Nội dung hợp tác UNESCO – Việt Nam.

Một phần của tài liệu tiểu luận Mối quan hệ Việt Nam – UNESCO từ năm 1976 đến nay (Trang 46)

2.3.1. Giáo dục.

Giáo dục là một trong những nội dung được UNESCO ưu tiên, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ quá trình phát triển, đồng thời là phương tiện hữu hiệu để tăng cường sự hiểu biết hợp tác lẫn nhau. Từ khi được thành lập UNESCO đã rất nỗ lực nhằm đem lại cơ hội giáo dục cho mọi người ở tất cả các nước, các lứa tuổi. Đặc biệt trong những năm gần đây UNESCO đã và đang thực hiện nhiều chương trình giáo dục lớn ở nhiều quốc gia khác nhau như: Chương trình giáo dục cho mọi người (2000 – 2015); Thập kỷ xoá mù chữ (2003 -2012); Thập kỷ giáo dục vì sự phát triển bền vững (2005- 2014)… Chiến lược giáo dục chung của UNESCO nhằm: Thúc đẩy giáo dục như một quyền cơ bản; nâng cao chất lượng giáo dục thông qua việc đa dạng hóa nội dung, phương pháp và tăng cường các giá trị phổ biến toàn cầu;

tăng cường thử nghiệm, canh tân, đối thoại về chính sách trong lĩnh vực giáo dục.

Việt Nam là một nước mới ở giai đoạn đầu của quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, trong xu thế toàn cầu hóa và việc hình thành nền kinh tế tri thức, giáo dục Việt Nam đang đứng trước những thử thách to lớn do thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao và thiếu kinh nghiệm trong việc xây dựng một nền giáo dục hiện đại. Vì vậy mà việc hợp tác với UNESCO trong lĩnh vực giáo dục được chúng ta đặc biệt quan tâm. Nhiều chương trình giáo dục lớn đã và đang được thực hiện có hiệu quả ở Việt Nam đó là:

- Chương trình giáo dục cho mọi người và “kế hoạch hành động quốc gia Giáo dục cho mọi người 2003 -2015” (GDCMN) của Việt Nam.

Chương trình “Giáo dục cho mọi người”, được đề cập tại hội nghị quốc tế về “Giáo dục cho mọi người” tại Jom Tien Thái Lan vào năm 1990. Hội nghị này đã phát động phong trào quốc tế về tạo điều kiện phổ cập học tập cơ bản cho trẻ em, thanh niên và người lớn. Mười năm sau, một hội nghị tương tự được tổ chức ở Dakar Senegal gọi là “Diễn đàn Quốc tế về giáo dục để đệ trình với các quốc gia những mục tiêu trên lĩnh vực giáo dục cơ bản cho tất cả mọi người cần đạt được vào năm 2015. Đây là một nội dung quan trọng trong các hoạt động của UNESCO nhằm mục đích chung là “Nâng cao chất lượng giáo dục và đây là mục tiêu đặc biệt của UNESCO trong nỗ lực toàn cầu Giáo dục cho mọi người. Chúng tôi xem xét 5 khía cạnh được coi là quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục: giáo dục để phát triển bền vững; giáo dục hòa bình và quyền con người; cuộc chiến chống lại HIV/AIDS; sửa đổi chương trình và giáo trình giảng dạy; đào tạo giáo viên.” (Phát biểu của ngài Matsuura tại phiên họp 166 (4/4/2003)).

Là một quốc gia luôn coi trọng giáo, dục bồi dưỡng nhân tài. Ngay từ hội nghị Jom Tien Việt Nam đã tham gia và sớm trở thành đối tác tích

