- UNESCO đã tôn vinh các danh nhân văn hóa ở Việt Nam.
Trong điều kiện đất nước còn chiến tranh giang sơn chưa trọn vẹn. Năm 1965, đất nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà nhỏ bé đã được Hội đồng hoà bình thế giới - UNESCO vinh danh nhà “Đại thi hào dân tộc” Nguyễn Du và ghi tên ông trong danh sách những Nhà văn hoá thế giới
nhân dịp kỷ niệm 200 năm ngày sinh. Mặc dù trong hoàn cảnh khó khăn nhưng những hoạt động kỷ niệm đó diễn ra một cách long trọng ở Việt Nam, nhà lưu niệm Nguyễn Du được xây dựng, trường viết văn đã được thành lập để đào tạo những cây bút trẻ, bên cạnh đó các tác phẩm của Nguyễn Du đã được dịch ra nhiều thứ tiếng. Điều đó cho thấy UNESCO vẫn quan tâm đến các nước nhỏ và dù ở trong hoàn cảnh nào người dân Việt Nam biết trân trọng và bảo vệ những giá trị cao quý của dân tộc. Đây là thành tựu đầu tiên trong mối quan hệ UNESCO - Việt Nam.
Cho đến năm 1980, UNESCO tiếp tục tiến hành tổ chức kỷ niệm các danh nhân và những sự kiện đã để lại dấu ấn quan trọng trong quá trình phát triển của nhân loại. Trong năm 1980 Việt Nam lại tiếp tục nhận được vinh dự khi Nguyễn Trãi được công nhận là danh nhân văn hóa Thế giới và được UNESCO tổ chức kỷ niệm 600 năm ngày sinh của ông. Cũng trong thập niên 80, UNESCO đã tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta danh hiệu Anh hùng giải phóng dân tộc vừa là nhà văn hóa lớn. Năm 1987, Đại hội đồng lần thứ 24 của UNESCO đã thông qua nghị quyết 24C/18.65, khuyến nghị UNESCO và các nước thành viên cùng tham gia tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên
quy mô quốc tế. Nghị quyết nhấn mạnh “Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng kiệt xuất của sự khẳng định quyền dân tộc đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội…Những lý tưởng của Người là hiện thân của nguyện vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc văn hóa của mình và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc” [Nguyễn Dy Niên –Hội nhập quốc tế và giữ vững bản sắc tr37].Nghị quyết này đã được 30 nước ký tên đồng tác giả, sau đó phiên họp toàn thể của Đại Hội đồng đã được thông qua bằng nguyên tắc nhất trí tuyệt đối. Thực hiện nghị quyết trên nhiều hoạt động phong phú kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Hồ Chí Minh đã diễn ra như: mít tinh, hội nghị, hội thảo khoa hoc, triển lãm, chiếu phim tư liệu về Bác…đã diễn ra không chỉ trên lãnh thổ Việt Nam mà ở cả trụ sở của UNESCO và quốc gia khác.
Việc các nước thông qua UNESCO kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ thể hiện sự đánh giá cao những giá trị tinh thần và những đóng góp to lớn của Người vào sự nghiệp tiến bộ chung của nhân loại, mà còn thể hiện tình cảm sâu sắc của nhân dân thế giới đối với lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam. Điều đặc biệt có ý nghĩa là sự kiện này đã được diễn ra trong hoàn cảnh đất nước đang chịu sự bao vây cấm vận từ bên ngoài, giai đoạn chuyển mình đầy khó khăn của công cuộc đổi mới. Trong hoàn cảnh ấy, sự tôn vinh này là thành công lớn của của quan hệ ngoại giao với UNESCO góp phần nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
- UNESCO công nhận các di thế giới và các khu dự trữ sinh quyển tại Việt Nam.
Trong lĩnh vực văn hóa, thì một trong những ưu tiên hàng đầu của UNESCO đó là tôn vinh các di sản thiên nhiên và di sản văn hóa (vật thể và
phi vật thể) ở các nước để nhằm bảo tồn và phát huy các di sản của Thế giới. Trong quan hệ với Việt Nam thì lĩnh vực này cũng đã mang lại nhiều thành tựu. Từ năm 1993 cho đến nay Việt Nam đã có nhiều di sản đã được công nhận là di sản văn hóa, di sản thiên nhiên và di sản Phi vật thể của nhân loại.
