1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sĩ Tìm hiểu thực trạng hứng thú học tập các môn lý luận của sinh viên khoa giáo dục thể chất –Trường Đại học sư phạm Đồng Tháp

124 3,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 1,8 MB

Nội dung

Mặt khác, tính chất học tập ở các nhàtrường chuyên nghiệp, sinh viên phải tích cực học tập, do vậy việc nâng caohứng thú đối với môn học là hết sức cần thiết, vì nó sẽ giúp cho người học

Trang 1

Hứng thú là thể hiện xúc cảm ở con người khi nhu cầu được đáp ứng.

Do đó việc thoả mãn các hứng thú sẽ thúc đẩy lấp các lỗ hổng trong kiếnthức, làm cho sự định hướng tìm hiểu các sự kiện, hiện tượng có ý nghĩa đốivới cá nhân trở nên đầy đủ và sâu sắc hơn Nói cách khác, hứng thú là một

cơ chế thúc đẩy thường xuyên đối với sự nhận thức

Tác dụng của hứng thú được thể hiện rõ trong hoạt động học tập vìđây là loại hoạt động căng thẳng, kéo dài và huy động toàn bộ các chức năngtâm lý của cá nhân Nếu không có hứng thú, hoạt động học tập sẽ trở nêncăng thẳng, kém hiệu quả Khi có hứng thú, hoạt động học tập sẽ nhẹ nhàng

và sinh động, làm cho sinh viên chăm chỉ học tập để thực hiện các nhiệm vụhọc tập tốt hơn

Hứng thú còn thúc đẩy sinh viên tích cực tìm tòi sáng tạo trong quátrình học tập Sự sáng tạo có thể diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau: Từ lòngkhát khao hiểu biết những tri thức mới đến việc tìm đọc thêm các tài liệutham khảo để mở rộng và đào sâu tri thức, tiến tới việc tìm tòi ứng dụng trithức vào thực tiễn Như vậy, hứng thú học tập là điều kiện tất yếu để mỗisinh viên phát huy vai trò tích cực và tự giác của mình trong quá trình họctập Mặt khác, muốn nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học phải hìnhthành được động cơ học tập đúng đắn cho sinh viên Trong hệ thống cácđộng cơ học tập thì động cơ gắn với việc hoàn thiện tri thức là có ý nghĩatích cực nhất Những động cơ này, chỉ có thể được hình thành trên cơ sởhứng thú Sinh viên phải nhận thức được cái hay, cái đẹp của những tri thức

Trang 2

trong mỗi môn học, thấy được sự cần thiết của những tri thức đó với đờisống xã hội nói chung và với cuộc sống của cá nhân mình nói riêng, thì mớimong muốn nắm bắt được tri thức và học tập tích cực

A.N Lêonchiev đã viết: “Hứng thú như là một mô hình có cấu tạo cácthuật toán kích thích học sinh khắc phục khó khăn để biến cái không thíchthành hứng thú” [ 30; 3]

Chính vì thế, chúng ta thấy rằng hứng thú học tập có vai trò rất quantrọng đối với quá trình nhận thức của người học, nó ảnh hưởng to lớn đếnkết quả học tập của họ Do vậy, việc giảng dạy trong các trường Cao đẳng,Đại học và Trung học chuyên nghiệp nói riêng phải làm sao gây được chongười học có hứng thú với môn học ở mức cần thiết, đặc biệt trong cáctrường sư phạm với chức năng đào tạo đội ngũ giáo viên-người thầy cho xãhội có đủ trình độ chuyên môn vững vàng cũng như về nghiệp vụ đáp ứngđược những yêu cầu của xã hội, thì việc nâng cao hứng thú đối với môn họclại càng trở nên cấp thiết hơn

Trong các môn học ở nhà trường sư phạm, các môn lý luận cũng gópphần cung cấp người thầy tương lai những cơ sở lý luận, những kiến thứccần thiết, những tư tưởng quan điểm cũng như những kỹ năng cần thiết đểhoạt động sư phạm có hiệu quả

1.2 Cơ sở thực tiễn.

Đất nước ta đang bước vào ngưỡng cửa của thế kỷ 21, thế kỷ mà việcgiáo dục chuyên gia, phát triển nhân tài là một trong những nét đặc trưng củanền giáo dục hiện đại, với đà phát triển của nền kinh tế đất nước, toàn ngànhgiáo dục đang từng bước đi vào cải cách, trong đó cải cách hệ thống giáodục đại học và trung học chuyên nghiệp, để nhằm củng cố và nâng cao hiệuquả đào tạo Đó là một khâu quan trọng vì nó trực tiếp đào tạo đội ngũ tríthức cho đất nước-một sức mạnh tương lai của dân tộc

Ngành giáo dục ĐH THCN nói chung và các trường sư phạm nóiriêng, trường Đại học sư phạm Đồng Tháp là một trường đại học của tỉnh

Trang 3

nhà, dù mới được công nhận là trường đại học vào đầu năm 2003 của Bộgiáo dục- Đào tạo, nhưng khoa giáo dục thể chất đã đào tạo đội ngũ giáoviên thể dục từ năm 1987 (khoá 11), huấn luận viên, các vận động viên…Để

có thể đạt hiệu quả cao trong đào tạo, đòi hỏi giảng viên, sinh viên phải nỗlực tích cực trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học Nói cáchkhác, nhà trường, thầy giáo đại học và cao đẳng phải dạy cho sinh viên biếtcách học, biết cách vận dụng tri thức, biết sáng tạo trong học tập và tronghành nghề Suy cho cùng, sự nỗ lực tích cực đó gắn liền với hứng thú của

họ đối với công việc, đối với học tập Mặt khác, tính chất học tập ở các nhàtrường chuyên nghiệp, sinh viên phải tích cực học tập, do vậy việc nâng caohứng thú đối với môn học là hết sức cần thiết, vì nó sẽ giúp cho người họcvượt qua được những khó khăn, mà họ gặp phải trong quá trình học tập.Tuynhiên, trong thực tế sinh viên ở các trường đại học nói chung, các trường sưphạm nói riêng, tỏ ra chưa thật sự say sưa với môn học của mình, các emchưa tự giác trong học tập Điều đó làm ảnh hưởng nhất định đến kết quảđào tạo của nhà trường

Khoa giáo dục thể chất trường Đại học sư phạm Đồng Tháp, có haichương trình đào tạo, thứ nhất là chương trình cao đẳng có 142 đơn vị họctrình Trong cấu trúc chương trình các môn lý luận cũng tương đương, thậmchí nhiều hơn các môn thực hành Tuy nhiên, trong quá trình đào tạo của nhàtrường từ trước đến nay, chất lượng học tập các môn lý luận nói chung củasinh viên thể thao là tương đối thấp và kém hơn hẳn so với chất lượng cácmôn thực hành Mặc dù lớp thể thao là các hoạt động vận động ngoài trời làchủ yếu, song sinh viên vẫn phải tham gia một khối lượng giờ học lý luận rấtlớn Các môn lý luận có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình đào tạocủa nhà trường, đặc biệt là các môn nghiệp vụ chuyên ngành như lý luậnthể thao, y học thể thao, tâm lý học thể thao, giáo dục học thể thao, sinh lýhọc thể thao, lý luận và phương pháp giáo dục thể chất…vì chúng cung cấpcho sinh viên những kiến thức cơ bản cần thiết tạo điều kiện đắc lực trong

Trang 4

việc trao dồi chuyên môn, nghiệp vụ để sau khi ra trường họ có thể vữngvàng trong công việc của mình.

Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn ở trên, sinh viên khoa giáo dụcthể chất, học các môn thực hành tốt hơn hẳn các môn lý luận, vì lý do nào?

Đó là một trong những nguyên nhân mà nhà trường và chúng tôi đang daydứt và trăn trở Chính vì lý do đó và cùng với sự giúp đỡ tận tình củaPGS.TS Phan Trọng Ngọ, chúng tôi đã mạnh dạn đi đến đề tài: “Tìm hiểuthực trạng hứng thú học tập các môn lý luận của sinh viên khoa giáo dục thểchất –Trường Đại học sư phạm Đồng Tháp”

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.

Nghiên cứu hứng thú học tập các môn lý luận, nhằm mục đích tìmhiểu thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng tới hứng thú học tập của sinh viênkhoa giáo dục thể chất - Trường Đại học sư phạm Đồng Tháp, qua đó giúpnhà trường tìm ra những biện pháp tốt để nâng cao chất lượng đào tạo

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU.

3.1 Đối tượng nghiên cứu.

Hứng thú học tập các môn lý luận của sinh viên khoa giáo dục thểchất - Trường Đại học sư phạm Đồng Tháp

3.2 Khách thể nghiên cứu

Khách thể là sinh viên của 3 khoá:

+ Khoá 26: 46 sinh viên

+ Khoá 27: 27 sinh viên

+ Khoá 28: 23 sinh viên

4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC.

Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi dựa trên những giảđịnh sau đây:

+ Sinh viên thể thao hứng thú học tập các môn lý luận thấp hơn so vớicác môn thực hành và so với yêu cầu đào tạo của nhà trường

Trang 5

+ Những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng này có thể do nhiều nguyênnhân chủ quan (do nhận thức về tầm quan trọng của các môn lý luận, sau đó

là thái độ, hành vi); yếu tố khách quan (có thể do phương pháp giảng dạycủa giáo viên, việc bố trí chương trình, nội dung các môn học, cơ sở vậtchất, điều kiện học tập, )

5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.

Xuất phát từ mục đích và giả thuyết khoa học như trên, chúng tôi đề ranhiệm vụ nghiên cứu cụ thể là:

 Hệ thống hoá những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài nghiêncứu

 Nghiên cứu thực trạng hứng thú học tập các môn lý luận của sinhviên khoa giáo dục thể chất - Trường Đại học sư phạm Đồng Tháp

 Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng này Trên cơ sở đó,chúng tôi đề xuất một số giải pháp, nhằm nâng cao hứng thú học tập củasinh viên

 Bước đầu thử nghiệm một số biện pháp nhằm nâng cao hứng thúhọc tập môn lý luận (giáo dục học) cho sinh viên khoa giáo dục thể chất -Trường Đại học sư phạm Đồng Tháp

7 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu đã nêu của đề tài, chúng tôi kếthợp sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

7.1 Phương pháp điều tra.

Trang 6

Chúng tôi xây dựng hệ thống phiếu trưng cầu ý kiến, nhằm giải quyếtnhiệm vụ chính của đề tài là phát hiện thực trạng hứng thú học tập các môn

lý luận của sinh viên khoa giáo dục thể chất - Trường Đại học sư phạm ĐồngTháp và những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng đó

Phiếu điều tra có 4 loại:

+ 3 loại dành cho hệ cao đẳng khoá 26, khoá 27, khoá 28 Chúng tôi

sẽ hỏi sinh viên toàn bộ những môn lý luận mà họ đã học Ngoài ra, chúngtôi còn sử dụng

+ 1 loại phiếu điều tra điều tra cho giáo viên, nhằm thu thập thêmnhững thông tin cần thiết làm sáng tỏ nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

7.2 Phương pháp trò chuyện

Qua tiếp xúc trao đổi một cách tự nhiên, cỡi mở với sinh viên, giáoviên, cán bộ thư viện…chúng tôi đã thu thập nhiều thông tin, nhằm hổ trợcho việc nghiên cứu

7.3 Phương pháp quan sát

Phương pháp này nhằm bổ sung dữ liệu để giải quyết đề tài một cáchtốt hơn, trên cơ sở quan sát việc giảng dạy của giáo viên, quan hệ của giáoviên và sinh viên được thể hiện trong học cũng như biểu hiện của học sinhtrong giờ học

Đối tượng quan sát: những biểu hiện tâm lý của sinh viên, thể hiệntrong giờ học cũng chính là những biểu hiện của sinh viên có hứng thú cácmôn lý luận hay không?

