Mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5

Một phần của tài liệu Áp dụng định hướng tích hợp trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trân huyện Bình Chánh, Tp.HCM (Trang 76)

9. Ý NGHĨA VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI

3.1.1.Mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5

Mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5 được xác định cụ thể thông qua mục tiêu môn học Đạo đức. Mục tiêu môn Đạo đức lớp 5 đưa ra những yêu cầu học sinh cần đạt sau khi học xong chương trình như sau :

Trang 62

luật phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 5 trong quan hệ của học sinh với quê hương, đất nước, tổ tiên ; với phụ nữ, cụ già, em nhỏ ; với bạn bè và những người xung quanh ; với hành vi, việc làm của bản thân ; với tài nguyên thiên nhiên.

- Đưa ra nhận xét, đánh giá các ý kiến, quan niệm, hành vi, việc làm có liên quan đến các chuẩn mực đã học ; lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong các tình huống và vận dụng thực hiện các chuẩn mực đã học trong cuộc sống hằng ngày.

- Yêu quê hương, đất nước ; biết ơn tổ tiên ; kính trọng người già, yêu thương em nhỏ, tôn trọng phụ nữ ; đoàn kết, hợp tác với bạn bè và những người xung quanh ; có ý thức vượt khó, vươn lên trong cuộc sống, có trách nhiệm về hành động của mình ; yêu hòa bình ; có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.[3, 3]

3.1.2. Xác định mục tiêu giáo dục đạo đức cần tích hợp vào phân môn Tập đọc của môn Tiếng Việt

Từ mục tiêu chung của cả quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học, mục tiêu giáo dục của môn Đạo đức lớp 5, người nghiên cứu tiến hành xây dựng mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5 vào phân môn Tập đọc của môn Tiếng Việt bao gồm các mục tiêu về :

- Vai trò, trách nhiệm của học sinh lớp 5.

- Thật thà, trung thực, vượt lên khó khăn trong cuộc sống ; mạnh dạn xây dựng ước mơ cho bản thân.

- Nhớ ơn tổ tiên, cha mẹ, thầy cô ; yêu quý bạn bè. - Quan tâm, giúp đỡ người xung quanh.

- Yêu quý lao động, người lao động và thành quả lao động. - Yêu quê hương, đất nước, giữ gìn truyền thống dân tộc. - Yêu hòa bình, quan hệ tốt với bạn bè trên thế giới.

Trang 63

- Quý trọng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống.

Trên là những mục tiêu cơ bản sẽ được tích hợp vào phân môn Tập đọc của môn Tiếng Việt lớp 5. Với từng mục tiêu cụ thể, người nghiên cứu chọn bài tập đọc có nội dung phù hợp với mục tiêu giáo dục đạo đức theo bảng 3.1 như sau :

Bảng 3.1 : Mục tiêu được tích hợp theo bài

Mục tiêu Bài Tập đọc

1. Vai trò, trách nhiệm của học sinh

lớp 5

- Thư gửi các học sinh - Nghìn năm văn hiến

- Buôn Chư Lênh đón cô giáo - Phong cảnh đền Hùng

2. Thật thà, trung thực, vượt lên khó khăn trong cuộc sống ; mạnh dạn xây dựng ước mơ cho bản thân

- Chuỗi ngọc lam - Thái sư Trần Thủ Độ - Phân xử tài tình - Những cánh buồm - Sang năm con lên bảy - Lớp học trên đường 3. Nhớ ơn tổ tiên, cha

mẹ, thầy cô ; yêu quý bạn bè

- Nghĩa thầy trò - Bầm ơi

- Chuỗi ngọc lam

4. Quan tâm, giúp đỡ những người xung

quanh

- Thầy thuốc như mẹ hiền - Ngu Công xã Trịnh Tường - Thầy cúng đi bệnh viện - Tiếng rao đêm

Trang 64

- Con gái - Út Vịnh

5. Yêu quý lao động, người lao động và thành quả lao động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quang cảnh làng mạc ngày mùa - Cái gì quý nhất

