Khoa học xã hội.

Một phần của tài liệu tiểu luận Mối quan hệ Việt Nam – UNESCO từ năm 1976 đến nay (Trang 66)

Trong lĩnh vực này, UNESCO chú trọng đến vấn đề đạo đức trong khoa học và công nghệ. Sự thay đổi trong khoa học và phát triển công nghệ đang diễn ra quá mau lẹ đến nỗi con người không nắm bắt kịp và xử lý các hệ quả về đạo đức. Cho nên, UNESCO đã gia tăng mạnh mẽ các hoạt động trên lĩnh vực này, không chỉ về mặt suy tư trí tuệ và cả về mặt đường lối chính sách hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách cấp quốc gia, để đảm bảo cho khoa học được sử dụng phục vụ cho hòa bình và cho cuộc sống con người. UNESCO thực hiện các nội dung tuyên bố toàn cầu về gen và quyền con người năm 1997 của Ủy ban đạo đức sinh học quốc tế của UNESCO. Việt Nam đã cử chuyên gia tham gia vào Hội đồng quốc tế về đạo đức sinh học, đồng thời tuyên truyền nâng cao nhận thức của các nhà khoa học, của các nhà hoạch định chính sách trong lĩnh vực này.

Ngoài ra các Chương trình khác như: “Chương trình liên chính phủ quản lý các chuyển giao xã hội” (MOST), nhằm giúp chính phủ các nước xây dựng và thực hiện các chính sách quản lý xã hội phù hợp trong bối cảnh đa dạng văn hóa, nhấn mạnh yếu tố xã hội trong việc xóa đói giảm nghèo; và chương trình “Đối thoại triết học” cũng được thực hiện ở Việt Nam với việc tổ chức hội nghị khu vực về chủ đề “Toàn cầu hóa: Những vấn đề triết học ở Châu Á – Thái Bình Dương” tháng 11/2005, và một số các hoạt động nhân ngày triết học thế giới (Ngày thứ 5 tuần thứ 3 của tháng 11 hàng năm).

Một phần của tài liệu tiểu luận Mối quan hệ Việt Nam – UNESCO từ năm 1976 đến nay (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w