TÌNH HÌNH ĐỊA PHƯƠNG

Một phần của tài liệu Áp dụng định hướng tích hợp trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trân huyện Bình Chánh, Tp.HCM (Trang 48)

9. Ý NGHĨA VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. TÌNH HÌNH ĐỊA PHƯƠNG

Đa Phước là một xã nông nghiệp nằm về hướng Nam của huyện Bình Chánh, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 15km về hướng Tây Nam. Xã Đa Phước được tạo lập trên vùng đất của hai nhánh sông Cần Giuộc và sông Cây Khô, vì vậy ranh giới tiếp giáp với các xã lân cận phần lớn được xác định bởi các sông rạch. Phía Bắc giáp với xã Phong Phú, phía Nam và Tây Nam giáp với xã Qui Đức và Hưng Long. Phía Đông và Đông Nam giáp với các xã Nhơn Đức (Nhà Bè), xã Long Hậu, Tân Kim (Cần Giuộc - Long An). Xã có diện tích tự nhiên 1610 ha. Địa giới hành chính chia thành 5 ấp với 82 tổ nhân dân. Dân số của xã hiện nay là 3980 hộ, trong đó thường trú là 2.976 hộ, tạm trú 1.004 hộ với số dân thường trú và tạm trú chiếm tỉ lệ so với tổng số dân theo trình bày ở Bảng 2.1 như sau :

Bảng 2.1 : Số dân của xã Đa Phước tính đến cuối năm 2012 Thường trú Tạm trú Tổng số dân Số người Tỉ lệ (%) Số người Tỉ lệ (%) Tổng cộng Tỉ lệ (%)

14.407 80,43 3.505 19,57 17.912 100

Nguồn : Báo cáo Tổng kết 10 năm (2002 - 2012) tuyển đảng viên nhập ngũ của xã Đa

Trang 34

Xã Đa Phước có một trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, một trường Trung học cơ sở, một trường Trung học phổ thông và Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trân. Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trân có 1157 học sinh được chia thành 31 lớp. Cha mẹ học sinh của trường phần lớn là nông dân và công nhân nên có rất nhiều hạn chế về nhận thức trong việc giáo dục con cái. Điều kiện kinh tế khó khăn nên một số cha mẹ học sinh gần như không để mắt đến việc dạy bảo con cái, phó mặc việc dạy dỗ đó cho nhà trường mà lẽ ra chính cha mẹ mới là nhân tố quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.

Ngoài ra, cuộc sống xung quanh một số học sinh ở nhà trọ khá phức tạp đã tác động không nhỏ đến quá trình hình thành đạo đức, lối sống của học sinh. Nhà trường giáo dục một đường, ở gia đình phụ huynh thực hiện khác đi. Những điều trái ngược này do người lớn xung quanh thực hiện một cách thường xuyên, trực tiếp trước mắt học sinh. Đó là các ý thức như : giữ gìn vệ sinh chung nơi công cộng, chấp hành luật lệ giao thông, giúp đỡ người già neo đơn, giúp người có hoàn cảnh khó khăn, gặp hoạn nạn, nói lời hay hoặc cư xử lịch sự, v.v... không được cha mẹ, anh chị, những người xung quanh làm đúng như nhà trường, thầy cô chỉ dạy. Những điều trái ngược này ảnh hưởng rất lớn đối với nhân cách của học sinh.

Ngoài ra quá trình hình thành đạo đức của học sinh còn chịu ảnh hưởng rất lớn từ cách thức hình thành, giáo dục đạo đức của nhà trường tiểu học. 2.2. ĐÔI NÉT VỀ TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VĂN TRÂN

Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trân trước kia là Trường Tiểu học Đa Phước, trường bắt đầu hoạt động từ năm 1982. Đến năm 2004 trường đổi tên thành Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trân. Vào tháng 9 năm 2006, Trường được công nhận là trường chuẩn quốc gia mức độ 1. Kể từ tháng 11 năm 2012, Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trân được công nhận là trường chuẩn quốc gia mức độ 2.

Trang 35

Năm học 2012 – 2013, trường có 31 lớp. Trong đó : - Khối 1 : 6 lớp

- Khối 2 : 6 lớp - Khối 3 : 7 lớp - Khối 4 : 6 lớp - Khối 5 : 6 lớp

Số lượng học sinh năm học 2012-2013 của trường là 1157 học sinh. Trung bình 37,2 học sinh trên 1 lớp.