Tiến hành dự giờ ở một số lớp: quan sát các biểu hiện hứng thú củasinh viên

7.4 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm

Chúng tôi nghiên cứu các sản phẩm hoạt động của sinh viên như: vởghi, vở bài tập, chuyên cần, câu trả lời, kết quả học tập, việc chuẩn bị bài…nhằm tìm hiểu thêm mối liên hệ giữa hứng thú học tập với kết quả học tậpcác môn học lý luận, cũng như các yếu tố có liên quan tới học tập

Trang 7

7.5 Phương pháp nghiên cứu sách và tài liệu.

Tham khảo vấn đề lý luận và cách thức tiến hành một công trìnhnghiên cứu có tính khoa học và hiệu quả Tiến hành sưu tầm, đọc tài liệu…nhằm thu lượm đúc kết những vấn đề khoa học để hổ trợ cho quá trìnhnghiên cứu

7.6 Phương pháp toán thống kê.

Chúng tôi sử dụng phương pháp này để xử lý các số liệu điều tra, thấyđược mức độ tin cậy của các kết quả thu được

7.7 Phương pháp thực nghiệm

Tiến hành thử nghiệm một số biện pháp, nhằm nâng cao hứng thú họctập môn lý luận (giáo dục học) cho sinh viên

8 TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU

Giai đoạn 1: Nghiên cứu thực trạng, tiến hành điều tra và xử lý kết quả từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2005 Cụ thể là:

Tháng 4- 2005: điều tra 96 sinh viên.

Tháng 5- 2005 điều tra 30 giáo viên.

Giai đoạn 2: Viết và hoàn thiện đề tài tháng 9 năm 2005.

Trang 8

NỘI DUNG NGHIÊN CỨUCHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.

1.1 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Hứng thú là vấn đề phong phú, hấp dẫn và cũng khá phức tạp trongnghiên cứu tâm lý học Nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạt độngcủa con người, nên đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâmnghiên cứu, từ việc nghiên cứu lý luận hứng thú tiến tới nghiên cứu hứng thútrong các lĩnh vực hoạt động khác nhau

1.1.1 –Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài.

Lúc đầu, hứng thú được xem như là một hiện tượng tâm lý, một thuộctính của nhân cách, như nhu cầu của con người Sự gần gũi giữa hứng thú vànhu cầu đã làm cơ sở cho một số nhà tâm lý học khẳng định rằng: hứng thú

là nhu cầu có ý thức

+ Hứng thú

Năm 1944, A F Believ đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về vấnđề: “Tâm lý học hứng thú” Nội dung cơ bản của luận án là những vấn đềvấn đề lý luận tổng quát về hứng thú trong khoa học tâm lý

L.L Bôgiôvích với vấn đề “Hứng thú trong quan hệ hình thành nhâncách”

Lukin, Lêvitốp nghiên cứu “Hứng thú trong quan hệ với năng lực” I.G Xinhen nghiên cứu việc “ Kích thích hứng thú và xu hướng trongviệc giáo dục đoàn viên ”

Năm 1955 A.F Ackhutốp đã phân tích “ Sự phụ thuộc giữa tri thứccủa học sinh và hứng thú học tập”

Ngoài ra, còn một số tác giả khác như: M.F Bôliep, L.A Gôđơn…Trong những công trình nghiên cứu của mình các tác giả đã phân tích nhữngđiều kiện và khả năng giáo dục hứng thú trong quá trình học tập và lao độngcủa học sinh

Trang 9

Một số tác giả như L.P Bơlagonadejina, L.X Xlavia, B.N Maxione lạixem xét hứng thú trong mối quan hệ với hoạt động Các tác giả này, đã coihứng thú là động cơ có ý nghĩa của hoạt động Ngoài ra, còn các công trìnhnghiên cứu của N.G Mônôđốp, X.L Rubinstêin, A.V Daparôzet

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu lý luận về hứng thú đã đưa ranhiều quan điểm xung quanh vấn đề hứng thú, đưa ra các khái niệm hứngthú, phân loại hứng thú và sự hình thành hứng thú Đây là những vấn đề lýluận cốt lõi đặt cơ sở cho việc nghiên cứu hứng thú ở mức độ sâu hơn trongcác lĩnh vực hoạt động

+ Nghiên cứu sự hình thành và phát triển hứng thú theo các giai đoạn lứa tuổi.

Sukina đã “Nghiên cứu hứng thú riêng lẻ ở từng trẻ em ở các lứa tuổi”D.P Xalơnhisưva nghiên cứu “Sự phát triển hứng thú nhận thức củatrẻ mẫu giáo”

A.A Nherxki “Bàn về vấn đề giáo dục hứng thú cho học sinh cấp 1 vàtrung học”

Năm 1956 V.G Ivanốp đã phân tích “Sự phát triển và giáo dục củahọc sinh lớp trên trong trường trung học”

Năm 1957 V.N Marôsôva nghiên cứu “Sự hình thành hứng thú ở trẻ

em trong điều kiện phát triển bình thường và không bình thường”

I.U Sêrốp nghiên cứu “Hứng thú của học sinh ngoài nhà trường”

Năm 1966 N.T Ganbiro nghiên cứu vấn đề “Vận dụng tính hứng thúnhư là một phương tiện để nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Nga”

Trang 10

Kudơmina nghiên cứu “Hứng thú nghề nghiệp của giáo viên”.

1.1.2 – Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, cho đến nay cũng có rất nhiều công trình nghiên cứuhứng thú ở các mức độ khác nhau

Năm 1973, Phạm Tất Dong nghiên cứu “Vài đặc điểm hứng thú nghềnghiệp của học sinh lớn và nhiệm vụ hướng nghiệp” Theo tác giả hứng thúhọc tập các bộ môn của học sinh là cơ sở để đề ra các nhiệm vụ hướngnghiệp một cách khoa học

+ Nghiên cứu hứng thú học tập các bộ môn

Năm 1969, tác giả Lê Ngọc Lan có công trình nghiên cứu: “Tìm hiểuhứng thú môn toán của học sinh cấp II” Tác giả đã thực nghiệm tác độngnâng cao hứng thú học toán của học sinh bằng hoạt động ngoại khoá củaĐội thiếu niên

Năm 1972, Nguyễn Hải Khoát nghiên cứu “Hứng thú học tập các bộmôn của học sinh” Bằng phương pháp điều tra viết tác giả đã tìm ra mônhọc mà học sinh Bắc Lý ưa thích nhất là môn sinh vật

Trang 11

Năm 1975, Nguyễn Hữu Long nghiên cứu “Về hứng thú học tập tâm

lý học” Tác giả nghiên cứu hứng thú học tập tâm lý học của sinh viêntrường đại học sư phạm và sư phạm 10+3 để đề xuất cách tác động đến hứngthú bằng cách hướng dẫn phương pháp học tập cho sinh viên

Năm 1977, Phạm Huy Thụ nghiên cứu “Hiện trạng hứng thú học tậpcác môn của học sinh cấp 2 một số trường tiên tiến” Bằng phương phápđiều tra hứng thú học tập các môn học của học sinh 3 trường tiên tiến và đềxuất biện pháp giáo dục, nhằm nâng cao hứng thú học tập của học sinh

Nguyễn Thị Tuyết cũng nghiên cứu hứng thú học văn với đề tài:

“Bước đầu tìm hiểu hứng thú học văn lớp 10 ở một số trường phổ thông cấpIII thành phố Hồ Chí Minh”, luận văn năm 1981 Tác giả đề xuất 5 biệnpháp gây hứng thú cho sinh viên, giáo viên phải nâng cao lòng yêu người,lòng yêu nghề, rèn luyện tay nghề - tổ chức hoạt động ngoại khoá - tổ chứcgiờ dạy mẫu – chương trình phải hợp lý và động viên học sinh tích cực thamgia các hoạt động văn hoá nghệ thuật

Năm 1977, Tổ nhân cách của khoa Tâm lý – giáo dục trường Đại học

Sư phạm Hà Nội I đã nghiên cứu đề tài: “Hứng thú học tập của học sinh cấp

2 đối với các môn học cụ thể” Kết quả nghiên cứu cho thấy hứng thú họctập các môn học của học sinh cấp II là không đồng đều

Năm 1980, Dương Diệu Hoa với đề tài: “Bước đầu tìm hiểu hứng thúhọc tập bộ môn Tâm lý học của sinh viên khoa Tâm lý - giáo dục năm học79-80 ”

Năm 1980, Nguyễn Thanh Bình với đề tài: “Bước đầu tìm hiểunguyên nhân gây hứng thú học tập Tâm lý học của sinh viên khoa Tự nhiêntrường Đại học Sư phạm Hà Nội I” Tác giả đề xuất 5 biện pháp giáo dụchứng thú cho sinh viên, giáo dục mục đích, động cơ học tập cho học sinhthấy rõ ý nghĩa của môn học, giáo dục gắn với thực tiễn, có đủ tài liệu thamkhảo cho sinh viên và tổ chuyên môn, bồi dưỡng năng lực giảng dạy chogiáo viên

Trang 12

Năm 1980, Vương Đức Khoa với đề tài: “Bước đầu tìm hiểu hứng thúhọc tập môn tâm lý học của giáo sinh trường cao đẳng sư phạm Hải Hưng”.Tác giả cũng đề xuất biện pháp giáo dục hứng thú, giáo viên cải tiến phươngpháp giảng dạy, ban giám hiệu xác định rõ vai trò của tâm lý học, giáo dục ýthức học tập và có đủ tài liệu cho giáo sinh

Năm1981, Đặng trường Thanh với đề tài: “Tìm hiểu hứng thú học tậpcác bộ môn của học sinh cấp III trường Thalman, An Khánh, Long Xuyên”.Tác giả kết luận nội dung chương trình, nội dung môn học, vai trò của giáoviên, tác động của bạn bè và nhận thức về giá trị của bộ môn là những yếu tốtác động đến hứng thú học tập của học sinh

Năm 1982, Đặng Ngọc Hân với đề tài: “Bước đầu tìm hiểu tính tíchcực, sự hứng thú và kết quả thiết thực của việc học tập bộ môn giáo dục học

ở trường Đại học sư phạm Hà Nội” Kết quả nghiên cứu của tác giả chothấy tính tích cực, hứng thú học tập và kết quả học tập có quan hệ mật thiếtvới nhau

