TỔ CHỨC GIÁO DỤC, KHOA HỌC VÀ VĂN HÓA CỦA LIÊN HỢP QUỐC Đã được thông qua tại Luân đôn ngày 16/11/1945 và được Đạ

Một phần của tài liệu tiểu luận Mối quan hệ Việt Nam – UNESCO từ năm 1976 đến nay (Trang 102)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TỔ CHỨC GIÁO DỤC, KHOA HỌC VÀ VĂN HÓA CỦA LIÊN HỢP QUỐC Đã được thông qua tại Luân đôn ngày 16/11/1945 và được Đạ

Đã được thông qua tại Luân- đôn ngày 16/11/1945 và được Đại hội đồng sửa đổi trong các kỳ họp lần thứ hai, ba , bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín, mười, mười hai, mười lăm, mười bảy, mười chín, hai mươi và hai mốt.

Các chính phủ các Nước tham gia Công ước này, nhân danh nhân dân nước mình tuyên bố rằng:

Chiến tranh nảy sinh trong đầu óc của con người, ngay trong đầu óc của con người cần phải dựng lên thành trì của hòa bình;

Trong lịch sử, sự không hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc luôn luôn là nguồn gốc của sự ngờ vực và không tin cậy giữa các quốc gia, từ đó những bất hòa của học thường dẫn tới chiến tranh;

Cuộc đại chiến khủng khiếp vừa kết thúc đã có thể xảy ra là do sự phủ nhận lý tưởng dân chủ về phẩm cách, bình đẳng và tôn trọng con người và do ý muốn khai thác sự ngu dốt và thành kiến để thay thế lý tưởng ấy bằng giáo điều về sự không bình đẳng giữa các chủng tộc và giữa những con người;

Phẩm cách của con người vốn đòi hỏi phải truyền bá văn hóa và giáo dục cho mọi người nhằm phục vụ công lý, tự do và hòa bình, nên tất cả các quốc gia đều có những nghĩa vụ thiêng liêng phải thực hiện trên tinh thần giúp đỡ lẫn nhau;

Một nền hòa bình chỉ xây dựng trên các hiệp định kinh tế và chính trị giữa các chính phủ không thể nào lôi cuốn sự tham gia nhất trí, lâu dài và chân thành của các dân tộc, vì vậy nền hòa bình ấy phải được thiết lập trên cơ sở đoàn kết trí tuệ và tinh thần của nhân loại;

Vì những lý do ấy, các nước ký vào Công ước này kiên quyết bảo đảm cho mọi người được giáo dục đầy đủ và bình đẳng, được tự do theo đuổi chân lý khách quan và tự do trao đổi tư tưởng và kiến thức, quyết định phát triển và tăng cường quan hệ giữa các dân tộc để hiểu biết lẫn nhau hơn và có một kiến thức chính xác hơn, chân thực hơn về tập quán của mỗi dân tộc;

Do đó, bằng văn bản này họ lập ra Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hợp Quốc nhằm thông qua sự hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới trong các lĩnh vực giáo dục, khoa học và văn hóa để từng bước đạt tới hòa bình quốc tế và thịnh vượng chung của nhân loại, vì những mục đích ấy Liên Hợp Quốc đã thành lập và điều đó đã được công bố trong Hiến chương của Liên Hợp Quốc.

Điều một – Mục đích và chức năng

1. UNESCO xác định mục đích là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế bằng cách thắt chặt hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hóa để đảm bảo sự tôn trọng của tất cả các nước về công lý, pháp luật, nhân quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo mà Hiến chương Liên Hợp Quốc đã công nhận đối với tất cả các dân tộc.

2. Vì những mục đích ấy, UNESCO:

a/ Khuyến khích sự hiểu biết và thông cảm giữa các dân tộc thông qua những phương tiện thông tin rộng rãi, khuyến nghị những hiệp định quốc tế cần thiết để khuyến khích tự do giao lưu tin tưởng bằng ngôn ngữ và hình ảnh;

b/ Thúc đẩy mạnh mẽ việc giáo dục quần chúng và truyền bá văn hóa:

- Bằng cách hợp tác với các nước thành viên trong việc phát triển các hoạt động giáo dục theo yêu cầu của từng người;

- Bằng cách hợp tác giữa các quốc gia nhằm thực hiện từng bước lý tưởng về bình đẳng về giáo dục cho mọi người, không phân biệt chủng tộc, nam nữ, hoặc bất cứ một sự phân biệt nào khác về kinh tế hay xã hội;