cực của phong trào Giáo dục cho mọi người . Việt Nam thực hiện các nội dung của tuyên bố thế giới về giáo dục cho mọi người trong khuôn khổ Thập kỷ Giáo dục cho mọi người 1990 – 2000, với mục tiêu chính là phổ cập giáo dục tiểu học. Ủy ban Giáo dục cho mọi người được thành lập và đã tổ chức hội nghị Quốc gia về Giáo dục cho mọi người vào tháng 10/ 1992. Hội nghị này đã xác định mục tiêu cho giai đoạn 1993 – 2000 và soạn thảo kế hoạch hành động Giáo dục cho mọi người. Với sự nỗ lực của Chính phủ, Ủy ban UNESCO Việt Nam và các cấp các ngành Việt Nam đã thực hiện có hiệu quả chương trình xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Ngoài ra Việt Nam cũng là một thành viên đi đầu trong khu vực Đông Nam Á tham gia tích cực vào diễn đàn này ở tiểu khu vực Đông Nam Á. Những thành tựu này làm cơ sở cho việc soạn thảo Kế hoạch hành động quốc gia Giáo dục cho mọi người, cho đến tháng 7-2003 đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt. Với sự giúp đỡ của UNESCO, và sự giúp đỡ về mặt tài chính của Ngân hàng Thế giới và các cơ quan hợp tác phát triển Canada đã thành lập lên một nhóm chuyên gia quốc tế để hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quá trình chuẩn bị kế hoạch hành động quốc gia Giáo dục cho mọi người đã phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan ở cấp trung ương và 61 tỉnh thành để định ra những vấn đề chính và ưu tiên trước mắt.

Kế hoạch hành động quốc gia Giáo dục cho mọi người, là bản lộ trình hướng tới phát triển một số phần cơ bản của hệ thống giáo dục 2003- 2005, bao gồm: chăm sóc và giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, giáo dục không chính quy. Chương trình hội nhập vào một khung liên kết các mục tiêu mà chính phủ đặt ra. Kế hoạch này cũng đề cập đến những thử thách mà giáo dục đang phải đối mặt: chất lượng giáo dục (đòi hỏi có sự cải tiến đáng kể về nội dung, phương pháp sư phạm kết quả, quản lý giáo dục); đảm bảo rằng tất cả trẻ em thiệt thòi đều được hưởng

chương trình giáo dục 9 năm có chất lượng; đối phó được chuyển biến đáng kể về nhân khẩu học có tác động đến lứa tuổi học đường; thực hiện quản lý phân quyền và phương pháp phân bổ ngân sách mới.

UNESCO sẽ đóng vai trò đặc biệt tích cực trong các lĩnh vực mà tổ chức này có ưu thế như giáo dục không chính quy, lập kế hoạch và quản lý giáo dục, chất lượng và sự thích hợp của giáo dục.

Xây dựng các Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ).

Mô hình Trung tâm học tập cộng đồng được nghiên cứu và thí điểm tại Việt Nam từ những năm 1998-1999, theo mô hình của Nhật Bản trong khuôn khổ của chương trình Giáo dục cho mọi người của UNESCO. Với sự trợ giúp của UNESCO và hiệp hội các câu lạc bộ UNESCO Nhật Bản. Khởi đầu có bốn Trung tâm học tập cộng đồng được xây dựng ở các tỉnh Thái Bình, Hòa Bình, Lai Châu, và Bắc Giang. Từ những thành công ban đầu Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định mở rộng mô hình sang nhiều tỉnh khác. Tính đến năm 2007, trên toàn quốc có khoảng 7500 Trung tâm học tập cộng đồng, trải rộng khắp 64 tỉnh thành của cả nước, thu hút được sự quan tâm của không chỉ các cơ quan ban ngành từ Trung ương đến các đoàn thể ở địa phương như: Bộ Giáo dục và đào tạo, dê Uỷ Ban UNESCO Việt Nam, hội người cao tuổi, hội cựu chiến binh, hội nông dân, hôi phụ nữ đoàn thanh niên…

Trung tâm học tập cộng đồng, là một cơ sở giáo dục địa phương nằm ngoài hệ thống giáo dục chính quy được xây dựng và quản lý bởi nhân dân địa phương. Hoạt động của các Trung tâm này nhằm cung cấp các cơ hội học tập khác nhau theo nhu cầu phát triển của cộng đồng và cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân địa phương. Nội dung hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng này chủ yếu là tuyên truyền nâng cao nhận thức văn hóa xã hội, đường lối chính sách, khoa học kỹ thuật và gia tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo thông qua giáo dục nghệ và kỹ năng sống.

Với các chương trình như: chương trình giáo dục tương đương (các lớp bổ túc tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông cho người lớn thanh thiếu niên ở ngoài nhà trường; các chương trình ngoại ngữ tin học…); Các hoạt động gia tăng thu nhập (như việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất trồng trọt, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng và sử dụng công nghệ thông tin truyền thông…); Các chương trình giúp tăng cường hiểu biết và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống (như việc học tập các chính sách pháp luật của nhà nước, luật đất đai, luật dân sự, luật hôn nhân gia đình, an toàn giao thông và các hoạt động thể thao văn hóa…); Chương trình về y tế sức khỏe (như giáo dục sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe người cao tuổi, chăm sóc phụ nữ trẻ em, phòng ngừa bệnh tật thông thường, phòng chống tệ nạn xã hội..); các chương trình phát triển cộng đồng (lập quỹ “xóa đói giảm nghèo”, “quỹ người cao tuổi”..)

