TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC II: HIẾN CHƯƠNG CÁC ỦY BAN QUỐC GIA
Mở đầu
Xét rằng công ước thành lập quy định nhiệm vụ của UNESCO là góp phần duy trì hòa bình và an ninh bằng cách thắt chặt hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hóa để đảm bảo sự tôn trọng của tất cả các nước về công lý, pháp luật, nhân quyền và các quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo mà Hiến chương Liên Hợp Quốc đã công nhận đối với tất cả các dân tộc.
Xét rằng để UNESCO có thể hoàn thành nhiệm vụ trên, trong mỗi Nước thành viên cần có sự ủng hộ tích cực các giới tri thức và khoa học và sự hợp tác của dân chúng.
Xét rằng vì mục đích này, điều VII của Công ước thành lập quy định “mỗi nước thành viên sẽ có cách bố trí thích hợp với hoàn cảnh riêng của mình để tập hợp các ngành các giới quan tâm đến các vấn đề giáo dục, nghiên cứu khoa học và văn hóa tham gia vào hoạt động của UNESCO, tốt nhất là thành lập một ủy ban quốc gia trong đó có đại diện của chính phủ và của các ngành các giới nói trên”;
Xét rằng các ủy ban quốc gia đã được thành lập theo điều VII của Công ước thành lập đang góp phần phổ biến có hiệu quả các mục tiêu của UNESCO mở rộng ảnh hưởng và thúc đẩy thực hiện chương trình UNESCO bằng cách thu hút các giới tri thức và khoa học của nước mình vào công việc này.
Xét rằng trong nhiều dịp và đặcbiệt tại kỳ họp lần thứ 19. Đại hội đồng đã nhấn mạnh sự cần thiết phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các Nước thành viên thông qua các ủy ban quốc gia trong việc xây dựng, thực hiện và đánh giá các chương trình của UNESCO, và đã khuyến nghị tăng cường hơn nữa các ủy ban quốc gia như những cơ quan tư vấn, liên lạc, thông tin
và thực hiện, đồng thời tạo thuận lợi cho sự hợp tác giữa các Ủy ban quốc gia trong phạm vi tiểu khu vực và liên khu vực.
Đại hội đồng, họp kỳ thứ 20, ngày 27 tháng 11 năm 1978 tại pa-ri, thông qua Hiến chương này của các Ủy ban quốc gia UNESCO.
Điều I– Mục đích và chức năng của các Ủy ban quốc gia
1. Chức năng của UBQG là thu hút các cục vụ thuộc bộ, các cơ quan, các tổ chức và cá nhân làm việc vì sự phát triển giáo dục, khoa học, văn hóa và thông tin tham gia vào hoạt động của UNESCO, làm cho mỗi nước thành viên có thể:
a/ Góp phần giữ gìn hòa bình, an ninh và thịnh vượng chung của loài người bằng cách tham gia các hoạt động của UNESCO nhằm làm cho các dân tộc dễ dàng hiểu biết và thông cảm lẫn nhau, thúc đẩy sự phát triển giáo dục nhân dân và truyền bá văn hóa, giúp đỡ việc bảo tồn, phát triển và truyền bá kiến thức;
b/ Tham gia ngày càng tăng vào các hoạt động của UNESCO, đặc biệt vào việc xây dựng và thực hiện các chương trình.
2. Vì mục đích ấy, các Ủy ban quốc gia sẽ:
a/ Hợp tác với chính phủ của nước mình và các cơ quan, tổ chức và các nhân vật liên quan đến các vấn đề thuộc thẩm quyền của UNESCO.
b/ Khuyến khích sự tham gia của các tổ chức và cơ quan chính phủ và phi chính phủ của nước mình, của các nhân vật khác nhau vào việc xây dựng và thực hành các chương trình của UNESCO nhằm đem lại cho UNESCO mọi sự giúp đỡ cần thiết về trí tuệ, khoa học, nghệ thuật hoặc hành chính:
c/ Truyền bá các thông tin về mục tiêu, chương trình hoạt đông của UNESCO và cố gắng thu hút sự chú ý của công chúng về những vấn đề này.
3. Ngoài ra, tùy theo nhu cầu và các điều quy định của mỗi Nước thành viên, các Ủy ban quốc gia có thể:
a/ Tham gia vào việc làm kế hoạch và việc tiến hành các hoạt động được giao phó cho UNESCO và có sự viện trợ của Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP), Chương trình mối trường của Liên Hợp Quốc (UNEP), quỹ hoạt động về dân số của Liên Hợp Quốc (UNFPA), và các chương trình quốc tế khác;
b/ Tham gia vào việc tìm kiếm người ứng cử vào các chức vị của UNESCO do quỹ chương trình thông thường hoặc các nguồn ngoài ngân sách đài thọ và vào việc chọn người hưởng học bổng UNESCO;
c/ Tham gia cùng các Ủy ban quốc gia khác nghiên cứu chung các vần đề mà UNESCO quan tâm;
d/ Chủ động tiến hành các hoạt động khác gắn với các mục tiêu chung của UNESCO;
4. Các ủy ban quốc gia sẽ hợp tác với nhau và với các văn phòng và trung tâm khu vực của UNESCO để đẩy mạnh việc hợp tác khu vực, tiểu khu vực và hợp tác hai bên trên lĩnh vực giáo dục, khoa học, văn hóa và thông tin, nhất là bằng các chương trình dự kiến và thực hiện chung. Sự hợp tác này có thể về các mặt chuẩn bị, thực hiện và đánh giá các dự án dưới hình thức khảo cứu, hội thảo, cuộc họp, hội nghị tổ chức chung, cũng như trao đổi tin tức, tư liệu và các cuộc viếng thăm.