Năm 1987, Bùi Quốc Đạt đã nghiên cứu: “Hứng thú và năng lực tiếpnhận tác phẩm văn học trong chương trình phổ thông trung học của lớp 12miền núi Thanh Hoá” Kết quả nghiên cứu là sự tác động của tác phẩm vănhọc, phương pháp giảng dạy của giáo viên và nội dung chương trìnhlà 3 yếu

tố tác động đến hứng thú và năng lực tiếp nhận tác phẩm văn học của họcsinh

Năm 1993, Nguyễn Quốc Lập nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu hứng thúhọc tập môn phương pháp công tác Đội của sinh viên Cao đẳng sư phạm HàNội”

Năm 1994, Hoàng Hồng Liên có đề tài: “Bước đầu nghiên cứu nhữngcon đường nâng cao hứng thú kỹ thuật cho học sinh phổ thông” Tác giả kếtluận dạy học trực quan là biện pháp tốt để tác động đến hứng thú kỹ thuậtcủa học sinh

Trang 13

Năm 1996, Imkock với đề tài: “Tìm hiểu hứng thú đối với môn toáncủa học sinh lớp 8 Phnômpênh” Tác giả cho rằng, khi có hứng thú học tập,học sinh dường như cũng tham gia vào tiến trình giảng bài cùng đi theo vớinhững suy luận của giáo viên, nhờ quá trình nhận thức tích cực

Năm 1999, Lê thị Thu Hằng nghiên cứu: “Thực trạng hứng thú họctập các môn lý luận của sinh viên trường Đại học thể dục thể thao I” Tác giảxét mối tương quan giữa hứng thú học tập với phương pháp và năng lựcchuyên môn của giáo viên nghĩa là nó có ảnh hưởng lớn đến hứng thú họctập

Năm 1999, Nguyễn Hoài Thu nghiên cứu đề tài: “Bước đầu tìm hiểuhứng thú với môn ngoại ngữ của học sinh lớp 10 phổ thông Trung học HàNội” Tác giả đề xuất để kích thích hứng thú học tập gồm: giáo dục cho họcsinh vai trò của môn học, cải tiến đổi mới giáo trình, theo dõi và giúp đỡ họcsinh thường xuyên

Cùng thời gian nầy, Đỗ Thị Nhượng nghiên cứu: “Thực trạng hứngthú học tập tâm lý học của sinh viên trường cao đẳng sư phạm Phú Yên”.Tác giả đề xuất 2 biện pháp gây hứng thú: cải tiến cách dạy từ thuyết trìnhsang hướng dẫn học tập và dạy lý thuyết kết hợp với hướng dẫn thực hành

Năm 2001, Phạm Thị Ngạn với đề tài: “Nghiên cứu hứng thú học tậptâm lý học của sinh viên cao đẳng sư phạm Cần thơ” Tác giả đề xuất việccải tiến và sử dụng hợp lý bài tập thực hành tâm lý học là biện pháp nângcao hứng thú học tập tâm ký học của sinh viên có kết quả Nhìn chung, nhiềutác giả đã nghiên cứu về hứng thú học tập tâm lý học, văn, toán, …đềunghiên cứu thực trạng hứng thú học tập của sinh viên, tìm nguyên nhân ảnhhưởng và đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập của sinh viên

1.2- Khái quát về hứng thú.

1.2.1 Vấn đề hứng thú trong tâm lý học phương Tây

Trong tâm lý học phương Tây có nhiều quan điểm không thống nhấtvới nhau, thậm chí trái ngược nhau về hứng thú

Trang 14

Nhà tâm lý học, I Ph Shechac đã coi hứng thú như là thuộc tính bẩmsinh, vốn có của con người, xác định nguồn gốc sinh vật của hứng thú

Một số nhà tâm lý học khác như: V.Giêm xơ, S.Klaparet lại khẳngđịnh hứng thú là dấu hiệu của nhu cầu, bản năng, khát vọng đòi được thoãmãn

Một số tác giả khác như: E.KStrong, Fransiska, Beaumgasten… coihứng thú là trường hợp riêng của thiên hướng Theo E.K Strong thì hứngthú được biểu hiện trong xu thế của con người Nhưng D.E Super lại khẳngđịnh rằng: hứng thú không phải là thiên hướng, không phải là nét tính cáchcủa cá nhân, nó là một cái gì đó khác, riêng lẻ với thiên hướng, riêng lẻ vớitính cách, riêng lẻ với cá nhân

Dù coi hứng thú là thiên hướng hay không phải là thiên hướng thì cáctác giả này cũng chưa chỉ ra được bản chất của hứng thú là gì? Nghĩa là chưanêu lên được nội hàm của khái niệm hứng thú

Trong các công trình nghiên cứu của mình, nhà tâm lý học người ĐứcCharletle Buhler đã có sự thay đổi trong cách nhìn nhận về hứng thú.TheoBuhler, hứng thú là một hiện tượng phức hợp cho đến nay vẫn chưa xácđịnh Hứng thú là một từ không những chỉ toàn bộ các hành động khác nhau

mà hứng thú được thể hiện ở đó, hứng thú còn là cấu trúc bao gồm các nhucầu Tán thành với quan điểm của nhà tâm lý học người Mỹ Roe Annoi,Chaletle Buhler có khuynh hướng nhìn nhận trong hứng thú có sự biểu hiệncủa chú ý và thiên hướng Theo bà, hứng thú là sự cùng tham gia từ nhữngmức độ khác nhau của cường độ chú ý đến mức độ cuốn hút mạnh mẽ.Charletle Buhler coi hứng thú là nguồn gốc tinh thần của tính tích cực Bàđịnh nghĩa, hứng thú là sự sáng tạo tinh thần đối với tài liệu mà mọi ngườihứng thú với nó tham gia vào Buhler cũng đã có quan sát tinh tế về vai tròcủa hứng thú trong sự phát triển của con người, nhưng bà lại không chỉ rađược những đặc trưng của hứng thú để giúp chúng ta dễ dàng phân biệt được

Trang 15

hứng thú với những dạng khác nhau của tính tích cực như là nhu cầu chú ý

và khuynh hướng

Từ những quan niệm trên ta thấy, các nhà tâm lý học phương Tây đãcoi hứng thú như là thuộc tính sẵn có, bẩm sinh của con người Theo họ,hứng thú của con người chỉ biểu hiện ra khi đã “chín muồi” những hammuốn của bản năng, chúng dựa vào bản chất sinh học của con người

1.2.2- Vấn đề hứng thú trong tâm lý học Mác- xít:

Khác với các nhà tâm lý học phương Tây, các nhà tâm lý học Mác-xítxem xét hứng thú theo quan điểm duy vật biện chứng Họ coi hứng thúkhông phải là một cái gì đó trừu tượng, hứng thú cũng không phải là nhữngthuộc tính sẳn có trong nội tại con người, mà là kết quả của sự hình thànhnhân cách con người, nó phản ánh một cách khách quan thái độ đang tồn tại

ở cá nhân Thái độ đó xuất hiện do kết quả của sự ảnh hưởng qua lại giữađiều kiện sống và hoạt động con người Chính vì vậy, nguyên nhân của hứngrất đa dạng khiến cho các tác giả khác nhau, có những cách giải thích khácnhau về hứng thú

Quan điểm thứ nhất: Hứng thú là khuynh hướng lựa chọn của cá

nhân.

Một số nhà tâm lý học Mác-xít cho rằng, hứng thú là khuynh hướnglựa chọn của con người với đối tượng trong thế giới khách quan Theo A.PDaparozet thì:

“Hứng thú là khuynh hướng chú ý đến đối tượng nhất định, là nguyệnvọng tìm hiểu chúng càng tỉ mỉ càng hay ” [ 4; 251]

Còn B.M Cheplốp thì coi hứng thú là xu hướng ưu tiên chú ý vào mộtđối tượng nào đó

Cùng quan điểm này, còn có T.Ribô và N Đôbrưnhin cho rằng, hứngthú là khuynh hướng lựa chọn cá nhân Riêng X.L Rubinstêin còn khẳngđịnh tính chất hai chiều trong mối quan hệ tác động giữa đối tượng với chủthể, ông nói: “Hứng thú luôn có tính chất quan hệ hai chiều Nếu như một

Trang 16

vật nào đó, làm tôi chú ý thì có nghĩa là vật đó rất thích thú đối với tôi”[16;22]

Quan điểm thứ hai: Xem xét hứng thú theo khía cạnh nhận thức.

Một số tác giả như V.N Miasixep, V.GIvanốp, A.G Ackhipop, …coihứng thú là thái độ nhận thức tích cực của cá nhân với hiện thực

A N Lêonchiev cho rằng hứng thú là thái độ nhận thức đặc biệt đốivới những đối tượng trong hiện thực khách quan

A.A Liublinxcaia khẳng định hứng thú là thái độ nhận thức, thái độkhao khát đi sâu vào một khía cạnh nhất định của thế giới khách quan

Giáo sư tiến sĩ tâm lý học P.A Ruđích coi hứng thú là sự biểu hiện của

xu hướng đặc biệt trong sự nhận thức thế giới khách quan, là thiên hướngtương đối ổn định với một loại hoạt động nhất định [26; 34]

Trong hoạt động học tập và nghiên cứu thì sự xuất hiện hứng thú làđặc biệt quan trọng, trong các trường hợp đó hứng thú được xác định nhưmột xu hướng nhận thức của cá nhân có kèm theo những cảm xúc tốt trongquá trình thoã mãn nhu cầu đối với một sự thông tin mới, trước hết và chủyếu là nhờ các cảm giác trí tuệ như ngạc nhiên, đoán, tính rõ ràng, lòng tintưởng, …

Như vậy, các tác giả này chỉ xem xét hứng thú dưới gốc độ nhận thứcchứ chưa chỉ ra được tính chất phức hợp của các thành phần trong cấu trúchứng thú Thực ra, trong hứng thú bao hàm thái độ nhận thức đối tượng,nhưng nó không chỉ có khía cạnh nhận thức mà còn là thái độ cảm xúc.Quan điểm này, đã xem xét hứng thú một cách phiến diện

Quan điểm thứ ba : Gắn hứng thú với nhu cầu.

Sbinle cho rằng hứng thú là kết cấu bao gồm nhiều nhu cầu Quanniệm này đã đồng nhất hứng thú với nhu cầu Thực ra, hứng thú có quan hệmật thiết với nhu cầu của cá nhân, nhưng nó không phải là chính bản thânnhu cầu Bởi vì, nhu cầu là những đòi hỏi tất yếu cần được thoã mãn, là cáingười ta cần, nhưng không phải mọi cái cần thiết đều đem lại sự hứng thú

Trang 17

Như vậy, quan điểm này đã thu hẹp nội hàm của khái niệm hứng thú,chỉ bó hẹp nó trong phạm vi nhu cầu.

Quan điểm thứ tư : Đồng nhất hứng thú với xu hướng.

Có tác giả lại đồng nhất hứng thú với xu hướng, coi hứng thú chính là

xu hướng Quan niệm này sai lầm vì hứng thú chỉ là một trong những dạngbiểu hiện của xu hướng cá nhân

Quan điểm thứ năm : Gắn hứng thú với cảm xúc và ý chí.