- Bằng cách đề xuất những phương pháp giáo dục thích hợp nhất để luyện tập thiếu nhi toàn thế giới về trách nhiệm của con người tự do;

c/ Duy trì tăng cường và truyền bá kiến thức:

- Bằng cách bảo tồn và bảo vệ di sản thế giới về sách báo, tác phẩm nghệ thuật và các công tính lịch sử hay khoa học và cách khuyến nghị với các nước hữu quan về các công ước quốc tế cần thiết;

- Bằng cách khuyến khích hợp tác giữa các quốc gia về tất cả các nghành hoạt động trí óc, trao đổi quốc tế những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, khoa học, và văn hóa kể cả trao đổi sách báo tác phẩm nghệ thuật, dụng cụ thí nghiệm và mọi tư liệu có ích;

- Bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các dân tộc tiếp xúc với các nhà xuất bản phẩm của mỗi nước thông qua những phương pháp hợp tác quốc tế thích hợp.

3. Quan tâm đảm bảo tính độc lập, toàn vẹn và đa dạng phong phú của các nền văn hóa và các hệ thông giáo dục của các Nước thành viên, UNESCO tự ngăn cấm can thiệp vào bất cứ vấn đề gì thuộc quyền xét xử nội bộ của mỗi nước.

Điều hai – thành viên

1. Các nước thành viên của Liên Hợp Quốc có quyền gia nhập Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc

2. Theo điều kiện của văn bản hiệp định sẽ ký kết giữa UNESCO và Liên Hợp Quốc được chấp thuận như đã ghi trong điều X của Công ước này, những nước không phải thành viên của Liên Hợp Quốc có thể được

chấp nhận là thành viên của UNESCO nhưng phải do Hội đồng chấp hành giới thiệu và được Đại hội đồng biểu quyết với đa số hai phần ba.

3. Những lãnh thổ hoặc nhóm lãnh thổ không tự giữ trách nhiệm điều hành các quan hệ ngoại giao của họ có thể được Đại hội đồng chấp nhận là thành viên hợp tác với đa số hai phần ba thành viên có mặt tán thành, nếu việc gia nhập này là do yêu cầu của Nước thành viên hoặc bất kỳ chính quyền nào khác thay mặt và giữ trách nhiệm điều hành quan hệ ngoại giao của mỗi lãnh thổ hay nhóm lãnh thổ ấy. Bản chất và phạm vi các quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên hợp tác sẽ do Đại hội đồng quyết định.

4. Các nước thành viên UNESCO bị đình chỉ các quyền lợi và quyền ưu đãi của thành viên Liên Hợp Quốc sẽ bị đình chỉ các quyền lợi và quyền ưu đãi trên tư cách thành viên UNESCO theo yêu cầu của Liên Hợp Quốc.

5. Các nước thành viên UNESCO bị khai trừ khỏi Liên Hợp Quốc sẽ mặc nhiên không còn là thành viên UNESCO.

6. Bất cứ thành viên hay thành viên hợp tác nào cũng có thể xin ra khỏi UNESCO sau khi đã thông báo cho Tổng Giám đốc biết. Việc rút ra này có hiệu lực vào ngày 31/12 của năm tiếp theo năm đã thông báo việc rút ra. Nó tuyệt nhiên không làm thay đổi nghĩa vụ tài chính của Nước rút ra đối với UNESCO vào ngày mà việc rút ra có hiệu lực. Trường hợp một thành viên hợp tác xin rút, Nước thành viên hoặc bất kỳ chính quyền nào khác chịu trách nhiệm về quan hệ quốc tế của họ phải thay mặt họ mà thông báo

Điều ba – Các cơ quan

Tổ chức UNESCO gồm có Đại hội đồng, Hội đồng chấp hành và Ban Thư ký

A – Thành phần 1. Đại hội đồng gồm các đại diện của các nước thành viên UNESCO. Chính phủ của mỗi nước thành viên cử nhiều nhất 5 đại biểu được lựa chọn sau khi tham khảo y kiến Ủy ban quốc gia, nếu có, hoặc các cơ quan và đoàn thể giáo dục, khoa học và văn hóa.

B – Chức năng 2. Đại hội đồng quyết định phương hướng và đường lối chung của UNESCO và cho ý kiến về những chương trình do Hội đồng chấp hành đệ trình.

3. Đại hội đồng triệu tập theo điều lệ do Đại hội đồng quyết định, các hội nghi quốc tế liên chính phủ về giáo dục, khoa học, cổ học hay truyền bá kiến thức, các hội nghị phi chính phủ về cùng những đề tài ấy có thể do Đại hội đồng hoặc Hội đồng chấp hành triệu tập theo quy định của Đại hội đồng.

