạt được một số nhữngthành tựu đáng kể Nhưng tuy nhiên những mặt hạn chế được bộc lộ: Sảnxuất tăng chậm, hiệu quả sản xuất đầu tư thấp, nguồn tài nguyên bị sử dụnglãng phí; lưu thông hàng hoá rối ren, giá cả tăng nhanh, lạm phát lớn, nềnkinh tế mất cân đối nghiêm trọng; đời sống của nhân dân không được đảmbảo; hiện tượng tiêu cực tràn lan…

Trong khi tình hình quốc tế và trong nước gặp rất nhiều khó khăn cóảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh và địa vị của Việt Nam Trong bối cảnhnhư vậy quan hệ giữa UNESCO và Việt Nam như một điểm sáng trongchính sách quan hệ ngoại giao của Việt Nam, đó là cánh cửa quan trọng đểViệt Nam nhìn ra thế giới, “giao tiếp” với cộng đồng quốc tế, giúp cộngđồng quốc tế hiểu rõ hơn về lập trường chính nghĩa của Đảng và nước ta

1.2.2 Sự gia nhập UNESCO của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Trước năm 1976 nước Việt Nam dân chủ cộng hoà chưa có điều kiệngia nhập UNESCO nói riêng và Liên Hợp Quốc nói chung là do bối cảnhlịch sử cùng các lý do khách quan và chủ quan khác nhau Mặc dù ViệtNam Dân Chủ Cộng Hoà, chưa gia nhập UNESCO, nhưng từ năm 1951,Pháp đã đưa chính quyền Bảo Đại tham gia UNESCO với tư cách là hộiviên chính thức Sau khi chính quyền Bảo Đại sụp đổ, thực dân Pháp rútkhỏi Việt Nam 1954 -1956, đế quốc Mĩ đã vào Việt Nam thay thế quân độiPháp, thành lập nên chính quyền “Việt Nam cộng hoà” đưa Ngô ĐìnhDiệm lên nắm chính quyền Để tạo vị thế “chính nghĩa” cho chính quyềntay sai của mình, Mĩ đã ra sức hậu thuẫn, gây sức ép nhằm mục đích choViệt Nam cộng hoà trở thành viên của Liên Hợp Quốc Nhưng những lần

đệ đơn gia nhập Liên Hợp Quốc của Việt Nam cộng hoà đều bị Liên Xô vàTrung Quốc phủ quyết Tuy nhiên, dưới sự chi phối của Mĩ và các nướcđồng minh của Mĩ thì Việt Nam Cộng hoà cũng được phép đặt “Văn phòngquan sát viên thường trực Việt Nam cộng hoà cạnh Liên Hợp Quốc” ở Niu

Trang 32

Óc, và đặt “Toà đại diện thường trực cạnh các tổ chức quốc tế” Từ đâyViệt Nam Cộng hoà cũng đã thiết lập mối quan hệ với các tổ chức chuyênmôn của Liên Hợp Quốc như ICAO (1954), WMO (1955); UNESCO(1956); IMF (1956)…

Như vậy dưới sự che chở của đế quốc Mĩ, Việt Nam Cộng hoà dùkhông chính thức gia nhập Liên Hợp Quốc, nhưng cũng đã trở thành thànhviên của UESCO từ năm 1956 Trong suốt đhời gian từ năm 1956 đến năm

1975, Liên Hợp Quốc và UNESCO đã hỗ trợ cho Việt Nam cộng hoà tronglĩnh vực giáo dục, văn hoá như: hỗ trợ cho việc “đào tạo giáo viên”, “đàotạo kỹ thuật viên bậc cao”, thực hiện “kế hoạch và phân tích giáo dục”;thực hiện chương trình giáo dục nông nghiệp và nông thôn”

Trong suốt thời gian tồn tại trong UNESCO, Việt Nam Cộng hoà liêntục bị các nước Liên Xô, Trung Quốc và nhiều quốc gia khác phản đối vạch

rõ tính chất đại diện bất hợp pháp của ngụy quyền Sài Gòn Vì thế mà tronghơn 20 năm, các chính phủ Việt Nam Cộng Hoà không có vị thế trongUNESCO, không tranh thủ được tình cảm của số đông hội viên UNESCOkhông có đóng góp gì tích cực cho tổ chức này Các hoạt động trong mốiquan hệ Việt Nam cộng hoà - UNESCO chủ yếu do sự bảo trợ của Mĩ và nócũng không đem lại hiệu quả gì đáng kể cho nhân dân Việt Nam