A.Phreiet cho rằng hứng thú là động lực của những xúc cảm khácnhau

Sbinle giải thích hứng thú là tính nhạy cảm đặc biệt của trẻ.V.AMiasixep gắn hứng thú với cả xúc cảm và ý chí Một số tác giả khác nhưMôrônốp coi hứng thú là thái độ nhận thức- xúc cảm của con người

Nhìn chung, quan điểm này vẫn còn mang tính phiến diện Các tác giảchỉ chú trọng đến một khía cạnh (hoặc là xúc cảm, hoặc là xúc cảm - nhậnthức, hoặc là xúc cảm - ý chí) chứ chưa chỉ ra tính chất phức hợp trong kếtcấu của hứng thú

Quan điểm thứ sáu: Cách nhìn toàn diện hơn về hứng thú.

L.A Gôđơn coi hứng thú là sự kết hợp độc đáo của các quá trình tình cảm, ý chí

và trí làm cho tính tích cực hoạt động của con người nói chung và tính tích cựcnhận thức của con người nói riêng được nâng cao

Nhà tâm lý học Đức A Kossakowski cũng nhấn mạnh tính tích cựccủa hứng thú Ông cho rằng: “Hứng thú hướng tính tích cực tâm lý vàonhững đối tượng nhất định với mục đích nhận thức chúng, tiếp thu những trithức và nắm vững những hành động phù hợp Hứng thú biểu hiện mối quan

hệ có tính lựa chọn đối với môi trường và kích thích con người quan tâm tớinhững đối tượng, những tình huống hành động quan trọng có ý nghĩa đối vớimình”

A.N Côvaliôp, G.I Sukina cũng gắn hứng thú với sự định hướng của

cá nhân vào đối tượng có ý nghĩa và có sự hấp dẫn với cá nhân

Trang 18

Tóm lại, các nhà tâm lý học Mác-xít đã nghiên cứu hứng thú theoquan điểm duy vật biện chứng Họ đã chỉ ra tính chất phức hợp của hứng thú(bao gồm nhiều quá trình tâm lý) và xem xét hứng thú trong mối tương quanvới các thuộc tính khác của nhân cách (trong mối quan hệ với nhu cầu, xúccảm, ý chí, trí tuệ) Tuy vậy, các quan điểm này vẫn ít nhiều còn mang tínhphiến diện, hoặc thu hẹp hoặc mở rộng khái niệm hứng thú [21; 24]

Để có quan niệm đúng đắn và toàn diện về hứng thú, cần phân tích nộihàm của khái niệm hứng thú, cấu trúc của hứng thú, sự hình thành và pháttriển hứng thú

Trên cơ sở phân tích các quan điểm khác nhau về hứng thú, chúng tôi

sử dụng khái niệm hứng thú trong cuốn tâm lý học đại cương do Trần TrọngThuỷ (chủ biên), Nguyễn Quang Uẩn [29; 81]

1.2.2.1 Khái niệm hứng thú:

“Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó,vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho

cá nhân trong quá trình hoạt động ”

Trong đời sống hằng ngày, ta hay dùng nhiều từ để nói lên một khíacạnh, hay sự biểu hiện của hứng thú: thích thú, thú vị, lý thú

Xét về mặt khái niệm, hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân vớiđối tượng, được thể hiện ở sự chú ý tới đối tượng, khao khát đi sâu nhậnthức đối tượng và sự thích thú được thoã mãn với đối tượng Một đối tượngchỉ có thể tạo được hứng thú, nếu nó thoã mãn 2 điều kiện sau đây:

Điều kiện 1: Có ý nghĩa với cuộc sống của cá nhân Chính điều kiện

này quyết định mặt nhận thức trong cấu trúc của hứng thú Đối tượng nàocàng có ý nghĩa lớn với cuộc sống của cá nhân thì càng dễ dàng tạo ra hứngthú

Luận điểm này có ý nghĩa lớn trong việc hình thành hứng thú Muốnhình thành hứng thú, chủ thể phải nhận thức rõ ý nghĩa của đối tượng với

Trang 19

cuộc sống của mình Nhận thức càng sâu sắc và đầy đủ, càng đặt nền móngvững chắc cho sự hình thành và phát triển hứng thú.

Điều kiện 2: Có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá

trình hoạt động với đối tượng Điều kiện này, cho thấy hứng thú quan hệ mậtthiết với nhu cầu Khi nhu cầu được thoã mãn, sẽ tạo cho con người nhữngxúc cảm tích cực Đây chính là mặt xúc cảm, mặt thái độ trong cấu trúchứng thú Điều này giải thích tại sao có những đối tượng rất cần thiết với cánhân, nhưng không tạo ra được hứng thú Vì nó không phù hợp với nhu cầucủa chính cá nhân đó Một môn học có thể là rất cần thiết, nhưng nhu cầunhận thức của học sinh quá thấp, thì cũng không nảy sinh hứng thú

Điều kiện này, còn nói lên đặc điểm của hứng thú -hứng thú và nhucầu có khác nhau, song chúng có liên quan mật thiết với nhau.Có khi hứngthú nảy sinh trên cơ sở của nhu cầu, và ngược lại nhiều hứng thú sau trởthành nhu cầu của cá nhân [38; 142]

Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung chú ý cao độ, ở sự say mê hấp dẫnbởi nội dung hoạt động, ở bề rộng và chiều sâu của hứng thú

Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả củahoạt động nhận thức, tăng sức làm việc.Vì thế cùng với nhu cầu, hứng thú làmột trong hệ thống động lực của nhân cách [34;111]

Luận điểm này rất quan trọng Nó cho thấy hứng thú hình thành vàphát triển trong mối quan hệ mật thiết với nhu cầu Muốn hình thành hứngthú với một đối tượng nào đó, cần tác động đến nhu cầu của cá nhân.Việclàm phong phú và nâng cao hệ thống các nhu cầu của cá nhân là tiền đề đểgiáo dục hứng thú đa dạng của cá nhân

Mặt khác, khoái cảm nảy sinh trong quá trình hoạt động với đốitượng Đồng thời, chính khoái cảm có tác dụng thúc đẩy cá nhân tích cựchoạt động Điều đó chứng tỏ, hứng thú chỉ có thể hình thành và phát triểntrong quá trình hoạt động của cá nhân

Trang 20

Luận điểm này, thể hiện quan điểm tiếp cận hoạt động trong sự hìnhthành và phát triển hứng thú, nó là cơ sở lý luận quan trọng nhất của việcgiáo dục hứng thú Biện pháp quan trọng nhất, chủ yếu nhất để gây hứng thú

là tổ chức hoạt động Chỉ trong quá trình hoạt động và bằng hoạt động vớiđối tượng, mới nâng cao được hứng thú của cá nhân

1.2.2.2 Cấu trúc của hứng thú :

Phân tích cấu trúc của hứng thú theo tiến sĩ tâm lý học Marôsôva đãnêu ra ít nhất có ba yếu tố đặc trưng cho hứng thú [16; 5 ]

1 Có xúc cảm đúng đắn đối với hoạt động

2 Có khía cạnh nhận thức của xúc cảm này, được gọi là niềm vui tìmhiểu và nhận thức

3.Có động cơ trực tiếp xuất phát từ bản thân hoạt động Nghĩa là bảnthân hoạt động tự nó lôi cuốn và kích thích hứng thú Những động cơ kháckhông trực tiếp xuất phát từ bản thân hoạt động chỉ có tác dụng hỗ trợ cho sựnảy sinh và duy trì hứng thú chứ không xác định bản chất của hứng thú

Việc tao động cơ là tạo ra một hệ thống các yếu tố kinh tế xã hội tâm lý thúc đẩy con người hoạt động tích cực để thành đạt các mục tiêu của

-tổ chức.[19;150]

Ba yếu tố này, liên hệ chặt chẽ và quan hệ tương tác lẫn nhau trongcấu trúc của hứng thú Tuỳ từng giai đoạn phát triển khác nhau của hứng thú,

mà vai trò của từng yếu tố có sự biến đổi

Những năm gần đây có rất nhiều nhà tâm lý học đã nghiên về cáchgiải thích cấu trúc của hứng thú theo sự phân tích của N G Marôzôva Cáctác giả thấy rằng, trong rất nhiều trường hợp của hứng thú không thể không

có 3 yếu tố trên Bất kỳ một hứng thú nào cũng đều có khía cạnh nhận thức,cũng đều bao hàm thái độ nhận thức của cá nhân với đối tượng ở một mức

độ nào đó, vì thế họ muốn tìm hiểu nó kỷ và sâu hơn Không có yếu tố nhậnthức thì không thể có hứng thú Ngược lại, hứng thú là một điều kiện đểnhận thức đối tượng một cách cơ bản hơn, sâu sắc hơn Nhưng không thể

Trang 21

quy hứng thú về thái độ nhận thức, bởi vì ngoài những hứng thú trực tiếp(hứng thú với quá trình nhận thức), con người còn có những hứng thú giántiếp là hứng thú với kết quả của hoạt động Hơn nữa, ở con người còn cóhưng thú nhằm chiếm đoạt lấy sự vật và đối tượng như những loại hứng thúvật chất.

Thái độ cảm xúc với đối tượng là một dấu hiệu không thể thiếu đượccủa hứng thú, nó là sự thích thú với bản thân đối tượng và với hoạt động củađối tượng Thái độ nhận thức không thể thay thế cho hứng thú, phải có sựkết hợp chặt chẽ giữa thái độ nhận thức và thái độ xúc cảm của cá nhân vớiđối tượng, mới có thể có hứng thú Tuy nhiên, không phải bất kỳ thái độ cảmxúc nào, cũng gây nên hứng thú Niềm vui nhất thời diễn ra trong chốt látchưa phải là biểu hiện của hứng thú mà “Chỉ có những biểu hiện cảm xúctích cực, bền vững của cá nhân với đối tượng, mới có thể trở thành dấu hiệukhông thể thiếu được, một mặt của hứng thú”

Thái độ cảm xúc này phản ánh nhận thức của chủ thể về đối tượng.Nhận thức luôn là tiền đề, là cơ sở cho sự hình thành thái độ Cả hai mặt thái

độ và nhận thức được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động vớiđối tượng Ba thành tố: nhận thức, thái độ và hành vi có quan hệ mật thiếtvới nhau và tương tác lẫn nhau trong cấu trúc của hứng thú Sự tồn tại củatừng mặt riêng rẻ không có ý nghĩa với hứng thú, không nói lên mức độhứng thú Có những đối tượng ta biết là rất cần, rất có ý nghĩa, nhưng takhông thích, không hứng thú Sinh viên biết rằng: môn học nào đó là rất cần,rất có ý nghĩa, nhưng lại không thích học Ngược lại, có những đối tượng tathích, nhưng chỉ là ý thích thoáng qua, không cần thiết phải đi sâu, không cónhu cầu hoạt động với đối tượng, nghĩa là không hứng thú Chỉ những đốitượng nào chủ thể nhận thức được ý nghĩa của nó và ý nghĩa đó lại phù hợpvới nhu cầu của chính chủ thể mới tạo ra được hứng thú Ý nghĩa quantrọng của đối tượng, sự hấp dẫn về mặt tình cảm của đối tượng, tính tích cựchoạt động với đối tượng phụ thuộc vào đặc điểm của chủ thể Nói cách khác,

