MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN

Một phần của tài liệu Áp dụng định hướng tích hợp trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trân huyện Bình Chánh, Tp.HCM (Trang 28)

9. Ý NGHĨA VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI

1.2.MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN

1.2.1. Tích hợp

Theo từ điển tiếng Việt, tích hợp là “sự hợp nhất, sự hòa nhập, sự kết hợp”.[24]

Trang 14

tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch giảng dạy”. [13, 383]

Trong tiếng Anh, tích hợp được viết là “integration” một từ gốc Latin (integer) có nghĩa là “whole” hay “toàn bộ, toàn thể”. Có nghĩa là sự phối

hợp các hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để bảo đảm sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy.

Theo Dương Tiến Sỹ : “Tích hợp là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các kiến thức (khái niệm) thuộc các môn học khác nhau thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối quan hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong các môn học đó” [21, 27].

Theo Xavier Roegiers : Khoa sư phạm tích hợp là một quan niệm về quá trình học tập trong đó toàn thể các quá trình học tập góp phần hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho học sinh nhằm phục vụ cho quá trình học tập tương lai, hoặc hoà nhập học sinh vào cuộc sống lao động. Khoa sư phạm tích hợp làm cho quá trình học tập có ý nghĩa [32, 24].

Theo tiến sĩ CaoThị Thặng, tích hợp là sự lồng ghép, sự kết hợp những nội dung các môn học (hoặc các phân môn trong một môn học) theo những cách khác nhau.

Theo người nghiên cứu, tích hợp là sự lồng ghép, sự kết hợp những nội dung khác nhau, có liên quan nhau nhằm tạo một nội dung mới trên nhiều cái cũ, cái khác nhằm hạn chế được sự trùng lắp.

Việc tích hợp được vận dụng trong nhiều lĩnh vực của xã hội. Từ kinh tế, nghiên cứu cho đến giáo dục. Trong giáo dục có nhiều cấp bậc, nhiều hình thức, ứng với mỗi cấp bậc, mỗi hình thức giáo dục, sự tích hợp cũng được thể hiện rất khác nhau.

Trang 15

1.2.2. Định hướng tích hợp

Theo tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy các môn học lớp 5 (tập 1), định

hướng tích hợp là tổng hợp trong một đơn vị học, thậm chí một tiết học hay một bài tập nhiều mảng kiến thức và kĩ năng liên quan với nhau nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian học tập cho người học [6, 6].

Theo người nghiên cứu, định hướng tích hợp là sự kết hợp những mảng kiến thức, vấn đề ngoài môn học đang dạy có liên quan với những kiến thức trong bài dạy dựa trên cơ sở các mối quan hệ về lí luận và thực tiễn trong các môn học đó, nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục cho học sinh mà hạn chế được thời gian lặp lại.

1.2.3. Đạo đức

Đạo đức là một bộ phận quan trọng trong các hình thái ý thức xã hội.

Theo quan niệm mác-xít, đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực hành vi của con người và đánh giá cách ứng xử trong quan hệ của người này với người khác, việc thực hiện của con người đối với xã hội [1, 11].

Tóm lại, đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực hành vi của con người do xã hội quy định buộc con người phải sống và làm theo những quy tắc, chuẩn mực hành vi đó. Việc thực hiện các quy tắc, chuẩn mực đạo đức phản ánh quan hệ, hành vi của cá nhân đối với cộng đồng, đối với xã hội. 1.2.4. Giáo dục đạo đức cho học sinh

Giáo dục đạo đức cho học sinh là quá trình tác động từ nhiều con đường khác nhau làm cho nhân cách của học sinh phát triển đúng về mặt đạo đức, tạo cơ sở để học sinh có hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức trong mối quan hệ của các cá nhân với bản thân, với người khác và xã hội. Kết quả của quá trình giáo dục đạo đức là học sinh có được các phẩm chất đạo đức tốt đẹp, bền vững, có bản lĩnh đạo đức để ứng xử đúng trong các mối quan hệ xã hội [1, 42].

