Thực chất của việc làm này chính là việc giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước với làng xã để làm sao đạt được sự tập trung quyền lực vào tay nhà nước Trung ương, tránh tình trạng cát cứ,
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
Trải qua quá trình phát triển của chế độ phong kiến ở mỗi thời kỳ, các triều đại đều ra sức xây dựng, củng cố, ngày càng hoàn thiện hệ thống hành chính quốc gia để xây dựng nhà nước vững mạnh, tập trung và thống nhất Thực chất của việc làm này chính là việc giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước với làng xã để làm sao đạt được sự tập trung quyền lực vào tay nhà nước Trung ương, tránh tình trạng cát cứ, chia cắt đất nước, đảm bảo
sự thống nhất từ trên xuống dưới, từ Trung ương xuống địa phương
Thực tế lịch sử đã cho chóng ta thấy: đất nước ta đã từng trải qua những thời kỳ chia cắt, cát cứ làm suy yếu nhà nước Trung ương, ảnh hưởng to lớn đến sự thống nhất đất nước về mọi mặt Đó là trong hơn 10 thế kỷ Bắt thuộc cũng là hơn 10 thế kỷ bọn ngoại bang phương Bắc thực hiện triệt để chính sách chia để trị lên đất nước ta Và kết quả là ngày sau thời kỳ Bắc thuộc Êy “Loạn 12 xứ quân” đã bùng lên ở nhiều nơi trong cả nước Tình trạng chia cắt, cát cứ đó còn tồn tại dai dẳng cho đến cuối đời
Lý (khoảng đầu thế kỷ XIII) mới tạm chấm dứt Song hơn 3 thế kỷ sau đấy (vào khoảng giữa thế kỷ XVI) một lần nữa đất nước ta lại lâm vào tình trạng bị chia cắt giữa Đàng Trong và Đàng ngoài suốt gần 2 thế kỷ ròng rã Chính vì thực tế lịch sử đó mà chúng ta dễ dàng hiểu tại sao bất kỳ một triều đại nào, bất kỳ một ông Vua thời phong kiến nào cũng rất lo lắng đến sự nghiệp thống nhất đất nước, mà trước hết cố gắng xây dựng hệ thống hành chính thống nhất, phù hợp với mong muốn của mình và đấy cũng chính là mong muốn chung của mọi người dân đất Việt Và tất cả những cuộc cải cách dưới các triều đại phong kiến ở nước ta đều không nằm ngoài mục đích đó Cuộc cải cách dưới thời Vua Lê Thành Tông ở thế
kỷ XV cũng không phải là ngoại lệ
Trang 2Hơn thế nữa, khi xây dựng hệ thống hành chính quốc gia, đặt trong bối cảnh nước ta là một nước nông nghiệp, mang tính tự túc tự cấp thì điều tất yếu bất cứ một triều đại nào cũng phải đứng trước vấn đề: Làm sao để một mặt bảo đảm quyền lực thống trị của dòng họ cầm quyền, một mặt những chủ trương chính sách của nhà nước Trung ương được nhân chấp nhận mà thực hiện đồng đều ở tất cả các địa phương để từ đó tạo được sự thống nhất hoạt động của chính quyền nhà nước các cấp từ Trung ương xuống địa phương cũng chính là đảm bảo sự thống nhất đất nước
Rõ ràng việc giải quyết mối quan hệ giữa Trung ương với làng xã đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của mỗi triều đại, là vấn đề quan trọng quyết định đến sự tập trung, thống nhất của đất nước Lê Thánh Tông ngay khi lên ngôi đã nhận thức được tầm quan trọng Êy và công cuộc cải cách hành chính của ông cũng chính là nhằm hướng tới mục đích: xây dựng một
hệ thống chính quyền phong kiến tập trung cao độ với quyền chuyên chế tuyệt đối của nhà Vua