Trang 22

sự tương tác giữa đặc điểm của đối tượng và phẩm chất của chủ thể tạo rahứng thú: Cái bên ngoài tác động thông qua cái bên trong; sự tương tác giữacác tác động khách quan và những điều kiện chủ quan của chủ thể tạo rahứng thú Sự tương tác này chỉ diễn ra trong hoạt động của chính chủ thể

Vậy, muốn hình thành và phát triển hứng thú phải tác động toàn diệnđến cả ba mặt: nhận thức, xúc cảm và hành vi Kết quả của sự tác độngtương hổ giữa ba yếu tố đó sẽ tạo thành hứng thú

1.2.2.3 Sự hình thành hứng thú:

Sự hình thành hứng thú có thể diễn ra theo hai con đường: tự phát

hoặc tự giác Có thể bắt đầu từ sự hấp dẫn của đối tượng, làm nảy sinh thái

độ cảm xúc tích cực ở chủ thể Do những xúc cảm tích cực này, mà chủ thể

đi sâu nhận thức đối tượng, hiểu rõ ý nghĩa của đối tượng mà hình thànhhứng thú Ngược lại, cũng có thể bắt đầu từ việc hiểu rõ tầm quan trọng củađối tượng mà đi sâu nhận thức đối tượng Trên cơ sở nhận thức mà hìnhthành thái độ và càng hiểu rõ đối tượng,càng cảm thấy thích thú A.GCôvaliốp cũng đã nhận xét rằng :“Hứng thú có thể được hình thành một cách

tự phát vì không có ý thức, do sự vật hấp dẫn về tình cảm, sau đó mới dẫn

đến nhận thức ý nghĩa của đối tượng đó Quá trình hình thànnh hứng thú cóthể theo hướng ngược lại: Từ chỗ có ý thức về ý nghĩa của đối tượng dẫnđến chỗ bị đối tượng hấp dẫn ” [4;228 ]

Ý nghĩa quan trọng của đối tượng, của hoạt động cũng như sự hấpdẫn về tình cảm của đối tượng, hoạt động đối với cá nhân có thể do nhữngnguyên nhân:

- Đặc điểm của đối tượng

- Đặc điểm phẩm chất của chủ thể diễn ra trong môi trường xã hộinhất định Các yếu tố của môi trường như: dư luận xã hội, ý kiến của nhữngngười gần gũi, điều kiện vật chất …đều có ảnh hưởng quan trọng đến sựhình thành và phát triển của hứng thú

Trang 23

Chúng ta biết rằng, cùng một đối tượng có thể gây ra sự rung cảmkhác nhau, ở những cá nhân khác nhau hoặc cũng chính đối tượng đó ởnhững thời điểm khác nhau lại có thể gây ra cho cùng một cá nhân nhữngphản ứng, những rung cảm khác nhau Vấn đề là ở chỗ, những đặc điểm,những thuộc tính của đối tượng, hoạt động có đáp ứng hoặc có tương ứngvới đặc điểm riêng, phẩm chất cá nhân hay không Mức độ tương ứng giữađặc điểm của đối tượng với đặc điểm phẩm chất của chủ thể có ý nghĩa quantrọng đối với việc hình thành hứng thú Sự thống nhất giữa khách thể và chủthể được thể hiện rõ rệt trong hứng thú, hứng thú luôn có đối tượng nhấtđịnh Hứng thú của con người đa dạng như thế giới khách quan, nhưng chỉ

có những cái cần thiết, có ý nghĩa, có giá trị và có sức lôi cuốn hấp dẫn mới

là đối tượng của hứng thú Chỉ cái gì có ý nghĩa quan trọng, có giá trị đối vớichính cá nhân, có liên quan tới kinh nghiệm và sự phát triển cá nhân mớiđược phản ánh một cách lựa chọn trong hứng thú của từng cá nhân

A G Zđra va mư xlốp đã viết : “Hứng thú là sự biểu hiện thống nhất

… thực thể nội tại của chủ thể với sự phản ứng thế giới khách quan với tổhợp những giá trị vật chất và tinh thần của nền văn hoá nhân loại trong ýthức của chủ thể” [9;11]

A.Kossovkoski đã viết: Hứng thú có ý nghĩa rất quan trọng trong đờisống và hoạt động của con người Hứng thú có ý nghĩa đặc biệt đối với sựphát triển nhân cách Nếu không có những hứng thú đa dạng thì không thể

có được nhân cách phát triển toàn diện Do đó, giáo dục có nhiệm vụ quantrọng là phải thức tỉnh và hình thành hứng thú phong phú ở học sinh

Hứng thú của cá nhân luôn luôn chịu ảnh hưởng của điều kiện xã hội.Người ta hứng thú với một hoạt động nào thường là do hoạt động đó được

dư luận xã hội tán thưởng, người ta thấy nó đem lại lợi ích cho xã hội vàthỏa mãn những mong muốn của cá nhân Đối với học sinh, dư luận xã hội

đó trước hết là ý kiến của giáo viên, cha mẹ, bè bạn xung quanh, điều kiệnvật chất …

Trang 24

1.2.2.4 CÁC LOẠI HỨNG THÚ:

Hứng thú của con người rất phong phú, đa dạng cũng như hoạt độngmuôn màu, muôn vẻ của con người, song nó còn rất phức tạp Dựa trênnhững căn cứ khác nhau, mà người ta có thể chia hứng thú thành nhiều loạitương ứng

Căn cứ vào nội dung đối tượng của hứng thú và phạm vi hoạt động gắn với hứng thú, ta có thể chia thành các loại hứng thú sau:

- Hứng thú vật chất : biểu hiện như thích thú có đủ chỗ ở, đủ tiện nghi,hứng thú ăn mặc.Trong xã hội tư bản, hứng thú vật chất chỉ mang tính chấtích kỷ, trở thành lòng ham muốn xa hoa

- Hứng thú nhận thức: hứng thú học tập được coi là một biểu hiện đặcbiệt của hứng thú nhận thức Hứng thú khoa học có tính chất chuyên mônnhư hứng thú toán học, văn học, sinh học, tin học, …cũng thuộc về hứng thúnhận thức

- Hứng thú lao động - nghề nghiệp: hứng thú sư phạm, hứng thú kỹthuật

- Hứng thú chính trị -xã hội : húng thú với những hình thức nhất địnhcủa công tác xã hội, đặc biệt là hoạt động tổ chức, lãnh đạo, hứng thú đối vớivấn đề chính trị, hứng thú với thời cuộc

- Hứng thú thẩm mỹ: bao gồm hứng thú đối với hội hoạ, điện ảnh, sânkhấu, …

Căn cứ vào chiều hướng của hứng thú, ta có thể phân chia các loại hứng thú sau:

- Hứng thú trực tiếp : là những hứng thú đối với bản thân quá trìnhnhận thức, hẹp hơn là quá trình nắm vững kiến thức, quá trình lao động và

sự sáng tạo

- Hứng thú gián tiếp : là hứng thú đối với kết quả của hoạt động,chẳnghạn như hứng thú muốn có học vấn, có nghề nghiệp, có chức vụ, có địa vị xãhội nhất định và có kết quả vật chất của quá trình lao động

Trang 25

Sự tương quan đúng mức giữa hứng thú trực tiếp và hứng thú giántiếp là điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động tích cực của cá nhân Tronghoạt động học tập, người ta thường dùng hứng thú gián tiếp để kích thíchhứng thú trực tiếp của học sinh

Trong công tác giáo dục, cần làm cho học sinh kết hợp cả hứng thútrực tiếp và hứng thú gián tiếp với một đối tượng Như vậy, hứng thú mớibền vững

Căn cứ vào tính hiệu lực của hứng thú, có thể phân chia hứng thú thành:

- Hứng thú chủ động (hứng thú tích cực) : là loại hứng thú khi conngười không chỉ quan sát dối tượng, mà còn tiến hành hoạt động để chiếmlĩnh đối tượng Hứng thú tích cực là nguồn kích thích sự phát triển nhâncách, hình thành kỹ năng, kỹ xảo, năng lực và tính cách, là nguồn gốc của sựsáng tạo

- Hứng thú thụ động (hứng thú tiêu cực) là loại hứng thú khi conngười chỉ dừng lại ở sự thích thú ngắm nhìn, chiêm ngưỡng đối tượng gâynên hứng thú, nhưng không thể hiện tính tích cực để nhận thức sâu sắc đốitượng, làm chủ nó và hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực đó

Căn cứ vào khối lượng hứng thú (phạm vi khái quát của đối tượng) có thể chia hứng thú thành hai loại:

- Hứng thú rộng: là hứng thú bao quát nhiều mặt, nhiều lĩnh vực,nhiều ngành

- Hứng thú hẹp: trên cơ sở của hứng thú rộng, hứng thú hẹp đưa conngười đi sâu vào một ngành một lĩnh vực cụ thể nào đó

Căn cứ vào tính bền vững của hứng thú, người ta chia hứng thú thành hai loại là :

Hứng thú bền vững: thường gắn với năng lực cao và sự nhận thức sâusắc của cá nhân về nghĩa vụ và thiên hướng của mình

Trang 26

Hứng thú không bền vững: thường bắt nguồn từ sự nhận thức hời hợtđối tượng hứng thú Loại hứng thú này xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn Ngoài ra, còn có một số cách phân loại khác như: căn cứ vào chiều sâu của hứngthú, người ta có thể chia thành hứng thú sâu sắc và hứng thú hời hợt bề ngoài.Trong thực tế, ở mỗi cá nhân các loại hứng thú này, có thể kết hợp với nhau theomột cách riêng, tiêu biểu cho cá nhân đó Các cách phân loại hứng thú trên chỉmang tính chất tương đối thôi.