Đối với Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, sau 30 năm chiếntranh giải phóng dân tộc chúng ta đã đánh bại hai kẻ thù lớn là đế quốcPháp và Mĩ giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất nước nhà Năm

1976, Việt Nam đã tiến hành công cuộc thống nhất đất nước về mặt nhànước như tiến hành tổng tuyển cử bầu quốc hội chung (từ ngày 24/6 đếnngày 3/7/1976) Sau đó Quốc hội họp và quyết định nhiều chính sách quantrọng về đối nội, và đối ngoại Trong chính sách đối ngoại của Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam là: hoà bình hữu nghị và hợp tác quốc tế Ta chủ

Trang 33

trương mở rộng tham gia vào một số tổ chức quốc tế như một quốc gia bìnhđẳng có trách nhiệm.

Ngay sau khi giải phóng Miền Nam, tháng 5/1975 Bộ trưởng ngoạigiao Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam đã gửi công hàm cho Tổng giám đốcUNESCO thông báo việc Chính Phủ cách mạng lâm thời đương nhiên trởthành hội viên UNESCO, sau đó cử đại diện thương trực bên cạnhUNESCO ở Pari Sau đó tháng 7/1976 nước cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam đã kế thừa chính phủ lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Namtrong UNESCO

Tháng 10/1976 lần đầu tiên đoàn đại biểu nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam tham dự kỳ họp lần thứ 19, Đại hội đồng UNESCO tạiKênya Như vậy đến tháng 10/1976 Việt Nam chính thức trở thành thànhviên của tổ chức UNESCO Có một điều đặc biệt là Việt Nam tham dự tổchức này trước khi trở thành thành viên Liên Hợp Quốc ngày 20/9/1977

1.2.3 Nội dung và kết quả hợp tác giữa Việt Nam và UNESCO.

Sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của UNESCO.Ngày 15/6/1977, Chính phủ ra quyết định thành lập Uỷ ban quốc giaUNESCO của Việt Nam, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ ngoại giaovới nhiệm vụ chủ yếu là “Nghiên cứu và trình lên thủ tướng Chính phủ cácvấn đề về phương hướng chính sách, chương trình và kế hoạch hoạt độngcủa nước ta với UNESCO; Phối hợp và điều hoà hoạt động trong các lĩnhvực giáo dục, khoa học, văn hoá, thông tin và quan hệ của ta với UNESCOnhằm thực hiện những nghĩa vụ và quyền hạn của nhà nước ta với tư cách

là một thành viên của UNESCO” (30 năm Unesco VN - những chặngđường phát triển; tạp chí chân trời Unesco tr4 tháng 5/2007)

Trong bối cảnh lịch sử còn nhiều khó khăn: đất nước vừa ra khỏicuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, nguồn nhân lực cạn kiệt, cơ sở hạ tầng

bị tàn phá, kinh tế nông nghiệp lạc hậu… Trong quan hệ đối ngoại, Việt

Trang 34

Nam bị bao vây cô lập trên trường quốc tế, chịu sự chống phá của các thếlực thù địch Trong hoàn cảnh như vậy, UNESCO là một trong số ít ỏi cáckênh ngoại giao vô cùng quan trọng để giúp ta hạn chế bớt những khó khăn

do chính sách thù địch của các nước nhằm chống phá ta, đồng thời tranhthủ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế Đây cũng là một diễn đàn cho chúng

ta bày tỏ quan điểm lập trường chính nghĩa của Việt Nam “Trên các diễnđàn của UNESCO (Đại hội đồng, Hội đồng chấp hành, các hội nghị liênchính phủ về khoa học, giáo dục, văn hoá, thông tin) các đại biểu của taluôn nêu cao chính nghĩa hoà bình và lòng mong muốn mở rộng quan hệhữu nghị hợp tác quốc tế của Chính phủ và nhân dân ta thông qua các lĩnhvực hoạt động thuộc thẩm quyền UNESCO, đồng thời đập lại những luậnđiệu xuyên tạc vu cáo của Chủ nghĩa đế quốc và phản động quốc tế đối vớinước ta” [Unesco là gì tr45] Điều đó làm cho thế giới hiểu rõ về Việt Namhơn, giữ vững và nâng dần hình ảnh của đất nước Việt Nam sau chiếntranh Nhờ vậy, mà vào thời điểm khó khăn nhất về đối ngoại của đất nước,chúng ta vẫn mời được Tổng giám đốc UNESCO, ông Amadou MahtarM’Bow sang thăm Việt Nam và ký kết thoả thuận hợp tác (1981) và cửngười của Việt Nam tham gia vào hội đồng chấp hành UNESCO khoá