Đặt trong bối cảnh lịch sử hiện nay khi toàn Đảng, toàn dân ta đang trong thời kỳ tiến hành công cuộc cải cách lớn về bộ máy nhà nước, xây dựng hệ thống nhà nước vững mạnh, trong đó hệ thống chính quyền cơ sở
có vị trí đặc biệt, thì yêu cầu tìm hiểu để kế thừa, phát huy những kinh nghiệm của quá khứ phục vụ cho công cuộc cải cách hành chính hiện tại đặt ra ngày càng bức thiết Và việc tìm hiểu một điển hình trong việc giải quyết thành công mối quan hệ giữa nhà nước với làng xã dưới thời vua Lê Thánh Tông sẽ giúp chúng ta rót ra được những bài học quý giá đối với công cuộc cải cách hành chính hiện nay ở nước ta
Trang 31 MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƯỚC VỚI LÀNG XÃ THỜI VUA LÊ THÁNH TÔNG
Mối quan hệ giữa Trung ương và địa phương ở bất cứ thời kỳ nào cũng được biểu hiện rõ nét nhất trong mối quan hệ giữa nhà nước với chính làng xã - đơn vị hành chính cấp cơ sở của nhà nước Êy Và thực chất cuộc đấu tranh cho tính thống nhất của dân téc một mặt đấu tranh chống mưu đồ cát cứ, phân tán của các thế lực thổ hào, quý téc phong kiến, và mặt khác chính là đấu tranh khắc phục từng bước tính khép kín, biệt lập (hay chính
là tính tự trị) của các làng xã, tiến tới quản lý chặt chẽ, gắn bó làng xã vào
hệ thống hành chính quốc gia
Nh chóng ta biết, làng xã vốn trước đây là công xã nông thôn mà chuyển thành một đơn vị hành chính cấp cơ sở của nhà nước nên tất nhiên
tự bản thân nó đã mang hai đặc tính là tính tự trị và tính phụ thuộc nhà nước Vấn đề cốt lõi ở đây la giải quyết nh thế nào mối quan hệ giữa quyền quản lý của nhà nước và tính tự trị vốn có của xóm làng Điều này sẽ có ý nghĩa quyết định đến việc có đảm bảo thực sự tính thống nhất từ Trung ương xuống các địa phương cơ sở hay không?
Trước đó, dưới thời kỳ Hùng Vương, làng xã (công xã nông thôn) tuy đã có sự quản lý ở một mức độ nhất định của nhà nước, nhưng về cơ bản làng xã thời kỳ này vẫn là những đơn vị tự trị, tự quản, mối quan hệ giữa nhà nước Trung ương với các làng xã còn chưa chặt chẽ
Trong suốt hơn một nghìn năm Bắc thuộc, xã hội Việt Nam cho đến thế kỷ X vẫn là một xã hội dùa trên nền tảng công xã nông thôn và đương nhiên rằng làng xã nước ta thời bấy giê vẫn là những “pháo đài xanh tự chủ”, chủ yếu là các làng tự trị Từ thế kỷ X trở đi, cùng với quá trình phong kiến hoá càng ngày càng sâu sắc, các triều Đinh, Lý, Trần, Lê ra sức nắm lấy và sử dụng làng xã như một công cụ quản lý của mình, song
Trang 4thực chất cho đến đầu thời Lê sơ, nhà nước Trung ương vẫn chưa hoàn toàn chi phối đến các làng xã Cho đến thời vua Lê Thánh Tông mới đạt được những thành công đáng kể trong việc đảm bảo mối liên hệ khá chặt chẽ giữa nhà nước Trung ương với các làng xã Mối quan hệ này được biểu hiện trên 3 phương diện: kinh tế, chính trị và văn hoá
1.1 Mối quan hệ giữa nhà nước và làng xã ở khía cạnh kinh tế
1.1.1 Nhà nước cho lập sổ điền – tăng cường quản lý ruộng đất làng xã
Có nắm được ruộng đất mới thực hiện được quyền sở hữu tối cao về ruộng đất của nhà Vua Nhận thức rất rõ về điều này, Lê Thánh Tông ngay khi lên ngôi đã coi trọng trước hết việc lập sổ ruộng đất Cụ thể:
Nhà nước đã ra quyết định: Cứ 4 năm làm sổ ruộng đất một lần nhằm
