QUY TRÌNH TỔ CHỨC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC THEO ĐHTH

Một phần của tài liệu Áp dụng định hướng tích hợp trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trân huyện Bình Chánh, Tp.HCM (Trang 41)

9. Ý NGHĨA VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI

1.4.QUY TRÌNH TỔ CHỨC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC THEO ĐHTH

Căn cứ vào cơ sở lí luận của giáo dục đạo đức, cơ sở lí luận của ĐHTH, cách thức tổ chức giáo dục cho học sinh tiểu học, người nghiên cứu tiến hành tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học theo ĐHTH bao gồm 7 bước như ở sơ đồ 1.3 phía sau.

Bước 1 : Mục tiêu môn học đạo đức

Giáo viên xem xét mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học do Bộ Giáo dục quy định và mục tiêu dạy học môn Đạo đức.

Bước 2 : Xác định mục tiêu cần tích hợp

Từ việc xem xét ở bước 1, giáo viên tìm ra sự tương đồng giữa nội dung, kĩ năng môn cần dạy và mục tiêu giáo dục đạo đức cần đạt. Từ đó, giáo viên xây dựng, chọn lựa mục tiêu cần giáo dục đạo đức cho học sinh tích hợp vào môn học cụ thể.

Trang 27

Bước 3 : Xây dựng nội dung cần tích hợp

Căn cứ vào mục tiêu tích hợp đã xây dựng, giáo viên tiến hành xác định nội dung cần tích hợp, hình thức tích hợp và mức độ tích hợp cũng như những phương tiện hỗ trợ để đạt được mục tiêu tích hợp đề ra nhưng vẫn phải đảm bảo được mục tiêu môn học chính.

Sơ đồ 1.3 : Quy trình tổ chức giáo dục đạo đức theo ĐHTH ở tiểu học

Bước 4 : Lập kế hoạch dạy học

Giáo viên tiến hành lập kế hoạch dạy học mà cụ thể là xây dựng giáo án cho bộ môn có tích hợp giáo dục đạo đức. Trong giáo án, giáo viên sẽ xác

MỤC TIÊU GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CẦN TH

LẬP KẾ HOẠCH DẠY HỌC

TỔ CHỨC DẠY HỌC

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ XÂY DỰNG NỘI DUNG CẦN TH

Trang 28

định nội dung, phương tiện hỗ trợ cũng như mức độ tích hợp được thể hiện phần nào thì phù hợp với nội dung bài của bộ môn sao cho có sự thống nhất giữa giáo dục đạo đức với kiến thức bộ môn. Tránh để cho giáo dục đạo đức tách khỏi, rời rạc với kiến thức bộ môn.

Bước 5 : Tổ chức dạy học

Căn cứ vào giáo án đã soạn, giáo viên tiến hành dạy học thực nghiệm trên lớp đã chọn.

Bước 6 : Đánh giá kết quả

Để đánh giá mức độ tiếp thu bài của học sinh, giáo viên căn cứ vào : -Quan sát thái độ tham gia tiết học của học sinh.

-Căn cứ vào các chứng cứ đánh giá môn Đạo đức dành cho học sinh tiểu học theo thông tư 32/2009/TT-BGD&ĐT.

-Căn cứ vào kết quả quan sát hành vi, thái độ của học sinh trong giờ học, giờ chơi và giờ sinh hoạt tập thể.

Từ những căn cứ đánh giá trên, người giáo viên đánh giá được mức độ tiếp nhận kiến thức đạo đức của học sinh, sự chuyển biến trong hành vi, thái độ của học sinh và tính khả thi của việc tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh theo ĐHTH.

Bước 7 : Hiệu chỉnh

Từ kết quả thu được, giáo viên đối chiếu với mục tiêu giáo dục đạo đức đã đề ra. Nếu hành vi, thái độ học sinh có sự chuyển biến theo hướng tích cực, giáo viên tiếp tục phát huy. Nếu kết quả không có sự thay đổi thì giáo viên điều chỉnh mục tiêu giáo dục đạo đức ban đầu cho phù hợp, cũng như thay đổi hình tổ chức dạy học theo định hướng tích hợp khác.

