Thiết kế công cụ và chọn mẫu khảo sát

Một phần của tài liệu Áp dụng định hướng tích hợp trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trân huyện Bình Chánh, Tp.HCM (Trang 94)

9. Ý NGHĨA VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI

3.2.2. Thiết kế công cụ và chọn mẫu khảo sát

a) Công cụ khảo sát

Phiếu xin ý kiến giáo viên (phụ lục 4) nhằm khảo sát sự đánh giá của giáo viên về mức độ phù hợp giữa hình thức tổ chức dạy học có tích hợp giáo dục đạo đức với hình thức giáo dục đạo đức thông qua môn Đạo đức và mục tiêu môn học, điều kiện thực tế địa phương cùng tính khả thi của nó.

b) Mẫu khảo sát

2 Ban Giám hiệu và 8 giáo viên và có kinh nghiệm lâu năm trong giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ở các khối lớp của Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trân theo danh sách ở bảng 3.3 dưới đây.

Trang 80

Bảng 3.3 : Danh sách các giáo viên tham khảo ý kiến

STT Họ và tên Chức vụ Thâm niên 01 Phạm Văn Gắt P. Hiệu trưởng 30 năm 02 Nguyễn Thị Coi P. Hiệu trưởng 17 năm 03 Huỳnh Thị Nở Giáo viên lớp 3 18 năm 04 Trương Thị Huệ Giáo viên lớp 3 32 năm 05 Nguyễn Ngọc Dung Giáo viên lớp 4 18 năm 06 Huỳnh Thị Kim Lành Giáo viên lớp 4 33 năm 07 Nguyễn Phước Cư Giáo viên lớp 5 29 năm 08 Nguyễn Thị Ba Giáo viên lớp 5 33 năm 09 Trương Thị Ánh Nguyệt Giáo viên lớp 5 28 năm 10 Nguyễn Thị Phượng Loan Giáo viên lớp 5 16 năm 3.2.3. Đánh giá kết quả khảo sát

Qua khảo sát từ hai Ban Giám hiệu và các giáo viên có kinh nghiệm trong giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ở Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trân, kết quả thu được như sau :

Bảng 3.4 : Số lượng mục tiêu GDĐĐ được tích hợp vào nội dung môn học

Nhiều Vừa đủ Thiếu

Số lượng (Người) Tỉ lệ (%) Số lượng (Người) Tỉ lệ (%) Số lượng (Người) Tỉ lệ (%) 0 0 10 100 0 0

Trang 81

Từ bảng 3.4 cho thấy 100% giáo viên cho rằng số lượng mục tiêu người nghiên cứu đưa ra là phù hợp với nội dung môn học. Không có ý kiến cho rằng thiếu vì thời gian dành cho tích hợp giáo dục đạo đức vào phân môn Tập đọc chỉ diễn ra từ 1 đến 5 phút nên mục tiêu xây dựng như vậy hợp lí.

Bảng 3.5 : Sự phù hợp giữa nội dung GDĐĐ được TH với nội dung môn học Rất phù hợp Phù hợp Không phù hợp Số lượng (Người) Tỉ lệ (%) Số lượng (Người) Tỉ lệ (%) Số lượng (Người) Tỉ lệ (%) 0 0 10 100 0 0

Theo bảng 3.5 thể hiện 100% giáo viên đều cho rằng nội dung giáo dục đạo đức mà người nghiên cứu đưa ra phù hợp với nội dung các bài tập đọc. Một bài tập đọc có thể được khai thác để tích hợp dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên các nội dung được khai thác để tích hợp giáo dục đạo đức sẽ không có nhiều khác biệt. Chính vì điều này nên nội dung người nghiên cứu đưa ra được các giáo viên đánh giá là phù hợp.

Bảng 3.6 : Sự phù hợp giữa tổ chức GDĐĐ theo ĐHTH với điều kiện thực tế địa phương Rất phù hợp Phù hợp Không phù hợp Số lượng (Người) Tỉ lệ (%) Số lượng (Người) Tỉ lệ (%) Số lượng (Người) Tỉ lệ (%) 5 50 5 50 0 0

Với những nội dung GDĐĐ sẽ đưa vào tích hợp trong phân môn Tập đọc của môn Tiếng Việt có 50% giáo viên cho rằng phù hợp với tình hình địa

Trang 82

phương, 50% giáo viên cho rằng rất phù hợp với tình hình địa phương. Bảng 3.7 : Tính khả thi khi tổ chức giáo dục đạo đức theo ĐHTH

Rất khả thi Khả thi Không khả thi Số lượng (Người) Tỉ lệ (%) Số lượng (Người) Tỉ lệ (%) Số lượng (Người) Tỉ lệ (%) 03 30 7 70 0 0

Với kết quả từ bảng trên có 70% giáo viên đánh giá việc tổ chức giáo dục đạo theo ĐHTH là khả thi và 30% giáo viên đánh giá rất khả thi. Điều này cho thấy tính thiết thực và sự cần thiết của việc tổ chức giáo dục đạo đức theo định hướng tích hợp.