để kịp thời theo dõi những thay đổi về ruộng đất Nhà nước còn cắt cử các thuộc lại về các làng xã để phối hợp với các Xã trưởng sở tại cùng khám đạc ruộng đất, lập sổ ruộng, ghi rõ từng loại ruộng đất (loại 1: nhất đẳng; loại 2: nhị đẳng; loại 3: tam đẳng) Đồng thời để khắc phục tệ “lậu điền” (tức là che dấu, Èn lậu ruộng đất), Lê Thánh Tông đã ban hành hàng loạt
điều luật trong “Quốc triều hình luật” quy định rõ:
“Những người thuộc lại đi đo ruộng công hay ruộng tư, tự tiện thêm bớt (thì phải tội đồ làm khao đinh)”
“Nếu những ruộng đất không vào sổ công, dân chiếm đã lâu, mà khai giai là của riêng mình hay là đem những văn khế và dấu vết đã lâu đời ra mà cố tranh, thì phải biếm 2 tư Đem ruộng đất của người khác mà khai vào sổ là của mình thì phải biếm 3 tư và trả tiền đất cho chủ cũ”.
Còng theo quy định lúc bấy giê, sở ruộng sau khi đã làm xong thì nép lên cho 2 ty: Thừa ty và Hiến ty sở tại Khi 2 ty này xem xét xong rồi
Trang 5sẽ chuyển tiếp lên sảnh viện và Hộ bộ để xem xét một lần nữa trước khi đưa ra sử dụng
Rõ ràng, thông qua việc lập hồ sơ ruộng đất làng xã, nhà nước Trung ương sẽ nắm được diện tích ruộng đất trong cả nước tính bằng đơn vị thống nhất: mẫu, sào, thước, tấc và cũng hiểu rõ được tình hình chiếm hữu
và sử dụng các loại ruộng công hay tư, của làng xã hay các điều chủ trong nông thôn làng xã Và một khi nhà nước Trung ương nắm được ruộng đất làng xã thì đồng nghĩa với việc thu hẹp quyền tự trị làng xã về ruộng đất, kinh tế và việc lập sở ruộng đất này đây cũng chính là cơ sở để nhà nước thực hiện chính sách quân điền
1.1.2 Nhà nước tấn công mạnh chế độ sở hữu ruộng đất làng xã thông qua chính sách quân điền.
Dưới thời Vua Lê Thánh Tông quyền sở hữu ruộng đất của làng xã
đã bị tước đoạt về cơ bản Từ đây các làng xã không còn được xét theo “lệ làng” để phân chia ruộng đất mà việc phân chia ruộng đất được thực hiện thống nhất trong cả nước theo lệ “quân điền”
Theo đó mọi người dân trong làng xã kể cả cô nhi quả phụ cũng được phân chia khẩu phần đất Ruộng công ở xã nào thì dân xã Êy được hưởng Đối với những xã có Ýt ruộng công, chỉ những ai không có hoặc có
Ýt ruộng mới được phân chia
Có thể nói rằng đất công của làng xa cùng với kết cấu công xã nông thôn tồn tại dai dẳng từ bấy lâu ở Việt Nam, nay đã được “quân chủ hoá sâu sắc” [10;tr36] Kết quả trực tiếp là đã làm cho các thành viên trong làng xã đều có một nguồn sinh sống thường trực là ruộng đất của Vua ban
Từ đó tạo cơ sở xã thôn, bảo vệ quyền sở hữu ruộng đất của nhà nước phong kiến, buộc chặt người nông dân vào ruộng đất để bóc lột tô thuế, binh dịch và lao dịch
Trang 6Mối quan hệ giữa Vua – thần dân trong các làng xã Êy chính là hình ảnh thu nhỏ của mối quan hệ giữa Vua – thần dân trong quốc gia quân chủ Đại Việt đương thời, là biểu tượng cho mối quan hệ giữa nhà nước Trung ương với chính quyền địa phương cơ sở
1.2 Mối quan hệ giữa nhà nước và làng xã biểu hiện ở thiết chế chính trị của các làng xã
Nếu như trước đây xã còn mang màu sắc công xã nông thôn với truyền thống tự quản thì đến Lê Thánh Tông xét về phương diện chính trị, nhà nước cũng đã nắm chặt làng xã, biến làng xã thành đơn vị cấp cơ sở phụ thuộc chặt chẽ vào triều đình Trung ương Cụ thể:
1.2.1 Nhà nước định ra tiêu chuẩn thống nhất trong việc tuyển chọn người đứng đầu làng xã.
Năm 1466 trong khi cải tổ hệ thống hành chính địa phương trong cả nước, Lê Thánh Tông đã đổi chức xã quan trước đây thành Xã trưởng và quy định số Xã trưởng cho từng loại xã Cụ thể vào năm 1483, Lê Thánh Tông đã ban sắc chỉ các xã từ 500 hộ trở lên thì cử 5 Xã trưởng, 300 hộ trở lên thì được cử 4 Xã trưởng, 100 hộ trở lên thì được cử 2 Xã trưởng, không đầy 60 hộ được cử 1 Xã trưởng Như vậy, theo Lê Thánh Tông, người đứng đầu cấp cơ sở sẽ được tuyển chọn từ trong dân Song điều này không đồng nghĩa với việc nhà nước buông lỏng các làng xã mà ngược lại, chỉ khi nhà nước đã nắm vững vàng thì lúc này nhà nước mới có thể “yên tâm” để trao cho dân quyền quản lý làng xã như vậy Một mặt Lê Thánh Tông trao quyền quản lý làng cho dân, không lấy hệ thống quan chức của triều đình, mặt khác nhà Vua quy định rõ tiêu chuẩn để tuyển chọn Xã trưởng, đảm bảo xây dựng một đội ngò Xã trưởng ở các làng xã phải là những người thừa hành đắc lực mọi chủ trương, chính sách của nhà nước Đây là cơ sở
Trang 7quan trọng cho việc đảm bảo tính tập trung, thống nhất của bộ máy nhà nước từ Trung ương xuống các địa phương Cụ thể:
Năm 1463, Lê Thánh Tông ra quy định: tuyển chọn những người làm
Xã trưởng thì lấy hạng Giám sinh, Sinh đồ tuổi cao nhưng học nghiệp không tiến bộ Hoặc lùa chọn từ con em nhà hiền lành, tuổi từ 30 trở lên, không vướng việc quân, có đạo đức Đặc biệt là vào năm 1488, nhà Vua quy định trong cùng một xã và trong cùng một nhiệm kỳ, các Xã trưởng không được có quan hệ thân thích, gần gũi là anh em ruột, ánh em chú bác
và bác cháu, cậu cháu với nhau Điều này nhằm tránh tệ kết bè phái gây chia rẽ, phá vỡ tính đoàn kết, thống nhất
Số Xã trưởng do dân làng bầu ra theo tiêu chuẩn đó sẽ tiếp tục được gửi lên cấp châu, huyện, phủ để xét chọn công bằng Các quan châu, huyện nếu xét chọn không công bằng mà tham của đút lót, trục lợi thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật
1.2.2 Nhà nước quy định chức năng của chính quyền làng xã, thông qua vai trò của các Xã trưởng
