9. Ý NGHĨA VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI
2.4.3. Phương tiện
Sách giáo khoa Đạo đức là tài liệu dùng chung cho cả nước. Sách được biên soạn phần lớn là do các tác giả ở phía Bắc nên một số hình ảnh minh họa mang hình ảnh của miền Bắc. Những hình ảnh này có sự khác biệt so với hoàn cảnh sống hiện tại của học sinh ở miền Nam. Vì thế khi giáo viên đưa vào giảng dạy thì không sát thực tế làm cho học sinh khó hình dung. Một đơn cử như tranh “Tới trường” trang 10 Sách giáo khoa Đạo đức 5. Đó là bức tranh diễn đạt một bạn nhỏ vượt con suối đến trường. Do tình hình địa phương là vùng bằng phẳng, học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trân đến trường trên những con đường nhựa, học sinh sẽ không hình dung ra được những trở ngại có thể gặp khi vượt một con suối. Nhưng nếu giáo viên cứ khai thác bức tranh này để vào bài thì học sinh sẽ tiếp nhận bài một cách khô khan, khó nhớ, sau giờ học HS quên một cách mau chóng là điều dễ hiểu.
Mặt khác, do sự thay đổi không ngừng của xã hội nên hiện nay nội dung sách giáo khoa môn Đạo đức ở tiểu học có những tình huống đã hết phù hợp với tình hình địa phương thực tại cũng làm cho học sinh tiếp nhận một cách gượng ép. Như ở bài tập 1 của bài “Có chí thì nên”, Sách giáo khoa Đạo đức 5 đưa ra các tình huống sau :
1. Những biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của người có ý chí ? a. Nguyễn Ngọc Ký bị liệt cả hai tay, phải dùng chân để viết mà
Trang 58
b. Dù phải trèo đèo, lội suối, vượt đường xa để đến trường nhưng Mai vẫn đi học đều.
c. Vụ lúa này nhà bạn Phương mất mùa nên có khó khăn, Phương liền bỏ học.
d. Chữ bạn Hiếu rất xấu nhưng sau hai năm kiên trì rèn luyện, nay Hiếu viết vừa đẹp, vừa nhanh.
Trong các tình huống trên, tình huống b, c, hiện nay không còn phù hợp với tình hình địa phương của trường. Mặc dù là xã nông thôn nhưng học sinh đến trường đã có xe buýt của trường đưa đón. Mặt khác cha mẹ học sinh phần lớn đều là công nhân cho các hãng, xưởng nên học sinh không hình dung được cảnh gia đình khó khăn khi mất mùa hay cảnh phải vất vả trèo đèo, lội suối khi đến trường.
Mặt khác, do sự thay đổi một số quy định từ phía nhà nước nên một vài
nội dung thay đổi theo. Chẳng hạn Truyện Đến Ủy ban nhân dân phường có
câu “Ủy ban nhân dân phường còn làm rất nhiều việc : xác nhận chỗ ở ; …. ; tổ chức tiêm chủng mở rộng,…” Trên thực tế hiện nay, việc tiêm chủng mở rộng là do cơ sở y tế phụ trách.
Trên đây chỉ là một số minh họa sự bất cập về hình ảnh, nội dung của sách giáo khoa mà do yếu tố khách quan mang lại. Nhưng vì một số lí do, giáo viên chủ nhiệm ngại thay đổi, ngại vận dụng tình huống thực tế vào bài học. Họ vẫn cứ rập khuôn lấy tình huống, hình ảnh từ sách giáo khoa ra giảng dạy, nên chưa đảm bảo được mục tiêu môn học đề ra.