Điều II – Vai trò của Ủy ban quốc gia đối với các nước thành viên 1. Mỗi nước thành viên sẽ xác định trách nhiệm của Ủy ban quốc gia của mình. Nói chung, các Ủy ban quốc gia có trách nhiệm:
a/ Giúp đỡ mối liên hệ chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước, các tổ chức nghiệp vụ, cá trường đại học và trung tâm giảng dạy và nghiên cứu khác, các tổ chức và cơ quan khác quan tâm đến giáo dục, khoa học, văn hóa và thông tin;
b/ Hợp tác với các phái đoàn của chính phủ mình tới Đại hội đồng và các cuộc họp liên chính phủ khác do UNESCO triệu tập, trong đó có việc chuẩn bị cho chính phủ mình góp phần vào công việc của các hội nghị ấy;
c/ Theo dõi sự tiến triển của chương trình UNESCO và lưu ý các cơ quan hữu quan về những khả năng tranh thủ được sự hợp tác quốc tế;
d/ Cộng tác với các hoạt động quốc gia liên quan đến chương trình UNESCO và sự đánh giá chương trình đó;
e/ Phổ biến các tin tức từ các nước khác đến về các vấn đề có lợi ích cho mình thuộc các lĩnh vực giáo dục, khoa học, văn hóa và thông tin;
f/ Khuyến khích sự trao đổi và hợp tác trong nước giữa các bộ môn, các cơ quan về giáo dục, khoa học, văn hóa và thông tin nhằm góp phần thu hút các giới tri thức tham gia vào một số công tác ưu tiên phục vụ phát triển.
2. Tùy theo quy định của mỗi nước thành viên, trong số các nhiệm vụ khác, các Ủy ban quốc gia có thể;
a/ Đảm nhiệm một mình hay cộng tác với các cơ quan khác thực hiện các dự án của UNESCO trong nước mình và việc tham gia của Nước mình vào các hoạt động tiểu khu vực, khu vực hoặc quốc tế của UNESCO;
3. Phổ biến cho các tổ chức và cơ quan trong nước biết những kết luận và khuyến nghi đã được Đại hội đồng hay các cuộc họp khác thông qua hoặc được ghi trong các tài liệu nghiên cứu và các báo cáo; khuyến khích việc thảo luận các kết luận và khuyến nghị ấy dưới ánh sáng những nhu cầu và ưu tiên của nước mình và tổ chức các hoạt động bổ sung nếu xét thấy cần thiết.
Điều III – Các công việc Ủy ban quốc gia làm cho UNESCO
1. Ủy ban quốc gia đảm nhiệm sự có mặt thường xuyên của UNESCO trong mỗi nước thành viên và góp phần vào sự nghiệp hợp tác trí tuệ quốc tế của UNESCO.
2. Đối với UNESCO, các Ủy ban quốc gia là những nguồn thông tin quan trọng về các nhu cầu và ưu tiên của mỗi nước trên lĩnh vực giáo dục, khoa học, văn hóa và thông tin, giúp cho UNESCO thể hiện được trong chương trình của mình các nhu cầu của các nước thành viên. Các UBQG cũng góp phần vào công tác chuẩn hóa, vào việc xác định phương hướng và việc thực hiện chương trình của UNESCO bằng cách cho biết quan điểm của mình trong các dịp nghiên cứu, điều tra và trả lời các câu hỏi…
3. Các Ủy ban quốc gia cung cấp các thông tin:
a/ Cho các phương tiện thông tin đại chúng và cho công chúng về các mục tiêu, chương trình và hoạt động của UNESCO;
b/ Cho mọi người và mọi cơ quan và tổ chức quan tâm đến bất kỳ mặt hoạt động nào của UNESCO.
4. Các Ủy ban quốc gia phải có khả năng góp phần có hiệu quả vào việc thực hiện chương trình của UNESCO:
a/ Bằng cách động viên các giới chuyên môn của nước mình ủng hộ và giúp đỡ UNESCO;
b/ Bằng cách tự đảm nhiệm việc thực hiện một số hoạt động của chương trình UNESCO.
Điều IV – Trách nhiệm của các nước thành viên đối với các
UBQG
1. Theo điều VII của Công ước thành lập, mỗi Nước thành viên sẽ quy định điều lệ, cơ cấu và cung cấp người và phương tiện cần thiết cho UBQG và đối với nước mình.