Đội ngũ cán bộ nhà trường bao gồm :

 Cán bộ quản lí : 1 Hiệu trưởng và 2 Phó Hiệu trưởng.

 Giáo viên dạy nhiều môn : 31 giáo viên. Trong đó : 6 giáo viên đạt trình độ đại học ; 25 giáo viên đạt trình độ cao đẳng.

 Giáo viên dạy bộ môn : 9 giáo viên đạt trình độ cao đẳng. 2.3. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC 2.3.1. Nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

Giáo dục đạo đức ở trường tiểu học có ba nhiệm vụ :

- Hình thành cho học sinh những hiểu biết ban đầu về giá trị của đạo đức để tạo ra thái độ đồng tình, chấp nhận thực hiện các yêu cầu của chuẩn mực đạo đức trong các mối quan hệ với cộng đồng, với lao động và môi trường.

- Tạo ra ở học sinh những xúc cảm và động cơ tích cực khi thực hiện các yêu cầu chuẩn mực đạo đức.

- Tổ chức cho học sinh thực hiện các chuẩn mực đạo đức trong các hoạt động học tập, lao động, sinh hoạt cộng đồng và tập thể nhằm hình thành hành vi và thói quen hành vi đạo đức đúng đắn. [2, 236]

Trang 36

Các nhiệm vụ trên được thực hiện thống nhất với nhau. Tùy từng điều kiện, hoàn cảnh địa phương mà người giáo viên tiến hành giáo dục đạo đức cho học sinh một cách linh hoạt.

2.3.2. Nội dung và chương trình giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học Quá trình giáo dục đạo đức ở tiểu học nhằm hình thành các chuẩn mực Quá trình giáo dục đạo đức ở tiểu học nhằm hình thành các chuẩn mực hành vi, phẩm chất đạo đức vững chắc. Vì vậy, quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học là quá trình thực hiện ba mục tiêu : giáo dục ý thức đạo đức ; giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức ; giáo dục hành vi thói quen đạo đức.

Ở trường tiểu học, giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hai con đường cụ thể : Dạy học và hoạt động ngoại khóa. Dạy học đạo đức là dạy học thông qua các bài trong môn Đạo đức.

Chương trình môn đạo đức ở tiểu học được trình bày dưới dạng bài. Cả năm gồm 14 bài xoay quanh 5 chủ đề sau : Quan hệ với bản thân ; Quan hệ với gia đình ; Quan hệ với nhà trường ; Quan hệ với cộng đồng, xã hội ; Quan hệ với môi trường tự nhiên. Tổng thời lượng dành cho môn Đạo đức ở mỗi lớp trong chương trình tiểu học là 35 tiết trên năm, được phân phối như sau :

14 bài x 2 tiết = 28 tiết Dành cho địa phương : 3 tiết Thực hành giữa Học kì I : 1 tiết Thực hành giữa Học kì II : 1 tiết Thực hành giữa Học kì III : 1 tiết Thực hành giữa cuối năm : 1 tiết

Tất cả 35 tiết được kết cấu chia thành các bài được thể hiện trong bảng 2.2 cụ thể như sau :

Trang 37

Bảng 2.2 : Bài đạo đức theo các chủ đề ở các lớp

Lớp Chủ đề Tên bài 1 1. Quan hệ với bản thân - Em là học sinh lớp 1 - Gọn gàng, sạch sẽ - Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập 2. Quan hệ với gia

đình

- Gia đình em

- Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ

3. Quan hệ với nhà trường

- Đi học đều và đúng giờ - Trật tự trong trường học.

- Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo - Em và các bạn

4. Quan hệ với cộng đồng, xã hội

- Nghiêm trang khi chào cờ - Đi bộ đúng quy định - Cảm ơn và xin lỗi - Chào hỏi và tạm biệt 5. Quan hệ với môi

trường tự nhiên - Bảo vệ cây và hoa nơi công cộng

2

1. Quan hệ với bản thân

- Học tập, sinh hoạt đúng giờ - Biết nhận lỗi và sửa lỗi - Gọn gàng, ngăn nắp

- Biết nói lời yêu cầu, đề nghị 2. Quan hệ với gia

đình

Trang 38

3. Quan hệ với nhà trường

- Giữ gìn trường lớp sạch đẹp - Chăm chỉ học tập

- Quan tâm, giúp đỡ bạn

4. Quan hệ với cộng đồng, xã hội

- Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng - Trả lại của rơi

- Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại - Lịch sự khi đến nhà người khác - Giúp đỡ người khuyết tật