- Mùa thảo quả

- Hành trình của bầy ong - Hạt gạo làng ta

- Về ngôi nhà đang xây

- Ca dao về lao động sản xuất

6. Yêu quê hương, đất nước, giữ gìn truyền thống dân tộc - Sắc màu em yêu - Kịch : Lòng dân - Trước cổng trời - Đất Cà Mau

- Người công dân số Một

- Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng - Trí dũng song toàn

- Lập làng giữ biển - Cao Bằng

- Chú đi tuần

- Luật tục xưa của người Ê-đê - Hộp thư mật

- Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân - Tranh làng Hồ

- Đất nước

-Tà áo dài Việt Nam - Công việc đầu tiên

Trang 65

- Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

7. Yêu hòa bình, quan hệ tốt với bạn

bè trên thế giới.

- Những con sếu bằng giấy - Bài ca về trái đất

- Một chuyên gia máy xúc - Ê-mi-li, con …

- Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai - Tác phẩm của Si-le và tên phát xít - Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà

8. Quý trọng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường

sống

- Những người bạn tốt - Kì diệu rừng xanh

- Chuyện một khu vườn nhỏ - Người gác rừng tí hon - Trồng rừng ngập mặn - Cửa sông

Với từng mục tiêu giáo dục đạo đức, giáo viên đã chọn lựa các bài tập đọc để tích hợp. Việc chọn lựa và phân loại bài tập đọc này phụ thuộc vào giáo viên tổ chức. Khi thực hiện giáo viên có thể chọn lựa theo hướng này hay hướng khác tùy ý. Vấn đề quan trọng, người giáo viên gắn kết được mục tiêu giáo dục đạo đức vào nội dung bài dạy một cách hợp lí. Để điều này được thực hiện, người giáo viên phải xây dựng nội dung tích hợp từ mục tiêu đã xác định.

3.1.3. Xây dựng nội dung GDĐĐ cần tích hợp

Dựa trên mục tiêu cần tích hợp và nội dung 60 bài tập đọc trong chương trình Tiếng Việt lớp 5, người nghiên cứu tiến hành xây dựng nội dung giáo dục đạo đức cần tích hợp vào các bài tập đọc theo bảng 3.2 sau :

Trang 66

Bảng 3.2 : Nội dung GDĐĐ được tích hợp trong các bài tập đọc Bài tập đọc Nội dung giáo dục đạo đức được tích hợp -Thư gửi các học sinh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Nghìn năm văn hiến

-Buôn Chư Lênh đón cô giáo

-Phong cảnh đền Hùng

- Học sinh học tập theo 5 điều Bác dạy.

- Noi gương các thế hệ đi trước, học sinh học tập tốt hơn để xứng đáng với truyền thống hiếu học của người Việt Nam.

- Học sinh đang có đủ điều kiện học tập thì phải học thật tốt.

- Học sinh phải học tập tốt để sau này trở thành trụ cột nước nhà, xây dựng và phát triển nước nhà như lời dặn của Bác.

-Chuỗi ngọc lam

-Thái sư Trần Thủ Độ -Phân xử tài tình -Những cánh buồm

-Sang năm con lên bảy

- Lớp học trên đường

- Kiên quyết không nhận những vật quý giá mà không rõ nguồn gốc.

- Công bằng trong cư xử với mọi người. - Không tham đồ của người khác.

- Mạnh dạn xây dựng ước mơ cho bản thân và cố gắng thực hiện.

- Cuộc sống có nhiều điều đang đợi học sinh phía trước. Nếu gặp khó khăn, học sinh hãy cố gắng vượt qua.

- Vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn để học tập tốt, giúp ích cho bản thân sau này.

-Nghĩa thầy trò

-Bầm ơi

- Học tập tấm gương cụ Chu Văn An, kính trọng thầy cô giáo.

- Thương yêu cha mẹ, những người đã hết lòng vì học sinh.

Trang 67

-Chuỗi ngọc lam - Quan tâm đến chị (cha, mẹ) bằng những việc làm cụ thể.

-Thầy thuốc như mẹ hiền

-Ngu Công xã Trịnh Tường

-Thầy cúng đi bệnh viện

-Tiếng rao đêm -Một vụ đắm tàu -Con gái

-Út Vịnh

- Giúp những người gặp khó khăn xung quanh bằng chính khả năng của mình.