Để cho những chủ trương, chính sách của nhà nước được quán triệt thống nhất từ Trung ương xuống địa phương thì đương nhiên những người đứng đầu làng xã phải nghiêm chỉnh thực thi những chính sách do nhà nước dội xuống
Cụ thể: Xã trưởng sẽ là người đại diện cho nhà nước ở các làng xã trong việc quản lý cư dân, ruộng đất để thu tô thuế, tuyển chọn binh lính vào quân đội, phu phen tạp dịch Đồng thời có trách nhiệm giữ gìn an ninh trật tự và chăm lo những lợi Ých công cộng nh đê điều, cầu cống
Nh vậy, Xã trưởng là người đứng đầu bộ máy hành chính làng xã -đơn vị cơ sở của hệ thống chính quyền thời bấy giê “Xã trưởng vừa là đại
Trang 8diện cho quyền và nghĩa vụ của dân làng trước nhà nước, vừa lại là cầu nối giữa làng xã và nhà nước” [9;tr154]
Song điều đáng lưu ý là các Xã trưởng không có quyền tư pháp mà quyền hạn chỉ bó hẹp trong việc đôn đốc, nhắc nhở, dàn xếp chịu trách nhiệm trước pháp luật nhà nước nh những công dân làng xã
Tất cả những điều này nhằm loại trừ khả năng chính quyền cấp cơ sở (làng xã) trở thành một “tiểu triều đình” mặc sức lộng hành với thần dân của nhà Vua trong các các làng xã, chính là để đảm bảo mối quan hệ thống nhất từ Trung ương xuống địa phương
1.2.3 Mối quan hệ nhà nước – làng xã thể hiện trong việc lập Hương ước riêng của các làng xã
Để đảm bảo sự quản lý chặt chẽ của nhà nước xuống tận các làng xã nông thôn thì không có nghĩa nhà nước phong kiến chỉ quan tâm đến quyền thống trị của riêng mình mà không chấp nhận quyền tự trị của làng xã Bởi làm như vậy vô hình dung đã đẩy làng xã về phía đối lập với nhà nước phong kiến và trong thực tế không nắm được quyền quản lý làng xã đó
Hay nói như tác giả Bùi Xuân Đính trong “Lệ làng, phép nước” là sẽ sản
sinh ra “lực ly tâm” nhằm thoát khỏi sức hót của nhà nước để tồn tại với cá tính rõ nét của mình Vì thế Lê Thánh Tông đã thành công trong việc giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và làng xã là bởi vì chính ông đã giải quyết được một cách hài hoà mối quan hệ giữa quyền quản lý nhà nước và truyền thống tự trị của làng xóm Và việc để cho các làng xã lúc bấy giê
được lập Hương ước riêng chính là “hiện thân của sù dung hoà quyền lợi giữa nhà nước và làng xã”, mét thứ “tự trị” tương đối nhờ thái độ “phó mặc” tương đối của nhà nước phong kiến” [2;tr111] đương thời.