Kết luận

Qua tham khảo ý kiến của hai Ban Giám hiệu và tám giáo viên có kinh nghiệm trong giáo dục đạo đức cho học sinh đều nhận thấy với số lượng và nội dung giáo dục đạo đức như thế thì phù hợp với tình hình địa phương và có tính khả thi khi tổ chức giáo dục theo ĐHTH. Chính được sự đánh giá về tính khả thi này của những người có kinh nghiệm trong giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học làm căn cứ vững chắc để người nghiên cứu tiến hành thực nghiệm tổ chức giáo dục đạo đức theo ĐHTH vào phân môn Tập đọc cho học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trân nhằm xác nhận thực tế việc tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh theo ĐHTH có mang lại hiệu quả, cải thiện chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.

Trang 83

3.3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.3.1. Mục đích thực nghiệm

Người nghiên cứu tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả của việc tổ chức GDĐĐ theo ĐHTH tại Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trân, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Các cuộc thực nghiệm được diễn ra qua việc tổ chức dạy học phân môn Tập đọc của môn Tiếng Việt có tích hợp hai mục tiêu giáo dục đạo đức đã được xây dựng như ở mục 1 chương 3 trên.

3.3.2. Nội dung thực nghiệm

Trong khuôn khổ thời gian và quy mô của luận văn, người nghiên cứu chỉ tiến hành tổ chức thực nghiệm hai trong tám mục tiêu đã đề ra thông qua hai bài dạy tập đọc. Đó là hai mục tiêu : Quan tâm, giúp đỡ người xung quanh; Quý trọng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống.

3.3.3. Đối tượng thực nghiệm

Học sinh lớp 5 của Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trân. - Lớp đối chứng : Lớp 54 với tổng số học sinh là 45 em. - Lớp thực nghiệm : Lớp 56 với tổng số học sinh là 44 em. 3.3.4. Tiến trình thực nghiệm

Ở lớp thực nghiệm, người nghiên cứu tiến hành tổ chức dạy hai bài tập đọc được thiết kế theo dạng có tích hợp giáo dục đạo đức.

Ở lớp đối chứng, hai bài tập đọc tương tự cũng tiến hành song song nhưng bài dạy được thiết kế không tích hợp giáo dục đạo đức.

Kết quả sẽ được đánh giá cùng tiêu chí với lớp thực nghiệm để đối chiếu và so sánh. Việc đánh giá dựa vào kết quả thực hành trên phiếu khảo sát, quan sát hành động của học sinh trong giờ chơi.

Trang 84

3.3.5. Kết quả thu thập và nhận xét kết quả thu thập

Sau khi tổ chức dạy học trên lớp, giáo viên tiến hành cho học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng thực hiện bài tập nhỏ trên phiếu (phụ lục 5), kết quả như sau :

Bảng 3.8 : Kết quả làm bài tập của học sinh hai lớp

Tình huống Lựa chọn Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Số lựa chọn Tỉ lệ (%) Số lựa chọn Tỉ lệ (%)

1. Trên đường đi học về có một em bé bị lạc đang khóc tìm mẹ, em sẽ :

-Dỗ em bé nín và hỏi thông tin về bé, giúp bé tìm mẹ.

44 100 44 97,78

-Không quan tâm đến. 0 0 0 0 -Nhìn và bỏ đi vì không phải chuyện mình. 0 0 1 2,22 2. Thấy xích đu trống, em bước đến định chơi, vừa lúc ấy có một em bé đến và nói : “Tiếc quá, mình lại không được chơi xích đu rồi !”. Lúc ấy, em

sẽ :

-Kệ em ấy, vì em là

người đến trước. 0 0 3 6,67 -Đứng dậy nhường cho

em chơi còn mình khi khác chơi.

44 100 41 91,11

-Không quan tâm đến

Trang 85 3. Sáng nay, trên sân trường, em thấy một em nhỏ cầm vỏ hộp sữa vứt vào bồn hoa. Em sẽ : -Bỏ đi luôn. 0 0 0 0 -Nhắc nhở em nhỏ đừng như thế. 0 0 2 4,44 -Nhắc nhở và yêu cầu em bỏ rác đúng nơi quy định. 44 100 43 95,56

4. Khi thấy hai em nhỏ rượt đuổi nhau chạy vào vườn trường. Em sẽ :

-Đứng xem ai thắng. 0 0 0 0 -Ngăn không cho học

sinh chạy vào vườn trường.