- Tham gia cùng mọi ngưởi xây dựng xóm làng ngày càng tốt hơn, đẹp hơn.

- Giải thích cho những người mê tín hiểu không nên tin dị đoan. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giúp những người xung quanh học sinh đang gặp khó khăn bằng chính sức lực của học sinh.

- Giúp đỡ mọi người dù trai hay gái.

- Giúp đỡ học sinh nhỏ là trách nhiệm của anh chị lớn.

-Quang cảnh làng mạc ngày mùa

-Cái gì quý nhất

-Mùa thảo quả

-Hành trình của bầy ong

-Hạt gạo làng ta

-Về ngôi nhà đang xây

-Ca dao về lao động sản xuất

- Kính trọng những người lao động.

- Lúa gạo rất quý, học sinh tiết kiệm trong sử dụng thực phẩm.

- Tận dụng vật liệu phế thải để tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu của cuộc sống.

- Làm ra sản phẩm biết bao khó nhọc, học sinh cần phải sử dụng có hiệu quả các sản phẩm mà mình có. - Sử dụng tiết kiệm thực phẩm.

- Bảo quản nhà bằng những việc làm thiết thực phù hợp với học sinh.

- Tôn trọng người lao động, tiết kiệm và bảo quản đồ vật trong quá trình sử dụng.

Trang 68

-Sắc màu em yêu -Kịch : Lòng dân

-Trước cổng trời

-Người công dân số Một -Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng -Trí dũng song toàn -Lập làng giữ biển -Cao Bằng -Chú đi tuần

-Luật tục xưa của người Ê-đê

-Hộp thư mật

-Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân

-Tranh làng Hồ -Đất nước

- Nhớ ơn những người đã hi sinh vì tổ quốc.

- Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa những người đã hi sinh vì tổ quốc bằng khả năng chính mình.

- Giữ gìn các cảnh đẹp của đất nước bằng việc làm cụ thể như không vứt rác bừa bãi khi tham quan. - Khi đất nước gặp khó khăn thì người công dân có trách nhiệm chung tay giúp đất nước vượt qua khó khăn.

- Tham gia các phong trào giúp đỡ người có công cách mạng.

- Không thể vì sự sống chết của bản thân mà xem nhẹ Tổ quốc.

- Là người Việt Nam thì phải có trách nhiệm giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Là người Việt Nam thì phải có trách nhiệm giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ.

- Giữ gìn truyền thống địa phương.

- Là người Việt Nam thì phải có trách nhiệm giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ.

- Giữ gìn truyền thống địa phương.

- Giữ gìn truyền thống địa phương.

- Là người Việt Nam thì phải có trách nhiệm giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ.

Trang 69

-Tà áo dài Việt Nam -Công việc đầu tiên

- Giữ gìn truyền thống địa phương.

- Là người Việt Nam thì phải có trách nhiệm giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ.

-Những con sếu bằng giấy

-Bài ca về trái đất

-Một chuyên gia máy xúc -Ê-mi-li, con … -Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai -Tác phẩm của Si-le và tên phát xít -Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà

- Yêu hòa bình, ghét chiến tranh.

- Quan hệ tốt với bạn bè trên thế giới không phân biệt màu da. Quan hệ tốt với các bạn trong trường, không phân biệt bạn có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt.

- Chung tay giúp đỡ các quốc gia trên thế giới bằng việc làm cụ thể như tham gia ủng hộ các nước gặp thiên tai.

- Ghi nhớ thiện chí vì hòa bình ở Việt Nam của ông Mo-ri-xơn.

- Đối xử bình đẳng với mọi người dù là người da màu hay da trắng.

- Ủng hộ hòa bình, bài trừ chiến tranh.

- Chung tay giúp đỡ các quốc gia trên thế giới bằng việc làm cụ thể như tham gia ủng hộ các nước gặp thiên tai.

-Những người bạn tốt -Kì diệu rừng xanh -Chuyện một khu vườn

nhỏ

-Người gác rừng tí hon

-Yêu quý các con vật xung quanh mình. -Bảo vệ rừng, không xả rác khi đi trong rừng.