1978 – 1983 Năm 1982 Chính phủ ta lập cơ quan đại diện thường trực bêncạnh UNESCO tại Pari, cũng từ đây Việt Nam cử cán bộ cấp Đại sứ làmtrưởng phái đoàn Điều đó cho thấy ta rất coi trọng mối quan hệ này trongđường lối đối ngoại của mình

Trong giai đoạn này, UNESCO đã giúp đỡ Việt Nam trong lĩnh vựcgiáo dục, văn hoá và khoa học công nghệ UNESCO tích cực góp phần vàoviệc phục hồi xây dựng một số cơ sở giáo dục sau 30 năm chiến tranh tànphá UNESCO đưa ra “Báo cáo điều tra thực trạng giáo dục ở Việt Nam”

để làm cơ sở hoạch định chiến lược giáo dục những năm tiếp theo Về phíaViệt Nam thực hiện chương trình “Xoá mù chữ” của UNESCO Cũng trong

Trang 35

giai đoạn này nhiều lãnh đạo cấp Bộ, chuyên viên về giáo dục Viêt Nam đã

đi dự các hội nghị quốc tế về lĩnh vực này với tinh thần học hỏi kinhnghiệm thế giới Điều đó không chỉ nâng cao năng lực cán bộ và phát triểnnguồn nhân lực theo chiều sâu mà còn tăng cường hợp tác quốc tế, tạo điềukiện cho cán bộ của ta tham gia vào mạng lưới khoa học công nghệ chuyênngành

Trong văn hoá, UNESCO đã dùng một phần ngân sách của mình vàthực hiện công cuộc vận động cộng đồng quốc tế giúp đỡ Việt Nam trùng

tu lại di tích văn hoá, lịch sử Cố đô Huế đang bị xuống cấp nghiêm trọng

do hậu quả cuộc chiến tranh kéo dài và do sự khắc nghiệt của thời tiết khíhậu Việt Nam

Bước vào thập kỷ 80, UNESCO quyết định tổ chức kỷ niệm nhữngnhân vật lỗi lạc và những sự kiện lịch sử quan trọng đã để lại dấu ấn đậmnét trong quá trình phát triển của nhân loại Trong quá trình đó về phía ViệtNam cũng đã nỗ lực để tuyên truyền giới thiệu về nhà văn hoá lớn làNguyễn Trãi,vào năm 1980, UNESCO đã ra quyết định công nhận NguyễnTrãi là danh nhân văn hoá hỗ trợ in, dịch để giới thiệu tác phẩm của ông vàmột số các tác phẩm văn hoá khác của Việt Nam ra thế giới

Trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, thành công lớn nhất từ quan hệhợp tác UNESCO – Việt Nam là lô máy máy vi tính đầu tiên của Việt Nam

do UNESCO tài trợ cho Viện thông tin khoa học kỹ thuật và tổ chức mộtkhóa đào tạo cán bộ lập trình viên máy tính

Như vậy trong giai đoạn đầu của quá trình hợp tác 1976 -1986, cùngvới sự nỗ lực của Việt Nam, UNESCO đã giúp đỡ Việt Nam về vốn, kỹthuật, kinh nghiệm quý báu trong văn hoá, giáo dục và khoa học đã cónhững đóng góp không nhỏ trong việc tái thiết đất nước Việt Nam sauchiến tranh Đồng thời đây cũng là kênh ngoại giao đa phương quan trọnggiúp cho bạn bè quốc tế hiểu rõ về Việt Nam hơn, góp phần đập tan những

Trang 36

luận điệu tuyên truyền phá hoại của các thế lực thù địch Những thành tựuhợp tác ban đầu này chính là cơ sở cho quá trình hội nhập sâu rộng củaViệt Nam trong những năm tiếp theo.

Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ Tuy nhiên tronggiai đoạn 1976 -1986, những nội dung trong quá trình hợp tác UNESCO -Việt Nam chưa nhiều, hiệu quả còn khiêm tốn Nguyên nhân của nhữnghạn chế này là do bối cảnh quốc tế: sự bao vây cấm vận của và các nước