Năm 1993, sau rất nhiều những nỗ lực của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và các tổ chức quốc tế đặc biệt là UNESCO. Hội nghị lần thứ 17 của Ủy ban di sản thế giới họp tại Cartagena (Colombia) ngày 11/12/1993 đã công nhận di tích Cố đô Huế là di sản văn hóa thế giới theo “hai tiêu chí (Ciii) là biểu trưng cho sự nổi bật về uy quyền của một đế chế phong kiến đã mất của Việt Nam vào thời kỳ hưng thịnh nhất của nó đầu thế kỷ XIX và (Civ) là một điển hình nổi bật của một kinh đô phong kiến Phương Đông” (UB UNESCO Việt Nam - kỷ niệm 30 năm thành lập ủy ban UNESCO VN tr21). Đến năm 1999, hai di sản văn hóa tiếp theo của Việt Nam được vinh dự ghi tên vào danh sách di sản văn hóa thế giới. Ngày 01/12/1999, tại Hội nghị lần thứ 23 của Ủy ban di sản thế giới họp tại Marakesh (Morocco) đã ra quyết định công nhận khu Thánh địa Mỹ Sơn là di sản thế giới với tiêu chí: (Cii) Là điển hình nổi bật về sự trao đổi văn hoá trong lịch sử và tiêu chí (Ciii), như một bằng chứng duy nhất của một nền văn minh Châu Á đã bị biến mất. Cũng trong hội nghị này Phố cổ Hội An của Việt Nam cũng được công nhận là di sản văn hóa thế giới với tiêu chí Cii – là minh chứng vật chất nổi bật về sự giao lưu giữa các nền văn hóa trong lịch sử, và tiêu chí Cv – là một ví dụ điển hình về truyền thống định cư của loài người.
Đối với các di sản thiên nhiên, tại Hội nghị lần thứ 27 của Ủy ban di sản thế giới họp tại Pari (Pháp) ngày 7/12/1994 đã công nhận Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí (Niii): về gía trị cảnh quan. Đến 02/12/2000, vịnh Hạ Long tiếp tục được Ủy ban di sản thế giới công nhận
lần thứ 2 tại Hội nghị lần thứ 24 họp tại Queensland (Úc) với tiêu chí (Nii): về giá trị địa chất địa mạo. Hội nghị lần thứ 27 của Ủy ban di sản thế giới họp tại Pari (Pháp) ngày 03/7/2003, đã công nhận vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng là di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí (Ni): là một minh chứng về quá trình hình thành và phát triển của vỏ trái đất (hệ núi đá vôi Phong Nha – Kẻ Bàng nằm trong vùng địa máng Trường Sơn tiêu biểu cho hệ đá vôi Cacbon – pecmi. Đây là một trong những vùng Karst cổ rộng lớn, bị chia cắt mạnh và phát triển liên tục, được hình thành trên 400 triệu năm).
Trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể thì Nhã nhạc cung đình Huế là một loại hình âm nhạc thiêng liêng, chỉ dùng trong các đại lễ của Triều đình, và là một phương tiện giao tiếp và bày tỏ lòng tôn kính đến các bậc thần linh đế vương. Nền âm nhạc bác học này là một trong 28 Kiệt tác đã được UNESCO công nhận là Di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại vào ngày 07/11/2003 tại hội nghị lần thứ 3 của Ủy ban chính phủ công ước 2003 họp tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ). Cho đến năm 2008, Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO chuyển sang danh sách di sản văn hóa Phi vật thể đại diện cho nhân loại. Ngoài Nhã nhạc cung đình Huế, trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể còn nhắc đến Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên. Văn hóa Cồng chiêng là một loại hình sinh hoạt gắn liền với đời sống văn hóa, tinh thần và tín ngưỡng con người ở các tỉnh Tây Nguyên. Không gian văn hóa Cồng chiêng không chỉ thể hiện trình độ điêu luyện của người chơi cũng như kỹ thuật chế tác và còn là một bằng chứng độc đáo về truyền thống văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên. Chính vì vậy mà không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là một trong 43 kiệt tác được UNESCO công nhận là di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại trong đợt công bố ngày 25/11/2005. Năm 2008, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO chuyển sang danh sách di sản văn hóa Phi vật thể đại diện cho nhân loại.
