9. Ý NGHĨA VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI
2.4.2. Nội dung chương trình môn Đạo đức hiện nay
Thời gian thực học của học sinh tiểu học hiện nay là 25 tiết đối với học sinh học một buổi và 35 tiết đối với học sinh học 2 buổi. Đối với học sinh học hai buổi, buổi sáng gồm 20 tiết chính khóa, buổi chiều gồm 12 tiết dành cho phụ đạo và các môn tự chọn như Ngoại ngữ và Tin học. Theo “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học” quy định số tiết học ở từng môn theo bảng 2.8 sau :
Bảng 2.8 : Số tiết học chính ở các môn của bậc tiểu học Môn Lớp Tiếng Việt Toán Đạo đức Khoa học 1 Nghệ thuật Lịch sử + Địa lí Thể dục Tổng cộng Một 10 4 1 1 3 0 1 20 Hai 8 5 1 1 3 0 2 20 Ba 8 5 1 2 3 0 2 21 Bốn 8 5 1 2 3 2 2 23 Năm 8 5 1 2 3 2 2 23 Đơn vị tính : tiết
Thời gian cho một tiết học ở tiểu học là 35 phút. Với thời lượng chương trình mỗi tuần một tiết, giáo viên phải cung cấp cho học sinh các kiến thức, kĩ năng đạo đức xoay quanh năm mối quan hệ của học sinh đó là : Quan hệ với bản thân ; Quan hệ với người khác ; Quan hệ với nhà trường ; Quan hệ với cộng đồng, xã hội ; Quan hệ với môi trường tự nhiên. Bên cạnh đó một số vấn đề đạo đức phát sinh hiện tại mà giáo viên cần phải đưa vào giáo dục học sinh thường xuyên như : Học tập theo gương Bác, học cách tham gia giao thông an
1
Trang 55
toàn, học tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên … Tất cả kiến thức đó phải được giáo viên giải quyết trong 31 tiết.
Bắt đầu từ năm học 2002 – 2003, cả nước triển khai chương trình giáo dục tiểu học mới. Vấn đề tích hợp có được nhắc đến khi biên soạn chương trình nhưng tích hợp chưa được đưa vào và trở thành định hướng để dạy học. Đến năm học 2011 – 2012, Bộ Giáo dục bắt đầu triển khai dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống, tiết kiệm năng lượng và giáo dục môi trường. Đến lúc này dạy học theo định hướng tích hợp ở tiểu học mới được nhiều giáo viên chú ý đến nhưng mỗi nơi làm một kiểu khác nhau. Sang năm học 2012 -2013, giáo viên được cung cấp kiến thức sâu hơn về định hướng tích hợp. Nhưng trên thực tế việc vận dụng định hướng tích hợp trong quá trình giảng dạy chưa đồng bộ.
Mặt khác, Bộ Giáo dục mong muốn cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản mà cần thiết trong cuộc sống đã trở nên quá tải vì lượng kiến thức dàn trải. Về tích hợp, các môn học được xây dựng theo quan điểm tích hợp dọc trong chính phân môn đó, chưa có sự kết nối, tích hợp giữa các môn học lại với nhau. Chẳng hạn như trong chương trình lớp 5 tuần 4, 5, 6, chủ đề một số môn học được phân phối như ở Bảng 2.9.
Bảng 2.9 : Các bài học thuộc các môn học khác nhau trong cùng tuần
Tuần Môn học Tên bài
04
Tập đọc Những con sếu bằng giấy
Bài ca về trái đất
Đạo đức Có trách nhiệm về việc làm của mình
Khoa học Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già
Vệ sinh ở tuổi dậy thì
Trang 56
XX
Địa lí Sông ngòi
05
Tập đọc Một chuyên gia máy xúc
Ê-mi-li, con … Đạo đức Có chí thì nên
Khoa học Thực hành : Nói “không” đối với các chất gây nghiện
Lịch Sử Phan Bội Châu và phong trào đông du Địa lí Vùng biển nước ta
06
Tập đọc Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai
Tác phẩm của Si-le và tên phát xít Đạo đức Có chí thì nên
Khoa học Dùng thuốc an toàn
Phòng bệnh sốt rét
Lịch Sử Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước Địa lí Đất và rừng
Các bài Tập đọc thuộc môn Tiếng Việt của ba tuần này cùng nằm trong
một chủ điểm “Cánh chim hòa bình” trong khi các bài đạo đức có cùng chủ điểm với môn Tiếng Việt như bài Em yêu hòa bình thì được xếp vào tuần 24
và 25. Chính sự sắp xếp xa cách này đã tạo ra sự rời rạc giữa các môn học. Trong một tuần giáo viên phải dạy nhiều mảng kiến thức khác nhau đã gây khó khăn và nặng nề cho giáo viên lẫn học sinh khi phải cung cấp và tiếp nhận hết mảng kiến thức ấy.
Mối quan hệ rời rạc giữa các môn cũng là trở ngại lớn trong việc giáo dục học sinh. Nếu giáo viên muốn tổ chức dạy học tích hợp cũng gặp nhiều
Trang 57
khó khăn do nội dung bài học không tương đồng. Vì các môn chưa có sự thống nhất dễ gây ra sự trùng lắp về kiến thức không cần thiết dẫn đến giáo viên quan niệm đã dạy rồi nên dễ dàng lướt qua, bỏ qua, làm cho kiến thức, kĩ năng đạo đức của học sinh không được rèn luyện thường xuyên, mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh không được đảm bảo.