1.3 HỨNG THÚ HỌC TẬP:

1.3.1 Khái niệm về hứng thú học tập:

Trong các công trình nghiên cứu của nhiều nhà Tâm lý học và các tácgiả của nhiều luận án, luận văn đã đồng nhất hứng thú học tập với hứng thúnhận thức Chúng tôi cho rằng, hứng thú học tập chỉ là một dạng của hứngthú nhận thức, cần phân biệt rõ hai khái niệm này

Hứng thú nhận thức là một bộ phận của hứng thú nói chung, hiểu nhưmột phẩm chất của nhân cách đảm bảo duy trì hoạt động của con ngườinhằm thoã mãn nhu cầu là động lực cơ bản của sự tồn tại và phát triển Như

đã biết, con người luôn có những nhu cầu sống như mọi sinh vật (ăn, ngủ,duy trì nòi giống, tránh nguy hiểm cho cá nhân, tiết kiệm tối đa năng lượngkhi hoạt động đạt mục đích)

Đồng thời và cũng quan trọng hơn, con người còn có những nhu cầu

xã hội hiểu theo nghĩa hẹp (ghép mình vào một nhóm xã hội nhất định, xáclập một vị thế nhất định trong nhóm, đòi hỏi được người khác chú ý, tôntrọng và yêu mến …) và những nhu cầu tinh thần – tư tưởng, mà nổi lên hơnhết là nhu cầu nhận thức bản thân, nhận thức thế giới xung quanh, nhận thức

vị thế của mình, ý nghĩa sự tồn tại của mình trong thế giới đó Sự thoã mãnnhu cầu nói chung và trực tiếp là thoã mãn nhu cầu nhận thức sẽ làm nảysinh hứng thú nhận thức đảm bảo duy trì hoạt động nhận thức để tiếp tụcthoã mãn nhu cầu nhận thức càng ngày càng mới Có nhà tâm lý học đã vímột cách hình ảnh: “hứng thú như bàn tay của người nghệ sĩ có khả năng gõ

Trang 27

vào những phím đàn năng lực vốn sẵn có của con người để tạo ra những âmthanh tuyệt diệu của hiệu quả hoạt động nhận thức ở con người”

Hứng thú nhận thức của học sinh thực ra đã hình thành sẵn ở họ ngay

từ khi còn nhỏ, biểu hiện ở sự tò mò, ham hiểu biết, và về sau được pháttriển thành tính ham học, ham đọc, ham xem, ham tìm hiểu và cuối cùng làtrở thành hứng thú khoa học, hứng thú văn chương, nghệ thuật [20;34]

Hứng thú nhận thức có đối tượng là việc nhận thức thế giới kháchquan nói chung Đối tượng của hứng thú nhận thức là quá trình nhận thứcbản chất và quy luật của các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan, màquá trình này được đặc trưng bởi xu hướng lựa chọn của cá nhân đi sâu vàobản chất của hiện tượng, đi sâu vào nhận thức những cơ sở lý luận, cơ sởkhoa học của một lĩnh vực khoa học nhất định Hứng thú nhận thức thể hiện

ở nguyện vọng tương đối bền vững, muốn nghiên cứu các cơ sở lý luận khoahọc đó một cách thường xuyên, sâu sắc và có cơ sở Do phạm vi rộng, nênhứng thú nhận thức có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộcsống và hoạt động của con người

Hứng thú học tập có đối tượng hẹp hơn nhiều so với hứng thú nhận thức Kháiniệm học tập hiểu theo nghĩa rộng là việc lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử xãhội nói chung, nghĩa là nó gần với khái niệm nhận thức Nhưng khái niệm học tậptheo đúng nghĩa tâm lý học là hoạt động học tập được tổ chức bằng phương phápnhà trường với nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức chuyên biệt Do vậy,hứng thú học tập là loại hứng thú gắn với các môn học trong nhà trường, nó làthái độ đặc biệt của học sinh với môn học, mà học sinh thấy có ý nghĩa và có khảnăng đem lại khoái cảm trong quá trình học tập bộ môn

1.3.2 Bản chất của hứng thú học tập:

Đối tượng của hứng thú học tập là nội dung các môn học và hoạt độnghọc để lĩnh hội nội dung đó Nội dung các môn học bao gồm hệ thống các trithức và kỹ năng, kỹ xảo tương ứng với tri thức Hoạt động học bao gồm hệ

Trang 28

thống các hành động học tập để lĩnh hội tri thức và hình thành những kỹnăng, kỹ xảo tương ứng

Vậy hứng thú học tập bao gồm cả thái độ lựa chọn của cá nhân họcsinh với những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và cả thái độ đối với các hành độnghọc tập để đạt tới những tri thức và kỹ năng, kỹ xảo đó trong các môn học

Từ sự phân tích này chúng tôi cho rằng, khi nghiên cứu hứng thú học tậpmột môn học cụ thể cần xem xét cả hứng thú với nội dung môn học và hứngthú với hoạt động học tập bộ môn để lĩnh hội nội dung đó Nếu chỉ là hứngthú với nội dung môn học, thì sinh viên chỉ thích nội dung môn học, thíchnghe giảng bài Phải có hứng thú với hoạt động học thì sinh viên mới tíchcực học tập, để lĩnh hội hệ thống tri thức và hình thành các kỹ năng, kỹ xảocủa môn học

Điều này giải thích tại sao có những sinh viên rất thích nghe giảng bàitrên lớp, nhưng lại không thích hứng thú với việc học bài, làm bài tập, cáctài liệu tham khảo và ứng dụng tri thức vào thực tiễn

Dấu hiệu đặc trưng của mọi hứng thú là xúc cảm tích cực và tính tíchcực hành động Dấu hiệu đặc trưng của hứng thú học tập cũng là sự thích thúvới môn học và tính tích cực trong hoạt động học tập bộ môn, xúc cảm tíchcực là dấu hiệu rõ ràng nhất, đặc trưng nhất của hứng thú học tập, nhưngkhông thể đồng nhất những xúc cảm tích cực với hứng thú, xúc cảm là quátrình tâm lý nẩy sinh trong tình huống cụ thể của quá trình học tập, còn hứngthú là thuộc tính tâm lý tương đối ổn định của cá nhân, xúc cảm chỉ là dấuhiệu của hứng thú

Một dấu hiệu đặc trưng nữa của hứng thú học tập là tính tích cực tronghoạt động học tập bộ môn Hứng thú là nguồn kích thích mạnh mẽ tới tínhtích cực của cá nhân Do tác động mạnh mẽ này, mà tất cả các quá trình tâm

lý diễn ra với tốc độ nhanh và có hiệu quả cao Khi có hứng thú sinh viên sẽhứng thú học tập hơn và có hiệu quả hơn Thái độ học tập tích cực được biểu

Trang 29

hiện ở việc tiến hành nhiều hình thức học tập khác nhau và học một cách say

mê không mệt mỏi – đó là:

i Phải làm sao để nội dung học tập có thể tiếp thu, có thể hiểu được,điều đó tất nhiên đòi hỏi:

ii Tài liệu học tập không được quá khó, nhất là các bài tập khôngđược quá khó, phải phù hợp với trình độ của đại đa số học sinh

iii Học sinh phải có học vấn cơ bản thích ứng, nếu học vấn cơ bản rấtkém, thì phải bớt thời gian để bồi dưỡng học vấn cơ bản, như vậy gọi là

“Mài dao không sợ lỡ việc của người kiếm củi”

Nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ là Brunơ nói: “Sự kích thích tốtnhất đối với học tập là sự hứng thú học tập đối với tài liệu học tập” Nhàgiáo dục học cổ đại Trung Quốc là Khổng Tử cũng đã bàn bạc sâu sắc về tácdụng quan trọng của lòng hứng thú say mê, ông nói: “Người hiểu biết khôngbằng người tốt, người tốt không bằng người lạc quan yêu đời”; “Biết mà họckhông bằng vui mà học” Sự thành công của các sinh viên, ở một mức độ tolớn cũng là do chú ý bồi dưỡng, kích thích lòng hứng thú học tập của mình,khác với những học sinh do áp lực học tập đi ngược với lòng mình Họ cóthái độ học tập luôn luôn đúng đắn, họ cảm thấy học tập quyết không phải là

để đạt tới mục đích nhỏ nhoi nào đó (thí dụ như để lên lớp), mà là quá trìnhnắm vững kiến thức vì họ phải gánh một trách nhiệm hết sức nặng nề là giúp

đỡ chúng ta mở mang kiến thức, bồi dưỡng năng lực, tìm hiểu thế giới, …[35;25]

1.3.3 Quan hệ giữa hứng thú học tập với các phẩm chất nhân cách khác của cá nhân.

Hứng thú là một thuộc tính nhân cách cá nhân, nên nó không tồn tại một cách biệtlập, riêng rẽ mà hình thành và phát triển trong mối quan hệ với các thuộc tính tâm

lý khác nói chung và với các phẩm chất nhân cách cá nhân nói riêng Hứng thúhọc tập quan hệ mật thiết với nhu cầu nhận thức của cá nhân Chính vì mối quan

hệ mật thiết này, mà một số nhà tâm lý học như: L.I Bôjôvích và một số tác giả

Trang 30

khác đã đồng nhất hứng thú nhận thức với nhu cầu nhận thức

Một số nhà tâm lý học khác như X.L Rubinstêin, nhu cầu nhận thứclàm nảy sinh nguyện vọng muốn nắm được đối tượng, còn hứng thú nhậnthức thể hiện mong muốn hiểu biết đối tượng Nhu cầu đã được thoã mãn rồithì thôi, còn hứng thú khi được thoã mãn lại kích thích nó hoàn thiện thêm,

đi sâu thêm Mặt khác, sắc thái cảm xúc của nhu cầu và hứng thú cũng khác,khi nhu cầu được thoã mãn, con người cảm thấy dễ chịu, còn khi khôngđược cung cấp chất liệu cho hứng thú con người sẽ mất hứng thú hoặc cảmthấy chán nản

A.G Côvaliôp lại cho rằng, nhu cầu không thống nhất với hứng thú,nhưng nó là cơ sở để hình thành hứng thú Hơn nữa, bản thân hứng thú cũng

có thể trở thành nhu cầu của cá nhân Trong lĩnh vực hoạt động nhận thức,hứng thú và nhu cầu có mối quan hệ phức tạp Thực ra nhu cầu khác vớihứng thú và giữa chúng có mối quan hệ biện chứng Nhu cầu là biểu hiệntrực tiếp của sự cần thiết ở chủ thể, nó luôn đòi hỏi phải được thoã mãn, cònhứng thú có liên quan gián tiếp với sự cần thiết của chủ thể thông qua nhucầu Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà con người cần được thoã mãn để tồntại và phát triển Đối tượng nào thoã mãn được đòi hỏi của cá nhân thì có ýnghĩa với cuộc sống của cá nhân đó Đây chính là một trong hai điều kiệnquyết định để hình thành hứng thú Vậy nhu cầu là tiền đề, là cơ sở cho sựhình thành và phát triển hứng thú Không có đối tượng nào trái ngược vớinhu cầu, không phù hợp với nhu cầu cá nhân, lại được coi là có ý nghĩa vớicuộc sống của cá nhân đó Ngược lại, hứng thú khi đã hình thành và pháttriển, lại góp phần thoã mãn nhu cầu, làm nhu cầu phát triển và nâng cao

Sinh viên có nhu cầu nhận thức cao là tiền đề nảy sinh hứng thú họctập Trái lại, hứng thú học tập phát triển làm nảy sinh tính tích cực nhận thức

để thoã mãn nhu cầu nhận thức của cá nhân Càng hứng thú học tập baonhiêu, thì càng có nhu cầu đi sâu nhận thức đối tượng bấy nhiêu

Trang 31

Ngoài ra, có một phẩm chất nhân cách khác quan hệ mật thiết vớihứng thú học tập là tính tò mò, ham hiểu biết của cá nhân Nó là biểu hiệncủa hứng thú với 2 tư cách: tính cách và biểu hiện của nhu cầu

Tính tò mò là khả năng tập trung chú ý nhanh, sâu vào những yếu tốbất ngờ, những biến đổi của các sự vật, hiện tượng, những cái mới xuất hiện

Sự chú ý này, có thể kéo dài và kèm theo xúc cảm tích cực, nhưng chỉ cómức độ thoã mãn câu hỏi “ nó là cái gì ” nghĩa là chỉ dừng ở mức độ nhậnbiết những dấu hiệu bên ngoài của đối tượng, chứ chưa có xu hướng đi sâunhận thức cái bên trong bản chất của đối tượng