2.5. TÌNH HÌNH GDĐĐ Ở TIỂU HỌC NẾU KHÔNG TH
Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học chủ yếu diễn ra trong tiết dạy Đạo đức và ngoài giờ lên lớp nhưng hiện nay việc sinh hoạt ngoài giờ lên lớp còn thực hiện qua loa do nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Ngoài ra, kiến thức các môn học dàn trải, không có đủ thời gian cho một số môn như
Trang 59
Toán, Tiếng Việt nên giáo viên chủ nhiệm thường xuyên cắt tiết, bỏ giờ hoặc dạy qua loa đối với môn Đạo đức. Rất nhiều giáo viên chưa có sự đầu tư đúng mức đối với môn học. Nếu có dạy đúng, dạy đủ đi nữa thì những mảng kiến thức ấy chỉ được cung cấp thông qua tiết học, sau đó không có điều kiện quay lại. Với đặc điểm tâm lí học sinh tiểu học, kiến thức chỉ được học trong một hoặc hai tiết sẽ không thể biến thành hành vi, thái độ đúng đắn. Việc giáo dục đạo đức cho học sinh vì thế bị ảnh hưởng rất nhiều. Một số nội dung đạo đức giáo viên đưa ra nhưng chưa có điều kiện khắc sâu, ghi kĩ vì thế chưa trở thành thói quen, hành vi tốt cho học sinh. Sau lưng giáo viên học sinh vẫn còn nói tục, chửi thề một cách vô ý thức. Học sinh vẫn còn vô tâm với mọi người xung quanh, đối xử thô bạo với bạn … Đó cũng là một trong những nguyên nhân tạo ra mầm mống cho tình trạng nạn bạo lực học đường trong giới học sinh phổ thông như hiện nay.
Mặt khác, địa bàn xã Đa Phước hiện nay chuyển dần từ làm nông sang làm công. Phần lớn cha mẹ học sinh làm việc ở các xí nghiệp, nhà máy cả ngày nên bỏ mặc học sinh cho nhà trường mà chưa có sự hợp tác chặt chẽ. Giáo dục giữa nhà trường và gia đình chưa có sự thống nhất làm cho hành vi, thói quan đạo đức của học sinh được học trên nhà trường chưa thể trở thành kĩ năng, gây khó khăn rất nhiều trong công tác giáo dục của nhà trường. Vì thế, để học sinh có hành vi, thói quen tốt nhà trường phải cải thiện cách thức tổ chức giáo dục của mình nhằm giúp học sinh được rèn luyện đạo đức ngày một tốt hơn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG II
Trong chương II, người nghiên cứu đã giới thiệu tổng quan về Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trân và chương trình, mục tiêu, phương pháp, hình thức dạy học môn Đạo đức. Mặt khác, người nghiên cứu cũng đã khảo sát và
Trang 60
đánh giá thực trạng của việc giáo dục đạo đức theo định hướng tích hợp để làm cơ sở thực tiễn trước khi tiến hành xây dựng và tổ chức tiến trình giáo dục đạo đức theo định hướng tích hợp. Người nghiên cứu cũng đã trình bày kết quả khảo sát bằng bảng số liệu và biểu đồ. Căn cứ vào kết quả đã khảo sát, người nghiên cứu rút ra một số kết luận như sau :
Đa số giáo viên đều mong muốn có đủ và dư thời lượng để giáo dục đạo đức cho học sinh. Bên cạnh đó, do áp lực 100% học sinh lên lớp mỗi năm đã góp phần làm giáo viên chủ nhiệm cắt tiết, không có sự đầu tư đúng mức cho môn Đạo đức, giáo dục đạo đức. Đa số giáo viên có biết đến ĐHTH nhưng giáo viên phải tích hợp nhiều vấn đề khác theo yêu cầu ngành đề ra nên tích hợp giáo dục đạo đức vào môn học chưa được thực hiện tốt, chưa trở thành giải pháp nhằm tăng thời lượng rèn luyện đạo đức cho học sinh tiểu học.
Học sinh nhận thức được sự quan trọng của môn Đạo đức nhưng chưa hứng thú với môn học vì sự hạn chế đầu tư của giáo viên chủ nhiệm. Kiến thức đạo đức được học đối với học sinh chỉ là lí thuyết suông, chưa biến thành kĩ năng, hành vi đạo đức đúng.
Giáo viên chưa mạnh dạn thay đổi nội dung giáo dục, dạy học phù hợp với tình hình hiện tại ở địa phương để bài học mang tính thực tế, hạn chế sự nhàm chán, khô khan của môn Đạo đức.
Qua thực trạng giáo dục Đạo đức ở Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trân huyện Bình Chánh, người nghiên cứu cho rằng cần tổ chức giáo dục đạo đức theo ĐHTH nhằm giúp học sinh được tăng thêm thời gian được giáo dục đạo đức, tiếp xúc nhiều hơn với tình huống đạo đức thực, đưa nội dung giáo dục trên sách gần cuộc sống thực hơn. Học sinh có điều kiện được rèn luyện đạo đức nhiều hơn góp phần biến kiến thức thành kĩ năng, thái độ đạo đức đúng đắn.