4. Khi biểu quyết về những dự thảo đệ trình các nước thành viên, Đại hội đồng phải phân biệt các kiến nghị đối với các nước thành viên phê chuẩn. Trong trường hợp thứ nhất, có đa số quá bán là đủ; trong trường hợp thứ hai, cần phải được đa số 2/3. Mỗi nước thành viên sẽ đệ trình những khuyến nghị hay công ước lên nhà chức trách có thẩm quyền của mình trong thời hạn một năm kể từ khi bế mạc kỳ họp Đại hội đồng thông qua những khuyến nghị hay công ước ấy.

5. Trừ quy định ở V, 5c, Đại hội đồng làm cố vấn cho Liên Hợp Quốc về các mặt giáo dục, khoa học và văn hóa của các vấn đề có quan hệ với Liên Hợp Quốc, trong các điều kiện và theo thủ tục đã được các nhà chức trách có thẩm quyền của 2 tổ chức thông qua.

6. Đại hội đồng tiếp nhận và xem xét các báo cáo của các nước thành viên về việc tiếp tục cứu xét các khuyến nghị và công ước ghi ở tiết 4 trên đây, hoặc những tóm tắt phân tích của các báo cáo ấy, nếu Đại hội đồng quyết định như vậy.

7. Đại hội đồng bầu các ủy viên Hội đồng chấp hành và cử Tổng Giám đốc theo sự giới thiệu của Hội đồng chấp hành.

C – Biểu quyết 8.

a/ Mỗi nước thành viêc có một phiếu tại Đại hội đồng. Các quyết định của Đại hội đồng chỉ cần đa số quá bán, trừ trường hợp quy định trong Công ước này hay trong Nội quy của Đại hội đồng đòi hỏi phải có đa số 2/3. Cần phải hiểu đa số ở đây là đa số thành viên có mặt và biểu quyết.

b/ Một nước thành viên không thể tham gia biểu quyết ở Đại hội đồng nếu số tiền nợ về niên liễm của nước ấy nhiều hơn số tiền niên liễm năm này và năm trước của nước ấy.

c/ Tuy nhiên, Đại hội đồng có thể cho phép Nước thành viên ấy biểu quyết nếu nhận thấy việc nợ đó là do hoàn cảnh ngoài ý muốn của nước thành viên ấy.

D – Thủ tục.

9. a/ Đại hội đồng họp thường lệ hai năm một lần. Đại hội đồng có thể họp bất thường nếu Đại hội đồng quyết định như vậy hoặc do Hội đồng chấp hành triệu tập hay theo yêu cầu của ít nhất 1/3 số Nước thành viên.

9. b/ Trong mỗi kỳ họp Đại hội đồng quyết định địa điểm cho kỳ họp thường lệ sau. Địa điểm của những kỳ họp bất thường sẽ do Đại hội đồng quyết định nếu chính Đại hội đồng đề ra những kỳ họp ấy, còn những trường hợp khác do hội đồng chấp hành quyết định.

10. Đại hội đồng thông qua nội quy của Đại hội đồng, bầu chủ tịch và ban lãnh đạo của mỗi kỳ họp.

11. Đại hội đồng lập ra các Ủy ban đặc biệt hoặc chuyên môn và bộ phận giúp việc khác cần thiết cho việc thực hiện nhiệm vụ của Đại hội đồng.

12. Ngoại trừ các điều quy định của Nội quy, công chúng có thể dự các buổi thảo luận của Đại hội đồng.

E - Quan sát viên.

13. Theo đề nghị của Hội đồng chấp hành, theo nội quy và với đa số 2/3 tán thành, Đại hội đồng có thể mời đại diện các tổ chức quốc tế, nhất là những tổ chức ghi trong điều XI tiết 4, làm quan sát viên trong các kỳ họp nhất định của Đại hội đồng hoặc của các ủy ban của Đại hội đồng.

14. Khi hội đồng chấp hành đã chấp nhận cho các tổ chức quốc tế phi chính phủ hoặc bán chính phủ nào được hưởng quyền tư vấn theo thủ tục ghi ở điều XI tiết 4, các tổ chức ấy được cử quan sát viên đến dự các kỳ họp của Đại hội đồng và của các Ủy ban của Đại hội đồng.

F - Điều khoản quá độ 15. Mặc dù đã có quy định trong tiết 9a của điều này, Đại hội đồng sẽ họp kỳ thứ hai mươi hai vào năm thứ ba sau kỳ họp thứ hai mươi mốt.