Tính ham hiểu biết là sự biểu hiện của nhu cầu nhận thức cao và đãtrở thành thuộc tính nhân cách cá nhân Đó chính là xu hướng tìm tòi đểnhận thức cả những dấu hiệu bên ngoài và những thuộc tính bên trong củađối tượng Tính ham hiểu biết làm cá nhân dễ dàng nảy sinh hứng thú nhậnthức nói chung và hứng thú học tập nói riêng Một sinh viên có tính tò mòkhoa học và ham hiểu biết sẽ dễ dàng nảy sinh hứng thú với các môn học

Tính tò mò và lòng ham hiểu biết, …đó là những biểu hiện khác nhaucủa xu hướng nhận thức của sinh viên dựa trên xu hướng đó thì sự hứng thúphát triển Hứng thú học tập luôn giữ một vai trò trong hoạt động của sinhviên, nó tác động tương hổ với những phương cách hành vi tương đối ổnđịnh, ngày càng được củng cố và cuối cùng trở thành tính cách cá nhân bềnvững Và như vậy, nó đi vào bản tính của con người cho phép con người giữđược tính độc lập riêng biệt trong mọi hoàn cảnh đa dạng

Hứng thú quan hệ mật thiết với động cơ học tập của cá nhân Động cơhọc tập là lý do vì nó mà học sinh học Chúng ta đều hiểu rằng hoạt động –

đó là sự đáp lại của cá thể đối với một tình huống hiện thực xác định Hoạtđộng được thúc đẩy bởi những động cơ xác định và diễn ra trong một tìnhhuống xác định Vả lại, động cơ không phải là cái gì trừu tượng ở bên trong

cá thể Nó phải được hiện thân ở đối tượng của hoạt động Nói cách khác,đối tượng của hoạt động chính là nơi hiện thân của động cơ hoạt động ấy

Trang 32

Động cơ học tập của học sinh được hiện thân ở đối tượng của hoạt động học,tức là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ …mà giáo dục sẽ đưa lại cho

Hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động cơ hoàn thiện tri thứcthường không chứa đựng xung đột bên trong Nó cũng có thể xuất hiệnnhững sự khắc phục khó khăn trong tiến trình học tập và đòi hỏi phải cónhững nổ lực ý chí Nhưng đó là những nổ lực hướng vào việc khắc phụcnhững trở ngại bên ngoài để đạt nguyện vọng đã nẩy sinh, chứ không phảihướng vào việc đấu tranh với chính bản thân mình Do đó, chủ thể của hoạtđộng học thường không có những căng thẳng về tâm lý [13;86]

Hứng thú học tập cũng hướng vào việc nhận thức các tri thức, kỹnăng, kỹ xảo của các môn học và các hành động học để đạt được những trithức đó Hứng thú có tác dụng làm thay đổi cơ bản bản thân hoạt động họctập, nó ảnh hưởng đến tính chất, diễn biến và kết quả học tập của học sinh.Chính điểm này, làm cho nhiều tác giả đã đồng nhất hứng thú với động cơ.Thực ra, hứng thú và động cơ là hai hiện tượng tâm lý khác nhau Trongtrường hợp này, động cơ và hứng thú hướng vào cùng một đối tượng, nênchúng tác động tương hỗ lẫn nhau Nhờ mối quan hệ cộng hưởng nầy, màhoạt động học tập có hiệu quả hơn

Tóm lại, trong hoạt động học tập của cá nhân hứng thú có quan hệbiện chứng hữu cơ với nhu cầu nhận thức, với tính tò mò, ham hiểu biết và

Trang 33

với động cơ học tập của cá nhân …nhưng không đồng nhất với các hiệntượng đó Chính mối quan hệ, làm bộc lộ vai trò của hứng thú trong hoạtđộng học tập bộ môn

1.3.4 Vai trò của hứng thú (hứng thú học tập)

Hứng thú nói chung và hứng thú học tập nói riêng có ý nghĩa hết sứcquan trọng trong đời sống và hoạt động của con người, chúng có ý nghĩa đặcbiệt đối với sự phát triển nhân cách Hứng thú có vai trò quan trọng trong mọihoạt động của con người Cùng với nhu cầu, hứng thú kích thích mọi hoạtđộng, làm cho con người hoạt động tích cực say mê đem lại kết quả caotrong học tập B M Chép lốp đã nhấn mạnh “Hứng thú là động lực thúc đẩymạnh nhất đối với việc nắm tri thức, mở rộng tầm hiểu biết của con người vàviệc làm giàu nội dung đời sống tâm lý của họ Sự thiếu hay nghèo nàn hứngthú sẽ làm cho đời sống con người xoàng kém, trống rỗng Đối với nhữngcon người như thế, cảm xúc đặc trưng nhất là sự buồn bả” [30;2]

Hứng thú thể hiện thái độ đặc biệt của cá nhân, hành động say mê, tựgiác tích cực của cá nhân đối với đối tượng Công việc nào có hứng thú, thìđược con người thực hiện một cách dễ dàng và có hiệu quả cao Lúc đó conngười cảm thấy khoái cảm trong lao động, đem lại niềm vui trong công việc,khi đó công việc trở nên nhẹ nhàng hơn, tốn ít sức lực và có sức tập trungcao Ngược lại, khi tiến hành một công việc nào đó, mà con người không cóhứng thú, không có sự say mê với công việc, thì người ta làm việc một cáchgượng ép, công việc trở nên nặng nề, làm cho con người mệt mỏi, chấtlượng lao động giảm sút rõ rệt, như chúng ta thấy rằng: trong phần lớn cáctrường hợp, cường độ và tính chất nghiêm túc của hứng thú học tập được thểhiện ở chỗ là: học sinh thiết tha mong muốn nắm vững tri thức môn họcnhiều hay ít, học sinh có gắng sức làm việc đó đến mức độ nào Mặc khác,chúng ta cũng thấy khi học sinh đã có hứng thú đối với đối tượng nào đó, thìhọc sinh học tập không biết mệt mỏi, hoặc dù có sự mệt mỏi về cơ bắp,nhưng tinh thần cũng rất sảng khoái, học sinh sẽ hướng toàn bộ quá trình

Trang 34

nhận thức của mình vào đó Ngược lại, không có hứng thú học tập thì họcsinh sẽ ở vào một trạng thái rất bất lợi cho việc tiếp thu kiến thức, làm chohiện tượng mệt mỏi đến sớm hơn Có công trình cho thấy: sự ép buộc tiếpthu kiến thức sẽ làm kìm hãm sự phát triển của trí tuệ và làm cho kiến thứcmất giá trị Chính vì thế, khi hứng thú học tập được củng cố và phát triểnmột cách có hệ thống, sẽ trở thành cơ sở của thái độ tích cực đối với học tập,

là một trong những động cơ mạnh mẽ quan trọng nhất của việc học tập củahọc sinh

Hứng thú học tập làm tăng hiệu quả của các quá trình nhận thức Như

đã phân tích ở trên, hứng thú là nguồn kích thích mạnh mẽ làm cho các quátrình nhận thức diễn ra với tốc độ nhanh, có độ sâu và có hiệu quả hơn Vìhứng thú kèm theo sự tập trung chú ý cao và chính trạng thái chú ý có tácdụng tổ chức và định hướng cho các quá trình tâm lý diễn ra tốt hơn Tronghoạt động học tập, hứng thú làm cho các quá trình cảm giác, tri giác, trí nhớ,tưởng tượng và tư duy diễn ra tập trung hơn và đạt được hiệu quả cao hơn.Song, hứng thú học tập không chỉ là động lực thúc đẩy làm cho hoạt độngnhận thức diễn ra thêm mạnh mẽ và lâu bền, mà còn là một thuộc tính bềnvững của cá nhân góp phần tác động vào xu hướng tâm lý của cá nhân

Mặt khác, hứng thú học tập còn có khả năng làm tăng sức làm việccủa cá nhân, làm cho học sinh học tập say mê không mêt mỏi Điều đó đượcXôlôvâytrich nhấn mạnh: “ Bằng cách phát triển hứng thú, chúng ta sẽ pháthuy một trong những năng lực quý giá, cao quý nhất của con người là nănglực thích thú, tập trung vào hoạt động hoàn toàn say mê với công việc cầnlàm”

Bản chất của hứng thú là thái độ tích cực của cá nhân với đối tượng,nên những xúc cảm tích cực này có tác dụng giảm bớt sự căng thẳng thầnkinh và loại trừ những ức chế ngoại lai làm cản trở hoạt động nhận thức.Nhờ hứng thú, mà phần lớn các quá trình tâm lý đều là không chủ định, nêngiảm được sự căng thẳng thần kinh trong quá trình học tập Như vậy, nhờ

Trang 35

hứng thú mà tiết kiệm được năng lượng thần kinh làm tăng sức làm việc củasinh viên trong học tập

Bên cạnh đó, hứng thú là làm nảy sinh khát vọng hành động và hànhđộng một cách sáng tạo Hứng thú học tập làm nảy sinh tính tích cực học tậpcủa sinh viên Những sinh viên có hứng thú học tập thực sự, thường học tậpmột cách tích cực và chủ động sáng tạo hơn Các em không chỉ chú ý nghegiảng trên lớp, mà còn tiến hành nhiều hình thức học tập khác như: học bài

và làm bài đầy đủ các bài tập, tìm đọc các tài liệu tham khảo và chú ý tìm tòiứng dụng tri thức vào thực tiễn Từ những tác dụng trên, có thể thấy rằng:khi có hứng thú học tập sinh viên sẽ có thái độ và cách thức học tập đặctrưng của hứng thú Đó cũng chính là những dấu hiệu để nhận biết hứng thúhọc tập Do đó, một trong những yêu cầu sư phạm rất quan trọng đối vớingười thầy giáo là phải kích thích được hứng thú của học sinh trong học tập,phải tìm mọi cách để phát triển được hứng thú học tập của học sinh NhàGDH người Tiệp K Đ Usinxki khi nói đến vai trò của hứng thú nhận thứccũng viết : “Một sự học tập mà chẳng có hứng thú gì cả và chỉ tiến hànhbằng sức mạnh cưỡng bức thì sẽ giết chết lòng ham muốn học tập của ngườihọc Nó sẽ là óc sáng tạo của người học thêm mai một, nó sẽ làm cho người

ta thờ ơ với hoạt động này” [40;10]

Đối với năng lực, hứng thú là nguyên nhân cơ bản để hình thành vàphát triển năng lực, muốn hình thành năng lực phải có hứng thú

Năng lực phụ thuộc vào sự luyện tập, nhưng chỉ có hứng thú mới chophép chúng ta say sưa làm việc tương đối lâu dài, không mệt mỏi và khôngsớm thoả mãn Hứng thú làm cho năng khiếu thêm sắc bén Mà chúng tabiết, muốn hình thành năng lực cá nhân thì ít nhất phải đảm bảo được haiđiều kiện cơ bản là: cá nhân đó phải nhận thức được tầm quan trọng của hoạtđộng đó và hoạt động đó phải có sức hấp dẫn tình cảm đối với cá nhân Đócũng chính là hai đặc điểm của đối tượng gây nên hứng thú Như vậy có thểnói: hứng thú là một trong những yếu tố quyết định đến sự hình thành và

Trang 36

phát triển năng lực cá nhân “Hứng thú và năng lực là hai mặt của một hiệntượng Nó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Tài năng sẽ bị thui chột, nếuhứng thú không thực sự sâu sắc, đầy đủ và nói chung hứng thú không đượcnuôi dưỡng lâu dài, nếu không có những năng lực cần thiết để nuôi dưỡnghứng thú ”.