Nhìn chung, tiến trình tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học theo ĐHTH là một tiến trình đơn giản, giáo viên nào cũng có thể thực hiện

Trang 29

được 7 bước trên. Mỗi bước có một tầm quan trọng riêng và cần được giáo viên xem xét cẩn thận trước khi tiến hành.

Trong dạy học các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung kiến thức từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau nhằm giúp người học được củng cố kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tế. Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung trong dạy học nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học. Thực tiễn ở nhiều nước đã chứng tỏ rằng, việc thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng rẽ. Nhiều nước trong khu vực Châu Á và trên thế giới đã thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo dục và cho rằng quan điểm này đã đem lại hiệu quả nhất định. 1.5. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÍ CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.5.1. Tri giác

Tri giác của học sinh tiểu học mang tính chung chung. Học sinh ít tri giác vào chi tiết sự vật và thường không ổn định. Vì vậy, học sinh phân biệt các đối tượng, sự việc chưa chính xác, dễ nhầm lẫn. Học sinh thường thâu tóm sự vật về toàn bộ để tri giác. Đối với học sinh tiểu học, tri giác sự vật có nghĩa là phải tận mắt nhìn thấy, tận tay làm lấy, tiếp xúc trực tiếp với đối tượng. Những gì phù hợp với nhu cầu của học sinh, quen thuộc với học sinh thì khi được giáo viên hướng dẫn, học sinh mới tri giác. Vì thế học sinh gặp rất nhiều khó khăn khi ghi nhớ những khái niệm trừu tượng của đạo đức. 1.5.2. Chú ý

Trang 30

học còn yếu, thời gian tập trung sự chú ý chưa nhiều, khả năng điều chỉnh chú ý có ý chí chưa mạnh.

Ở đầu tuổi tiểu học, khả năng kiểm soát, điều khiển chú ý của học sinh còn hạn chế. Ở giai đoạn này, chú ý không chủ định chiếm ưu thế hơn chú ý có chủ định. Học sinh lúc này chỉ quan tâm chú ý đến những môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh, trò chơi hoặc có cô giáo xinh đẹp, dịu dàng,...Sự tập trung chú ý của học sinh còn yếu và thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập những chuẩn mực, hành vi đạo đức đúng.

Ở cuối tuổi tiểu học, học sinh dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý của mình. Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế. Ở học sinh đã có sự nỗ lực về ý chí trong hoạt động học tập như học thuộc một bài thơ, một công thức toán hay một bài hát dài,...Trong sự chú ý của học sinh đã bắt đầu xuất hiện giới hạn của yếu tố thời gian. Học sinh đã định lượng được khoảng thời gian cho phép để làm một việc nào đó và cố gắng hoàn thành công việc trong khoảng thời gian quy định.Vì thế việc tích hợp làm cho kiến thức lặp lại một cách nhẹ nhàng giúp học sinh có cơ hội củng cố kiến thức.

1.5.3. Trí nhớ

Học sinh tiểu học có trí nhớ trực quan - hình tượng phát triển chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ - lôgic.

Giai đoạn đầu cấp tiểu học, học sinh ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt và chiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa. Nhiều học sinh chưa biết tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa, chưa biết dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chưa biết cách khái quát hóa để ghi nhớ kiến thức.

Giai đoạn cuối cấp tiểu học, ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ được tăng cường. Ghi nhớ có chủ định đã phát triển. Tuy nhiên, hiệu quả của việc

Trang 31

ghi nhớ có chủ định còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tích cực tập trung sự chú ý của học sinh, sức hấp dẫn của hình ảnh từ tài liệu, trạng thái tâm lí, tình cảm hay hứng thú của học sinh trong quá trình ghi nhớ đó. Việc tích hợp giúp nội dung đạo đức được đưa vào tình huống cụ thể, gắn với tình huống thực phần nào giúp học sinh nhớ sâu hơn.

1.5.4. Tưởng tượng

Tưởng tượng cũng là một quá trình nhận thức quan trọng của học sinh tiểu học. Tưởng tượng của học sinh tiểu học đã phát triển phong phú hơn so với trẻ mầm non nhờ vốn kinh nghiệm được tích lũy ngày càng nhiều. Tuy nhiên, tưởng tượng của học sinh vẫn mang một số đặc điểm nổi bật sau :

Ở đầu tuổi tiểu học, hình ảnh tưởng tượng trong tư duy học sinh còn đơn giản, chưa bền vững và dễ thay đổi, khó hình dung sự vật, sự việc mới, lạ.

