Sự gia nhập UNESCO của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Một phần của tài liệu tiểu luận Mối quan hệ Việt Nam – UNESCO từ năm 1976 đến nay (Trang 31)

Trước năm 1976 nước Việt Nam dân chủ cộng hoà chưa có điều kiện gia nhập UNESCO nói riêng và Liên Hợp Quốc nói chung là do bối cảnh lịch sử cùng các lý do khách quan và chủ quan khác nhau. Mặc dù Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, chưa gia nhập UNESCO, nhưng từ năm 1951, Pháp đã đưa chính quyền Bảo Đại tham gia UNESCO với tư cách là hội viên chính thức. Sau khi chính quyền Bảo Đại sụp đổ, thực dân Pháp rút khỏi Việt Nam 1954 -1956, đế quốc Mĩ đã vào Việt Nam thay thế quân đội Pháp, thành lập nên chính quyền “Việt Nam cộng hoà” đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền. Để tạo vị thế “chính nghĩa” cho chính quyền tay sai của mình, Mĩ đã ra sức hậu thuẫn, gây sức ép nhằm mục đích cho Việt Nam cộng hoà trở thành viên của Liên Hợp Quốc. Nhưng những lần đệ đơn gia nhập Liên Hợp Quốc của Việt Nam cộng hoà đều bị Liên Xô và Trung Quốc phủ quyết. Tuy nhiên, dưới sự chi phối của Mĩ và các nước đồng minh của Mĩ thì Việt Nam Cộng hoà cũng được phép đặt “Văn phòng quan sát viên thường trực Việt Nam cộng hoà cạnh Liên Hợp Quốc” ở Niu

Óc, và đặt “Toà đại diện thường trực cạnh các tổ chức quốc tế”. Từ đây Việt Nam Cộng hoà cũng đã thiết lập mối quan hệ với các tổ chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc như ICAO (1954), WMO (1955); UNESCO (1956); IMF (1956)…

Như vậy dưới sự che chở của đế quốc Mĩ, Việt Nam Cộng hoà dù không chính thức gia nhập Liên Hợp Quốc, nhưng cũng đã trở thành thành viên của UESCO từ năm 1956. Trong suốt đhời gian từ năm 1956 đến năm 1975, Liên Hợp Quốc và UNESCO đã hỗ trợ cho Việt Nam cộng hoà trong lĩnh vực giáo dục, văn hoá như: hỗ trợ cho việc “đào tạo giáo viên”, “đào tạo kỹ thuật viên bậc cao”, thực hiện “kế hoạch và phân tích giáo dục”; thực hiện chương trình giáo dục nông nghiệp và nông thôn”. ..

Trong suốt thời gian tồn tại trong UNESCO, Việt Nam Cộng hoà liên tục bị các nước Liên Xô, Trung Quốc và nhiều quốc gia khác phản đối vạch rõ tính chất đại diện bất hợp pháp của ngụy quyền Sài Gòn. Vì thế mà trong hơn 20 năm, các chính phủ Việt Nam Cộng Hoà không có vị thế trong UNESCO, không tranh thủ được tình cảm của số đông hội viên UNESCO không có đóng góp gì tích cực cho tổ chức này. Các hoạt động trong mối quan hệ Việt Nam cộng hoà - UNESCO chủ yếu do sự bảo trợ của Mĩ và nó cũng không đem lại hiệu quả gì đáng kể cho nhân dân Việt Nam.

Đối với Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, sau 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc chúng ta đã đánh bại hai kẻ thù lớn là đế quốc Pháp và Mĩ giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất nước nhà. Năm 1976, Việt Nam đã tiến hành công cuộc thống nhất đất nước về mặt nhà nước như tiến hành tổng tuyển cử bầu quốc hội chung (từ ngày 24/6 đến ngày 3/7/1976). Sau đó Quốc hội họp và quyết định nhiều chính sách quan trọng về đối nội, và đối ngoại. Trong chính sách đối ngoại của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là: hoà bình hữu nghị và hợp tác quốc tế. Ta chủ

trương mở rộng tham gia vào một số tổ chức quốc tế như một quốc gia bình đẳng có trách nhiệm.

Ngay sau khi giải phóng Miền Nam, tháng 5/1975 Bộ trưởng ngoại giao Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam đã gửi công hàm cho Tổng giám đốc UNESCO thông báo việc Chính Phủ cách mạng lâm thời đương nhiên trở thành hội viên UNESCO, sau đó cử đại diện thương trực bên cạnh UNESCO ở Pari. Sau đó tháng 7/1976 nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã kế thừa chính phủ lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam trong UNESCO.

Tháng 10/1976 lần đầu tiên đoàn đại biểu nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham dự kỳ họp lần thứ 19, Đại hội đồng UNESCO tại Kênya. Như vậy đến tháng 10/1976 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức UNESCO. Có một điều đặc biệt là Việt Nam tham dự tổ chức này trước khi trở thành thành viên Liên Hợp Quốc ngày 20/9/1977.

Một phần của tài liệu tiểu luận Mối quan hệ Việt Nam – UNESCO từ năm 1976 đến nay (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w