1 2,22 3 6,67

-Ngăn học sinh lại và giải thích lí do không cho học sinh vào vườn trường.

43 97,73 42 93,33

Qua kết quả từ bài tập lựa chọn xử lí các tình huống trên, người nghiên cứu nhận thấy cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng nhận ra tình huống đúng khá tốt. Với 4 tình huống, lớp thực nghiệm có 3 tình huống chọn cách xử lí phù hợp là 100% thì lớp đối chứng có số học sinh chọn cách xử lí phù hợp với tỉ lệ trên 90%, không có tình huống trả lời đạt 100%. Mặc dù khoảng cách tỉ lệ lựa chọn giữa hai lớp là có nhưng khoảng cách này không lớn. Việc đánh giá trên bài tập nhỏ này vẫn chưa phải là chuẩn mực, căn cứ chính xác để đánh giá mức độ tiếp thu bài, mà kết quả giáo dục đạo đức còn được đánh giá trên hành vi, thái độ của học sinh trong hoạt động sinh hoạt, vui chơi hằng

Trang 86

ngày trong trường, ở gia đình và ngoài cộng đồng thông qua việc quan sát của người nghiên cứu. 3.3.6. Kết quả quan sát và nhận xét kết quả quan sát

a) Mục tiêu quan sát

Sau khi tổ chức dạy trên lớp và kiểm tra sự vận dụng của học sinh trên bài tập, giáo viên tiến hành quan sát học sinh trong giờ chơi nhằm đánh giá mức độ thực hành của học sinh trong thực tế.

b) Nội dung quan sát

Người nghiên cứu tập trung quan sát hai nội dung chính. Đó là :

- Thái độ của học sinh đối với học sinh nhỏ trong hoạt động vui chơi.

- Hành động của học sinh đối với môi trường lớp học, trường học.

c) Đối tượng quan sát

Hai nhóm học sinh thuộc hai lớp :

 Nhóm 1 : thuộc lớp thực nghiệm

 Nhóm 2 : thuộc lớp đối chứng

d) Địa điểm quan sát

Các hoạt động của học sinh diễn ra trên lớp học, sân trường, trên sân cát phía sau các lớp học.

e) Thời gian quan sát

Từ ngày 16/9/2013 →18/9/2013

 Thời điểm 1 : từ 6 giờ 30 phút đến 7 giờ 15 phút .

 Thời điểm 2 : từ 9 giờ đến 9 giờ 20 phút.

g) Kết quả quan sát và nhận xét

Qua thời gian quan sát trên, người nghiên cứu thu thập và tiến hành so sánh kết quả hai nhóm như ở Bảng 3.9 sau :

Trang 87

Bảng 3.9 : Bảng đối chiếu giữa nhóm HS thực nghiệm và nhóm HS đối chứng Nội dung quan sát Nhóm 1 Nhóm 2 -Thái độ của học sinh đối với học sinh nhỏ trong hoạt động vui chơi.

- Hai trường hợp va vào em nhỏ. Học sinh đã dựng em dậy, dỗ em nín và dẫn em hòa vào chơi cùng đám đông. - Ba trường hợp va vào em nhỏ : + Một em dựng em nhỏ dậy, xin lỗi em và dỗ em nín. + Một em có quay lại nhìn rồi bỏ đi luôn.

+ Một HS quay lại lớn tiếng quát tháo em nhỏ rằng tại sao không nhìn khi chạy, sau đó bỏ đi và nhìn quanh, thấy có giáo viên đang nhìn em thì em mới quay lại dỗ em bé và năn nỉ em nín.

-Hành động của học sinh

đối với môi trường trường

học.

- Sau giờ học, lớp sạch sẽ, bàn ghế gọn gàng, ngăn nắp.

- Trên lớp, học sinh tự giác phân công chăm sóc cây trồng trước và trong lớp mỗi ngày.

- Sau giờ học, cuối lớp có vài mảnh giấy vụn, bàn ghế của học sinh chưa ngay ngắn lắm.

- Cây trồng trước và trong lớp do giáo viên chăm sóc.

Trang 88

- Học sinh biết bỏ rác đúng quy định dù trên sân trường hay phía sau sân trường.