Trang 61
Chương 3
TỔ CHỨC GD ĐẠO ĐỨC THEO ĐHTH
VÀO PHÂN MÔN TẬP ĐỌC CỦA MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 5 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
NGUYỄN VĂN TRÂN, HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua hai con đường cơ bản : Giáo dục qua dạy học môn Đạo đức và giáo dục qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Để giúp cho việc giáo dục đạo đức ở Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trân đảm bảo được yêu cầu đề ra, ngoài việc giáo dục đạo đức thông qua dạy học môn Đạo đức, người nghiên cứu đã tiến hành xây dựng tiến trình tổ chức giáo dục đạo đức theo định hướng tích hợp mà cụ thể là xây dựng tiến trình tổ chức giáo dục đạo đức theo định hướng tích hợp vào phân môn Tập đọc của môn Tiếng Việt một cách nghiêm túc, đảm bảo mục tiêu môn học, đáp ứng được yêu cầu của Bộ Giáo dục mà vẫn phù hợp với tình hình địa phương và quen thuộc với học sinh.
3.1. TỔ CHỨC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC THEO ĐỊNH HƯỚNG TÍCH HỢP VÀO PHÂN MÔN TẬP ĐỌC CỦA MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 5
3.1.1. Mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5
Mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5 được xác định cụ thể thông qua mục tiêu môn học Đạo đức. Mục tiêu môn Đạo đức lớp 5 đưa ra những yêu cầu học sinh cần đạt sau khi học xong chương trình như sau :
Trang 62
luật phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 5 trong quan hệ của học sinh với quê hương, đất nước, tổ tiên ; với phụ nữ, cụ già, em nhỏ ; với bạn bè và những người xung quanh ; với hành vi, việc làm của bản thân ; với tài nguyên thiên nhiên.
- Đưa ra nhận xét, đánh giá các ý kiến, quan niệm, hành vi, việc làm có liên quan đến các chuẩn mực đã học ; lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong các tình huống và vận dụng thực hiện các chuẩn mực đã học trong cuộc sống hằng ngày.
- Yêu quê hương, đất nước ; biết ơn tổ tiên ; kính trọng người già, yêu thương em nhỏ, tôn trọng phụ nữ ; đoàn kết, hợp tác với bạn bè và những người xung quanh ; có ý thức vượt khó, vươn lên trong cuộc sống, có trách nhiệm về hành động của mình ; yêu hòa bình ; có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.[3, 3]
3.1.2. Xác định mục tiêu giáo dục đạo đức cần tích hợp vào phân môn Tập đọc của môn Tiếng Việt
Từ mục tiêu chung của cả quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học, mục tiêu giáo dục của môn Đạo đức lớp 5, người nghiên cứu tiến hành xây dựng mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5 vào phân môn Tập đọc của môn Tiếng Việt bao gồm các mục tiêu về :
- Vai trò, trách nhiệm của học sinh lớp 5.
- Thật thà, trung thực, vượt lên khó khăn trong cuộc sống ; mạnh dạn xây dựng ước mơ cho bản thân.
- Nhớ ơn tổ tiên, cha mẹ, thầy cô ; yêu quý bạn bè. - Quan tâm, giúp đỡ người xung quanh.
- Yêu quý lao động, người lao động và thành quả lao động. - Yêu quê hương, đất nước, giữ gìn truyền thống dân tộc. - Yêu hòa bình, quan hệ tốt với bạn bè trên thế giới.
Trang 63
- Quý trọng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống.