Với hoạt động rộng khắp và nội dung thiết thực, phù hợp với nhu cầu của người dân các Trung tâm học tập cộng đồng đem lại cho nhân dân cơ hội học tập suốt đời nâng cao chất lượng cuộc sống.

* Mạng lưới các trường Liên kết (ASP net).

Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục là một trong những hoạt động quan trọng nhằm mục tiêu thúc đẩy hòa bình hợp tác và cùng phát triển. Dự án các trường học liên kết ra đời cũng nhằm mục tiêu đó. Mạng lưới các trường liên kết, chính là một phần của Thập kỷ quốc tế văn hóa hòa bình và không bạo lực cho trẻ em trên toàn thế giới (2001-2010). Ở Việt Nam mạng lưới các trường học liên kết được thực hiện nhằm tăng cường những nội dung trong học tập là “học để hiểu biết, học để làm việc, học để sống và học để cùng chung sống”. Với việc tham gia mạng lưới này, các giáo viên học sinh có nhiều cơ hội cùng làm việc với nhau trong các hoạt động ngoại khóa, chia sẻ kinh nghiệm dạy và học cũng như triển khai

các cách tiếp cận, phương pháp và tài liệu mới từ cấp độ địa phương đến toàn cầu. Các trường Liên kết khuyến khích giáo viên và học sinh tìm kiếm các phương thức sáng tạo nhằm thúc đẩy văn hóa hòa bình trong lớp học, trong gia đình trong cộng đồng và trên toàn thế giới.Từ năm 1995, Việt Nam đã tham gia và phát triển mạng lưới các trường liên kết với 23 trường phổ thông của Hà Nội, Hòa Bình, Quảng Ninh tham gia. Các trường này tập trung vào việc tích hợp các nội dung giáo dục hiểu biết quốc tế, văn hóa hòa bình, bảo vệ di sản và thúc đẩy giáo dục cho mọi người vào các môn học vừa để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, vừa đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới. Mặc dù mới ở giai đoạn đầu Dự án các trường liên kết đã có những đóng góp đáng kể trong việc nâng cao hiểu biết về văn hóa, di sản, tăng cường sự giao lưu hòa nhập với thế giới.

* Bên cạnh những nội dung trên, Chương trình Giáo dục cho mọi người còn chú trọng đến các mục tiêu giáo dục khác như: Phổ cập cơ hội tiếp cận và hoàn thành giáo dục tiểu học có chất lượng. UNESCO cung cấp hỗ trợ kĩ thuật, tài trợ cho chính phủ để chuẩn bị và thực hiện các chương trình nhằm đạt được phổ cập chất lượng giáo dục tiểu học thông qua các hoạt động đào tạo giáo viên, cải tiến chương trình tài liệu dạy và học, lập kế hoạch và quản lý giáo dục tiểu học; Chương trình củng cố năng lực quản lý và lập kế hoạch giáo dục từ cấp trung ương cho đến cấp nhà trường; Cải tiến chương trình học trong nhà trường và các trung tâm giáo dục không chính quy cho phù hợp và nâng cao chất lượng và kết quả giảng dạy; UNESCO cũng quan tâm tới chương trình giáo dục mầm non đặc biệt là tới những vùng, nhóm cư dân thiệt thòi; Ngoài ra UNESCO cũng đã hỗ trợ Chính phủ lên kế hoạch phổ cập giáo dục trung học cơ sở .