đế quốc, làm cho Việt Nam có thể thắng lợi trong chiến tranh nhưng thấtbại trong hoà bình! những căng thẳng đối đầu trong mối quan hệ quốc tếđối với các quốc gia như Mĩ, Trung Quốc, Đông Nam Á… Bên cạnh đócòn có nguyên nhân khác, đó chính là do đường lối đối ngoại của Việt Namthời kỳ này trọng tâm vẫn là Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa kháctrong khối SEV Chúng ta luôn coi việc hợp tác với Liên Xô là “hòn đátảng” trong chính sách đối ngoại Mặt khác cũng phải thừa nhận rằng chođến trước Đại hội Đảng VI, chúng ta chưa có được sự đổi mới tư duy mạnh

mẽ trong chính sách đối nội, đối ngoại Chúng ta vẫn chưa thực sự chủđộng trong mối quan hệ này

Tiểu kết: Ra đời từ sau cuộc chiến tranh khốc liệt của Thế kỷ XX

(Chiến tranh Thế giới thứ II) – UNESCO ngày càng phát huy vai trò gắnkết giữa các quốc gia dân tộc trên thế giới, dựa trên cơ sở từ sự hiểu biếtlẫn nhau về tri thức, văn hóa, khoa học và truyền thông Từ khi ra đời chođến nay, UNESCO ngày càng lớn mạnh từ 37 quốc gia ban đầu, hiện nay

số thành viên của tổ chức này lên tới 191 nước Hàng loạt các chương trình,chiến lược lớn được UNESCO phát động đã góp phần bảo vệ, tôn vinh các

di sản văn hóa, di sản thiên nhiên thế giới, mang lại những cơ hội học tậpcho người nghèo, góp phần bảo vệ con người vì một sự phát triển bềnvững…Những hoạt động trên cho thấy, UNESCO ngày càng khẳng định

Trang 37

được vai trò vị trí của một tổ chức Quốc tế vì một nền hòa bình hợp tácphát triển

Trong giai đoạn đầu của quá trình hợp tác UNESCO – Việt Nam(1976 – 1986), giai đoạn Việt Nam gặp nhiều khó khăn về đối nội và đốingoại bởi sự bao vây cấm vận từ bên ngoài và cuộc khủng hoảng kinh tếtrong nước Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, quan hệ UNESCO – ViệtNam chính là điểm sáng trong quan hệ ngoại giao giúp cho Việt Nam “giaotiếp” với bên ngoài, bày tỏ lập trường chính nghĩa của mình Mặc dù còn cónhững hạn chế trong quá trình hợp tác Nhưng những thành công ban đầunày là cơ sở cho những thành tựu hợp tác giai đoạn sau

Trang 38

Chương 2 QUAN HỆ UNESCO – VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

2.1 Đường lối đổi mới quan hệ đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam

Giữa những năm 80, đất nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng:hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt, lạm phát tăng tốc độ phi mã, đời sốngnhân dân vô cùng khó khăn, tình trạng tiêu cực lan rộng, đất nước bị baovây cấm vận về kinh tế, chính trị Đứng trước hoàn cảnh đó, Đại Hội Đảng

VI (họp từ ngày 15 đến 18/12/1986) đã đưa ra đường lối đổi mới toàn diệnđất nước, với phương châm nhìn thẳng vào sự thật, chuyển nền kinh tế từtập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, thực hiện khoán 10,luật đầu tư 1987… Trong đó có đổi mới về ngoại giao, theo phương châm

“Đa phương hóa đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế nhằm tạo ra nhữngđiều kiện thuận lợi dần phá bỏ thế bao vây cấm vận”

Khi công cuộc đổi mới vừa mới bắt đầu chưa lâu khó khăn cònnhiều, thì trên thế giới đã liên tiếp xảy ra những biến động chính trị Cuốinhững năm 80 đầu những năm 90 các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp

đổ, Liên Xô tan rã Như vậy chỗ dựa chủ yếu của ta về kinh tế, chính trị,quân sự… không còn nữa, gây cho ta thêm nhiều khó khăn phức tạp mới

Trước tình hình đó Đại hội Đảng VII (tháng 6/1991) tiếp tục khẳngđịnh đường lối đối ngoại Hội nghị VI, đề ra đường lối đối ngoại “Độc lập

tự chủ đa phương hóa, đa dạng hóa, quan hệ quốc tế” (ngoại giao ViệtNam thời kỳ đổi mới, tạp chí nghiên cứu lịch sử trang 15, 9/2000- NguyễnMạnh Cầm)

Đến Đại hội IX của Đảng Tháng 4/2001, đường lối đó được nhấnmạnh thêm: “thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng

mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế Việt Nam sẵn sàng làbạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế phấn đấu vì

Trang 39

hòa bình, độc lập và phát triển” (Đảng cộng sản Việt Nam: văn kiện đại hộiđại biểu toàn quốc lần thứ IX, nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà nội 2001tr120).