Với những nỗ lực hợp tác, bảo vệ, hoàn thiện các hồ sơ trình UNESCO của các cấp các ngành từ trung ương tới địa phương mà hàng loạt các di sản của Việt Nam đã được tôn vinh công nhận ở tầm quốc tế. Điều đó đã có tác dụng quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam một đất nước “không chỉ có truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm mà còn là một dân tộc yêu chuộng hòa bình, có bề dày lịch sử, văn hóa đặc sắc với nhiều di sản đậm chất nhân văn” [Nguyễn Dy Niên- Những thành tựu đáng tự hào, TC chân trời UNESCO 5/2007 tr10]. Qua đây các nước và các tổ chức quốc tế đều coi trọng và đánh cao nền văn hóa Việt Nam, thấy được rằng: Việt Nam là một quốc gia có nền văn hóa phong phú mang đậm tính dân tộc và tính nhân văn, là một sự đóng góp đáng kể cho nền văn hóa khu vực và thế giới. Việc tôn vinh các di sản của Việt Nam, bởi một tổ chức Văn hóa, khoa học và giáo dục uy tín, quy tụ nhiều nước thành viên (191 quốc gia), có tác dụng lớn trong việc quảng bá hình ảnh văn hóa Việt Nam ra nước ngoài và góp phần nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Ngoài ra UNESCO cũng đã công nhận 7 khu dự trữ sinh quyển của Việt Nam thuộc mạng lưới sinh quyển thế giới. Đây được coi là những bảo “tàng sống” về sự phong phú của hệ động thực vật. Việc công nhận này đã mở ra tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường… Các khu bảo tồn này không chỉ thu hút đông đảo khách tham quan du lịch mà còn thu hút được đội ngũ các nhà khoa học các nhà trí thức đến để tìm hiểu và nghiên cứu.
- Việt Nam đã giành được nhiều giải thưởng của UNESCO trong lĩnh vực giáo dục, văn hóa, khoa học.
Trong quá trình hợp tác với UNESCO, Việt Nam luôn là một thành viên tích cực và đầy cố gắng nỗ lực trong việc thực hiện có hiệu quả các chương trình, các ý tưởng mới của UNESCO. Việc Việt Nam đạt nhiều giải
thưởng của tổ chức này đó chính là bằng chứng quan trong nhất. Trong giáo dục, những cố gắng của Việt Nam trong lĩnh vực này đã được UNESCO ghi nhận, bằng việc Việt Nam liên tiếp giành các giải thưởng về xóa mù chữ của tổ chức này vào các năm 1978,1979,1980,1985,1988 và 1997. Nhìn vào các năm này, chúng ta có thể nhận thấy ngay cả thời điểm cả đất nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng về kinh tế, chịu sự bao vây cấm vận của các thế lực thù địch thì Việt Nam vẫn đạt được nhiều thành tựu trong giáo dục. Đây là minh chứng cho truyền thống hiếu học của nhân dân ta, đồng thời phản ánh những cố gắng của toàn dân trong sự nghiệp giáo dục và sự hợp tác có hiệu quả trong lĩnh vực giáo dục của Việt Nam và UNESCO.
Trong văn hóa, giải thưởng có ý nghĩa đó chính là thủ đô Hà Nội của chúng ta đã được UNESCO trao giải thưởng “thành phố vì hòa bình” năm 1999 và được chọn là nơi tổ chức lễ phát động Năm quốc tế văn hóa Hòa bình của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương vào ngày 14/9/1999. Tiếp sau đó thì Đại hội đồng UNESCO lần thứ 30 đã thông qua nghị quyết kỷ niệm 990 năm Thăng Long – Hà Nội vào năm 2000 và hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội vào năm 2010. Sự kiện này có ý nghĩa trọng đại không chỉ đối với nhân dân thủ đô mà còn là niềm tự hào đối với nhân dân cả nước, tạo đà cho việc nâng cao quan hệ quốc tế của Hà Nội như việc tham gia mạng lưới “các thành phố lớn Châu Á” và các hoạt động chung của các “thành phố vì hòa bình trên thế giới”, góp phần quảng bá hình ảnh thủ đô Hà Nội nghìn năm tuổi của một nước Việt Nam giàu truyền thống.