Trang 16

Theo người nghiên cứu, giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học là quá trình người giáo viên tiến hành các hoạt động nhằm đạt được ba nhiệm vụ : giáo dục ý thức đạo đức ; hình thành thái độ, tình cảm đạo đức ; rèn luyện hành vi, thói quen đạo đức cho học sinh. Các nhiệm vụ này của người giáo viên nhằm vào việc hình thành các chuẩn mực hành vi, phẩm chất đạo đức vững chắc cho học sinh tiểu học.

1.2.5. Giáo dục đạo đức theo định hướng tích hợp cho học sinh tiểu học Giáo dục đạo đức theo định hướng tích hợp cho học sinh tiểu học là sự Giáo dục đạo đức theo định hướng tích hợp cho học sinh tiểu học là sự lồng ghép mục tiêu giáo dục đạo đức vào quá trình dạy học các môn khác làm cho kiến thức đạo đức ở tiểu học được củng cố, khắc sâu nhưng không cần tăng thời lượng giảng dạy môn đạo đức.

1.2.6. Tổ chức giáo dục đạo đức theo định hướng tích hợp cho học sinh tiểu học

Tổ chức giáo dục đạo đức theo định hướng tích hợp cho học sinh tiểu học là hoạt động mà giáo viên tổ chức dạy học môn học khác có sự kết hợp giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học khi có sự tương đồng về mặt mục tiêu, nội dung kiến thức.

1.3. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC THEO ĐHTH 1.3.1. Cơ sở khoa học của việc giáo dục theo ĐHTH 1.3.1. Cơ sở khoa học của việc giáo dục theo ĐHTH

a) Căn cứ vào đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học

Do học sinh tiểu học có chú ý không chủ định phát triển, chú ý có chủ định còn yếu và thiếu bền vững, kiến thức học sinh tiếp nhận được rất mau quên, chưa thể chuyển thành kĩ năng, thái độ. Cần có sự nhắc lại thường xuyên thông qua việc tích hợp kiến thức vào các môn học khác để khắc sâu hơn những kiến thức mà học sinh tiếp nhận được.

Trang 17

b) Căn cứ vào mục tiêu học tập (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dựa vào việc phân chia mục tiêu giáo dục lớn thành các mục tiêu giáo dục nhỏ. Giáo dục đạo đức theo định hướng tích hợp giúp người học đạt dần từng thái độ, hành vi, thói quen phù hợp yêu cầu xã hội không chỉ thông qua môn Đạo đức mà các thái độ, hành vi, thói quen này còn được khắc sâu, củng cố qua việc tích hợp giáo dục đạo đức trong các môn học khác.

c) Căn cứ vào trào lưu sư phạm

Giáo dục theo ĐHTH là trào lưu sư phạm được vận dụng để đổi mới phương pháp dạy học hiện nay trên toàn cầu. Do vậy, muốn hội nhập cùng thế giới, giáo dục nước ta cũng không thể không tích hợp.

d) Căn cứ vào quan điểm dạy học cá thể

Với mỗi cá thể HS riêng biệt có tính cách khác nhau, sự tiếp nhận kiến thức, hoàn cảnh sống, những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau nên học sinh cần được học tập theo nhịp độ riêng của mình và theo cách thức phù hợp với mình nhất. Qua mỗi giờ học đạo đức, sự tiếp nhận của học sinh khác nhau hoàn toàn. Sẽ có nhiều học sinh tiếp nhận, vận dụng được những gì đã học. Nhưng cũng không ít học sinh chỉ tiếp nhận và vận dụng có hạn. Thông qua giáo dục đạo đức theo ĐHTH, những học sinh này dần được bổ sung lượng kiến thức đạo đức mà học sinh chưa tiếp nhận được. Như vậy, ĐHTH là định hướng có lợi nhất cho giáo dục cá thể.

e) Căn cứ vào nguyên tắc giáo dục đảm bảo sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn.

Để đảm bảo tính thống nhất giữa lí luận và thực tiễn thì giáo dục đạo đức theo ĐHTH giúp học sinh gắn kết giữa kiến thức nhà trường và thực tế. Giúp học sinh biết vận dụng kiến thức vào thực hành trong cuộc sống ngay trong quá trình học.

Trang 18

Ngoài ra, giáo dục đạo đức theo ĐHTH còn giúp giảm tải kiến thức trong bộ môn, đưa những kiến thức có nội dung liên quan nhau lại gần nhau. Giáo dục đạo đức theo ĐHTH còn giúp học sinh vận dụng kiến thức đạo đức đã học vào xử lí tình huống thật thường xuyên mà không phải chịu đựng áp lực nặng nề.