Nhờ chính sách đổi mới trong đường lối đối ngoại mà trong lĩnh vựcngoại giao Việt Nam đã giành được nhiều thành tựu: bình thường hóa quan

hệ với Trung Quốc; Mĩ xóa bỏ chính sách cấm vận, thiết lập quan hệ ngoạigiao với Việt Nam Tháng 7/1995, Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốcgia Đông Nam Á (ASEAN) Chúng ta cũng gia nhập nhiều tổ chức kinh tếthế giới khác: tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA đầu năm1996), là thành viên sáng lập Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM, tháng 3 năm1996); là thành viên của diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái BìnhDương (APEC tháng 11/1998) Và gần đây nhất Việt Nam trở thành viêncủa tổ chức thương mại thế giới WTO (tháng 11/2006)

“Cho đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 170nước trên thế giới; có quan hệ thương mại với 220 quốc gia và vùng lãnhthổ; có hơn 8000 dự án đầu tư trực tiếp từ 76 quốc gia và nền kinh tế trênthế giới; có quan hệ giao lưu hợp tác văn hóa với trên 50 nước” [PhạmXuân Nam Đa dạng văn hóa và đối thoại …tr]

Trong quan hệ với UNESCO có nhiều chuyển biến ngày càng quantrọng đi vào chiều sâu, với những nội dung phương pháp hợp tác trên nhiềulĩnh vực

2.2 Quá trình phát triển mối quan hệ – UNESCO Việt Nam từ 1987 đến nay

2.1 UNESCO trong vai trò mở rộng quan hệ hợp tác của Việt Nam ( Từ ngày 2-1-1987 đến giữa thập kỷ 90 ).

Đây là giai đoạn Việt Nam gặp vô vàn những khó khăn thử thách:Công cuộc đổi mới vừa mới bắt đầu, trong khi Liên Xô và Đông Âu hoàntoàn sụp đổ làm cho Việt Nam mất đi chỗ dựa vững chắc cả về tinh thần

Trang 40

lẫn vật chất Chính sách bao vây cấm vận tiếp tục tồn tại và nó là một trởngại lớn nhất ngăn cho Việt Nam hội nhập với thế giới Vậy làm thế nào đểViệt Nam thoát khỏi thế bị bao vây cô lập, lúc đó là một bài toán khó đốivới các nhà lãnh đạo, các nhà ngoại giao Việt Nam giai đoạn này Trongkhó khăn ấy UNESCO chính là lựa chọn đầu tiên cho quá trình hội nhậpcủa Việt Nam trong suốt 30 năm qua Mối quan hệ này thực sự đóng vai tròtích cực trong quá trình hội nhập của Việt Nam.

Vào năm 1978, Ủy ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam đã kiếnnghị chính phủ phê chuẩn công ước 1972 về:" Bảo vệ các di sản văn hóa vàthiên nhiên thế giới" Việc tham gia công ước này là một cơ sở mang tínhchiến lược lâu dài, không chỉ cho việc phát triển bền vững kinh tế xã hộicủa Việt Nam mà còn là một công cụ quốc tế uy tín nhất để Việt Namtuyên truyền giới thiệu con người, bản sắc văn hóa dân tộc, cảnh quan thiênnhiên của Việt Nam Ngược lại, thông qua quá trình chủ động nàyUNESCO ban hành nghị quyết tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh - anh hùnggiải phóng dân tộc và Danh nhân văn hóa thế giới vào năm 1978 Trongnhững năm sau đó UNESCO đã công nhận hai di tích quốc gia của ViệtNam, cố đô Huế là di sản văn hóa thế giới năm 1993 và Vịnh Hạ Longchính thức trở thành di sản thiên nhiên thế giới 1994

Việt Nam chủ động tích cực hưởng ứng thập kỷ quốc tế phát triểnvăn hóa (1988-1997) do UNESCO phát động “Ủy ban Thập kỷ quốc tếPhát triển văn hóa” của Việt Nam được thành lập với sự ủng hộ mạnh mẽ

và rộng rãi của nhiều nhà văn hóa, học giả của Việt Nam Các nội dunghoạt động không chỉ thu hút sự tham gia của các học giả những nhà chuyênmôn mà còn thu hút sự quan tâm của các cấp lãnh đạo ngành và địa phươngnhư: việc xác lập hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO của Việt Nam vào 10-1993với số lượng thành viên không ngừng tăng lên Cùng với sự cố gắng và chủđộng của các thành viên trong Uỷ ban UNESCO Việt Nam nói riêng, của

Ngày đăng: 19/04/2015, 10:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w