9. Ý NGHĨA VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI
1.3.2. Mục đích của việc giáo dục đạo đức theo ĐHTH
a) Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa thực tiễn.
Làm cho các quá trình học tập có ý nghĩa thực tiễn bằng cách thông qua các tình huống thực, tình huống gần với cuộc sống có ở các môn học, người giáo viên tiến hành giáo dục đạo đức cho học sinh. Hình thức giáo dục này giúp học sinh cảm thấy kiến thức được học gần với đời sống thực. Học sinh dễ dàng vận dụng được các hành vi, thái độ đúng, phù hợp vào các tình huống mà học sinh gặp phải hằng ngày.
b) Tăng thời lượng giáo dục đạo đức cho học sinh
Những giá trị đạo đức truyền thống cần trang bị cho học sinh chiếm thời lượng khá lớn. Bên cạnh đó, những vấn đề đạo đức mới phát sinh do sự phát triển của xã hội đã làm quá tải đối với môn Đạo đức. Giáo dục đạo đức được tích hợp vào các môn khác góp phần tăng thời lượng giáo dục, giảm sự quá tải về kiến thức, đồng thời tạo cơ hội để học sinh được củng cố thường xuyên hơn các kiến thức đã học, giúp học sinh hình thành dần thành ý thức đạo đức mà không phải tăng thêm thời lượng ở môn Đạo đức.
c) Giúp học sinh nhận diện và biết xử lí nhiều tình huống đạo đức
Khi tiến hành giáo dục đạo đức theo định hướng tích hợp chính là giáo viên đưa học sinh vào tình huống thực tế. Các tình huống này có cùng nội dung giáo dục đạo đức mà học sinh đã học trước đó. Thông qua tích hợp, giáo viên yêu cầu học sinh nhận diện và đưa ra hướng xử lí phù hợp với tình huống của bài học. Đây cũng là một cách làm cho học sinh được tiếp xúc và giải
Trang 19