-Chăm sóc cây cối xung quanh nhà, không vứt rác bừa bãi để tạo môi trường sống trong lành.

Trang 70

-Trồng rừng ngập mặn

-Cửa sông

-Rừng chính là tài nguyên quốc gia cần phải được bảo vệ.

-Không vứt rác bừa bãi xuống ao, hồ, kênh rạch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những nội dung trên được tích hợp vào phân môn Tập đọc được xem là hình thức tích hợp theo chiều ngang. Giáo viên sẽ đưa các nội dung vào bài dạy môn Tập đọc kết hợp với phương pháp và phương tiện. Tùy theo nội dung giáo dục đạo đức mà người giáo viên sử dụng phương pháp dạy học phù hợp, lựa chọn phương tiện minh họa giúp người giáo viên đạt được mục tiêu cần tích hợp.

Do đặc trưng của phân môn Tập đọc là luyện đọc cho học sinh nên mức độ tích hợp để giáo dục đạo đức chỉ diễn ra ở mức độ tích hợp bộ phận và liên hệ nhưng phần lớn tích hợp ở mức độ liên hệ.

Thời gian sử dụng để TH có thể từ 1 phút đến 5 phút, tùy theo nội dung bài tập đọc và nội dung GDĐĐ có sự tương đồng là cao hay thấp. Không thể sử dụng quá nhiều thời gian vào việc tích hợp. Nếu không sẽ dễ biến giờ tập đọc thành giờ dạy đạo đức, không đạt được mục tiêu phân môn Tập đọc đề ra.

Ngoài ra, giáo dục đạo đức cũng cần phải được tích hợp vào các tình huống xảy ra tại lớp học, trường học. Dạng tích hợp này cũng có thể xếp nó vào hình thức tích hợp theo chiều ngang. Đây là hình thức giáo dục đạo đức học sinh thông qua các tình huống trong thực tế. Một trong những đặc điểm tâm lí của học sinh trong giai đoạn trẻ tiểu học là tính hiếu động. Học sinh thích hoạt động, thích nghịch phá bạn… Vì thế việc va chạm nảy sinh giữa học sinh xảy ra hằng ngày. Giáo viên phải xử lí các tình huống ấy thỏa đáng, vừa phải tận dụng tình huống ấy để giáo dục học sinh về nhiều vấn đề như : nhận định tình huống vô tình, hay cố ý ; có lỗi và nhận lỗi ; đồng cảm, bao dung và vị tha với bạn bè ; … Thông qua tình huống của một hoặc một số học

Trang 71

sinh để giáo dục toàn lớp học. Kiểu tích hợp này xảy ra hằng ngày nhưng đầy phức tạp. Giáo viên cần cẩn thận với những phản ánh của học sinh. Nếu giáo viên không biết lắng nghe nhiều phía dễ rơi vào tình huống phán đoán sai, xử lí không đúng… dễ xử lí nhầm, giáo dục không đúng gây chuyện đáng tiếc xảy ra. Hình thức tích hợp này giáo viên không thể định hướng trước nội dung. Tùy thuộc vào tình huống mà giáo viên sử dụng nội dung đạo đức phù hợp để giáo dục các em. Vì vậy tích hợp kiểu này rất thực tế, phù hợp với học sinh nhưng đòi hỏi giáo viên phải thật bình tĩnh và có khả năng phán đoán tốt. 3.1.4. Lập kế hoạch dạy học đạo đức theo định hướng tích hợp

Căn cứ vào nội dung cần tích hợp, người giáo viên lập kế hoạch dạy học đạo đức theo định hướng tích hợp trong môn Đạo đức và các môn học khác mà mình phụ trách. Từ kế hoạch đó, người giáo viên xây dựng giáo án có sự tích hợp giáo dục đạo đức theo hình thức tích hợp ngang trong bài dạy phân môn Tập đọc. Xác định mức độ tương xứng với nội dung bài dạy, tránh

Một phần của tài liệu Áp dụng định hướng tích hợp trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trân huyện Bình Chánh, Tp.HCM (Trang 76)