5. Quan hệ với môi

trường tự nhiên - Bảo vệ loài vật có ích

3

1. Quan hệ với bản thân

- Giữ lời hứa

- Tự làm lấy việc của mình 2. Quan hệ với gia

đình

- Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em

3. Quan hệ với nhà trường

- Chia sẻ vui buồn cùng bạn

- Tích cực tham gia việc lớp, việc trường

4. Quan hệ với cộng đồng, xã hội.

- Kính yêu Bác Hồ

- Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng

- Biết ơn thương binh, liệt sĩ - Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế - Tôn trọng khách nước ngoài - Tôn trọng đám tang

- Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác 5. Quan hệ với môi - Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước

Trang 39

trường tự nhiên - Chăm sóc cây trồng, vật nuôi

4

1. Quan hệ với bản thân

- Trung thực trong học tập - Vượt khó trong học tập - Biết bày tỏ ý kiến - Tiết kiệm tiền của - Tiết kiệm thời giờ 2. Quan hệ với gia

đình

- Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ

3. Quan hệ với nhà trường

- Biết ơn thầy giáo, cô giáo

- Kính trọng, biết ơn người lao động

4. Quan hệ với cộng đồng, xã hội.

- Lịch sự với mọi người - Yêu lao động

- Giữ gìn các công trình công cộng

- Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo

- Tôn trọng Luật Giao thông 5. Quan hệ với môi

trường tự nhiên

- Bảo vệ môi trường

5

1. Quan hệ với bản thân

- Em là học sinh lớp 5

- Có trách nhiệm về việc làm của mình - Có chí thì nên

2. Quan hệ với gia

đình - Nhớ ơn tổ tiên 3. Quan hệ với nhà - Tình bạn

Trang 40

trường

4. Quan hệ với cộng đồng, xã hội.

- Hợp tác với những người xung quanh - Kính già, yêu trẻ

- Tôn trọng phụ nữ

- Em yêu Tổ quốc Việt Nam - Em yêu quê hương

- Ủy ban nhân dân xã / phường em - Em yêu hòa bình

- Em tìm hiểu về tổ chức Liên Hợp Quốc 5. Quan hệ với môi

trường tự nhiên - Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Theo Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy các môn học lớp 1, 2, 3, 4, 5 (tập 1)

Chương trình Đạo đức ở tiểu học có 3 tiết phần mềm dành cho địa phương để nhà trường giải quyết các vần đề cần quan tâm của địa phương. Nội dung, hình thức, phương pháp, thời điểm, quy mô dạy học các tiết này do từng trường quyết định.

Ngoài ra chương trình còn có 4 tiết thực hành nhằm tạo cơ hội cho học sinh được vận dụng các chuẩn mực hành vi đạo đức đã học vào thực tiễn cuộc sống thông qua các hình thức hoạt động như : diễn đàn trẻ em, triển lãm tranh, biểu diễn văn nghệ, trình bày kết quả của dự án, tham quan, giao lưu ... Thông qua đó, giáo viên có điều kiện hoàn thiện các đánh giá, nhận xét đối với học sinh, đặc biệt là các học sinh còn thiếu kết quả nhận xét.

2.3.3. Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học

Theo Nguyễn Hữu Hợp (2007), “Phương pháp giáo dục đạo đức là cách thức hoạt động mà người giáo viên sử dụng để hướng dẫn học sinh tiếp nhận những chuẩn mực, hành vi đạo đức đúng.”[1, trang 56)

Trang 41

Từ khái niệm trên, người nghiên cứu nghĩ có thể chia phương pháp giáo dục đạo đức ở Tiểu học thành các nhóm phương pháp như sau :

a. Nhóm các phương pháp hình thành ý thức cá nhân

Chức năng của nhóm phương pháp này nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức về chuẩn mực, hành vi đạo đức phù hợp với yêu cầu xã hội, từ đó hình thành niềm tin đạo đức cho học sinh. Khi ý thức đạo đức được hình thành, nhóm phương pháp này có tác dụng định hướng, điều chỉnh cách ứng xử của học sinh sao cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức mà xã hội đòi hỏi ở từng người trong mối quan hệ giữa cá nhân với công việc, với mọi người xung quanh và môi trường sống. Các phương pháp thuộc nhóm này bao gồm : phương pháp đàm thoại, phương pháp kể chuyện, phương pháp giảng giải, phương pháp nêu gương, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp xử lí tình huống, phương pháp giải quyết vấn đề …

b. Nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động xã hội, tích lũy kinh nghiệm ứng xử cho học sinh