1.3.2. Mục đích của việc giáo dục đạo đức theo ĐHTH

a) Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa thực tiễn.

Làm cho các quá trình học tập có ý nghĩa thực tiễn bằng cách thông qua các tình huống thực, tình huống gần với cuộc sống có ở các môn học, người giáo viên tiến hành giáo dục đạo đức cho học sinh. Hình thức giáo dục này giúp học sinh cảm thấy kiến thức được học gần với đời sống thực. Học sinh dễ dàng vận dụng được các hành vi, thái độ đúng, phù hợp vào các tình huống mà học sinh gặp phải hằng ngày.

b) Tăng thời lượng giáo dục đạo đức cho học sinh

Những giá trị đạo đức truyền thống cần trang bị cho học sinh chiếm thời lượng khá lớn. Bên cạnh đó, những vấn đề đạo đức mới phát sinh do sự phát triển của xã hội đã làm quá tải đối với môn Đạo đức. Giáo dục đạo đức được tích hợp vào các môn khác góp phần tăng thời lượng giáo dục, giảm sự quá tải về kiến thức, đồng thời tạo cơ hội để học sinh được củng cố thường xuyên hơn các kiến thức đã học, giúp học sinh hình thành dần thành ý thức đạo đức mà không phải tăng thêm thời lượng ở môn Đạo đức.

c) Giúp học sinh nhận diện và biết xử lí nhiều tình huống đạo đức

Khi tiến hành giáo dục đạo đức theo định hướng tích hợp chính là giáo viên đưa học sinh vào tình huống thực tế. Các tình huống này có cùng nội dung giáo dục đạo đức mà học sinh đã học trước đó. Thông qua tích hợp, giáo viên yêu cầu học sinh nhận diện và đưa ra hướng xử lí phù hợp với tình huống của bài học. Đây cũng là một cách làm cho học sinh được tiếp xúc và giải

Trang 19

quyết nhiều tình huống đạo đức thực giúp kiến thức học sinh càng ngày càng phong phú hơn.

d) Thiết lập mối quan hệ liên kết giữa kiến thức đạo đức và kiến thức các môn học khác

Thông qua việc tích hợp giáo dục đạo đức vào các môn học khác, học sinh thấy được mối liên hệ giữa đạo đức và các kiến thức tự nhiên, xã hội. Ở mỗi lĩnh vực khác nhau, hành vi ứng xử của con người là khác nhau nhưng con người luôn cần có thái độ, hành vi đạo đức đúng đắn trong mỗi lĩnh vực. Ngoài ra khi tích hợp giáo dục đạo đức vào các môn học khác còn giúp cho kiến thức đạo đức trở nên rõ ràng, trực quan hơn, hạn chế được tính hàn lâm và lí thuyết suông.

1.3.3. Vai trò của giáo dục đạo đức đối với sự phát triển của học sinh tiểu học học

Theo tác giả Nguyễn Hữu Hợp GDĐĐ cho học sinh tiểu học rất quan trọng vì GDĐĐ cho học sinh tiểu học có một số vai trò sau :

- Góp phần hình thành, phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh tiểu học.

- Giúp học sinh rèn luyện ý thức, trách nhiệm, hành vi công dân ngay từ nhỏ tuổi.

- Sống hợp đạo lí và tuân thủ pháp luật.

Như vậy, theo người nghiên cứu, giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học là vấn đề cấp thiết, trước hết vì học sinh sẽ là thế hệ nối tiếp trong tương lai. Đất nước phát triển hay giàu mạnh đều do thế hệ này quyết định. Để thế hệ sau là những công dân vừa giỏi xây dựng đất nước vừa là những người Việt Nam có phẩm chất đạo đức tốt với đầy đủ năng lực và trí tuệ đó là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của trường tiểu học.

Trang 20

Tiểu học là cấp học nền tảng nhằm cung cấp, hình thành, rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cơ bản như : nghe, nói, đọc, viết Tiếng Việt, tính toán, tìm hiểu các kiến thức tự nhiên ở mức độ làm quen… Giáo dục đạo đức ở nhà trường là một trong những con đường quan trọng để hình thành nhân cách cho học sinh tiểu học.