Trên là những mục tiêu cơ bản sẽ được tích hợp vào phân môn Tập đọc của môn Tiếng Việt lớp 5. Với từng mục tiêu cụ thể, người nghiên cứu chọn bài tập đọc có nội dung phù hợp với mục tiêu giáo dục đạo đức theo bảng 3.1 như sau :
Bảng 3.1 : Mục tiêu được tích hợp theo bài
Mục tiêu Bài Tập đọc
1. Vai trò, trách nhiệm của học sinh
lớp 5
- Thư gửi các học sinh - Nghìn năm văn hiến
- Buôn Chư Lênh đón cô giáo - Phong cảnh đền Hùng
2. Thật thà, trung thực, vượt lên khó khăn trong cuộc sống ; mạnh dạn xây dựng ước mơ cho bản thân
- Chuỗi ngọc lam - Thái sư Trần Thủ Độ - Phân xử tài tình - Những cánh buồm - Sang năm con lên bảy - Lớp học trên đường 3. Nhớ ơn tổ tiên, cha
mẹ, thầy cô ; yêu quý bạn bè
- Nghĩa thầy trò - Bầm ơi
- Chuỗi ngọc lam
4. Quan tâm, giúp đỡ những người xung
quanh
- Thầy thuốc như mẹ hiền - Ngu Công xã Trịnh Tường - Thầy cúng đi bệnh viện - Tiếng rao đêm
Trang 64
- Con gái - Út Vịnh
5. Yêu quý lao động, người lao động và thành quả lao động
- Quang cảnh làng mạc ngày mùa - Cái gì quý nhất
- Mùa thảo quả
- Hành trình của bầy ong - Hạt gạo làng ta
- Về ngôi nhà đang xây
- Ca dao về lao động sản xuất
6. Yêu quê hương, đất nước, giữ gìn truyền thống dân tộc - Sắc màu em yêu - Kịch : Lòng dân - Trước cổng trời - Đất Cà Mau
- Người công dân số Một
- Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng - Trí dũng song toàn
- Lập làng giữ biển - Cao Bằng
- Chú đi tuần
- Luật tục xưa của người Ê-đê - Hộp thư mật
- Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân - Tranh làng Hồ
- Đất nước
-Tà áo dài Việt Nam - Công việc đầu tiên
Trang 65
- Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
7. Yêu hòa bình, quan hệ tốt với bạn
bè trên thế giới.
- Những con sếu bằng giấy - Bài ca về trái đất
- Một chuyên gia máy xúc - Ê-mi-li, con …
- Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai - Tác phẩm của Si-le và tên phát xít - Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà
8. Quý trọng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
sống
- Những người bạn tốt - Kì diệu rừng xanh
- Chuyện một khu vườn nhỏ - Người gác rừng tí hon - Trồng rừng ngập mặn - Cửa sông
Với từng mục tiêu giáo dục đạo đức, giáo viên đã chọn lựa các bài tập đọc để tích hợp. Việc chọn lựa và phân loại bài tập đọc này phụ thuộc vào giáo viên tổ chức. Khi thực hiện giáo viên có thể chọn lựa theo hướng này hay hướng khác tùy ý. Vấn đề quan trọng, người giáo viên gắn kết được mục tiêu giáo dục đạo đức vào nội dung bài dạy một cách hợp lí. Để điều này được thực hiện, người giáo viên phải xây dựng nội dung tích hợp từ mục tiêu đã xác định.
3.1.3. Xây dựng nội dung GDĐĐ cần tích hợp
Dựa trên mục tiêu cần tích hợp và nội dung 60 bài tập đọc trong chương trình Tiếng Việt lớp 5, người nghiên cứu tiến hành xây dựng nội dung giáo dục đạo đức cần tích hợp vào các bài tập đọc theo bảng 3.2 sau :
Trang 66
Bảng 3.2 : Nội dung GDĐĐ được tích hợp trong các bài tập đọc Bài tập đọc Nội dung giáo dục đạo đức được tích hợp -Thư gửi các học sinh
-Nghìn năm văn hiến
-Buôn Chư Lênh đón cô giáo
-Phong cảnh đền Hùng
- Học sinh học tập theo 5 điều Bác dạy.
- Noi gương các thế hệ đi trước, học sinh học tập tốt hơn để xứng đáng với truyền thống hiếu học của người Việt Nam.
- Học sinh đang có đủ điều kiện học tập thì phải học thật tốt.
- Học sinh phải học tập tốt để sau này trở thành trụ cột nước nhà, xây dựng và phát triển nước nhà như lời dặn của Bác.
-Chuỗi ngọc lam
-Thái sư Trần Thủ Độ -Phân xử tài tình -Những cánh buồm
-Sang năm con lên bảy