2. Mỗi Ủy ban quốc gia thường gồm đại diện các cụ, vụ, các bộ, các cơ quan và tổ chức khác quan tâm đến vấn đề giáo dục, khoa học, văn hóa và thông tin, các nhân vật độc lập tiêu biểu cho các giới liên quan. Các thành viên của UBQG cần có đủ trình độ và thẩm quyền để đảm bảo cho
Ủy ban quốc gia có sự ủng hộ và hợp tác của các bộ, các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong nước có khả năng góp phần vào sự nghiệp của UNESCO.
3. Các UBQG có thể bao gồm các ban chấp hành thường trực, các cơ quan phối hợp, các tiểu ban và mọi cơ quan phụ cần thiết khác.
4. Để có thể hoạt động có hiệu quả, mọi UBQG đều cần có:
a/ Một quy chế pháp lý dựa vào điều VII của Công ước thành lập UNESCO và những điều khoản của Hiến chương này, quy định rõ ràng trách nhiệm, thành phần, điều kiện hoạt động và phương tiện được sử dụng của UBQG;
b/ Một ban thư ký thường trực với:
i/ Một số cán bộ nhân viên có trình độ cao, có quy chế được xác định rõ ràng, đặc biệt quy chế của tổng thư ký, và với thời hạn nhiệm kỳ đủ để đảm bảo tính liên tục cần thiết;
ii/ Quyền lực và phương tiện tài chính cần thiết để làm tròn các chức năng quy định trong Hiến chương này và tăng thêm sự tham gia vào các hoạt động của UNESCO.
5. Trong mỗi Nước thành viên cần thiết lập quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa các phái đoàn thường trực bên cạnh UNESCO và Ủy ban quốc gia.
Điều V – Trách nhiệm của UNESCO đối với các UBQG.
1. Tổng Giám đốc có trách nhiệm tiến hành các biện pháp thích hợp để phối hợp với các UBQG trong việc dự thảo, thực hiện và đánh giá chương trình và các hoạt động của UNESCO, chú ý xây dựng mối liên lạc chặt chẽ giữa các cơ quan, trung tâm và văn phòng khu vực của UNESCO với các UBQG.
2. UNESCO khuyến khích sự phát triển của các UBQG và trong phạm vi có thể được dành mọi sự dễ dàng cần thiết cho việc thực hiện nhiệm vụ của các UBQG bằng cách:
a/ Giúp đỡ theo yêu cầu của các Nước thành viên để lập ra hoặc tổ chức lại UBQG, góp ý kiến, cử chuyên gia tham vấn hoặc nhân viên ban thư ký để tùy sử dụng;
b/ Đào tạo Tổng thư ký mới và các ủy viên ban thư ký các UBQG; c/ Giúp đỡ về vật chất;
d/ Thông báo cho UBQG biết các chuyến đi công tác của các viên chức hoặc chuyên gia tham vấn và mọi hoạt động khác của UNESCO dự kiến tại các nước sở tại;
e/ Cung cấp tài liệu và tư liệu thông tin;
f/ Giúp đỡ việc phiên dịch, ban hành sách báo tài liệu của UNESCO sang tiếng của các nước cũng như giúp đỡ xuất bản tác phẩm của các nước;
3. UNESCO có thể mở rộng và phát triển hoạt động của mình thông qua các UBQG bằng cách:
a/ Ký các hợp đồng với các UBQG khi cần thiết để tiến hành các hoạt động đã ghi trong chương trình của UNESCO.
b/ Giúp về tài chính cho các cuộc họp thường kỳ tiểu khu vực và khu vực của các UBQG nhằm nghiên cứu các vấn đề cùng quan tâm, đề xuất các đề nghị về chương trình, tổ chức việc tiến hành chung các hoạt động đặc biệt;
c/ Cử viên chức của UNESCO tham dự các cuộc họp đó để góp ý kiến và giúp đỡ về kỹ thuật;
d/ Ủng hộ việc thiết lập các quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo việc thực hiện các quyết định của các hội nghị tiểu khu vực và khu vực;
e/ Giúp về tài chính và kỹ thuật cho các cơ cấu liên lạc do các UBQG lập ra;
f/ Khuyến khích tổ chức các cuộc họp tổng thư ký nhất là trong các kỳ họp Đại hội đồng.
4. UNESCO khuyến khích quan hệ giữa các UBQG và các khu vực khác nhau bằng cách tiếp tục và tăng cường ủng hộ đối với:
a/ Các cuộc họp nhóm tổng thư ký tất cả các khu vực để trao đổi ý kiến và kinh nghiệm về những vấn đề đặc biệt;
b/ Các cuộc họp tư vấn tập thể liên khu vực của các Tổng thư ký UBQG;
c/ Các UBQG một khu vực muốn cử người quan sát tại các hội nghị các UBQG của những khu vực khác;
d/ Việc thực hiện các dự án chung và các hoạt động khác do các UBQG thuộc các khu vực khác nhau hợp tác tiến hành.