Ở cuối tuổi tiểu học, tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ những hình ảnh cũ đã biết, học sinh đã tái tạo ra những hình ảnh mới. Đây cũng là căn cứ để tiến hành tích hợp theo hàng dọc. Những kiến thức đạo đức mới sẽ được xây dựng trên nền kiến thức cũ giúp học sinh ít bỡ ngỡ khi tiếp nhận những giá trị đạo đức mới.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Trong chương I, người nghiên cứu đã tìm hiểu vấn đề tích hợp và giáo dục đạo đức của Việt Nam và thế giới. Trên cơ sở những hiểu biết ban đầu về vấn đề, người nghiên cứu đã giải thích những khái niệm liên quan đến đề tài như : tích hợp, định hướng tích hợp, đạo đức, giáo dục đạo đức và tổ chức GDĐĐ theo ĐHTH cho HS tiểu học. Người nghiên cứu đã căn cứ trên những cơ sở khoa học, mục đích, vai trò, nguyên tắc, hình thức GDĐĐ theo ĐHTH kết hợp cùng đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học để xây dựng tiến trình tổ

Trang 32

chức GDĐĐ theo ĐHTH cho HS tiểu học theo bảy bước bao gồm : Mục tiêu GDĐĐ ; Xác định mục tiêu cần TH ; Xây dựng nội dung cần tích hợp ; Lập kế hoạch dạy học ; Tổ chức dạy học ; Đánh giá kết quả ; Hiệu chỉnh.

Thông qua tiến trình bảy bước này, người nghiên cứu tiến hành khảo sát thực tế nhằm đánh giá thực trạng và xây dựng nội dung tích hợp có hiệu quả nhằm cải thiện chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trân, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.

Trang 33

Chương 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GDĐD CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

NGUYỄN VĂN TRÂN

2.1. TÌNH HÌNH ĐỊA PHƯƠNG

Đa Phước là một xã nông nghiệp nằm về hướng Nam của huyện Bình Chánh, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 15km về hướng Tây Nam. Xã Đa Phước được tạo lập trên vùng đất của hai nhánh sông Cần Giuộc và sông Cây Khô, vì vậy ranh giới tiếp giáp với các xã lân cận phần lớn được xác định bởi các sông rạch. Phía Bắc giáp với xã Phong Phú, phía Nam và Tây Nam giáp với xã Qui Đức và Hưng Long. Phía Đông và Đông Nam giáp với các xã Nhơn Đức (Nhà Bè), xã Long Hậu, Tân Kim (Cần Giuộc - Long An). Xã có diện tích tự nhiên 1610 ha. Địa giới hành chính chia thành 5 ấp với 82 tổ nhân dân. Dân số của xã hiện nay là 3980 hộ, trong đó thường trú là 2.976 hộ, tạm trú 1.004 hộ với số dân thường trú và tạm trú chiếm tỉ lệ so với tổng số dân theo trình bày ở Bảng 2.1 như sau :

Bảng 2.1 : Số dân của xã Đa Phước tính đến cuối năm 2012 Thường trú Tạm trú Tổng số dân Số người Tỉ lệ (%) Số người Tỉ lệ (%) Tổng cộng Tỉ lệ (%)

14.407 80,43 3.505 19,57 17.912 100

Nguồn : Báo cáo Tổng kết 10 năm (2002 - 2012) tuyển đảng viên nhập ngũ của xã Đa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trang 34

Xã Đa Phước có một trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, một trường Trung học cơ sở, một trường Trung học phổ thông và Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trân. Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trân có 1157 học sinh được chia thành 31 lớp. Cha mẹ học sinh của trường phần lớn là nông dân và công nhân nên có rất nhiều hạn chế về nhận thức trong việc giáo dục con cái. Điều kiện kinh tế khó khăn nên một số cha mẹ học sinh gần như không để mắt đến việc dạy bảo con cái, phó mặc việc dạy dỗ đó cho nhà trường mà lẽ ra chính cha mẹ mới là nhân tố quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.