- Việt Nam đã tổ chức thành công nhiều Hội nghị hội thảo quan trọng.
Các Hội nghị hội thảo của UNESCO đóng vai trò rất quan trọng, thảo luận trong việc đưa ra các ý tưởng các chương trình hành động của UNESCO, đánh giá các kết quả đạt được… các hội nghị này thường tổ chức tại trụ sở của UNESCO tại Pari. Tuy nhiên cũng có nhiều hội nghị
được tổ chức ngay tại các quốc gia tham gia các chương trình đó. Việt Nam là quốc gia uy tín, đã được UNESCO chọn là địa điểm tổ chức các hội nghị, hội thảo quan trọng. Một trong những hội thảo đầu tiên được tổ chức tại việt Nam đó là “Hội thảo quốc tế về thông tin các ủy ban quốc gia khu vực Châu Á – Thái Bình Dương” được tổ chức từ ngày 5 đến ngày 9/5/1997. Hội thảo đã thu hút đại diện của hơn 30 nước trong khu vực tham dự. Đến tháng 12/2000, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị quan trọng “Hội nghị phụ nữ Châu Á – Thái Bình Dương với văn hóa hòa bình” nhân năm quốc tế về hòa bình do Liên Hợp Quốc phát động (5-9/12/2000). Tổng giám đốc UNESCO đã tham dự hội nghị, ông đã đánh giá cao sự ủng hộ của Việt Nam trong việc tổ chức Hội nghị quốc tế phụ nữ Châu Á- Thái Bình Dương. Tháng 1/2003 diễn ra Hội thảo khu vực Châu Á – Thái Bình Dương về xây dựng báo cáo định kỳ các khu di sản thiên nhiên và hỗn hợp thế giới. Sang năm 2004, một Hội nghị quan trọng khác đã được tổ chức tại Việt Nam, Hội nghị khu vực cấp Bộ trưởng Châu Á – Thái Bình Dương về “Đối thoại giữa các nền văn hóa văn minh vì hòa bình và Phát triển” tổ chức tai Hà Nội vào tháng 12/2004 ra “Tuyên bố Hà Nội về đối thoại giữa các nền văn hóa văn minh vì hòa bình và phát triển”. Gần đây nhất Hội nghị tư vấn các Ủy ban quốc gia UNESCO khu vực Châu Á – Thái Bình Dương từ ngày 6-9/12/2006. Hội nghị đã đóng góp ý kiến cho dự thảo Chiến lược trung hạn UNESCO 2008 – 2013; Dự thảo ngân sách 2008- 2009; góp ý kiến cho tài liệu của tổng giám đốc UNESCO về tương lai của UNESCO.
Việt Nam đã tổ chức thành công nhiều hội nghị, hội thảo của UNESCO cho thấy sự hợp tác chặt chẽ giữa UNESCO và Việt Nam, Việt Nam đã được UNESCO tin tưởng và tín nhiệm. Việc tổ chức thành công các hội nghị hội thảo, với tư cách là một nước chủ nhà Việt Nam có thêm cơ hội góp tiếng nói và công sức cùng giải quyết những vấn đề chung của
nhân loại, mở rộng củng cố các mối quan hệ hiểu biết hữu nghị và hợp tác cùng có lợi với các nước trên thế giới và trong khu vực. Qua đó góp phần nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trong diễn đàn UNESCO và trên thế giới.
- Việt Nam tích cực tham gia vào các cơ quan quan trọng của UNESCO.
Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực trong các hoạt động của UNESCO, vì vậy mà chúng ta đã tạo dựng được uy tín và vị thế trong UNESCO. Việt Nam đã tham gia các cơ quan lãnh đạo và các ủy ban chuyên môn của UNESCO như: Việt Nam đã được tín nhiệm bầu là Thành viên Hội đông chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 1978 – 1993 và nhiệm kỳ