Vậy, việc hình thành và phát triển hứng thú học tập cho học sinhchính là mục đích gần của người giáo viên Muốn học sinh học tập tốt, muốnphát huy năng lực và phát triển trí tuệ cho các em, người giáo viên phải tạođược hứng thú học tập cho các em, bởi vì chất lượng học tập của học sinhtrước hết do chính các em tự quyết định Song, giáo viên phải là người chủđạo trong việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh Trong quá trìnhdạy học và giáo dục, giáo viên phải sử dụng hứng thú học tập như là mộtphương tiện dạy học

1.3.5 Các giai đoạn hình thành và phát triển của hứng thú học tập.

Cũng như mọi thuộc tính tâm lý cá nhân khác, hứng thú tâm lý là mộthiện tượng tâm lý phức tạp, được hình thành và phát triển trong hoạt động.Nói cách khác, hứng thú học tập phát triển cùng với sự phát triển của nhâncách thông qua hoạt động mà trong đó cá nhân là chủ thể thực sự của đối

tượng nhận thức (quan điểm của A.N Lêonchiev, G.I Sukina, N.G

Marôzôva, ….) mặt khác, sự phát triển của hứng thú gắn liền với sự pháttriển lứa tuổi

Song, do cách xác định bản chất của hứng thú khác nhau nên trongtâm lý học, việc phân tích con đường hình thành và phát triển hứng thú cũngkhông hoàn toàn giống nhau G.I Sukina trên cơ sở khẳng định nguồn cơ bảncủa hứng thú nằm trong nội dung tài liệu và trong hoạt động học tập của họcsinh, bà đã đưa ra con đường, cách thức để hình thành hứng thú học tập bằngcách chú ý đến việc lựa chọn, cải tiến tài liệu học tập và tổ chức hoạt độngđộc tập của học sinh

Trang 37

Một số nhà tâm lý học khác như: Okôn, Marushkin coi việc dạy họcnêu vấn đề là biện pháp cơ bản để hình thành và phát triển hứng thú học tập.N.G Marôzôva cho rằng hứng thú được tạo thành con đường tạo ra nhữngquan hệ có ý thức đối với đối tượng

Mặt khác, hứng thú được hình thành và phát triển qua các giai đoạnkhác nhau Theo N.G Marôzôva, trong quá trình phát triển cá thể hứng thúnói chung được hình thành và phát triển qua ba giai đoạn

Giai đoạn 1: Thái độ nhận thúc có xúc cảm với đối tượng được xuất

hiện dưới dạng những rung động định kỳ Ở giai đoạn này, cá nhân chưa cóhứng thú thực sự Bản chất của những rung động định kỳ này chính là sựthích thú mang tính chất tình huống do những điều kiện cụ thể, trực tiếp củacác tình huống trong quá trình học tập tạo ra

Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này, những rung động định kỳ được lặp đi

lặp lại nhiều lần và được khái quát, bền vững trở thành thái độ nhận thức xúccảm tích cực với đối tượng, tức là hứng thú được duy trì.Thái độ nhận thức –xúc cảm với đối tượng sẽ thúc đẩy học sinh quan tâm tới những vấn đề đặt ra

cả trong giờ học lẫn sau khi giờ học đã kết thúc Hay nói cách khác, ở các

em đã có thái độ tích cực khi nhận thức môn học (ví dụ sự tìm tòi, phát hiện

ra cái mới) Thế nhưng ở mức độ này vẫn chưa phải là hứng thú thực sự

Giai đoạn 3: Nếu thái độ tích cực đó được duy trì, củng cố, khả năng

tìm tòi độc lập ở các em thường xuyên được khơi dậy thì thái độ hứng thú cóthể trở thành xu hướng cá nhân (xu hướng nhận thức tích cực đã bền vững ở

cá nhân) Ở mức độ này, hứng thú nhận thức khiến cho toàn bộ quá trìnhhoạt động của học sinh có biến đổi Học sinh sẽ dành thời gian rảnh rỗi củamình vào việc tìm tòi thêm những kiến thức có liên quan đến vấn đề mìnhhứng thú: tham quan, ngoại khoá, đọc thêm sách, tìm thêm những ngườicùng quan tâm đến những vấn đề của mình Hứng thú bền vững là giai đoạncao nhất của sự phát triển hứng thú

Trang 38

Từ sự phân tích ba giai đoạn của sự hình thành và phát triển hứng thúN.G Marôzôva đã nhận xét : húng thú (kể cả hứng thú học tập) có thể đượcxác định như là một thái độ nhận thức xúc cảm – thái độ này nảy sinh từrung động nhận thức xúc cảm, đối với đối tượng hoặc một hoạt động nào đógây động cơ trực tiếp Thái độ này diễn ra trong những điều kiện thuận lợitrở thành xu hướng nhận thức – xúc cảm của cá nhân.

Việc nắm được các giai đoạn hình thành và phát triển của hứng thúhọc tập ở học sinh từ mức độ thấp đến mức độ cao hơn, cho phép hình thànhcái chưa có và có thể phát triển hứng thú học tập ở học sinh G.I Sukina vàN.G Marôzôva thống nhất ý kiến trong việc phân tích các mức độ phát triểncủa hứng thú Họ coi sự tò mò, tính ham hiểu biết, xúc cảm với đối tượng,với hoạt động mà chủ thể đã lựa chọn là những dấu hiệu ban đầu của hứngthú Những biểu hiện này, nảy sinh từ tuổi ở tuổi mẫu giáo, khi trẻ tiếp xúckhá rộng rãi với môi trường xung quanh nhà trẻ và phát triển mạnh, nhưngđây chưa phải là hứng thú học tập thực sự, mà là tiền đề quan trọng để hứngthú học tập sẽ nảy sinh và phát triển Rung động nhận thức có tính tìnhhuống được gây ra ở học sinh do những điều kiện cụ thể, trực tiếp của tìnhhuống hoạt động Đây là mức độ đầu của hứng thú Rung động này, dễ dàng

bị dập tắt nếu không được củng cố thường xuyên

Hứng thú học tập mang tính xúc cảm Mức độ này đặc trưng bởi sự bền vững vàkhái quát hơn, nhờ những rung cảm nhận thức tình huống được củng cố và pháttriển, nhưng đây cũng chưa phải là hứng thú học tập thực sự Mức độ này củahứng thú học tập thường biểu hiện rõ rệt và chủ yếu ở học sinh tiểu học và trunghọc cơ sở Ở giai đoạn này, hứng thú biểu lộ những xúc cảm bắt nguồn từ hứngthú học tập, những niềm vui do hứng thú học tập đem lại Hứng thú học tập ở tuổinày liên quan chặt chẽ với thành tích học tập

Hứng thú học tập thực sự được hình thành và bền vững biểu hiện khi cá nhânhướng toàn bộ hoạt động nhận thức theo một dòng nhất định và thường quyếtđịnh việc lựa chọn nghề nghiệp, con đường sống tương lai của mình Ở mức độ

Trang 39

này, hứng thú không chỉ tồn tại những xúc cảm, niềm vui, sự thoả mãn do hoạtđộng nhận thức đem lại, mà còn tồn tại cả sự nổ lực ý chí một cách bền vững.Thành phần ý chí biểu lộ rõ rệt, khi chủ thể gặp khó khăn trong quá trình nhậnthức và tìm mọi cách để hoàn thành nhiệm vụ, hiểu sâu đối tượng Đây là mức độphát triển cao của hứng thú học tập và thường được xuất hiện ở cuối tuổi học sinhphổ thông

Việc tổ chức hoạt động nhận thức, nhằm hình thành và phát triển hứng thú họctập cho học sinh, không thể không chú ý tới mức độ phát triển của nó Mặt khác,việc hiểu các mức độ phát triển hứng thú còn giúp nhà giáo dục nắm được sự pháttriển hứng thú ở học sinh của mình, để từ đó có biện pháp thiết thực nhằm hìnhthành và phát triển hứng thú cho học sinh Để hình thành hứng thú học tập chohọc sinh, đòi hỏi trong hoạt động giáo viên phải tạo được những điều kiện nhấtđịnh Nghiên cứu của N.G Marôzôva và các cộng tác viên của ông đã vạch ra một

số điều kiện sau đây:

Một là, người lớn (giáo viên) phải tạo được ở trẻ em sự phát triển bình thường vềnhận thức Trẻ phải có được những tri thức, kỹ năng bước đầu đối với học tập vàtrên nền đó, hoạt động nhận thức có thể diễn ra một cách bình thường

Hai là, việc tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh phải gây được cho các emthái độ tích cực đối với học tập

Ba là, hứng thú học tập chỉ thực sự bền vững, khi chủ thể ý thức sâu sắc được ýnghĩa của đối tượng và hoạt động đối với xã hội nói chung và đối với cá nhân nóiriêng

Bốn là, người giáo viên với những phẩm chất đạo đức sư phạm, năng lực sưphạm, trình độ chuyên môn và đặc biệt là nguyện vọng hình thành và phát triển ởhọc sinh hứng thú bền vững với môn học (có vai trò đối với sự phát triển hứngthú học tập của học sinh) Vì vậy, người giáo viên cần phải có phương pháp chophù hợp để giáo dục hứng thú học tập cho học sinh

Ngoài ra, còn có những yếu tố khác như: nội dung tài liệu học tập tốt, đồ dùngdạy học phù hợp, việc bố trí lớp học và điều kiện học tập tốt …cũng là những

Trang 40

điều kiện cần thiết đối với việc hình thành và phát triển hứng thú học tập ở họcsinh Bên cạnh đó, việc xây dựng tập thể tốt, trong đó bầu không khí giao tiếpthuận lợi giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với nhau cũng là yếu tố bảođảm cho hoạt động dạy học diễn ra một cách nhịp nhàng, có hiệu quả và điều đóchắc chắn sẽ ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển hứng thú học tập của họcsinh

Trong thực tế, muốn xác định hứng thú nói chung và hứng thú học tập nói riêngcủa một cá nhân nào đó, ngoài việc căn cứ vào đặc điểm của hứng thú, cấu trúc, tacòn phải căn cứ vào các biểu hiện của chúng, trên cơ sở đó có thể khẳng địnhđược người đó có hứng thú hay không và hứng thú ở mức độ nào

1.3.6 Những biểu hiện của hứng thú học tập.

Theo N.G Marôzôva, để phát hiện ra hứng thú học tập ta có thể căn cứ vào banhóm dấu hiệu sau:

Những dấu hiệu đặc thù riêng của hứng thú, đó là những biểu hiện về hành vi vàhoạt động của học sinh trong quá trình hoạt động học tập trên lớp

Những đặc điểm của hành vi và hoạt động của học sinh thể hiện ở ngoài giờ học.Những đặc điểm của toàn bộ lối sống của học sinh xuất hiện do chịu ảnh hưởngcủa hứng thú với một đối tượng hoặc hoạt động nào đó

Ngày đăng: 18/04/2015, 10:53

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w