Mặt khác, thực tiễn đạo đức đầy biến động, phức tạp. Những hành vi, thái độ đạo đức đúng và sai xảy ra mỗi ngày trước mắt học sinh. Do đó, giáo dục đạo đức là một mảng giáo dục hết sức cần thiết và quan trọng nhằm trang bị cho học sinh kiến thức, kinh nghiệm, thái độ đúng mực trong lựa chọn hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội.

Xã hội Việt Nam đang thay đổi và cố gắng cải thiện các quan hệ giữa người và người, giữa con người và môi trường sống theo hướng tích cực hơn. Các nguyên tắc đạo đức mới cũng được công nhận, khẳng định trong các chính sách và chủ trương, trong các hoạt động và quan hệ xã hội. Nước ta mở cửa hòa nhập cùng kinh tế thế giới làm cho nền kinh tế phát triển nhưng cũng đồng thời đòi hỏi nền giáo dục nước nhà phải tiến bộ, nhân đạo, dân chủ. Để đất nước tiếp tục phát triển nhất thiết phải coi trọng việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ trở thành những người công dân có ý thức trách nhiệm công dân ; tinh thần đoàn kết, tác phong khoa học ; tích cực, tự lập, năng động và sáng tạo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.3.4. Nguyên tắc giáo dục đạo đức theo ĐHTH

Khi tiến hành giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học theo ĐHTH, người nghiên cứu đã đưa ra một số nguyên tắc sau :

Thứ nhất, nội dung đạo đức cần giáo dục phải có sự tương đồng với nội

Trang 21

Thứ hai, tích hợp giáo dục đạo đức nhưng không làm thay đổi đặc

trưng của môn học được tích hợp, không biến bài học bộ môn thành bài học giáo dục riêng về đạo đức, hoặc sa đà quá vào giáo dục đạo đức.

Thứ ba, nội dung giáo dục đạo đức được tích hợp phải có chọn lọc, có

tính tập trung vào mục tiêu cơ bản, không tràn lan, tuỳ tiện.

Thứ tư, phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của học sinh

và kinh nghiệm thực tế mà học sinh đã có trong quá trình tích hợp.

Thứ năm, trong quá trình tích hợp giáo dục đạo đức phải đảm bảo tính

hệ thống, liên tục của các mạch kiến thức.

Thứ sáu, chú ý đến đặc điểm lứa tuổi, năng lực của học sinh để lựa

chọn nội dung đạo đức tích hợp phù hợp.

Vì giáo dục đạo đức phải thường xuyên lặp đi lặp lại nhiều lần mới dần hình thành ý thức nên việc giáo dục đạo đức không thể tiến hành riêng rẽ. Càng không thể dùng quá nhiều thời gian vào giáo dục đạo đức mà bỏ quên các môn học khác. Chỉ có con đường duy nhất vừa đảm bảo mục tiêu môn học đề ra vừa tiết kiệm được thời gian người học đó là việc giáo dục đạo đức phải cần phải được lồng ghép trong chương trình giảng dạy. Nghĩa là, giáo dục đạo đức phải được tích hợp vào tất cả các phân môn, các hoạt động giáo dục trong nhà trường từ chính khóa cho đến ngoại khóa nhằm đảm bảo mục tiêu đề ra. Không thể tách giáo dục đạo đức ra khỏi các môn học khác.

1.3.5. Các hình thức giáo dục đạo đức theo ĐHTH

Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua hai con đường cơ bản : Giáo dục qua dạy học môn Đạo đức và giáo dục qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Nhưng hiện tại giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học còn thông qua tích hợp. Các hình thức giáo dục đạo đức học sinh tiểu học theo định hướng tích hợp bao gồm :

Trang 22

a . Tích hợp theo chiều dọc

Theo Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy các môn học ở lớp 5 (tập 1) thì “Tích hợp theo chiều dọc nghĩa là tích hợp ở một đơn vị kiến thức và kĩ năng với đơn vị kiến thức và kĩ năng đã học trước đó theo nguyên tắc đồng tâm

Một phần của tài liệu Áp dụng định hướng tích hợp trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trân huyện Bình Chánh, Tp.HCM (Trang 28)