2.3.1.2 Thập kỷ Liên Hợp Quốc về Giáo dục Phát triển bền vững (2005 – 2014).

Tại Hội đồng Liên Hợp Quốc năm 1978, khái niệm phát triển bền vững được thông qua lần đầu tiên. Đến năm 2000 tại Diễn đàn Giáo dục cho mọi người ở Daka cũng khẳng định giáo dục là một quyền cơ bản của con người và là chìa khóa của phát triển bền vững, hòa bình ổn định, tăng trưởng kinh tế xã hội và xây dựng đất nước. Ngày 20 -12-2002, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã ra nghị quyết 57/254 lấy thập kỷ 2005 -2014 là Thập kỷ Giáo dục vì phát triển bền vững và yêu cầu chính phủ các nước gắn giáo dục vì phát triển bền vững vào chiến lược giáo dục quốc gia và hành động của mình. UNESCO được giao trách nhiệm đóng vai trò nòng cốt trong việc xây dựng các tiêu chuẩn về chất lượng trong giáo dục phát triển bền vững (GDPTBV) và thực hiện các hoạt động liên quan đến thập kỷ này. Mục đích của Thập kỷ giáo dục vì Phát triển bền vững là thúc đẩy giáo dục với vai trò là nền tảng cho một xã hội phát triển bền vững với nội dung giáo dục ở tất cả các cấp. Các chủ đề hoạt động được UNESCO ưu tiên đặc biệt trong khuôn khổ Thập kỷ này là: đa dạng sinh học, quản lý nước sạch, bảo vệ môi trường, phát triển nông thôn, tăng cường sức khỏe, sản xuất và tiêu dùng bền vững, các quyền con người, đa dạng văn hóa và đa dạng sinh học, hòa bình và hiểu biết quốc tế và những chủ đề liên ngành như giảm đói nghèo và bình đẳng giới.

Đối với Việt Nam, để tranh thủ kiến thức và kinh nghiệm quốc tế cho đổi mới nền giáo dục Việt Nam theo khuyến nghị của Liên Hợp Quốc và UNESCO. Ủy ban quốc gia về thập kỷ Giáo dục vì Phát triển bền vững của Việt Nam đã được thành lập theo quyết định 295/2005QĐ-TT ngày 11- 11-2005 của Thủ tướng Chính phủ, gồm 19 thành viên là lãnh đạo của các Bộ ngành có liên quan như Bộ Giáo dục – Đào tạo, Văn hóa – Thông tin, khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính…Ủy ban này có nhiệm vụ tư vấn cho Chính phủ trong việc hoạch định chính sách, lập kế hoạch và triển khai các chiến lược và chương trình hoạt động của

Thập kỷ Giáo dục vì Phát triển bền vững. Ủy ban này cũng là đầu mối thu thập các ý kiến cho quá trình xây dựng chính sách và chiến lược nâng cao nhận thức về giáo dục vì phát triển bền vững, thông tin cho nhau về các sáng kiến và kinh nghiệm cụ thể , lồng ghép những vấn đề liên quan đến giáo dục vì phát triển bền vững và triển khai các hoạt động trong khuôn khổ của thập kỷ này.

Ngày 15-2-2006, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ phát động Thập kỷ của Liên Hợp Quốc về Giáo dục vì Phát triển bền vững tại Việt Nam và ra mắt các thành viên của Ủy ban quốc gia về Thập kỷ Giáo dục vì Phát triển bền vững của Việt Nam.

Thập kỷ Thập kỷ Giáo dục vì Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc gồm 4 mũi nhọn: Thúc đẩy cải tiến giáo dục cơ bản; định hướng lại chương trình giáo dục hiện thời để đón đầu phát triển bền vững; nâng cao nhận thức và hiểu biết của cộng đồng về phát triển bền vững; đào tạo. Bốn mũi nhọn này phù hợp với giai đoạn cải cách và đổi mới chương trình giáo dục của Việt Nam, vì thế đã góp phần làm thay đổi mạnh mẽ nhận thức về vai trò quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển bền vững của đất nước, đặt con người và môi trường sống vào trung tâm của sự phát triển. Phát triển kinh tế kết hợp hài hòa với đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.

2.3.2 Văn hóa.

Văn hóa là một lĩnh vực hoạt động quan trọng của tổ chức UNESCO, nhằm mục đích bảo vệ những giá trị truyền thống của mỗi dân tộc (trong đó bao gồm cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần), đồng thời thúc đẩy sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia trên thế giới. Song song với đó UNESCO ủng hộ sự đa dạng văn hóa đối thoại giữa các nền văn minh trên thế giới.

Nhằm đạt hiệu quả cao trong việc huy động nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế, UNESCO đã xây dựng một số công cụ pháp lý quốc tế như “Công ước về các biện pháp ngăn cấm và phòng ngừa việc nhập xuất và

Một phần của tài liệu tiểu luận Mối quan hệ Việt Nam – UNESCO từ năm 1976 đến nay (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w