Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học

Một phần của tài liệu Áp dụng định hướng tích hợp trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trân huyện Bình Chánh, Tp.HCM (Trang 55)

9. Ý NGHĨA VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI

2.3.3.Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học

Theo Nguyễn Hữu Hợp (2007), “Phương pháp giáo dục đạo đức là cách thức hoạt động mà người giáo viên sử dụng để hướng dẫn học sinh tiếp nhận những chuẩn mực, hành vi đạo đức đúng.”[1, trang 56)

Trang 41

Từ khái niệm trên, người nghiên cứu nghĩ có thể chia phương pháp giáo dục đạo đức ở Tiểu học thành các nhóm phương pháp như sau :

a. Nhóm các phương pháp hình thành ý thức cá nhân

Chức năng của nhóm phương pháp này nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức về chuẩn mực, hành vi đạo đức phù hợp với yêu cầu xã hội, từ đó hình thành niềm tin đạo đức cho học sinh. Khi ý thức đạo đức được hình thành, nhóm phương pháp này có tác dụng định hướng, điều chỉnh cách ứng xử của học sinh sao cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức mà xã hội đòi hỏi ở từng người trong mối quan hệ giữa cá nhân với công việc, với mọi người xung quanh và môi trường sống. Các phương pháp thuộc nhóm này bao gồm : phương pháp đàm thoại, phương pháp kể chuyện, phương pháp giảng giải, phương pháp nêu gương, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp xử lí tình huống, phương pháp giải quyết vấn đề …

b. Nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động xã hội, tích lũy kinh nghiệm ứng xử cho học sinh

Chức năng của nhóm phương pháp này nhằm giúp học sinh biến tri thức thành kĩ năng đạo đức. Thông qua các hoạt động xã hội phù hợp với lứa tuổi, học sinh được thực hành những tri thức đạo đức đã học vào cuộc sống. Đồng thời thông qua thực tế sẽ giúp cho học sinh tích lũy được kinh nghiệm ứng xử. Các phương pháp thuộc nhóm này bao gồm : phương pháp nêu yêu cầu sư phạm, phương pháp tập luyện, phương pháp rèn luyện, phương pháp dự án …

c. Nhóm các phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi

Nhóm phương pháp này có tác dụng tạo dư luận xã hội tích cực, đồng tình, ủng hộ hành vi đúng hay dư luận xã hội không đồng tình, không ủng hộ hành vi sai trái. Thông qua dư luận, học sinh sẽ phát huy hành vi đạo đức tốt hay điều chỉnh những hành vi chưa phù hợp. Hai phương pháp thuộc nhóm

Trang 42

này là : phương pháp khuyến khích và phương pháp trách phạt. Giáo viên khi sử dụng phương pháp trách phạt cần lưu ý đến hình thức trách phạt và lời lẽ nhằm tránh tổn thương học sinh. Khi trách phạt, giáo viên cần phân tích tình huống, đưa ra hướng giải quyết hợp lí để học sinh học tập.

d. Nhóm các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục

Nhóm phương pháp này giúp giáo viên kiểm tra được mức độ thông hiểu tri thức đạo đức, niềm tin đạo đức cũng như kinh nghiệm ứng xử của học sinh. Đồng thời cũng qua nhóm phương pháp này, giáo viên đánh giá được kết quả giáo dục của mình. Nhóm phương pháp này bao gồm các phương pháp như : phương pháp quan sát, phương pháp thực nghiệm tự nhiên, phương pháp đàm thoại, phương pháp trò chơi, phương pháp Ankét …

Mỗi phương pháp nhỏ trong hệ thống phương pháp giáo dục đạo đức đều có tác dụng thúc đẩy hoạt động tự giáo dục của học sinh. Không có phương pháp nào chỉ toàn ưu điểm. Mỗi phương pháp đều có những hạn chế riêng. Vì vậy, khi vận dụng phương pháp, người giáo viên cần chú ý :

- Đảm bảo sự thống nhất giữa ý thức đạo đức với hành động đạo đức. - Kích thích tính tự giác nhận thức, tu dưỡng, rèn luyện thói quen, hành vi

đúng chuẩn mực, phù hợp với yêu cầu xã hội.

- Tạo điều kiện để học sinh thể hiện, khẳng định và học tập điều hay ở bạn, nhận thức điều chưa hay để tránh đi.

- Phát triển tính độc lập trong suy nghĩ của học sinh.

- Vận dụng phương pháp kết hợp phương tiện phù hợp điều kiện địa phương.

Một phần của tài liệu Áp dụng định hướng tích hợp trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trân huyện Bình Chánh, Tp.HCM (Trang 55)