Tuỳ theo cách ghi chép của mỗi làng mà Hương ước có những tên gọi khác nhau như Khoán ước, Hương biên, Hương khoán, Khoán lệ, Tục
Trang 9lệ, Cựu khoán Trước hết phải khẳng định: “Hương ước là văn bản pháp
lý của mỗi làng, trong đó có các điều ước về dân sự, hình sự, các điều ước giữ gìn đạo lý, phong tục tập quán có liên quan đến tổ chức xã hội cũng như đời sống xã hội trong làng Hương ước là tấm gương phản chiếu bộ mặt xã hội cũng như đời sống văn hoá của mỗi làng” Nh vậy, trước hết sự
ra đời của Hương ước thể hiện tinh thần tự trị của làng xã Ngay phần mở đầu của nước, làng có hương ước riêng” hay “Nhà nước có pháp luật quy định, còn dân có những điều ước riêng” Quả thật để hạn chế sự chống đối lúc công khai, lúc ngấm nhầm của các làng xã nh các thời kỳ trước, Lê Thánh Tông một mặt đã phải có những “nhân nhượng” nhất định đối với làng xã Song sự nhân nhượng đó phải luôn trên nguyên tắc đảm bảo quyền quản lý của mình Vì vậy, thời bấy giê Lê Thánh Tông một mặt khẳng định quyền tự trị, tự quản của làng xã thông qua việc lập Hương ước riêng, nhưng mặt khác lại biến Hương ước thành một vũ khí quản lý nông thôn làng xã của bản thân chính quyền phong kiến Điều này được thể hiện cụ thể nh sau:
Thứ nhất, nhà nước đã đưa tinh thần Nho giáo vào trong các điều luật của Hương ước nhằm phổ biến lễ giáo phong kiến đến tận các làng xã
Đó là những quy định về đạo Vua tôi, cha con, chồng vợ, quy định về quan
hệ anh em với làng xóm, đối với đạo thầy học
Thứ hai, những người soạn thảo nội dung Hương ước phải là những người có trình độ Nho học, thấm nhuần tư tưởng Nho giáo Đặc biệt ở những làng khoa bảng thì điều này càng được thể hiện rõ nét
Thứ ba, các Hương ước đều phải được chính quyền phong kiến cấp trên phê duyệt Đối với những Hương ước có nội dung đi ngược lại với pháp luật của nhà nước hay những tư tưởng Nho giáo thì sẽ bị loại bỏ
Điều 264 của “Hồng Đức thiện chính thư” đã ghi rõ:
Trang 10“”Nhà nước đã có điều luật, dân nên theo đó mà thi hành để dân an, nước thịnh Dân các làng xã không nên lập khoán ước riêng, để bò tà theo chính Trường hợp nếu xã nào có những tập tục khác lạ, lập ra Khoán ước
và cấm lệ riêng cần nhờ bậc Nho giả đứng tuổi, đức hạnh ngay thẳng giúp
đỡ soạn thảo Sau khi khoán lệ lập xong phải trình lên nha môn phê duyệt Nếu thấy khoán ước có điều thiên tư, gian tà thì loại bỏ, để tránh mưu gian Các điều khoản lệ không được phép thi hành thì tuân theo mà thi hành, không được làm trái”.
Thứ tư, sau khi đã được kiểm duyệt xong, Hương ước phải có chữ ký của tiên thứ chỉ, lý phó đương chức và dấu triện gỗ của xã - biểu hiện cho
sự hiện diện, sự nắm quyền của nhà nước phong kiến ở làng
Như vậy, Hương ước (hay “lệ làng”, “khoán ước” ) không phải hoàn toàn mang tính tự trị, của riêng mỗi làng xã, cũng không phải là hình ảnh thu nhỏ của “phép nước” mà Hương ước chính là sự thực thi phép nước trong những hoàn cảnh cô thể ở mỗi làng xã
Rõ ràng sự ra đời của Hương ước thời Lê Thánh Tông không chỉ đáp ứng nhu cầu tự trị của làng xã mà còn biến thành một vũ khí lợi hại để quản lý nông thôn của chính quyền nhà nước Trung ương
Xét trên tất cả các phương tiện kinh tế, chính trị, văn hoá, chúng ta
có thể khẳng định rằng, Lê Thánh Tông đã thành công trong việc giải quyết mối quan hệ giữa quyền quản lý của nhà nước với quyền tự quản của làng xã - đơn vị hành chính cấp cơ sở của nhà nước phong kiến đương thời
Từ trên đỉnh cao của nhà nước quân chủ, Lê Thánh Tông đã với tay xuống tận các làng xã và quy các làng xã trên khắp mọi miền đất nước về chung một mối, dưới sự thống trị tuyệt đối của một hoàng đế tối cao với quyền lực tập trung Và sự thống nhất từ trên xuống dưới, từ Trung ương xuống các địa phương thời kỳ này nh mét kết quả tất yếu của những thành công