- Một trường hợp thấy em nhỏ bỏ rác không đúng quy định đã nhắc nhở em nhỏ nhặt lên và bỏ lại cho đúng.

- Khi chơi ở sân trường, học sinh bỏ rác đúng nơi quy định. Vẫn còn năm học sinh vứt rác ra phía bên ngoài hàng rào phía sau sân cát. - Hai trường hợp đã thản nhiên khi thấy em nhỏ đánh rơi vỏ kẹo rồi bỏ đi luôn.

Qua bảng đối chiếu trên cho thấy thái độ, hành vi của học sinh nhóm 1 có chuyển biến tích cực. Học sinh đã hình thành được ý thức, có thái độ đứng đắn. Điều này cho thấy rõ, giáo dục đạo đức theo định hướng tích hợp có tính khả thi, mang lại hiệu quả. Kiến thức không chỉ được hình thành trong giờ học đạo đức mà học sinh được học ôn tập thường xuyên qua giờ học của các môn học khác, dần dần biến thành ý thức, kĩ năng đạo đức đúng. Đây mới chính là cái đích đến cần thiết trong quá trình giáo dục học sinh. Như vậy, ĐHTH là con đường để thực hiện giáo dục đạo đức mang lại hiệu quả rõ rệt không chỉ riêng cho Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trân mà cho cả cấp tiểu học.

KẾT LUẬN CHƯƠNG III

Căn cứ trên cơ sở lí luận của chương 1 và tình hình thực tế đã khảo sát ở chương 2, người nghiên cứu đã thực hiện các công việc sau trong chương 3:

Thứ nhất, người nghiên cứu xem xét mục tiêu giáo dục đạo đức của học

Trang 89

tiêu đạo đức cần giáo dục. Dựa vào tám mục tiêu đó, người nghiên cứu xác định bài tập đọc có sự tương quan về nội dung để tích hợp. Sau đó, người nghiên cứu tiến hành xây dựng mục tiêu cho từng bài.

Thứ hai, người nghiên cứu tham khảo ý kiến tám giáo viên và hai Ban

giám hiệu về sự phù hợp giữa số lượng mục tiêu, nội dung, tích khả thi của việc tổ chức giáo dục đạo đức theo ĐHTH.

Thứ ba, sau khi được sự đồng tình 100% từ các giáo viên có kinh

nghiệm trong GDĐĐ, người nghiên cứu căn cứ trên mục tiêu xây dựng tám giáo án của tám bài đại diện cho tám mục tiêu.

Thứ tư, người nghiên cứu tiến hành chọn hai bài dạy đại diện cho hai

mục tiêu để thực nghiệm trên hai lớp đã chọn. Người nghiên cứu tiến hành khảo sát học sinh trên bài tập nhỏ và quan sát học sinh trong giờ chơi để có căn cứ, nhận xét nhằm so sánh và phân tích kết quả thực nghiệm.

Thứ năm, người nghiên cứu chỉ ra được sự khác biệt giữa giáo dục đạo

đức không tích hợp và giáo dục đạo đức theo ĐHTH. Giáo dục đạo đức theo ĐHTH ở Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trân đã giúp cho học sinh hình thành thái độ, kĩ năng đạo đức đúng đắn. Kết quả, học sinh có chuyển biến tích cực trong hành động, thái độ. Vì vậy, giáo dục đạo đức theo ĐHTH cần được tích hợp vào tất cả các môn học khác ở các lớp thuộc cấp tiểu học không chỉ riêng cho Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trân mà có thể áp dụng cho các trường tiểu học khác ở huyện Bình Chánh.

Trang 90

PHẦN C : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn người nghiên cứu xin rút ra một số kết luận chủ yếu sau đây:

Đạo đức là gốc, là nền tảng của sự phát triển nhân cách con người. Ở mọi thời đại, mọi quốc gia, vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức là công việc quan trọng luôn được quan tâm và tạo điều kiện. Ở nước ta, mục tiêu giáo dục đạo đức ở trường tiểu học hiện nay rất đúng đắn nhưng để đảm bảo được mục tiêu đề ra đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Đứng góc độ là giáo viên giảng dạy, người nghiên cứu nhận thấy việc tích hợp trong quá trình giáo dục học sinh là vô cùng cần thiết. Việc giáo dục theo định hướng tích hợp giúp cho giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh do Bộ Giáo dục đề ra mà không phải tăng thêm giờ học, làm cho giờ dạy của giáo viên giảm áp lực vì lượng kiến thức nhiều. Giáo dục đạo

Một phần của tài liệu Áp dụng định hướng tích hợp trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trân huyện Bình Chánh, Tp.HCM (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)