Tranh thủ sự giúp đỡ của UNESCO về mặt tài chính.

Một phần của tài liệu tiểu luận Mối quan hệ Việt Nam – UNESCO từ năm 1976 đến nay (Trang 85)

UNESCO không phải là một chức tài trợ trong hệ thống Liên Hợp Quốc, hoạt động chủ yếu của tổ chức này là đưa ra các ý tưởng, khuyến nghị giúp đỡ các quốc gia về mặt tri thức chất xám là chủ yếu. Chính vì vậy sự giúp đỡ về mặt tài chính chỉ mang tính chất xúc tác bước đầu khi triển khai các ý tưởng và các chương trình. Tuy nhiên, hàng năm UNESCO cũng đã hỗ trợ cho Việt Nam thông qua các chương trình tham gia, chương trình thường xuyên, hoặc các dự án từ Quỹ Ủy thác.

Trong giáo dục: Các nguồn tài trợ của UNESCO thông qua các dự án các chương trình giáo dục Ví dụ như dự án “xây dựng các Trung tâm học tập cộng đồng của khu vực Tây Nguyên Bình Phước trị giá 220.000 USD”; Dự án “xóa đói giảm nghèo thông qua xóa mù chữ và giáo dục không chính quy tại các Trung tâm học tập cộng đồng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trị giá 200.000 USD; Dự án tăng cường các dịch vụ giáo dục mầm non tại các vùng nông thôn, hỗ trợ và xây dựng một số nhà trẻ và lớp mẫu giáo và đào tạo cho khu vực phía bắc Miền trung trị giá 176.000 USD; Dự án phát triển chiến lược hệ thống nguồn lực hỗ trợ sáng kiến nâng cao năng lực xóa mù chữ tại Việt Nam giai đoạn 2006 – 2008 với tổng số tiền là 880.000 USD, nhằm xây dựng mạng lưới các trung tâm hỗ trợ nguồn lực cho sự phát triển rộng rãi bền vững của hệ thống Trung tâm học tập cộng đồng trên cả nước (khoảng 7500 Trung tâm). [UNESCO Việt Nam – Kỷ niệm 30 năm thành lập tr240]. Nguồn tài chính tài trợ cho lĩnh vực giáo dục chú trọng đặc biệt cho các Trung tâm học tập cộng đồng. Trên thực tế các Trung tâm học tập này đã và đang đáp ứng được nhu cầu học tập, xóa mù chữ,bổ túc văn hóa, các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, các chuyên đề, thảo luận về sản xuất, sức khỏe, đường lối chính sách pháp luật…Trung tâm học tập cộng đồng còn tạo cơ hội học tập suốt đời cho những đối tượng chịu nhiều thiệt thòi như phụ nữ, trẻ em gái, người

nghèo,người dân tộc thiểu số... Trên thực đây là hoạt động có hiệu quả thiết thực trong công tác giáo dục nhằm xây dựng một xã hội học tập ở Việt Nam.

Văn hóa là lĩnh vực thu hút được nhiều nguồn vốn tài trợ từ UNESCO và các tổ chức quốc tế và nhiều quốc gia khác. Đầu thập niên 80 khi Tổng giám đốc UNESCO đã phát động chiến dịch cứu nguy và trùng tu di tích Huế, Huế đã nhận được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế với nhiều dự án: tiêu biểu Dự án bảo tồn, tôn tạo quần thể di tích Huế 1992 – 2006, với tổng số tiền là 5,2 triệu USD. Dự án 3 bên Huế - Lille – UNESCO về xây dựng thành phố di sản “bảo tồn là định hướng cho sự phát triển” (1996 -1999) với tổng số tiền là 500.000 USD. Bên cạnh Cố đô Huế thì Nhã nhạc cung đình Huế cũng được sự quan tâm tài trợ. Ngay sau khi Nhã nhạc được công nhận là Kiệt tác Di sản phi vật thể và Truyền khẩu của nhân loại, Nhã nhạc cũng nhận được nguồn tài trợ cho dự án Bảo tồn và phát huy giá tri Nhã nhạc từ quỹ Ủy thác của Nhật Bản, thông qua UNESCO, với khoản kinh phí tài trợ 154.900 USD, (dự án kéo dài trong 3 năm 2005 – 2007). Các di sản khác cũng được sự quan tâm tài trợ của UNESCO và cộng đồng thế giới. Ví dụ như Dự án Bảo tồn Phố cổ Hội An với tổng số tiền là 3,5 tỉ đồng do Quỹ Ủy thác của Nhật Bản tài trợ trong thời gian 1993 – 2003. Dự án 3 bên Việt Nam – UNESCO – Italia về trùng tu di tích Mỹ Sơn (2004 -2006) với tổng số tiền là 812.000 USD. ..

Nguồn tài chính tài trợ cho Việt Nam có thể từ nguồn vốn của UNESCO, hay của các tổ chức quốc tế, các quốc gia khác thông qua UNESCO. Nguồn tài chính này tuy không lớn, nhưng trợ giúp các chương trình giáo dục, văn hóa và truyền thông khác nhau, đó cũng là nguồn vốn có giá trị trong việc trùng tu, tôn tạo các di sản, nâng cấp cơ sở vật chất, đóng góp quá trình phát triển kinh tế ở địa phương.

Một phần của tài liệu tiểu luận Mối quan hệ Việt Nam – UNESCO từ năm 1976 đến nay (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w