Điều năm – Hội đồng chấp hành. A – Thành phần.

1. Hội đồng chấp hành gồm 51 ủy viên được Đại hội đồng bầu ra trong số các đại biểu được các Nước thành viên chỉ định, mỗi ủy viên đại diện cho chính phủ nước mình, chủ tịch Đại hội đồng tham dự với tư cách ấy và là cố vấn cho Hội đồng chấp hành.

2. Khi bầu các ủy viên Hội đồng chấp hành, Đại hội đồng cố gắng chọn những nhân vật có thẩm quyền trong các lĩnh vực nghệ thuật, văn hóa, khoa học, giáo dục và truyền bá tư tưởng, và có kinh nghiệm và năng lực cần thiết để hoàn thành chức năng hành chính và chấp hành của Hội đồng. Đồng thời Đại hội đồng cũng chú ý đến các nền văn hóa khác nhau và sự phân bố địa lý công bằng. Trong cùng một thời gian, mỗi Nước thành viên chỉ được có một người trong Hội đồng chấp hành, không kể chủ tịch Đại hội đồng.

3. Các ủy viên Hội đồng chấp hành giữ chức trách nhiệm của mình từ lúc kết thúc kỳ họp đã bầu ra họ cho tới khi kết thúc kỳ họp thường kỳ

thứ hai tiếp xúc sau đó của Đại hội đồng. Họ không được tái cử ngay cho một nhiệm kỳ thứ hai. Trong mỗi kỳ họp thường lệ, Đại hội đồng bầu số ủy viên thay thế cho những người hết nhiệm kỳ vào cuối kỳ họp.

4.a/ Trong trường hợp có ủy viên Hội đồng chấp hành chết hoặc từ chức Hội đồng chấp hành sẽ tổ chức việc thay thế cho phần còn lại của nhiệm kỳ trên cơ sở tự giới thiệu người ứng cử của Chính phủ nước có ủy viên đã chết hoặc từ chức.

b/ Chính phủ giới thiệu người ứng cử và Hội đồng chấp hành cần phải chú trọng những điểm nói trong tiết 2 trên đây.

c/ Khi xảy ra trường hợp ngoại lệ như Nước thành viên thấy cần thiết phải thay người đại diện của mình thì dù người này không xin từ chức, Hội đồng chấp hành cũng cứ tiến hành theo như thủ tục trong đoạn a trên đây.

B – Chức năng

5.a/ Hội đồng chấp hành chuẩn bị chương trình nghị sự của Đại hội đồng nghiên cứu chương trình làm việc của UNESCO cùng những dự trù ngân sách tương ứng do Tổng Giám đốc dự thảo theo tiết 3 điều VI và Hội đồng chấp hành đệ trình những vấn đề này trước Đại hội đồng kèm theo những khuyến nghị thích hợp.

b/ Hoạt động dưới quyền lực của Đại hội đồng, Hội đồng chấp hành chịu trách nhiệm về việc thực hiện chương trình do Đại hội đồng thông qua. Theo đúng quyết định của Đại hội đồng và chú ý đến những hoàn cảnh có thể xảy ra giữa hai kỳ họp thường lệ của Đại hội đồng, Hội đồng chấp hành quyết định những điều cần thiết để đảm bảo cho Tổng Giám đốc thực hiện chương trình này một cách có hiệu quả và hợp lý.

c/ Giữa hai kỳ họp thường lệ của Đại hội đồng, Hội đồng chấp hành có thể thực hiện chức năng cố vấn của Liên Hợp Quốc đã ghi trong điều IV tiết 5, với các điều kiện là vấn đề được hỏi ý kiến đã được Đại hội đồng

giải quyết về nguyên tắc, hoặc giải pháp do Hội đồng chấp hành đưa ra về vấn đề ấy xuất phát từ các quyết định của Đại hội đồng.

6.Hội đồng chấp hành khuyến nghị Đại hội đồng về việc kết nạp thành viên mới.

7. Trong điều kiện các quyết định của Đại hội đồng, Hội đồng chấp hành đề ra nội quy và bầu ra ban lãnh đạo trong số các ủy viên của mình.

8. Hội đồng chấp hành họp thường lệ ít nhất hai lần trong một năm và có thể họp bất thường do chủ tịch Hội đồng triệu tập theo sáng kiến của

Một phần của tài liệu tiểu luận Mối quan hệ Việt Nam – UNESCO từ năm 1976 đến nay (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w