Các hình thức giáo dục đạo đức theo ĐHTH

Một phần của tài liệu Áp dụng định hướng tích hợp trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trân huyện Bình Chánh, Tp.HCM (Trang 36)

9. Ý NGHĨA VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI

1.3.5.Các hình thức giáo dục đạo đức theo ĐHTH

Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua hai con đường cơ bản : Giáo dục qua dạy học môn Đạo đức và giáo dục qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Nhưng hiện tại giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học còn thông qua tích hợp. Các hình thức giáo dục đạo đức học sinh tiểu học theo định hướng tích hợp bao gồm :

Trang 22

a . Tích hợp theo chiều dọc

Theo Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy các môn học ở lớp 5 (tập 1) thì “Tích hợp theo chiều dọc nghĩa là tích hợp ở một đơn vị kiến thức và kĩ năng với đơn vị kiến thức và kĩ năng đã học trước đó theo nguyên tắc đồng tâm (còn gọi là đồng trục hay vòng tròn trôn ốc). Giáo viên tích hợp những kiến thức và kĩ năng của lớp trên, cấp học trên bao hàm cả kiến thức và kĩ năng của lớp dưới nhưng cao hơn, sâu của lớp học dưới, cấp học dưới”[6, 6]. Điều này không có nghĩa là giáo viên dạy lại kiến thức cũ, mà giáo viên dựa trên kiến thức cũ để xây dựng bài mới. Hoặc dạy kiến thức mới liên hệ về kiến thức cũ để mở rộng, khắc sâu cho học sinh. Kiểu tích hợp này cũng có thể được xem là tích hợp nội môn (tích hợp trong bản thân môn học). Trong hình thức tích hợp theo chiều dọc, các kiến thức, kĩ năng của môn học được tích hợp với nhau như ở sơ đồ 1.1.

Ưu điểm

-Việc hình thành kiến thức mới trên nền kiến thức cũ giúp cho quá trình hình thành kiến thức của học sinh trở nên nhẹ nhàng hơn.

-Học sinh biết vận dụng kiến thức cũ để tiếp nhận kiến thức mới. -Đảm bảo mục tiêu môn học.

-Học sinh có nhiều cơ hội ôn lại kiến thức cũ, được đào sâu, mở rộng.

Hạn chế

-Lạm dụng quá nhiều dễ gây nhàm chán cho học sinh.

-Dễ gây ra sự chủ quan cho giáo viên, ít chịu đầu tư vào tiết dạy chính. Nhìn chung hình thức tích hợp theo chiều dọc đã được vận dụng trong xây dựng chương trình giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học nhưng chỉ diễn ra ở một số nội dung cơ bản. Vẫn còn nhiều vấn đề cần sự linh hoạt tích hợp của giáo viên. Nếu giáo viên vận dụng tốt hình thức tích hợp theo chiều dọc trong giáo dục đạo đức khi hình thành bài mới sẽ giúp học sinh tiếp nhận

Trang 23 Kiến thức, kĩ năng Lớp 5 Kiến thức, kĩ năng Lớp 1 Kiến thức, kĩ năng Lớp 3 Kiến thức, kĩ năng Lớp 2 Kiến thức, kĩ năng Lớp 4

những kiến thức, kĩ năng đạo đức mới trên nền kiến thức, kĩ năng đạo đức cũ một cách thuận lợi. Học sinh tiếp nhận tri thức dễ dàng hơn vừa tiết kiệm được thời gian dạy học.

Sơ đồ 1.1 : Tích hợp kiến thức, kĩ năng theo chiều dọc

b. Tích hợp theo chiều ngang

Tích hợp theo chiều ngang là tích hợp mảng kiến thức, kĩ năng của môn học này với kiến thức, kĩ năng của môn học khác theo nguyên tắc đồng quy. Kiểu tích hợp này cũng có thể được xem là tích hợp ngoại môn (tích hợp vào các môn học khác ngoài bản thân nó). Kiểu tích hợp này có thể được hiểu theo hai cách như sau :

Thứ nhất, tích hợp các kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học để tạo ra

một môn mới khi kiến thức, kĩ năng của các môn có sự tương đồng cùng nhau. Đây là kiểu tích hợp được sử dụng phổ biến ở bậc mầm non.

Trang 24

Thứ hai, tích hợp một mảng kiến thức, kĩ năng của môn học này vào

bài dạy của môn học khác. Muốn tích hợp được kiến thức, kĩ năng của môn học này với kiến thức, kĩ năng của các môn học khác thì nội dung giữa các môn học phải có sự tương đồng. Đây là hình thức tích hợp phổ biến ở cấp tiểu học. Đây cũng là hình thức tích hợp mà người nghiên cứu muốn đề cập đến trong luận văn này.

Mục đích của việc tích hợp này giúp học sinh được củng cố kiến thức đã học, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào tình huống thực tế. Cho học sinh thấy được mối quan hệ giữa các mạch kiến thức trong tự nhiên. Trong hình thức tích hợp theo chiều ngang, các kiến thức, kĩ năng được tích hợp như ở sơ đồ 1.2 sau :

Sơ đồ 1.2 : Tích hợp kiến thức, kĩ năng theo chiều ngang

Ưu điểm

-Kiến thức trang bị cho học sinh mang tính toàn diện. -Giúp học sinh thường xuyên củng cố kiến thức đã học. -Không cần tăng thời lượng của tiết học môn cần tích hợp.

-Học sinh được vận dụng kiến thức, kĩ năng vào các tình huống thực tế. -Học sinh thấy được sự tương quan giữa các mảng kiến thức đã học.

Các kiến thức, kĩ năng cần tích hợp Môn học 1 Môn học2 Môn học .. Môn học3

Trang 25

Hạn chế

-Nếu không xác định vững mục tiêu cần tích hợp, giáo viên dễ biến tiết học của môn học này thành tiết học của môn khác.

-Trong một môn học, nếu có nhiều vấn đề để tích hợp từ các môn học khác, giáo viên dễ sa đà vào việc tích hợp, không đảm bảo được mục tiêu của môn học chính đề ra. Nhưng chính tích hợp theo chiều ngang các kiến thức, kĩ năng giúp cho học sinh được vận dụng những kiến thức, kĩ năng vào thực tế nhiều hơn, giúp cho việc giáo dục phong phú và gần thực tiễn hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. Kết hợp tích hợp theo chiều ngang và chiều dọc

Đây là sự kết hợp của cả hai hình thức tích hợp theo chiều ngang và tích hợp theo chiều dọc nên hình thức này mang ưu điểm và hạn chế của cả hai hình thức trên. Đây cũng là một hình thức khá phức tạp. Hình thức tích hợp kết hợp này đòi hỏi người giáo viên phải nắm rõ mục tiêu giáo dục đạo đức của toàn cấp học, thông suốt chương trình và có nghiệp vụ sư phạm vững vàng.

Nhìn chung, trong quá trình giáo dục đạo đức theo ĐHTH có nhiều hình thức nhưng trong phạm vi luận văn này, người nghiên cứu chỉ chọn hình thức tích hợp theo chiều ngang để tiến hành tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.

Một phần của tài liệu Áp dụng định hướng tích hợp trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trân huyện Bình Chánh, Tp.HCM (Trang 36)