Chức năng của nhóm phương pháp này nhằm giúp học sinh biến tri thức thành kĩ năng đạo đức. Thông qua các hoạt động xã hội phù hợp với lứa tuổi, học sinh được thực hành những tri thức đạo đức đã học vào cuộc sống. Đồng thời thông qua thực tế sẽ giúp cho học sinh tích lũy được kinh nghiệm ứng xử. Các phương pháp thuộc nhóm này bao gồm : phương pháp nêu yêu cầu sư phạm, phương pháp tập luyện, phương pháp rèn luyện, phương pháp dự án …

c. Nhóm các phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi

Nhóm phương pháp này có tác dụng tạo dư luận xã hội tích cực, đồng tình, ủng hộ hành vi đúng hay dư luận xã hội không đồng tình, không ủng hộ hành vi sai trái. Thông qua dư luận, học sinh sẽ phát huy hành vi đạo đức tốt hay điều chỉnh những hành vi chưa phù hợp. Hai phương pháp thuộc nhóm

Trang 42

này là : phương pháp khuyến khích và phương pháp trách phạt. Giáo viên khi sử dụng phương pháp trách phạt cần lưu ý đến hình thức trách phạt và lời lẽ nhằm tránh tổn thương học sinh. Khi trách phạt, giáo viên cần phân tích tình huống, đưa ra hướng giải quyết hợp lí để học sinh học tập.

d. Nhóm các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục

Nhóm phương pháp này giúp giáo viên kiểm tra được mức độ thông hiểu tri thức đạo đức, niềm tin đạo đức cũng như kinh nghiệm ứng xử của học sinh. Đồng thời cũng qua nhóm phương pháp này, giáo viên đánh giá được kết quả giáo dục của mình. Nhóm phương pháp này bao gồm các phương pháp như : phương pháp quan sát, phương pháp thực nghiệm tự nhiên, phương pháp đàm thoại, phương pháp trò chơi, phương pháp Ankét …

Mỗi phương pháp nhỏ trong hệ thống phương pháp giáo dục đạo đức đều có tác dụng thúc đẩy hoạt động tự giáo dục của học sinh. Không có phương pháp nào chỉ toàn ưu điểm. Mỗi phương pháp đều có những hạn chế riêng. Vì vậy, khi vận dụng phương pháp, người giáo viên cần chú ý :

- Đảm bảo sự thống nhất giữa ý thức đạo đức với hành động đạo đức. - Kích thích tính tự giác nhận thức, tu dưỡng, rèn luyện thói quen, hành vi

đúng chuẩn mực, phù hợp với yêu cầu xã hội.

- Tạo điều kiện để học sinh thể hiện, khẳng định và học tập điều hay ở bạn, nhận thức điều chưa hay để tránh đi.

- Phát triển tính độc lập trong suy nghĩ của học sinh.

- Vận dụng phương pháp kết hợp phương tiện phù hợp điều kiện địa phương.

2.3.4. Hình thức giáo dục đạo đức ở tiểu học

Hình thức giáo dục đạo đức là loại hình tổ chức cho học sinh lĩnh hội tri thức đạo đức trong không gian, địa điểm và những điều kiện xác định nhằm thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu dạy học. Hình thức giáo dục đạo đức

Trang 43

cho học sinh tiểu học khá phong phú. Từ thực tế dạy học ở trường tiểu học, người nghiên cứu có thể chia hình thức giáo dục đạo đức dựa vào những căn cứ sau :

Căn cứ vào địa điểm diễn ra quá trình giáo dục thì có hai hình thức giáo dục đạo đức đó là : Giáo dục trên lớp và giáo dục ngoài lớp.

Một phần của tài liệu Áp dụng định hướng tích hợp trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trân huyện Bình Chánh, Tp.HCM (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)