Ngoài ra, cuộc sống xung quanh một số học sinh ở nhà trọ khá phức tạp đã tác động không nhỏ đến quá trình hình thành đạo đức, lối sống của học sinh. Nhà trường giáo dục một đường, ở gia đình phụ huynh thực hiện khác đi. Những điều trái ngược này do người lớn xung quanh thực hiện một cách thường xuyên, trực tiếp trước mắt học sinh. Đó là các ý thức như : giữ gìn vệ sinh chung nơi công cộng, chấp hành luật lệ giao thông, giúp đỡ người già neo đơn, giúp người có hoàn cảnh khó khăn, gặp hoạn nạn, nói lời hay hoặc cư xử lịch sự, v.v... không được cha mẹ, anh chị, những người xung quanh làm đúng như nhà trường, thầy cô chỉ dạy. Những điều trái ngược này ảnh hưởng rất lớn đối với nhân cách của học sinh.

Ngoài ra quá trình hình thành đạo đức của học sinh còn chịu ảnh hưởng rất lớn từ cách thức hình thành, giáo dục đạo đức của nhà trường tiểu học. 2.2. ĐÔI NÉT VỀ TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VĂN TRÂN

Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trân trước kia là Trường Tiểu học Đa Phước, trường bắt đầu hoạt động từ năm 1982. Đến năm 2004 trường đổi tên thành Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trân. Vào tháng 9 năm 2006, Trường được công nhận là trường chuẩn quốc gia mức độ 1. Kể từ tháng 11 năm 2012, Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trân được công nhận là trường chuẩn quốc gia mức độ 2.

Trang 35

Năm học 2012 – 2013, trường có 31 lớp. Trong đó : - Khối 1 : 6 lớp

- Khối 2 : 6 lớp - Khối 3 : 7 lớp - Khối 4 : 6 lớp - Khối 5 : 6 lớp

Số lượng học sinh năm học 2012-2013 của trường là 1157 học sinh. Trung bình 37,2 học sinh trên 1 lớp.

Đội ngũ cán bộ nhà trường bao gồm :

 Cán bộ quản lí : 1 Hiệu trưởng và 2 Phó Hiệu trưởng.

 Giáo viên dạy nhiều môn : 31 giáo viên. Trong đó : 6 giáo viên đạt trình độ đại học ; 25 giáo viên đạt trình độ cao đẳng.

 Giáo viên dạy bộ môn : 9 giáo viên đạt trình độ cao đẳng. 2.3. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC 2.3.1. Nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

Giáo dục đạo đức ở trường tiểu học có ba nhiệm vụ :

- Hình thành cho học sinh những hiểu biết ban đầu về giá trị của đạo đức để tạo ra thái độ đồng tình, chấp nhận thực hiện các yêu cầu của chuẩn mực đạo đức trong các mối quan hệ với cộng đồng, với lao động và môi trường.

- Tạo ra ở học sinh những xúc cảm và động cơ tích cực khi thực hiện các yêu cầu chuẩn mực đạo đức.

- Tổ chức cho học sinh thực hiện các chuẩn mực đạo đức trong các hoạt động học tập, lao động, sinh hoạt cộng đồng và tập thể nhằm hình thành hành vi và thói quen hành vi đạo đức đúng đắn. [2, 236]

Trang 36

Các nhiệm vụ trên được thực hiện thống nhất với nhau. Tùy từng điều kiện, hoàn cảnh địa phương mà người giáo viên tiến hành giáo dục đạo đức cho học sinh một cách linh hoạt.

2.3.2. Nội dung và chương trình giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học Quá trình giáo dục đạo đức ở tiểu học nhằm hình thành các chuẩn mực Quá trình giáo dục đạo đức ở tiểu học nhằm hình thành các chuẩn mực hành vi, phẩm chất đạo đức vững chắc. Vì vậy, quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học là quá trình thực hiện ba mục tiêu : giáo dục ý thức đạo đức ; giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức ; giáo dục hành vi thói quen đạo đức.

Ở trường tiểu học, giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hai con

Một phần của tài liệu Áp dụng định hướng tích hợp trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trân huyện Bình Chánh, Tp.HCM (Trang 41)